I. Mục tiêu
Kiến thức: HS đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Đọc phân biệt được lời của các nhân vật trong truyện.
Kỹ năng: Hiểu ý nghĩa các từ mới trong truyện: Nguyên, ngang ngược, thuyền rồng, bệ kiến, vương hầu. Biết được sự kiện lịch sự và các danh nhân anh hùng được nhắc đến trong truyện. Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi Trần Quốc Toản, một thiếu niên anh hùng tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng căm thù giặc.
Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bịGV: Tranh minh hoạ trong bài tập đọc. Bảng phụ ghi từ, câu, đoạn cần luyện đọc. Truyện
Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng. HS: SGK.
Thứ hai ngày 24 tháng 07 năm 2007 MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: BÓP NÁT QUẢ CAM I. Mục tiêu Kiến thức: HS đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Đọc phân biệt được lời của các nhân vật trong truyện. Kỹ năng: Hiểu ý nghĩa các từ mới trong truyện: Nguyên, ngang ngược, thuyền rồng, bệ kiến, vương hầu. Biết được sự kiện lịch sự và các danh nhân anh hùng được nhắc đến trong truyện. Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi Trần Quốc Toản, một thiếu niên anh hùng tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng căm thù giặc. Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bịGV: Tranh minh hoạ trong bài tập đọc. Bảng phụ ghi từ, câu, đoạn cần luyện đọc. Truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng. HS: SGK. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Tiếng chổi treGọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng chổi tre và trả lời các câu hỏi về nội dung bài. Nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ ai? Người đó đang làm gì?Đó chính là Trần Quốc Toản. Bài tập đọc Bóp nát quả cam sẽ cho các con hiểu thêm về người anh hùng nhỏ tuổi này. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Luyện đọc đoạn 1, 2 a) Đọc mẫu GV đọc mẫu lần 1. + Giọng người dẫn chuyện: nhanh, hồi hộp: + Giọng Trần Quốc Toản khi nói với lính gác cản đường: giận dữ, khi nói với nhà vua: dõng dạc: + Lời nhà vua: khoan thai, ôn tồn. b) Luyện phát âm Tổ chức cho HS luyện phát âm các từ ngữ sau: giả vờ mượn, ngang ngược, xâm chiếm, đủ điều, quát lớn; : tạm nghỉ, cưỡi cổ, nghiến răng, trở ra, Yêu cầu HS đọc từng câu. c) Luyện đọc theo đoạn Nêu yêu cầu luyện đọc đoạn, sau đó hướng dẫn HS chia bài thành 4 đoạn như SGK. Hướng dẫn HS đọc từng đoạn. Chú ý hướng dẫn đọc các câu dài, khó ngắt giọng. Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét. Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm. d) Thi đọc Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân. Nhận xét, cho điểm. e) Cả lớp đọc đồng thanh Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4. Hát 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, cả lớp nghe và nhận xét. Vẽ một chàng thiếu niên đang đứng bên bờ sông tay cầm quả cam. Theo dõi và đọc thầm theo. 7 đến 10 HS đọc cá nhân các từ này, cả lớp đọc đồng thanh. Mỗi HS đọc một câu theo hình thức nối tiếp. Đọc từ đầu cho đến hết bài. Chia bài thành 4 đoạn. Đọc từng đoạn theo hướng dẫn của GV. Chú ý ngắt giọng các câu sau: Đợi từ sáng đến trưa./ vẫn không được gặp,/ cậu bèn liều chết/ xô mấy người lính gác ngã chúi,/ xăm xăm xuống bến.// Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại (giọng giận dữ). Quốc Toản tạ ơn Vua,/ chân bước lên bờ mà lòng ấm ức:// “Vua ban cho cam quý/ nhưng xem ta như trẻ con,/ vẫn không cho dự bàn việc nước.”// Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình,/ cậu nghiến răng,/ hai bàn tay bóp chặt.// Tiếp nối nhau đọc các đoạn 1, 2, 3, 4. (Đọc 2 vòng). Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh một đoạn trong bài. MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: BÓP NÁT QUẢ CAM (TT) III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Bóp nát quả cam (tiết 1) 3. Bài mới Giới thiệu: (1’)Bóp nát quả cam (tiết 2) Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài GV đọc mẫu toàn bài lần 2, gọi 1 HS đọc lại phần chú giải. Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta? Thái độ của Trần Quốc Toản ntn? Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì? Tìm những từ ngữ thể hiện Trần Quốc Toản rất nóng lòng muốn gặp Vua. Câu nói của Trần Quốc Toản thể hiện điều gì? Trần Quốc Toản đã làm điều gì trái với phép nước? Vì sao sau khi tâu Vua “xin đánh” Quốc Toản lại tự đặt gươm lên gáy? Vì sao Vua không những thua tội mà còn ban cho Trần Quốc Toản cam quý? Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam vì điều gì? Con biết gì về Trần Quốc Toản? 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Gọi 3 HS đọc truyện theo hình thức phân vai (người dẫn chuyện, vua, Trần Quốc Toản). Nhận xét tiết học. Giới thiệu truyện Lá cờ thêu 6 chữ vàng để HS tìm đọc. Chuẩn bị: sau Hát HS đọc bài. Theo dõi bài đọc của GV. Nghe và tìm hiểu nghĩa các từ mới. Giặc giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Trần Quốc Toản vô cùng căm giận. Trần Quốc Toản gặp Vua để nói hai tiếng: Xin đánh. Đợi từ sáng đến trưa, liều chết xô lính gác, xăm xăm xuống bến. Trần Quốc Toản rất yêu nước và vô cùng căm thù giặc. Xô lính gác, tự ý xông xuống thuyền. Vì cậu biết rằng phạm tội sẽ bị trị tội theo phép nước. Vì Vua thấy Trần Quốc Toản còn nhỏ mà đã biết lo việc nước. Vì bị Vua xem như trẻ con và lòng căm giận khi nghĩ đến quân giặc khiến Trần Quốc Toản nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt làm nát quả cam. Trần Quốc Toản là một thiếu niên nhỏ tuổi nhưng chí lớn./ Trần Quốc Toản còn nhỏ tuổi nhưng có chí lớn, biết lo cho dân, cho nước./ 3 HS đọc truyện. HS lắng nghe MÔN: TOÁN Tiết: ÔN TẬP VỀ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000 I. Mục tiêu 1Kiến thức: Giúp HS:Oân luyện về đọc, viết số, so sánh số, thứ tự số trong phạm vi 1000. 2Kỹ năng: Tính đúng nhanh, chính xác. 3Thái độ: Ham thích học toán. II. Chuẩn bị GV: Viết trước lên bảng nội dung bài tập 2. HS: Vở. III. Các hoạt động: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Luyện tập chung Sửa bài 4. GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’)Các em đã được học đến số nào? Trong giờ học các em sẽ được ôn luyện về các số trong phạm vi 1000. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập. Bài 1:Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài. Yêu cầu: Tìm các số tròn chục trong bài. Tìm các số tròn trăm có trong bài. Số nào trong bài là số có 3 chữ số giống nhau? Bài 2:Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Yêu cầu cả lớp theo dõi nội dung phần a. Điền số nào vào ô trống thứ nhất? Vì sao? Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại và chữa bài. Bài 4:Hãy nêu yêu cầu của bài tập. Yêu cầu HS tự làm bà, sau đó giải thích cách so sánh: 534 . . . 500 + 34 909 . . . 902 + 7 Chữa bài và cho điểm HS. Bài 5:Đọc từng yêu cầu của bài và yêu cầu HS viết số vào bảng con. Nhận xét bài làm của HS. Bài tập bổ trợ. Bài toán 1: Viết tất cả các số có 3 chữ số giống nhau. Những số đứng liền nhau trong dãy số này cách nhau bao nhiêu đơn vị? Bài toán 2: Tìm số có 3 chữ số, biết rằng nếu lấy chữ số hàng trăm trừ đi chữ số hàng chục, lấy chữ số hàng chục trừ đi chữ số hàng đơn vị thì đều có hiệu là 4. Lưu ý: Tùy theo trình độ của HS lớp mình mà GV soạn các bài tập cho phù hợp. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Tổng kết tiết học. Tuyên dương những HS học tốt, chăm chỉ, phê bình, nhắc nhở những HS còn chưa tốt. Chuẩn bị: Oân tập về các số trong phạm vi 1000 (tiếp theo). Hát 2 HS lên bảng thực hiện, bạn nhận xét. Số 1000. Làm bài vào vở bài tập. 2 HS lên bảng làm bài, 1 HS đọc số, 1 HS viết số. Đó là 250 và 900. Đó là số 900. Số 555 có 3 chữ số giống nhau, cùng là 555. Bài tập yêu cầu chúng ta điền số còn thiếu vào ô trống. Điền 382. Vì đếm 380, 381, sau đó đến 382. HS tự làm các phần còn lại và chữa bài. Bài tập yêu cầu chúng viết các số tròn trăm vào chỗ trống. Là những số có 2 chữ số tận cùng đều là 0 (có hàng chục và hàng đơn vị cùng là 0) Làm bài theo yêu cầu, sau đó theo dõi và nhận xét bài làm của bạn. So sánh số và điền thích hợp. a) 100, b) 999, c) 1000 Các số có 3 chữ số giống nhau là: 111, 222, 333, . . ., 999. Các số đứng liền nhau trong dãy số này hơn kém nhau 111 đơn vị. Số đó là 951, 840. HS lắng nghe MÔN: CHÍNH TẢ Tiết: BÓP NÁT QUẢ CAM I. Mục tiêu 1Kiến thức: Nghe và viết lại đúng, đẹp đoạn tóm tắt nội dung câu chuyện Bóp nát quả cam. 2Kỹ năng: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s/x; iê/i. 3Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bịGV: Giấy khổ to có ghi nội dung bài tập 2 . HS: Vở, bảng con. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Tiếng chổi tre. Gọi 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết bảng con các từ cần chú ý phân biệt của tiết Chính tả trước theo lời đọc của GV. GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’)Bóp nát quả cam. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả a) Ghi nhớ nội dung GV đọc đoạn cần viết 1 lần. Gọi HS đọc lại. Đoạn văn nói về ai? Đoạn văn kể về chuyện gì? Trần Quốc Toản là người ntn? b) Hướng dẫn cách trình bày Đoạn văn có mấy câu? Tìm những chữ được viết hoa trong bài? Vì sao phải viết hoa? c) Hướng dẫn viết từ khó GV yêu cầu HS tìm các từ khó. Yêu cầu HS viết từ khó. Chỉnh sửa lỗi cho HS. d) Viết chính tả e) Soát lỗi g) Chấm bài ... m như vẽ ô nhõ _Trong khi HS thực hành GV đến các bàn quan sát , giúp đỡ các em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm _GV cho các em cất sản phẩm tiết sau làm tiếp 4 Củng cố : +GV dặn các em cất sản phẩm cẩn thận tiết sau làm tiếp . 5 Dăn dò: + Bài nhà: tập làm con bướm bẳng giấy màu + Chuẩn bị: bài sau _ 2 HS nhắc lại các bước làm con bướm +Bước 1 : Cắt giấy . +Bước 2 : Làm các bộ phận của con bướm +Bước 3 : Làm hoàn chỉnh . _HS thực hành làm vòng đeo tay _HS cất sản phẩm . HS lắng nghe MÔN : MĨ THUẬT Tiết : VẼ THEO MẪU: VẼ CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC MỤC TIÊU : HS biết vẽ đúng mẫu, vẽ bình đựng nước HS yêu thích cáí bình và biết ích lợi của nó. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Giáo viên : SGK , SGV ; Tranh ảnh về bình đựng nước dãõ trang trí .Hình gợi ý cách vẽ tranh ; Bài vẽ của HS các lớp trước . Học sinh : Tranh ảnh về bình đựng nước SGK ; Vở thực hành ; Bút chì , màu vẽ , giấy màu , hồ . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Kiểm tra bài cũ : Dạy bài mới : a) Giới thiệu bài : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1:Tìm, chọn nội dung vẽ trang trí -Yêu cầu hs nói về các hoạt động được thể hiện qua các hiònh vẽ về bình đựng nước -Gợi ý cho hs nhớ lại các hình ảnh, màu sắc của cái bình đựng nước Hoạt động 2:Cáchquan sát tượng -Yêu cầu hs chọn nội dung và mô tả các hoạt động của nội dung mình chọn. -Gợi ý cách vẽ: +Vẽ cách hình chính. +Vẽ các hình phụ cho sinh động. +Vẽ màu tươi sáng cho phù hợp với các bức tượng mà các em quan sát Hoạt động 3:Thực hành -Cho hs thực hành theo nhóm 3 hs trên giấy A 3. -Gợi ý bố cục . Hoạt động 4:Nhận xét, đánh giá -Nhận xét các bài hoàn thành, tuyên dương, động viên, khen thưởng. Dặn dò: Quan sát chuẩn bị cho bài sau. Nhận xét tiết học -Nói về các hoạt động vui chơi trong hè. -Nói về nội dung se vẽ. -Thực hành vẽ theo nhóm. HS lắng nghe MÔN : HÁT Tiết : HỌC HÁT : DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG CHỌN MỤC TIÊU : HS hát đúng nhạc và thuộc lời bài :Chim chích bông và bài chú ếch con Hát đúng những tiếng có luyến 2 móc đơn HS biết trình bày trong dịp gặp mặt thiếu nhi , các ngày lễ hội và biết cách đối đáp hòa giọng , thể hiện sự nhiệt tình , sôi nổi ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Giáo viên : Nhạc cụ ; Đàn giai điệu , đệm và hát bài ; chim chích bông, chú ếch con Học sinh : SGK ; Vở chép nhạc , nhạc cụ gõ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học: Học bài hát : Bắt Kim Thang. 2. Phần hoạt động : Nội dung: Oân bài hát chim chích bông GV giới thiệu về bài hát. Hoạt động 1: Dạy hát. GV dạy theo cách thông thường. Bài hát chia làm 2 đoạn: Đoạn 1: . Đoạn 2: GV dịch giọng bài hát cho phù hợp với giọng hát của HS. GV cần hướng dẫn các em hát đúng chỗ hát luyến hai nốt nhạc. Hoạt động 2:Oân bài hát chú ếch con Tập trình bày theo cách hát đối đáp và hoà giọng. 3. Phần kết thúc: GV yêu cầu Tập trình bày bài hát theo cách hát đối đáp. Nhắc HS học thuộc lời ca của bài và tìm động tác phụ hoạ. HS hát từng câu theo yêu cầu của GV. HS thực hiện. Vài hs hát lại lời của 2 bài hát HS lắng nghe MÔN: THỂ DỤC Tiết : CHUYỀN CẦU- TRÒ CHƠI : “NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH” I-MUC TIÊU: -hs HỌC TÂNG CẦU Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng. -Trò chơi “Ném bóng trúng đích”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chủ động. II-ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: -Địa điểm: sân trường sạch sẽ.-Phương tiện: còi. III-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH 1. Phần mở đầu: 6 – 10 phút. Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh trang phục tập luyện. Chạy chậm theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên. Đứng tại chỗ làm động tác xoay người để khởi đông. Trò chơi: Chẵn lẻ. 2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút. a. Bài tập RLTTCB: học tâng cầu . GV điều khiển lớp đi theo đội hình 2-3 hàng dọc. GV chú ý sửa những động tác chưa chính xác. Mỗi tổ biểu diễn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số vàđi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang. GV nhận xét đánh giá. Theo yêu cầu HS nào chuyền cầu được nhiều lần là đạt kết quả cao b. Trò chơi:Ném bóng trúng đích. GV cho HS tập hợp, nêu trò chơi, giải thích luật chơi, rồi cho HS làm mẫu cách chơi. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. 3. Phần kết thúc: 4 – 6 phút. Đứng tại chỗ vỗ tay, hát hoặc đi lại thả lỏng, hít thở sâu. GV củng cố, hệ thống bài. GV nhận xét, đánh giá tiết học. HS tập hợp thành 4 hàng. HS chơi trò chơi. HS thực hành Nhóm trưởng điều khiển. HS chơi. HS thực hiện. HS lắng nghe MÔN: THỂ DỤC Tiết : CHUYỀN CẦU- TRÒ CHƠI : “con cóc là cậu ông trời” I-MUC TIÊU: -hs HỌC TÂNG CẦU Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng. Trò chơi “Nhanh lên bạn ơi”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chủ động. II-ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: -Địa điểm: sân trường sạch sẽ.-Phương tiện: còi. III-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH 1. Phần mở đầu: 6 – 10 phút. Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh trang phục tập luyện. Chạy chậm theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên. Đứng tại chỗ làm động tác xoay người để khởi đông. Trò chơi: Con cóc là cậu ông trời 2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút. a. Bài tập RLTTCB: học tâng cầu . GV điều khiển lớp đi theo đội hình 2-3 hàng dọc. GV chú ý sửa những động tác chưa chính xác. Mỗi tổ biểu diễn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số vàđi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang. GV nhận xét đánh giá. Theo yêu cầu HS nào chuyền cầu được nhiều lần là đạt kết quả cao b. Trò chơi:nhanh lên bạn ơi GV cho HS tập hợp, nêu trò chơi, giải thích luật chơi, rồi cho HS làm mẫu cách chơi. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. 3. Phần kết thúc: 4 – 6 phút. Đứng tại chỗ vỗ tay, hát hoặc đi lại thả lỏng, hít thở sâu. GV củng cố, hệ thống bài. GV nhận xét, đánh giá tiết học. HS tập hợp thành 4 hàng. HS chơi trò chơi. HS thực hành Nhóm trưởng điều khiển. HS chơi. HS thực hiện. HS lắng nghe MÔN: ĐẠO ĐỨC Tiết: DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG I. Mục tiêu Kiến thức: Hiểu 1 số ích lợi của các loài vật đối với đời sống con người. Chúng ta cần bảo vệ các loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành. Kỹ năng: Phân biệt hành vi đúng hoặc sai đối với các loài vật có ích. Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hằng ngày. Thái độ: Yêu quý các loài vật. Đồng tình với những ai biết yêu quý, bảo vệ các loài vật có ích. Không đồng tình, phê bình những hành động sai trái làm tổn hại đến các loài vật. II. Chuẩn bị GV: Phiếu thảo luận nhóm. HS: Tranh ảnh về 1 con vật mà em thích. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Bảo vệ loài vật có ích (tiết 1) Đối với các loài vật có ích, các em nên và không nênlàm gì? Kể tên và nêu lợi ích của 1 số loài vật mà em biết? GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’)Bảo vệ loài vật có ích (tiết 2) Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Xử lý tình huống Chia nhóm HS, yêu cầu các bạn trong nhóm thảo luận với nhau tìm cách ứng xử với tình huống được giao sau đó sắm vai đóng lại tình huống và cách ứng xử được chọn trước lớp. Tình huống 1: Minh đang học bài thì Cường đến rủ đi bắn chim. Tình huống 2: Vừa đến giờ Hà phải giúp mẹ cho gà ăn thì hai bạn Ngọc và Trâm sang rủ Hà đến nhà Mai xem bộ quần áo mới của Mai. Tình huống 3: Trên đường đi học về. Lan nhìn thấy một con mèo con bị ngã xuống rãnh nước. Tình huống 4: Con lợn nhà em mới đẻ ra một đàn lợn con. Kết luận: Mỗi tình huống có cách ứng xử khác nhau nhưng phải luôn thể hiện được tình yêu đối với các loài vật có ích. v Hoạt động 2: Liên hệ thực tế. Yêu cầu HS kể một vài việc làm cụ thể em đã làm hoặc chứng kiến về bảo vệ loài vật có ích. Khen ngợi các em đã biết bảo vệ loài vật có ích. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Ôn tập HKII. Hát Đối với các loài vật có ích em sẽ yêu thương và bảo vệ chúng, không nên trêu chọc hoặc đánh đập chúng. HS nêu, bạn nhận xét. Thực hành hoạt động theo nhóm sau đó các nhóm trình bày sắm vai trước lớp. Sau mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và nêu cách xử lí khác nếu cần. Minh khuyên Cường không nên bắn chim vì chim bắt sâu bảo vệ mùa màng và tiếp tục học bài. Hà cần cho gà ăn xong mới đi cùng các bạn hoặc từ chối đi vì còn phải cho gà ăn. Lan cần vớt con mèo lên mang về nhà chăm sóc và tìm xem nó là mèo nhà ai để trả lại cho chủ Em cần cùng gia đình chăm sóc đàn lợn để chúng khoẻ mạnh hay ăn, chóng lớn. Một số HS kể trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét về hành vi được nêu. HS lắng nghe
Tài liệu đính kèm: