Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 12 - Thứ 4, 5, 6

Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 12 - Thứ 4, 5, 6

MÔN Tập đọc

 Trồng rừng ngập mặn

I - MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ khó : Rừng ngập mặn, xói lở, quai đê, phục hồi, . .

- Đọc diễn cảm : đọc đúng, phù hợp với nội dung của bài.

2. Kĩ năng:

- Hiểu từ ngữ khó trong bài.

- Hiểu nội dung của bài: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn trong những năm qua; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.

3. Giáo dục: HS có ý thức bảo về rừng.

- Gd kĩ năng sống : - KN tư duy phê phán

II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

Ảnh rừng ngập mặn.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

A. KIỂM TRA BÀI CŨ : - HS đọc bài “Người gác rừng tí hon” trả lời câu hỏi cuối bài.

 

doc 12 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 12 - Thứ 4, 5, 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 9 tháng 11 năm 2011
MÔN	Tập đọc 
 	 Trồng rừng ngập mặn
I - MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ khó : Rừng ngập mặn, xói lở, quai đê, phục hồi, . .
- Đọc diễn cảm : đọc đúng, phù hợp với nội dung của bài.
2. Kĩ năng:
- Hiểu từ ngữ khó trong bài.
- Hiểu nội dung của bài: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn trong những năm qua; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
3. Giáo dục: HS có ý thức bảo về rừng.
- Gd kĩ năng sống : - KN tư duy phê phán
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Ảnh rừng ngập mặn.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ : - HS đọc bài “Người gác rừng tí hon” trả lời câu hỏi cuối bài.
B. BÀI MỚI:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Một HS khá đọc bài.
- GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp, (đoạn 1: từ đầu đến bàn bạc; đoạn 2: Tiếp đến . . thu lại gỗ; đoạn 3: còn lại)
- GV đọc mẫu cả bài.
b) Tìm hiểu bài:
- GV nêu câu hỏi, y/c HS trả lời.
Câu 1:
 Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn? 
Câu 2:
 Nêu tác dụng của việc rừng ngập mặn được khôi phục?
(- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời
 câu hỏi này).
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng. - Tìm nội dung của bài?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc của bài. GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1 đoạn (đoạn 3).
- GV cho HS thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV cho HS nêu lại nội dung của bài.
- GV bổ sung phần nội dung, gắn bảng cho HS đọc lại.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau.
- HS đọc lại tên bài học.
- Lớp theo dõi và đọc thầm theo bạn.
- Ba em nối tiếp nhau đọc toàn bài(2 lượt)
- HS đọc nối tiếp kết hợp phát âm - HS đọc nối tiếp lết hợp giải nghĩa từ, đọc chú giải.
HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- HS đọc thầm từng đoạn để các trả lời câu hỏi :
4 Do chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm, . . . làm mất đi một phần rừng ngập mặn ; Hậu quả: Lá chắn bảo vệ đê biển không còn, đê biển dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn.
4 Rừng ngập mặn khôi phục hồi đã phát huy tác dụng bảo vệ vững chắc đê biển; tăng thu nhập cho người dân nhờ lượng hải sản tăng nhiều; các loài chim nước trở nên phong phú.
- HS trao đổi với bạn và phát biểu ý kiến.
- Ba HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn văn theo SGK. HS tìm đúng giọng đọc của bài văn (thể hiện giọng thông báo). 
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc bài trước lớp.
- Nội dung: Bài văn ca ngợi thành tích của công tác khôi phục rừng ngập mặn và tác dụng của việc khôi phục rừng ngập mặn.
MÔN	Tập làm văn 
Luyện tập tả người
 (Tả ngoại hình)
I - MỤC TIÊU
1.Kiến thức: HS nêu được các chi tiết miêu tả ngoài hình của nhân vật trong bài văn, đoạn văn mẫu. Biết tìm ra mối quan hệ giữa các chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình của nhân vật, giữa các chi tiết miêu tả ngoại hình với việc thể hiện tính cách nhân vật.
2. Kĩ năng: Biết lập dàn ý cho bài văn tả một người thường gặp.
3. Giáo dục: HS có ý thức học tốt tập làm văn và biết yêu mến mọi người xung quanh.
- Gd kĩ năng sống : - KN tìm kiếm và xử lí thông tin, - KN tư duy sáng tạo
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Bảng phụ ghi chi tiết miêu tả ngoại hình của người bà (bài Bà tôi) và bài (Chú bé vùng biển)
- Bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người.
- Bảng phụ nhỏ cho HS ghi dàn ý trình bày trước lớp.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ : 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. BÀI MỚI:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1 :
- GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của BT.
- Khi HS trình bày trước lớp, GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng và kết luận : 
Khi tả ngoại hình nhân vật, cần chọn tả những chi tiết tiêu biểu, những chi tiết miêu tả phải quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau giúp khắc hoạ rõ nét hình ảnh nhân vật. Bằng cách tả như vậy, ta không chỉ thấy ngoại hình nhân vật mà thấy cả nội tâm, tính tình vì những chi tiết tả ngoại hình . . . 
Bài 2 :
- GV nêu yêu cầu bài tập 2 .
- Mời một HS đọc lại kết quả ghi chép. Cả lớp và GV nhận xét nhanh.
- GV gắn bảng phụ ghi dàn ý mời HS đọc lại.
- GV phát bút dạ cho 2 HS làm trên phiếu
- GV và cả lớp nhận xét. GV đánh giá cao những dàn ý thể hiện được ý riêng trong quan sát, trong lời tả.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV gọi HS nhắc lại dàn ý bài văn tả người.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà chuẩn bị tiết sau.
4 Hai HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng bài tập 1. 
- Một nửa lớp làm bài tập a, một nửa làm bài tập b. 
- HS trao đổi theo cặp .
- HS thi trình bày trước lớp, HS khác nhận xét và bổ sung. 
4 HS xem lại kết quả quan sát một người mà em thường gặp 
- HS đọc lại dàn ý khái quát của một bài văn tả người.
- HS làm bài vào vở.
- Vài em làm bài vào bảng phụ.
- Gắn bài bảng phụ để chữa bài.
- HS nhắc lại dàn ý bài văn tả người.
MÔN	Toán 
 	Chia một số thập phân cho một số tự nhiên
I - MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Biết cách thực hiện phép vhia một số thập phân cho một số tự nhiên .
2.Kĩ năng: Bước đầu biết thực hành phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên ( Trong làm tính và giải toán).
3. Giáo dục: HS có ý thức học tốt môn toán.
- Gd kĩ năng sống : - KN tư duy sáng tạo, - KN giải quyết v/đ
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ ghi ví dụ 1 và quy tắc.
- Giấy khổ lớn cho HS làm tính gắn bảng.
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- HS thực hiện lại hai phép tính của bài tập 1 (tiết trước)
B. DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài : GV ghi đề bài lên bảng.
2. Hướng dẫn HS thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
a) Ví dụ 1) GV gắn ví dụ, HS đọc ví dụ.
- GV hướng dẫn HS tìm cách giải :
+ Muốn tìm được độ dài mỗi đoạn dây thép ta làm như thế nào?
- GV hướng dẫn HS chia như SGK. 
b) Ví dụ 2: GV ghi bảng : 72,58 : 19 = ? 
- Chữa bài, GV nêu lại cách thực hiện cho vài em nêu lại.
c) Quy tắc: GV gắn quy tắc lên bảng.
3. Thực hành:
 Bài 1 : 
- GV ghi phép tính lên bảng.
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- GV giúp HS chữa bài theo kết quả đúng.
Bài 2 : Tìm x: 
- GV ghi phép tính lên bảng.
- GV phát phiếu khổ lớn cho 2 em.
- GV giúp HS chữa bài theo kết quả đúng.
Bài 3 : 
- GV cho HS đọc bài, tự tóm tắt và làm bài vào vở, 1 em làm bài bảng phụ. 
- Gắn bảng phụ chữa bài, HS nêu lại cách làm bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV cùng HS hệ thống lại bài học.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau.
- HS nhắc lại tên bài.
4 Lấy độ dài cả đoạn chia 4 (8,4 : 4 = ?)
Đổi 8,4 m = 84 dm ( HS thực hiện phép tính chia 84 : 4 )
 84 : 4 = 21 (dm )
Đổi 21dm = 2,1 m
Vậy: 8,4 : 4 = 2,1 (dm )
- HS thực hiện phép chia, một em lên bảng chia.
- HS đọc quy tắc.
4 HS nêu yêu cầu BT.
- HS tự làm bài vào vở.
- 4 HS lên bảng trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Vài HS nhắc lại cách chia.
4 HS nêu thành phần chưa biết cuả phép tính và cách tìm từng thành phần chưa biết đó.
- HS tự làm bài vào vở.
- HS làm bài trên phiếu, trình bày kết quả.
4 HS đọc bài nêu tóm tắt và cách giải. HS tự làm bài vào vở và chữa bài.
Bài giải:
T.bình mỗi giờ người đi xe máy đi được là:
 126,54 : 3 = 42,18 (km)
 Đáp số: 42,18 km
- HS nhắc lại quy tắc.
MÔN	Khoa học 
ĐÁ VÔI
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
Sau bài học HS kể tên được một số vùng núi đá vôi, hang động của chúng.
Nêu đước ích lợi của đá vôi.
Làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của đá vôi.
2. Kĩ năng: nắm vững tính chất và tác dụng của đá vôi.
3. Giáo dục: HS có ý thức trong lúc làm thí nghiệm.
- Gd kĩ năng sống : - KN tìm kiếm và xử lí thông tin, - KN giải quyết v/đ, - KN tư duy sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Hình 54, 55 SGK.
- Mẫu đá vôi, đá cuội, dấm chua hoặc a- xít.
- Sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về các dãy núi đá vôi và hang động cũng như ích lợi của đá vôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu tính chất và công dụng của nhôm?
B. Bài mới: 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: làm việc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được.
- GV yêu cầu HS các nhóm viết tên hoặc dán tranh ảnh những vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng và ích lợi của đá vôi đã sưu tầm được vào giấy khổ to, (hoặc kể tên vùng núi đá vôi mà em biết).
- GV giúp các nhóm làm việc và trình bày, GV kết luận.
* Hoạt động 2: Quan sát tranh, làm việc với mẫu.
- GV phát phiếu có mẫu sẵn cho các nhóm làm :
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Kết luận
1. Cọ xát hòn đã vôi vào hòn đá cuội.
2. Nhỏ vài giọt giấm (hoặc a-xít loãng) trên một hòn đá vôi và một hòn đá cuội.
- GV giúp HS hoàn thiện bảng và kết luận.
2. Củng cố, dặn dò:
- GV cùng HS hệ thống lại bài học. 
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau.
- HS nhắc lại đề bài.
4 HS làm việc theo nhóm: kể tên một số vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng và nêu được ích lợi của đá vôi.
- Các nhóm treo sản phẩm lên bảng và cử người trình bày.
4 Nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hành và quan sát tranh và ghi vào bảng sau:
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, giải thích thí nghiệm của nhóm mình, GV nhận xét và bổ sung những nhóm còn thiếu . . . .
- HS đọc mục bạn cần biết SGK.
MÔN	Lịch sử 
 “Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước”
I - MỤC TIÊU
1) Kiến thức: 
- HS nắm được ngày 19/8/1946, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc.
- Tinh thần chống Pháp của nhân dân Hà Nội và một số địa phương trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến 
2) Kĩ năng: HS nhớ kĩ thời gian và sự kiện lịch sử.
3) Giáo dục: HS có ý thức học tốt môn lịch sử.
- Gd kĩ năng sống : - KN hợp tác, - KN tìm kiếm và xử lí thông tin
II - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Ảnh tư liệu về ngày đầu toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng.
- Vở bài tập.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:	
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Nêu những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng tám ?
- Nhà nước ta và Bác Hồ đã giải quyết những khó khăn đó như thế nào?
B. BÀI MỚI:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài : GV ghi đề bài lên bản
1. Nguyên nhân kháng chiến.
- GV nêu câu hỏi thảo luận :
+ Tại ... ư.
- Mỗi phép tính, GV cho một em làm bài vào bảng phụ để chữa bài.
- GV giúp HS chữa bài theo kết quả đúng.
Bài 3 : 
- Hướng dẫn HS cách chia tiếp số dư bằng cách tạo số thập phân bằng nhau.
Bài 4 :
- GV ghi bảng tóm tắt lên bảng.
- GV chấm một số bài.
- Một em làm bài vào bảng phụ. Gắn bảng phụ chữa bài, một em nêu lại cách làm bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV cùng HS hệ thống lại bài học.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau.
4 HS tự làm bài tập vào vở.
- 4 HS trình bày vào phiếu khổ lớn (mỗi em một phép tính), trình bày kết quả trước. Cả lớp nhận xét và chữa bài.
4 HS nêu yêu cầu BT.
- Theo dõi cách tìm số dư GV hướng dẫn.
 - HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài. 
- HS chữa bài vào vở.
4 HS tự làm bài vào vở các phần tương tự của bài tập và chữa bài.
Kết quả:
a) 1,06 b) 0,612.
4 HS đọc bài nêu tóm tắt và cách giải. 
- HS tự làm bài vào vở và chữa bài.
Đáp số: 364, 8 kg.
- HS nêu lại cách thực hiện phép chia và cách chia khi số bị chia còn dư.
MÔN	Kể chuyện 
 	Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I - MỤC TIÊU
1) Kiến thức: Biết chọn chuyện đúng trọng tâm của bài, hiểu được ý nghĩa giáo dục trong chuyện.
2) Kĩ năng:
a) Rèn kĩ năng nói:
- Kể được một việc làm tốt hoặc hành đọng dũng cảm của bản thân hoặc những người xung quanh để bảo vệ môi trường. Qua câu chuyện thể hiện được ý thức bảo vệ môi trường, tinh thần phấn đấu noi theo những tấm gương dũng cảm.
- Biết kể chuyện một cách tự nhiên, chân thực.
b) Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể,nhận xét được lời kể của bạn.
3) Giáo dục : HS có ý thức bảo vệ môi trường.
- Gd kĩ năng sống : - KN hợp tác, - KN giải quyết v/đ, KN đảm nhận trách nhiệm,
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Viết đề bài bảng phụ.
- HS chuẩn bị nội dung chuyện.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
A . KIỂM TRA BÀI CŨ: - Vài HS kể lại câu chuyện (hoặc một đoạn chuyện) đã nghe hay đã đọc về bảo vệ môi trường.
B. BÀI MỚI:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài : - GV ghi đề bài lên bảng.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện.
a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề.
- GV gắn đề bài lên bảng. Yêu cầu HS chọn một trong hai đề trong SGK.
- GV gạch chân ý chính của đề bài.
- GV mời HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện em chọn kể.
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung câu chuyện.
- Kể chuyện trong nhóm :
- Kể chuyện trước lớp: 
+ Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm. Bình chọn chuyện hay nhất. Người kể hay nhất trong tiết học.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại câu chuyện của mình cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau.
- HS nhắc lại đề bài.
- HS đọc đề bài.
- HS xác định nội dung chính của câu chuyện 
- HS đọc thầm các gợi ý 1, 2 SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc tên chuyện các em đã chọn kể.
- Từng cặp HS kể chuyện cho nhau nghe câu chuyện của mình và trao đổi ý nghĩa câu chuyện .
- Đại diện các nhóm thi kể chuyện trước lớp.
- HS nhắc lại trình tự kể một câu chuyện.
MÔN	Địa lí 
 	Công nghiệp (tt)
I - MỤC TIÊU
1) Kiến thức: Nắm đước sự phân bố của nghành công nghiệp ở nước ta và điều kiện để hình thành trung tâm công nghiệp.
2) Kĩ năng: 
- Chỉ được trên bả đồ một số nghành công nghiệp của nước ta.
- Nêu được tình hình phân bố của một số nghành công nghiệp
- Xác định trên bản đồ một số trung tâm công nghiệp lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu, . . .
- Biết một số điều kiện để hình thành trung tâm công nghiệp TP Hồ Chí Minh.
3) Giáo dục: HS có ý thức học tốt phân môn Địa lí.
- Gd kĩ năng sống : - KN tìm kiếm và xử lí thông tin, - KN giải quyết v/đ
II - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bản đồ kinh tế Việt Nam.
- Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC	
A. KIỂM TRA BÀI CŨ :
H: Nêu đặc điểm của nghành công nghiệp nước ta?
H: Nêu vai trò và đặc điểm của ngành công nghiệp nước ta?
 B. BÀI MỚI:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
@ Giới thiệu bài : GV ghi đề bài lên bảng
3. Phân bố các ngành công nghiệp.
* Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- HS chỉ xong, GV gắn trang ảnh ngành công nghiệp vào vị trí.
- GV kết luận.
* Hoạt động 2: làm việc cá nhân , BT 3 
- GV giúp HS chữa bài và thống nhất kết quả đúng.
- GV kết luận.
4. Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta.
* Hoạt động 3: làm việc theo nhóm
- GV giúp HS hoàn thiện nội dung của bài tập.
- GV kết luận.
- GV giúp HS rút nội dung bài học.
@ Củng cố, dặn dò:
- GV cùng HS hệ thống lại bài học.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau.
- HS nhắc lại đề bài.
4 HS trả lời câu hỏi 3 trong SGK. . . 
- HS trình bày kết quả chỉ trên bản đồ nơi phân bố của một số ngàmh công nghiệp. 
4 Dựa vào SGK và hình 3, sắp xếp ý cột A và cột B sao cho đúng (HS làm vào vở BT địa lí).
4 HS làm bài tập 4 SGK.
- HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta.
- HS đọc lại nội dung bài SGK.
- HS đọc nội dung bài học SGK.
Thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2011
MÔN	 Toán 
 	Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,...
I - MỤC TIÊU
1.Kiến thức: HS nắm được quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, . . .
2. Kĩ năng: Vận dung tốt quy tắc khi tính nhẩm.
3. Giáo dục: HS có ý thức học tốt môn toán.
- Gd kĩ năng sống : - KN giải quyết v/đ, - KN tư duy sáng tạo
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ ghi sẵn BT 1
- Bảng phụ cho HS giải BT 3. 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CU:
- GV kiểm tra những em tiết trước chưa hoàn thành BT 4.
B. DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài : GV ghi đề bài lên bảng.
2. Hướng dẫn HS thực hiện phép chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,...
a) Ví dụ 1 
- GV nêu phép chia ở VD 1 : 213, 8 : 10 = ? 
- GV giúp HS nêu được kết luận. 
b) Ví dụ 2: 
- Thực hiện và kết luận tương tự như ví dụ 1.
c) Quy tắc: GV gắn quy tắc lên bảng
3. Thực hành:
 Bài 1 : 
- GV gắn bảng phụ các phép tính lên bảng.
- Gọi HS lên ghi kết quả – các HS khác nhận xét.
Bài 2 : Tính nhẩm rồi so sánh kết quả.
 - GV ghi phép tính lên bảng, HS làm bài vào vở. Mỗi phép tính một em làm vào bảng phụ.
- GV giúp HS nhận xét và nêu được kết luận.
Bài 3 : 
- GV cho HS đọc bài, tự tóm tắt và làm bài vào vở, 1 em làm bài bảng phụ. 
- Gắn bảng phụ chữa bài, HS nêu lại cách làm bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV cùng HS hệ thống lại bài học.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau.
- HS nhắc lại tên bài.
4 HS thực hiện phép tính vào vở nháp.
- HS so sánh dấu phẩy ở thương và ở số bị chia.
KL: Chia cho 10 dấu phẩy đước lùi sang trái 1 chữ số.
- HS đọc quy tắc.
4 HS nêu yêu cầu BT.
- HS xung phong lên bảng ghi nhanh kết quả. Cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung.
4 HS nhẩm tính rồi so sánh kết quả. Sau đó chữa bài.
- KL: Cách chia một số thập phân với 10, 100, 1000, . . cũng giống như nhân một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ...
4 HS đọc bài nêu tóm tắt và cách giải. HS tự làm bài vào vở và chữa bài.
Đáp số: 483,525 tấn.
- HS nhắc lại cách chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ...
MÔN	 Tập làm văn 
 	 Luyện tập tả người
 (Tả ngoại hình)
I - MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về đoạn văn.
2. Kĩ năng: HS viết được đoạn văn về tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.
3. Giáo dục: HS có ý thức học tốt phân môn Tập làm văn.
- Gd kĩ năng sống :
- KN giải quyết v/đ
KN đảm nhận trách nhiệm,
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Bảng phụ ghi chi tiết miêu tả ngoại hình của người bà (bài Bà tôi) và bài (Chú bé vùng biển)
- Bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người.
- Bảng phụ nhỏ cho HS ghi dàn ý trình bày trước lớp.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ : 
- HS trình bày dàn ý bài văn tả một người mà em thường gặp (đã sửa); GV chấm điểm.
B. BÀI MỚI:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài ghi bảng và nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
- Gọi vài em đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý sẽ được chuyển thành đoạn văn.
- GV gắn bảng phụ, gọi HS đọc lại ý 4 để ghi nhớ cấu trúc của đoạn văn và yêu cầu viết đoạn văn : 
+ Đoạn văn cần có câu mở đoạn.
+ Nêu được đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình của người 
em chọn tả. Thể hiện được tình cảm của em với người đó. 
+ Cách sắp xếp các câu trong đoạn hợp lí.
- GV nhận xét nhanh những đoạn văn HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá cao những đoạn viết có ý hay, mới. GV chấm điểm những đoạn viết hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tập viết những đoạn văn khác với đoạn ở lớp.
- HS nhắc lại tên đề bài.
4 HS đọc nối tiếp nhau yêu cầu của đề bài và 4 gợi ý SGK, HS theo dõi.
- HS xem lại phần tả ngoại hình nhân vật trong dàn ý, kết quả quan sát, viết đoạn vào vở, sau đó tự kiểm tra đoạn văn đã viết (theo gợi ý 4).
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết.
- HS học tập những đoạn văn hay của bạn.
 SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN 13
I-Mục tiêu 
Tổng kết các hoạt động tuần qua . Yêu cầu chính xác , khách quan .
 Triển khai kế hoạch tuần đến .Yêu cầu vừa sức, khoa học, rõ ràng .
Sinh hoạt văn nghệ tập thể, chơi trò chơi. Yêu cầu HS tham gia chơi tích cực, vô tư .
 II-Chuẩn bị TB - ĐDDH: 
- GV: Sổ chủ nhiệm. 
 - Học sinh: Sổ theo dõi của các tổ trưởng. 
- Dự kiến hình thức tổ chức dạy học : cá nhân, nhóm đôi, nhóm, cả lớp. 
 III-Nội dung; phương pháp giảng dạy của GV , yêu cầu cần học của từng đối tượng hs 
1-Tổng kết các hoạt động tuần qua 
+ GV yêu cầu các tổ trưởng lên báo cáo các hoạt động của tổ mình. 
+ GV nhận xét, đánh gíá, tuyên dương những HS tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ .Ph bình , trách phạt những HS vi phạm (trực nhật lớp ,..
+ Ghi nhận , giải thích những ý kiến của HS.
2-Triển khai kế hoạch tuần đến :
 - Tiếp tục thực hiện tốt những nội quy của trường lớp. 
 - Lễ phép với người lớn , nhường nhịn em nhỏ. 
 - Học bài và làm bài trước khi đến lớp. 
- Phân nhóm học ở nhà
 - Phân công HS bị vi phạm trực nhật lớp .
 - Thu các khoản tiền. 
3-Sinh hoạt văn nghệ tập thể 
 - Cho cả lớp chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”, ai vi phạm sẽ hát trước lớp 1 bài hát. 
 - Cho cả lớp thi hát các bài hát thiếu nhi và nhi đồng.

Tài liệu đính kèm:

  • docT 4-5-6.doc