Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 1 đến tuần 8

Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 1 đến tuần 8

Thứ hai ngày 17 tháng 8 năm 2009

TẬP ĐỌC: Có công mài sắt, có ngày nên kim(2tiết)

I/ MUẽC TIEÂU:

- ẹoùc ủuựng roừ raứng toàn baứi, bieỏt nghổ hụi sau caực daỏu chaỏm, daỏu phaồy, giửừa caực cuùm tửứ.

- HS khá giỏi biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời của nhân vật.

- Hieồu lụứi khuyeõn từ câu chuyeọn: laứm vieọc gỡ cuừng phải kiên trỡ, nhaón naùi, mụựi thaứnh coõng. Traỷ lụứi ủửụùc caực caõu hoỷi trong SGK. HS khá giỏi hiểu được câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”

 - Ruựt ủửụùc lụứi khuyeõn tửứ caõu chuyeọn : laứm vieọc gỡ cuừng phaỷi kieõn trỡ, nhaón naùi mụựi thaứnh coõng.

 

doc 164 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 788Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 1 đến tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ hai ngày 17 tháng 8 năm 2009
Tập đọc: Có công mài sắt, có ngày nên kim(2tiết)
I/ MUẽC TIEÂU:
- ẹoùc ủuựng roừ raứng toàn baứi, bieỏt nghổ hụi sau caực daỏu chaỏm, daỏu phaồy, giửừa caực cuùm tửứ.
- HS khá giỏi biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời của nhân vật.
- Hieồu lụứi khuyeõn từ câu chuyeọn: laứm vieọc gỡ cuừng phải kiên trỡ, nhaón naùi, mụựi thaứnh coõng. Traỷ lụứi ủửụùc caực caõu hoỷi trong SGK. HS khá giỏi hiểu được câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”
 - Ruựt ủửụùc lụứi khuyeõn tửứ caõu chuyeọn : laứm vieọc gỡ cuừng phaỷi kieõn trỡ, nhaón naùi mụựi thaứnh coõng.
II. Đồ dùng dạy- học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Tiết 1
1. Mở đầu
- Giới thiệu 8 chủ điểm của sách Tiếng Việt 2, tập 1.
2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài: 1-2 phút
Hỏi: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì? 
Câu chuyện mang ý nghĩa như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ tập đọc bài Có công mài sát có ngày nên kim.
 b. Luyện đọc đúng: 37 - 40 phút
Hoạt động dạy
Hoạt động học
+GV đọc mẫu lần 1: chia đoạn
+HD luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
Đoạn 1: 10 phút
 Câu 2: đọc đúng: quyển sách, ngắt sau tiếng sách/... dòng/ ... dài /. GV đọc mẫu câu.
 Câu 3: đọc đúng: nắn nót, nguệch ngoạc và ngắt sau dấu phẩy. GV đọc mẫu.
-Giải nghĩa: ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc.
 - HD đọc đoạn: đọc đúng từ, ngắt nghỉ đúng.
 GV đọc mẫu đoạn.
Đoạn 2: 10 phút
 -Câu 2: lời gọi lễ phép, phần sau thể hiện sự tò mò, nhấn giọng: làm gì. GV đọc mẫu câu,
 -Câu 4: giọng ngạc nhiên nhưng lễ phép, nhấn giọng: to như thế, làm sao. GV đọc mẫu câu,
Giải nghĩa: mải miết.
HD đọc đoạn: phát âm đúng, phân biệt lời kể và lời nhân vật. 
GV đọc mẫu đoạn.
Đoạn 3: 7 phút
HD: ngắt đúng dấu câu, giọng bà cụ ôn tồn.
Giải nghĩa: ôn tồn
GV đọc mẫu.
Đoạn 4 : 4phút
HD: ngắt đúng dấu câu, giọng kể.
GV đọc mẫu
 Đọc cả bài: 
 -Y/c HS đọc nối đoạn
- HD: Đọc lưu loát, ngắt nghỉ đúng, phân biệt lời kể và lời nhân vật.
Tiết 2
 c . Luyện đọc (8 -10 phút )
 - Y/c HS luyện đọc từng đoạn
- HD đọc cả bài 
 d . Tìm hiểu bài: 17 - 20 phút
* Đoạn 1
Y/c HS đọc thầm đoạn 1
- Lúc đầu, cậu bé học hành thế nào? 
G: Cậu bé thiếu kiên nhẫn và lười học.
*Đoạn 2
-Y/c HS đọc thầm đoạn 2
- Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì? 
Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì? 
GV tóm tắt nội dung đoạn 2.
*Đoạn 3
 -Y/c HSđọc thầm đoạn 3
- Bà cụ giảng giải thế nào? 
* Đoạn 4
 -Y/c HSđọc thầm đoạn 4
 - Câu chuyện khuyên em điều gì? 
Em hiểu câu: Có công mài sắt có ngày nên kim như thế nào? 
GV nêu ý nghĩa câu chuyện.
 e. Luyện đọc lại: 5 -7 phút
-Hd HS đọc phân vai theo nhóm 3
-Y/c một số nhóm đọc trước lớp
g. Củng cố - dặn dò: 4-6 phút
- Em thích nhân vật nào trong chuyện? Vì sao? 
- Chuẩn bị bài sau: Tự thuật
- Hs đọc thầm
-HS đọc dãy câu 2.
-HS đọc dãy câu 3.
- HS đọc chú giải
- HS đọc cá nhân: 4-5 em
-HS đọc dãy
 - HS đọc dãy
- HS đọc cá nhân: 4 -5 em
-HS đọc: 4 -5 em
- HS đọc: 3 em
- HS đọc nối tiếp 4 đoạn.
- HS đọc 
-HSđọc đoạn 
-HSđọc cả bài
-HS đọc thầm đoạn 1 + CH1
- Chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, viết chỉ mấy chữ đã nguệch ngoạc cho xong chuyện.
- Đọc thầm + CH2
- Đang cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá.
- Để làm thành một cái kim khâu.
- Đọc thầm + CH3
- Mỗi ngày mài.... thành tài.
- Đọc thầm + CH4
- Câu chuyện khuyên em nhẫn nại, kiên trì...
- Việc khó đến đâu, nếu nhẫn nại kiên trì cũng sẽ làm được.
- HS đọc nhóm 3
-HS(K,G)
- Thực hiện ở nhà
Toán: Ôn tập các số đến 100
Mục tiêu
- Biết đếm, đọc, viết cỏc số đến 100
 - Nhận biết được cỏc số cú một chữ số, cỏc số cú hai chữ số.số lớn nhất, số bộ nhất cú 1 chữ số. Số lớn nhất, số bộ nhất cú 2 chữ số ; Số liền trước, số liền sau
II. Đồ dùng 
-1 bảng ô vuông: BT 2
III. Các hoạt động dạy - học
Hđộng 1 : Kiểm tra bài cũ: 5 phút
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh
Hđộng 2: Luyện tập: 34 phút
Bài 1: 10 phút a) VBT/3 
 b) c) Bảng con
Kiến thức: Củng cố về số có 1 chữ số: thứ tự, số bé nhất, số lớn nhất.
Chốt: Có bao nhiêu số có một chữ số? Số bé nhất có 1 chữ số là số nào? Số lớn nhất có 1 chữ số là số nào? 
Bài 2: 14 phút 
 a) VBT/3 
 b) c) Bảng con
Kiến thức: Củng cố về số có hai chữ số: thứ tự, số bé nhất, số lớn nhất.
Chốt: Có bao nhiêu số có hai chữ số? Số bé nhất có hai chữ số là số nào? Số lớn nhất có hai chữ số là số nào? 
DKSL :HS điền số không đúng thứ tự
Bài 3: 10 phút Vở
-Kiến thức: Số liền trước, số liền sau của một số.
- Chốt: Muốn tìm số liền trước của một số làm thế nào? 
 Muốn tìm số liền sau của một số làm thế nào? 
Hđông 3: Củng cố - dặn dò: 3 phút
 - Trò chơi: Nêu nhanh số liền trước, liền sau của một số cho trước. 
 - Cách chơi: GV nêu một số (VD: 34) rồi chỉ vào một hs ở tổ 1. Hs đó nêu ngay số liền trước của số đó (33); GV chỉ vào một hs ở tổ 2, Hs đó nêu ngay số liền sau của số đó (35). 
 - Luật chơi: Mỗi hs nêu đúng được một điểm; sau 3 lần chơi, tổ nào nhiều điểm hơn sẽ thắng.
* Rút kinh nghiệm: 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	```````````````````````````````````````````````````````````
Tiết 4: Đạo đức
Học tập, sinh hoạt đúng giờ (tiết 1) 
I. Mục tiêu
- HS hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- HS biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu.
- HS có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ.
II. Các hoạt động dạy - học
 Hđộng 1 :Khởi động (3 -4 phút)
HS hát bài “Dậy đi thôi’’
 Hđộng 2 : Bày tỏ ý kiến (10 phút) 
*Mục tiêu: HS có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến trước các hành động.
*Cách tiến hành: 
GV chia nhóm (2 hs) và giao việc bày tỏ ý kiến trong một tình huống: Việc làm nào đúng? sai? Tại sao? 
Tình huống 1: Nội dung tranh 1. VBT/ 2
Tình huống 2: Nội dung tranh 2.
HS thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trình bày
Trao đổi, tranh luận giữa các nhóm.
5 . GV kết luận: 
Tình huống 1: Trong giờ học, làm việc khác sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, 2 bạn nên cùng làm bài tập với các bạn.
 Tình huống 2: Vừa ăn, vừa xem truyện có hại cho sức khoẻ, bạn nên ngừng xem truyện và cùng ăn với cả nhà.
Làm việc cùng một lúc không phải là học tập, sinh hoạt đúng giờ.
Hoạt động 2: Xử lý tình huống (10 phút) 
*Mục tiêu: Học sinh biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong từng tình huống cụ thể.
*Cách tiến hành: 
-GV chia nhóm (2) và giao việc: mỗi nhóm lựa chọn cách ứng xử phù hợp và chuẩn bị đóng vai.
Tình huống 1: Tranh BT 2 - VBT/ 3
-HS thảo luận nhóm - chuẩn bị đóng vai. 
-Từng nhóm đóng vai.
-Trao đổi, tranh luận giữa các nhóm.
-Kết luận: Bạn nên tắt ti vi, đi ngủ đúng giờ.
 Mỗi tình huống có thể có nhiều cách ứng xử. Nên biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất.
Hoạt động 3: Giờ nào việc nấy (10 phút) 
*Mục tiêu: HS biết công việc cụ thể cần làm và thời gian thực hiện để học tập, sinh hoạt đúng giờ.
*Cách tiến hành: 
1. GV giao nhiệm vụ thảo luận cho từng nhóm.
N1- Buổi sáng em làm những việc gì? 
N2 - Buổi trưa em làm những việc gì? 
N3 - Buổi chiều em làm những công việc gì? 
N4 - Buổi tối em làm những công việc gì? 
HS thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày.
Trao đổi, tranh luận giữa các nhóm.
Kết luận; Cần sắp xếp thời gian hợp lý để đủ thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà và nghỉ ngơi.
HS đọc câu: Giờ nào việc nấy.
Củng cố - dặn dò: 2 phút
Cùng cha mẹ xây dựng thời gian biểu và thực hiện theo thời gian biểu
`````````````````````````````````````````````````````````````````````````````````````
Thứ ba ngày 18 tháng 8 năm 2009
Tiết 1: Toán
Ôn tập các số đến 100 (tiết 2) 
I. Mục tiêu : 
- Đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số.
- Phân tích số có hai chữ số theo chục và đơn vị .
 -Xếp thứ tự các số trong phạm vi 100 .
II. Đồ dùng dạy - học
- Kẻ bảng như BT1- SGK
III .Các hoạt động dạy - học
Hđộng 1 :Kiểm tra bài cũ:( 5 phút)
- Bảng con: Điền số vào chỗ chấm
8 +...= 10 19 +... = 20
10 -,,, =8 20 -... =19
Hđộng 2 :Luyện tập:( 32 phút)
Bài 1: VBT/4 (7 phút) 
Kiến thức: đọc, viết, cấu tạo số có hai chữ số.
Chốt: Nêu cách viết, đọc số có hai chữ số? 
 Muốn viết số có hai chữ số thành tổng các chục và đơn vị em làm như thế nào? 
Bài 2: Bảng con (6 phút) 
-Kiến thức: đọc, viết, phân tích số thành tổng của chục và đơn vị.
- Chốt: Muốn viết số có hai chữ số thành tổng các chục và đơn vị em làm như thế nào? 
Bài 3: Vở (7 phút) 
Kiến thức: So sánh các số có hai chữ số.
Chốt: Muốn điền dấu đúng vào chỗ chấm em làm như thế nào? Nêu cách so sánh các số có hai chữ số? 
DKSL : HS không diễn đạt được cách làm
Bài 4: Vở (6 phút) 
Kiến thức: So sánh và xếp thứ tự các số có hai chữ số.
Chốt: Muốn viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn làm thế nào? 
 Muốn viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé làm như thế nào? 
 - DKSL : Viết sai thứ tự các số
Bài 5: b/c (6 phút) 
Kiến thức: So sánh các số có hai chữ số.
Chốt: Muốn điền số đúng em làm như thế nào? 
Hđộng 3: Củng cố(3 phút)
 B/c Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn:23,51,54,49
Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................
 ``````````````````````````````````````````````````````````````````````````
Tiết 2 : Âm nhạc
 Học hát : Thật là hay
I . Mục tiêu :
-HS hát đúng giai điệu và lời ca .
-Hát đều , êm ái nhẹ nhàng .
-Biết bài hát Thật là hay do Hoàng Lân sáng tác .
II Các hđộng dạy học :
 Hđộng 1 :Dạy bài hát Thật là hay
-GV giới thiệu bài hát .
-GV hát mẫu cả bài .
-Cho HS đọc lời ca . Lưu ý HS chỗ ngắt hơi .
 VD : Nghe véo von / trong vòm cây /hoạ mi với chim oanh /
-Dạy HS hát từng câu .
 Hđộng 2 :
-Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca .
+GV làm mẫu –Hs làm theo
-Hát  ... g cột tính: Khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không đổi.
b) Nhận xét: Trong phép cộng, nếu 1 số hạng không thay đổi, còn số hạng kia tăng thêm ( hoặc bớt đi) mấy đơn vị thì tổng cũng tăng thêm ( hay bớt đi) bằng ấy đơn vị.
Bài 2: SGK
- Kiến thức: thực hiện dãy tính ( dòng trên), cộng nhẩm dòng dưới.
- Chốt: Nhận xét kết qủa trong từng cột?
Bài 3: Vở
- Kiến thức: Tính viết phép cộng có nhớ.
- Chốt: Nêu cách tính cộng?
Đối với phép cộng có nhớ cần lưu ý gì?
Bài 4:Vở
- Kiến thức: Giải toán về phép cộng.
- Chốt: Nêu các bước giải toán?
Bài 5: SGK
- Kiến thức: So sánh các số có 2 chữ số.
- Chốt: Nêu cách làm?
* Dự kiến sai: 
- Bài 2: Không diễn đạt được mối liên quan giữa 2 phép tính trong cột.
- Bài 5: Chọn số không đúng.
3. Củng cố - dặn dò: 3’
- Bảng con: Tính nhẩm 9 + 2; 3 + 8 - 5
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 2: Luyện từ và câu
Tuần 8
Từ chỉ hoạt động, trạng thái. Dấu phảy
A. Mục đích yêu cầu
- Nhận biết được các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong câu. Biết chọn từ chỉ hoạt động thích hợp điền vào chỗ trống trong bài đồng dao;
- Biết dùng dấu phảy để ngăn cách các từ cùng làm một chức vụ trong câu.
B. Hoạt động dạy học
I. Bài cũ: 3’- 5’
- Bảng con: Điền các từ chỉ hoạt động vào dấu chấm.
+ Thầy Thái  môn Toán.
+ Bạn Hoàng truyện.
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 1 - 2’
2. HD làm bài tập: 28 - 30’
Bài 1( 10’)
- Nêu yêu cầu?
- Treo bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc câu a?
- Từ nào là từ chỉ sự vật trong câu trên?
- Con trâu đang làm gì?
GV: Ăn chính là từ chỉ hoạt động của con trâu.
- Tương t ự H làm bảng con.
- Nhận xét, chữa bài.
- Các từ vừa tìm là từ chỉ gì?
Bài 2 ( 10’)
- Nêu yêu cầu?
- Có mấy từ trong ngoặc? Có mấy chỗ trống? Mỗi chỗ trống điền mấy từ?
- Nhận xét, chữa bài.
- Các từ vừa điền là từ chỉ gì?
* GV đưa ra 1 số hình ảnh- HS tìm từ chỉ hoạt động ở hình ảnh đó
Bài 3( 10’)
- Bài yêu cầu gì?
- HD câu a)
+ Trong câu có mấy từ chỉ hoạt động của người?
+ Các từ đó trả lời câu hỏi gì?
+ Để tách rõ 2 từ cùng trả lời câu hỏi làm gì trong câu, đặt dấu phảy vào chỗ nào?
- Gọi H đọc lại bài.
- Khi nào dùng dấu phảy? Khi đọc gặp dấu phảy em chú ý gì?
3. Củng cố - dặn dò: 2 - 3’
- Nhắc lại kiến thức vừa học.
- Tìm thêm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật, sự vật.
- Đọc thầm
- Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái
- Con trâu ăn cỏ.
- Con trâu
- ăn cỏ
- H làm bảng con
b) uống
c) toả
- Đọc thầm
- Xác định yêu cầu: Chọn từ trong ngoặc đơn thích hợp
- H nêu.
- Làm SGK
- Đọc thầm
- Có thể đặt dấu phảy vào những chỗ nào
- Lớp em học tập tốt, lao động tốt.
- H làm vở - Chữa bài
- H nêu.
Tiết 3: Tập viết
Chữ hoa: G
A. Mục tiêu
- Biết viết chữ G hoa cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết ứng dụng cụm từ Góp sức chung tay cỡ nhỏ; chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
B. Đồ dùng dạy học - Mẫu chữ G, vở mẫu.
C. Các hoạt động dạy học.
I. Bài cũ: 2 - 3'
- Bảng con: E, Ê, Em cỡ vừa.
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 1'
2. Hướng dẫn viết chữ cái hoa: 3 - 5'
a) HD quan sát, nhận xét chữ cái viết hoa: 
- HS quan sát chữ G trong khung chữ, nhận xét độ cao, độ rộng, số nét.
- G: Chữ cái G hoa cao 8 li- 9 đường kẻ ngang. Gồm 2 nét 
b) HD quy trình viết: 
 - GV viết mẫu 1 chữ ở bảng, lưu ý cỡ chữ nhỏ bằng nửa cỡ vừa.
c) HS viết bảng con.
- Viết chữ G hoa.
3. HD viết ứng dụng: 5 - 7'
- HD viết từ ứng dụng: Góp
+ GV giới thiệu cỡ chữ vừa.
+ Chữ Góp gồm mấy con chữ? Nêu độ cao các con chữ? 
+ HD quy trình viết: 
- Giới thiệu cụm từ ứng dụng: Góp sức chung tay
+ 1 HS đọc. - GV: Cùng nhau đoàn kết làm việc.
- Cụm từ gồm mấy chữ? Những chữ nào? 
- Chữ nào viết hoa? Vì sao? 
- Nêu độ cao các con chữ? Các con chữ trong một chữ viết như thế nào? Các dấu thanh viết ở đâu? Nêu khoảng cách viết giữa các chữ? 
+ GV HD quy trình viết chữ Góp cỡ nhỏ: Giống cách viết chữ cỡ vừa nhưng độ cao, độ rộng bằng nửa chữ cỡ vừa. Các chữ còn lại viết đúng độ cao, khoảng cách, viết liền mạch cho đúng và đẹp.
- Bảng con: Góp (cỡ nhỏ) 
4. Hướng dẫn viết vở: 15 - 17'
- GV nêu nội dung, yêu cầu bài viết trong vở.
- Đưa vở mẫu, quan sát.
- HD tư thế ngồi, cầm bút, để vở,
* Lưu ý: Quan sát kĩ mẫu rồi viết.
5. Chấm bài: 5 - 7 phút
- GV chấm 8 - 10 HS 
6. Củng cố - dặn dò: 2 - 3 phút
- Nhận xét bài chấm.
-Viết phần ở nhà.
Tiết 4: Thể dục
Bài 16
Ôn bài thể dục phát triển chung 
A. Mục tiêu
- Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu câu thực hiện động tác tương đối chính xác.
-Ôn đi đều.Yêu cầu đi đúng nhịp, động tác tương đối chính xác, đều.
B. Địa điểm, phương tiện
- Sân trường, còi.
C. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần cơ bản
- Phổ biến nội dung, yêu cầu.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Trò chơi khởi động.
2. Phần cơ bản
- Bài thể dục phát triển chung.
Lần 1: GV vừa làm mẫu, hô nhịp chậm H tập theo.
Lần 2: Cán sự làm mẫu và hô nhịp.
- Trò chơi: Bịt mắt bắt dê.
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, H chơi.
- 2 người đi tìm, 3 dê đi lạc.
3. Phần kết thúc
- Trò chơi: Có chúng em.
- Cúi người thả lỏng.
- Hệ thống bài.
- Nhận xét và giao bài về nhà.
1’
60 m
4 - 5 lần
2’
2 - 3 lần
 4 - 5’
2’
6 - 8 lần
2’
2’
 *
 **********
 **********
 **********
 *
 **********
 *
 ********** 
 Thứ 6 ngày 17 tháng 10 năm 2008
Tiết 1: Toán 
Phép cộng có tổng bằng 100
A. Mục tiêu
- Tự thực hiện phép cộng ( nhẩm hoặc viết) có nhớ có tổng bằng 100.
- Vận dụng phép cộng có tổng bằng 100 khi làm tính và giải toán.
B. Hoạt động dạy học.
I. Bài cũ: 5 ‘
- Bảng con: Đặt tính và tính: 
 6 + 4; 26 + 4; 36 + 24
II. Bài mới
1. Giới thiệu phép cộng có tổng bằng 100 ( 15’)
- Gv nêu phép cộng 83 + 17
- Nêu cách đặt tính?
- Nêu cách thực hiện phép tính?
- Đối với phép cộng có nhớ em cần lưu ý gì?
- GV lưu ý cách viết kết quả 100.
2. Luỵện tập: 17’
Bài 1/ 40
- Kiến thức: Tính kết quả tính viết phép cộng có tổng bằng 100.
Bài 2/40
- Kiến thức: Tính nhẩm các số tròn chục có tổng bằng 100.
- Nêu cách tính nhẩm?
Bài 3/ 40
- Kiến thức: Phép cộng có tổng bằng 100.
- Chốt: Nêu cách làm?
Bài 4/40
- Kiến thức: Giải toán về nhiều hơn có liên quan đến phép cộng có tổng bằng 100.
3. Củng cố - dặn dò: 3’
- Nhận xét giờ học.
- H đặt tính và tính vào bảng con.
- H nêu 
- Nhớ 1 sang hàng chục.
- Đọc thầm - Làm SGK
- DK:Kết quả không thẳng hàng.
- Đọc thầm - Làm SGK
- Đọc thầm - Làm SGK
- DK: Viết sai kết quả.
- Đọc thầm - Làm vở
- Chữa bảng phụ.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 2: Chính tả( nghe viết)
Bàn tay dịu dàng
A. Mục tiêu
- Nghe viết đúng 1 đoạn trong bài:Bàn tay dịu dàng; viết hoa chữ cái đầu tên bài; đầu câu và tên riêng của người; Trình bày đúng lời của An.
- Làm đúng các bài tập phân biệt ao/ au, r/ d/ gi; uôn/ uông.
B. Hoạt động dạy học
I. Bài cũ: 
- Bảng con: xấu hổ, con dao.
II.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: 1- 2 phút
2.HD tập chép: 10 - 12 phút
Hoạt động dạy
Hoạt động học
+GV đọc mẫu 
+Nhận xét chính tả: 
 - Bài chính tả có những chữ nào phải viết hoa?
 - Khi xuống dòng, chữ đầu câu viết thế nào?
+ Tập viết chữ ghi tiếng khó: 
 Vào lớp, thỉ thào, xoa đầu, trìu mến. 
3.Viết chính tả: 13 -15 phút
- GV kiểm tra tư thế ngồi viết, HD trình bày vở.
- GV đọc.
4.Chấm chữa: 3 - 5 phút
- GV đọc
GV chấm 7- 9 bài.
5.HD bài tập chính tả: 5 - 7 phút
Bài 2: Tìm 3 từ có tiếng mang vần ao, 3 từ có tiếng mang vần au.
Chữa bài 
Bài 3: 
- Chữa bài.
6.Củng cố - dặn dò: 1 - 2 phút
- Nhận xét một số bài viết.
-Chuẩn bị bài sau.
HS đọc thầm
 - Chữ đầu dòng tên bài, chữ đầu câu, tên bạn An.
 - Viết hoa và lùi vào 1 ô li.
 - H đọc, phân tích, viết bảng con, đọc lại
- H viết bài.
- HS soát lỗi bằng bút chì
. Ghi số lỗi ra lề vở.
HS đọc và xác định yêu cầu.
Làm vở
-Nêu yêu cầu.
- Làm SGK
Tiết 3: Tập làm văn
Tuần 8
Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. Kể ngắn theo câu hỏi
A. Mục tiêu
1. Nghe và nói:
- Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Biết TLCH về thầy cô giáo lớp 1.
2. Viết:
- Dựa vào các câu trả lời, viết đoạn văn 4, 5 câu về thầy, cô giáo.
B. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
C. Hoạt động dạy học
I. Bài cũ: 3 - 5’
Bài 2 Tuần 7.
II. Bài mới
1. GTB
2. HD làm bài tập: 30’
Bài 1/69
- Nêu yêu cầu?
- HD 2 H thực hành theo tình huống a)
1 H đóng vai bạn đến chơi nhà, 1H nói lời mời bạn vào nhà. 
Lưu ý: Thái độ niềm nở, lịch sự.
- Tương tự H nói theo từng tình huống
- Nhận xét.
Chốt: Tình huống nào là mời ( nhờ, yêu cầu)?
- Thái độ khi nói lời mời, nhờ, yêu cầu?
Bài 2/ 69 ( 10’)
- Yêu cầu H đọc thầm yêu cầu bài.
- Gv yêu cầu 4 H nêu lần lượt 4 câu hỏi- hỏi các bạn.
VD: H1 hỏi câu a - Nhiều H nối tiếp trả lời 
- Tương tự với câu b, c, d. 
- Gv khuyến khích H trả lời hồn nhiên, chân thực về thầy cô giáo; khi trả lời nhìn vào người hỏi, nói to, rõ, tự nhiên.
- Chốt: Khi trả lời câu hỏi cần lưu ý nói thành câu, đúng nội dung.
Bài 3/ 69
- HD : Viết lại những điều em vừa kể ở BT2 thành lời văn sao cho trôi chaỷ, dùng từ , đặt câu đúng. 
- Chấm , nhận xét
- Chốt: cách viết đoạn văn ( dùng từ, đặt câu, liên kết câu, nội dung, trình bày).
@: MĐ1: Trả lời theo 4 câu hỏi BT2, câu văn đơn giản
@ MĐ2: Đoạn văn rõ ràng, đủ ý
@ MĐ3: Đoạn văn có nhiều hình ảnh và câu văn hay, giàu cảm xúc.
3. Củng cố - dặn dò: 5 - 7’
- Nhắc lại kiến thức bài học.
- Thực hành nói lời mời, nhờ yêu cầu, đề nghị với bạn và ngừòi xung quanh, thể hiện thái độ văn minh, lịch sự.
- Đọc thầm
- H nêu
- H thực hành nói,
- H nêu
 - H hỏi - trả lời
- H trả lời 4 câu hỏi trước lớp.
- Nhận xét.
- Đọc thầm
- Làm vở
- Đọc bài
Tiết 5: Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Nhận xét tuần
1. Lớp trưởng báo cáo.
2. GV nhận xét chung
- Học tập
- Nề nếp
3. Phương hướng tuần tới
- Tuần ôn tập và tiếp tục đăng kí học tốt chào mừng ngày 20 / 10, 25 / 10.
- Chuẩn bị bài kĩ trước khi đến lớp.
- Mặc đồng phục.
* Tuyên dương: 
- Cá nhân: Diệp, Oanh, Tùng, Đinh Huyền
- Tập thể: Tổ 1, tổ 3
II. Trò chơi
- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 1 dãy.
- Thi đọc các bảng cộng đã học.
- Nếu nhóm nào có nhiều bạn chưa thuộc nhóm đó thua cuộc.
* Hát tập thể: Em yêu trường em

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an cac mon T1-T8.doc