Giáo án các môn học lớp 2, kì II - Tuần 32

Giáo án các môn học lớp 2, kì II - Tuần 32

I. Mục tiêu

Kiến thức: Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

Biết thể hiện lời đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn truyện.

Kỹ năng: Hiểu ý nghĩa các từ mới: con dúi, sáp ong, nương, tổ tiên.

Hiểu nội dung bài: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên.

Bồi dưỡng tình cảm yêu thương quý trọng nòi giống cho HS.

Thái độ: Ham thích môn học.

II. Chuẩn bị

GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.HS: SGK.

III. Các hoạt động

doc 22 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 892Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2, kì II - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ Dạy ngày / 04 / 2007
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: CHUYỆN QUẢ BẦU 
I. Mục tiêu
Kiến thức: Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
Biết thể hiện lời đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn truyện.
Kỹ năng: Hiểu ý nghĩa các từ mới: con dúi, sáp ong, nương, tổ tiên.
Hiểu nội dung bài: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên.
Bồi dưỡng tình cảm yêu thương quý trọng nòi giống cho HS.
Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Bảo vệ như thế là rất tốt.
Gọi HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Bảo vệ như thế là rất tốt. Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
Tại sao quả bầu bé mà lại có rất nhiều người ở trong? Câu chuyện mở đầu chủ đề Nhân dân hôm nay sẽ cho các con biết nguồn gốc các dân tộc Việt Nam.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu đọc đoạn toàn bài. Chú ý giọng đọc: 
Đoạn 1: giọng chậm rãi.
Đoạn 2: giọng nhanh, hồi hộp, căng thẳng.
Đoạn 3: ngạc nhiên.
b) Luyện phát âm
Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức tiếp nối, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. Theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của các HS.
Hỏi: Trong bài có những từ nào khó đọc? (Nghe HS trả lời và ghi những từ này lên bảng lớp)
Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS đọc bài.
Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc lại cả bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, nếu có.
c) Luyện đọc đoạn
Nêu yêu cầu đọc đoạn sau đó hỏi: Câu chuyện được chia làm mấy đoạn? Phân chia các đoạn ntn?
Tổ chức cho HS tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn trước lớp.(Cách tổ chức tương tự như các tiết học tập đọc trước đã thiết kế)
Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
d) Thi đọc
e) Cả lớp đọc đồng thanh
Hát.
2 HS đọc tiếp nối, mỗi HS đọc 1 đoạn, 1 HS đọc toàn bài. Trả lời các câu hỏi 2, 3, 4 của bài.
Mọi người đang chui ra từ quả bầu.
Mở SGK trang 116.
Theo dõi và đọc thầm theo.
Từ: lạy van, ngập lụt, gió lớn; chết chìm, biển nước, sinh ra, đi làm nương, lấy làm lạ, lao xao, lần lượt, (MB); khúc gỗ to, khoét rỗng, mênh mông, biển, vắng tanh, giàn bếp, nhẹ nhàng, nhảy ra, nhanh nhảu, 
Một số HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
Đọc bài tiếp nối, đọc từ đầu cho đến hết, mỗi HS chỉ đọc một câu.
Câu chuyện được chia làm 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Ngày xửa ngày xưa  hãy chui ra.
+ Đoạn 2: Hai vợ chồng  không còn một bóng người.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
Tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn. 
Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng,/ mây đen ùn ùn kéo đến.// Mưa to,/ gió lớn,/ nước ngập mênh mông.// Muôn loài đều chết chìm trong biển nước.// (giọng đọc dồn dập diễn tả sự mạnh mẽ của cơn mưa)Lạ thay,/ từ trong quả bầu,/ những con người bé nhỏ nhảy ra.// Người Khơ-mú nhanh nhảu ra trước,/ dính than/ nên hơi đen. Tiếp đến,/ người Thái,/ người Mường,/ người Dao,/ người Hmông,/ người Ê-đê,/ người Ba-na,/ người Kinh,/ lần lượt ra theo.// (Giọng đọc nhanh, tỏ sự ngạc nhiên)
Tiếp nối nhau đọc các đoạn 1, 2, 3 (Đọc 2 .
Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: CHUYỆN QUẢ BẦU (TT)
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
Chuyện quả bầu (Tiết 1)
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Chuyện quả bầu (Tiết 2)
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
GV đọc mẫu lần 2.
Con dúi là con vật gì?
Sáp ong là gì?
Con dúi làm gì khi bị hai vợ chồng người đi rừng bắt được?
Con dúi mách cho hai vợ chồng người đi rừng điều gì?
Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt?
Tìm những từ ngữ miêu tả nạn lụt rất nhanh và mạnh.
Sau nạn lụt mặt đất và muôn vật ra sao?
Hai vợ chồng người đi rừng thoát chết, chuyện gì sẽ xảy ra? Chúng ta tìm hiểu tiếp đoạn 3.
Gọi 1 HS đọc đoạn 3.
Nương là vùng đất ở đâu?
Con hiểu tổ tiên nghĩa là gì?
Có chuyện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt?
Những con người đó là tổ tiên của những dân tộc nào?
Hãy kể tên một số dân tộc trên đất nước ta mà con biết?
GV kể tên 54 dân tộc trên đất nước.
Câu chuyện nói lên điều gì?
Ai có thể đặt tên khác cho câu chuyện?
Nguồn gốc các dân tộc Việt Nam./ Chuyện quả bầu lạ./ Anh em cùng một tổ tiên./
Phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Chúng ta phải làm gì đối với các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam?
Nhận xét tiết học, cho điểm HS.
Dặn HS về nhà đọc lại bài.
Chuẩn bị: Quyển sổ liên lạc
Hát
Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
Là loài thú nhỏ, ăn củ và rễ cây sống trong hang đất.
Sáp ong là chất mềm, dẻo do ong mật luyện để làm tổ.
Nó van lạy xin tha và hứa sẽ nói ra điều bí mật.
Sắp có mưa to, gió lớn làm ngập lụt khắp miền và khuyên họ hãy chuẩn bị cách phòng lụt.
Hai vợ chồng lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày bảy đêm rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày mới chui ra.
Sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến, mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông.
Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người, cỏ cây vàng úa.
Là những người đầu tiên sinh ra một dòng họ hay một dân tộc.
Người vợ sinh ra một quả bầu. Khi đi làm về hai vợ chồng nghe thấy tiếng nói lao xao. Người vợ lấy dùi dùi vào quả bầu thì có những người từ bên trong nhảy ra.
Dân tộc Khơ-me, Thái, Mường, Dao, H’mông, Ê-đê, Ba-na, Kinh.
Tày, Hoa, Khơ-me, Nùng,
HS theo dõi đọc thầm, ghi nhớ.
Các dân tộc cùng sinh ra từ quả bầu. Các dân tộc cùng một mẹ sinh ra.
HS lắng nghe
MÔN: TOÁN
Tiết: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS: Củng cố nhận biết và cách sử dụng một số loại giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng.
2Kỹ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. Rèn kĩ năng giải toán liên quan đến đơn vị tiền tệ.Thực hành trả tiền và nhận lại tiền thừa trong mua bán.
 3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bịGV: Các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.Các thẻ từ ghi: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Tiền Việt Nam
Sửa bài 3.GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK. (Có thể vẽ hình túi lên bảng, sau đó gắn các thẻ từ có ghi 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng để tạo thành các túi tiền như hình vẽ trong SGK).
Hỏi: Túi tiền thứ nhất có những tờ giấy bạc nào?
Muốn biết túi tiền thứ nhất có bao nhiêu tiền ta làm thế nào? Vậy túi tiền thứ nhất có tất cả bao nhiêu tiền?
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:Gọi 1 HS đọc đề bài.
Mẹ mua rau hết bao nhiêu tiền?
Mẹ mua hành hết bao nhiêu tiền?
Bài toán yêu cầu tìm gì?
Làm thế nào tìm ra số tiền mẹ phải trả?
Yêu cầu HS làm bài.
Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
Khi mua hàng, trong trường hợp nào chúng ta được trả tiền lại?
Nêu bài toán: An mua rau hết 600 đồng, An đưa cho người bán rau 700 đồng. Hỏi người bán hàng phải trả lại cho An bao nhiêu tiền?
Muốn biết người bán hàng phải trả lại cho An bao nhiêu tiền, chúng ta phải làm phép tính gì?
Yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại.
Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4:Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS đọc mẫu và suy nghĩ về cách làm bài.
Nêu bài toán: Một người mua hàng hết 900 đồng, người đó đã trả người bán hàng 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng và 1 tờ giấy bạc loại 500 đồng. Hỏi người đó phải trả thêm cho người bán hàng mấy tờ giấy bạc loại 200 đồng?
Tổng số tiền mà người đó phải trả là bao nhiêu?
Người đó đã trả được bao nhiêu tiền?
Người đó phải trả thêm bao nhiêu tiền nữa?
Người đó phải đưa thêm mấy tờ giấy bạc loại 200 đồng?
Vậy điền mấy vào ô trống ở dòng thứ 2?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Có thể cho HS chơi trò bán hàng để rèn kĩ năng trả tiền và nhận tiền thừa trong mua bán hằng ngày.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát
2 HS lên bảng làm bài, cả lớp sửa bài.
Túi thứ nhất có 3 tờ giấy bạc, 1 tờ loại 500 đồng, 1 tờ loại 200 đồng, 1 tờ loại 100 đồng.
Ta thực hiện phép cộng 500 đồng + 100 đồng.
Túi thứ nhất có 800 đồng.
Mẹ mua rau hết 600 đồng, mua hành hết 200 đồng. Hỏi mẹ phải trả hết bao nhiêu tiền?
Mẹ mua rau hết 600 đồng.
Mẹ mua hành hết 200 đồng.
Bài toán yêu cầu chúng ta tìm số tiền mà mẹ phải trả.
Thực hiện phép cộng 600 đồng + 200 đồng.
Tóm tắt.Rau	: 600 đo ... õ _Trong khi HS thực hành GV đến các bàn quan sát , giúp đỡ các em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm 
_GV cho các em cất sản phẩm tiết sau làm tiếp 
4 Củng cố : +GV dặn các em cất sản phẩm cẩn thận tiết sau làm tiếp .
5 Dăn dò: + Bài nhà: tập làm con bướm bẳng giấy màu
+ Chuẩn bị: bài sau
_ 2 HS nhắc lại các bước làm con bướm
+Bước 1 : Cắt giấy .
+Bước 2 : Làm các bộ phận của con bướm
+Bước 3 : Làm hoàn chỉnh .
_HS thực hành làm vòng đeo tay
_HS cất sản phẩm .
HS lắng nghe
MÔN : MĨ THUẬT
 Tiết : THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT: TÌM HIỂU VỀ TƯỢNG
 (Tượng tròn)
MỤC TIÊU : HS biết thường thức mĩ thuật . Hiểu biết về tượng. 
HS yêu thích các tượng do những nghệ nhân làm ra
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Giáo viên :
SGK , SGV ; Tranh ảnh về tương tròn đã trang trí Hình gợi ý cách vẽ tranh ; Bài vẽ của HS các lớp trước .
Học sinh : Tranh ảnh về các tượng tròn
SGK ; Vở thực hành ; Bút chì , màu vẽ , giấy màu , hồ . 
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Kiểm tra bài cũ :
Dạy bài mới :
a) Giới thiệu bài :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Hoạt động 1:Tìm, chọn nội dung vẽ trang trí 
-Yêu cầu hs nói về các hoạt động được thể hiện qua các bức tượng -Gợi ý cho hs nhớ lại các hình ảnh, màu sắc của cảnh mùa hè ở những nơi đã đến: bãi biển, nhà, cây, sông núi, cảnh vui chơi.
Hoạt động 2:Cáchquan sát tượng 
-Yêu cầu hs chọn nội dung và mô tả các hoạt động của nội dung mình chọn.
-Gợi ý cách vẽ:
+Vẽ cách hình chính.
+Vẽ các hình phụ cho sinh động.
+Vẽ màu tươi sáng cho phù hợp với các bức tượng mà các em quan sát
Hoạt động 3:Thực hành 
-Cho hs thực hành theo nhóm 3 hs trên giấy A 3.
-Gợi ý bố cục .
Hoạt động 4:Nhận xét, đánh giá 
-Nhận xét các bài hoàn thành, tuyên dương, động viên, khen thưởng.
Dặn dò:
Quan sát chuẩn bị cho bài sau.
Nhận xét tiết học
-Nói về các hoạt động vui chơi trong hè.
-Nói về nội dung se vẽ.
-Thực hành vẽ theo nhóm.
HS lắng nghe
MÔN : HÁT
 Tiết : ÔN TẬP BÀI HÁT:CHIM CHÍCH BÔNG, CHÚ ẾCH CON 
MỤC TIÊU :
HS hát đúng nhạc và thuộc lời bài :Chim chích bông và bài chú ếch con
Hát đúng những tiếng có luyến 2 móc đơn 
HS biết trình bày trong dịp gặp mặt thiếu nhi , các ngày lễ hội và biết cách đối đáp hòa giọng , thể hiện sự nhiệt tình , sôi nổi 
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Giáo viên :
Nhạc cụ ; Đàn giai điệu , đệm và hát bài ; chim chích bông, chú ếch con
Học sinh :
SGK ; Vở chép nhạc , nhạc cụ gõ 
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Phần mở đầu: 
Giới thiệu nội dung tiết học: 
Học bài hát : Bắt Kim Thang. 
2. Phần hoạt động :
Nội dung: Oân bài hát chim chích bông 
GV giới thiệu về bài hát. 
Hoạt động 1: Dạy hát. GV dạy theo cách thông thường. 
Bài hát chia làm 2 đoạn:
Đoạn 1: .
Đoạn 2: 
GV dịch giọng bài hát cho phù hợp với giọng hát của HS.
GV cần hướng dẫn các em hát đúng chỗ hát luyến hai nốt nhạc. 
Hoạt động 2:Oân bài hát chú ếch con
Tập trình bày theo cách hát đối đáp và hoà giọng. 
3. Phần kết thúc:
GV yêu cầu
Tập trình bày bài hát theo cách hát đối đáp.
Nhắc HS học thuộc lời ca của bài và tìm động tác phụ hoạ. 
HS hát từng câu theo yêu cầu của GV.
HS thực hiện. 
Vài hs hát lại lời của 2 bài hát
HS lắng nghe
MÔN: THỂ DỤC
 Tiết : CHUYỀN CẦU- TRÒ CHƠI :
“NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH”
I-MUC TIÊU:
-hs HỌC TÂNG CẦU 
Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
-Trò chơi “Ném bóng trúng đích”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chủ động.
II-ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
-Địa điểm: sân trường sạch sẽ.-Phương tiện: còi.
III-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Phần mở đầu: 6 – 10 phút. 
Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh trang phục tập luyện. 
Chạy chậm theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên. 
Đứng tại chỗ làm động tác xoay người để khởi đông. 
Trò chơi: Chẵn lẻ. 
2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút. 
a. Bài tập RLTTCB:
học tâng cầu .
GV điều khiển lớp đi theo đội hình 2-3 hàng dọc. GV chú ý sửa những động tác chưa chính xác. 
Mỗi tổ biểu diễn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số vàđi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang.
GV nhận xét đánh giá. Theo yêu cầu HS nào chuyền cầu được nhiều lần là đạt kết quả cao
b. Trò chơi:Ném bóng trúng đích. GV cho HS tập hợp, nêu trò chơi, giải thích luật chơi, rồi cho HS làm mẫu cách chơi. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. 
3. Phần kết thúc: 4 – 6 phút. 
Đứng tại chỗ vỗ tay, hát hoặc đi lại thả lỏng, hít thở sâu. 
GV củng cố, hệ thống bài.
GV nhận xét, đánh giá tiết học. 
HS tập hợp thành 4 hàng.
HS chơi trò chơi. 
HS thực hành 
Nhóm trưởng điều khiển.
HS chơi.
HS thực hiện.
HS lắng nghe
MÔN: THỂ DỤC
 Tiết : CHUYỀN CẦU- TRÒ CHƠI :
“NHANH LÊN BẠN ƠI”
I-MUC TIÊU:
-hs HỌC TÂNG CẦU 
Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
-Trò chơi “Nhanh lên bạn ơi”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chủ động.
II-ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
-Địa điểm: sân trường sạch sẽ.-Phương tiện: còi.
III-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Phần mở đầu: 6 – 10 phút. 
Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh trang phục tập luyện. 
Chạy chậm theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên. 
Đứng tại chỗ làm động tác xoay người để khởi đông. 
Trò chơi: Chẵn lẻ. 
2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút. 
a. Bài tập RLTTCB:
học tâng cầu .
GV điều khiển lớp đi theo đội hình 2-3 hàng dọc. GV chú ý sửa những động tác chưa chính xác. 
Mỗi tổ biểu diễn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số vàđi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang.
GV nhận xét đánh giá. Theo yêu cầu HS nào chuyền cầu được nhiều lần là đạt kết quả cao
b. Trò chơi:nhanh lên bạn ơi GV cho HS tập hợp, nêu trò chơi, giải thích luật chơi, rồi cho HS làm mẫu cách chơi. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. 
3. Phần kết thúc: 4 – 6 phút. 
Đứng tại chỗ vỗ tay, hát hoặc đi lại thả lỏng, hít thở sâu. 
GV củng cố, hệ thống bài.
GV nhận xét, đánh giá tiết học. 
HS tập hợp thành 4 hàng.
HS chơi trò chơi. 
HS thực hành 
Nhóm trưởng điều khiển.
HS chơi.
HS thực hiện.
HS lắng nghe
MÔN: ĐẠO ĐỨC
 Tiết: DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu
Kiến thức: Hiểu 1 số ích lợi của các loài vật đối với đời sống con người.
Chúng ta cần bảo vệ các loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành.
Kỹ năng: Phân biệt hành vi đúng hoặc sai đối với các loài vật có ích.
Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hằng ngày.
Thái độ: Yêu quý các loài vật.
Đồng tình với những ai biết yêu quý, bảo vệ các loài vật có ích.
Không đồng tình, phê bình những hành động sai trái làm tổn hại đến các loài vật.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu thảo luận nhóm. HS: Tranh ảnh về 1 con vật mà em thích.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Bảo vệ loài vật có ích (tiết 1)
Đối với các loài vật có ích, các em nên và không nênlàm gì?
Kể tên và nêu lợi ích của 1 số loài vật mà em biết?
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)Bảo vệ loài vật có ích (tiết 2)
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Xử lý tình huống
Chia nhóm HS, yêu cầu các bạn trong nhóm thảo luận với nhau tìm cách ứng xử với tình huống được giao sau đó sắm vai đóng lại tình huống và cách ứng xử được chọn trước lớp.
Tình huống 1: Minh đang học bài thì Cường đến rủ đi bắn chim.
Tình huống 2: Vừa đến giờ Hà phải giúp mẹ cho gà ăn thì hai bạn Ngọc và Trâm sang rủ Hà đến nhà Mai xem bộ quần áo mới của Mai.
Tình huống 3: Trên đường đi học về. Lan nhìn thấy một con mèo con bị ngã xuống rãnh nước.
Tình huống 4: Con lợn nhà em mới đẻ ra một đàn lợn con.
Kết luận: Mỗi tình huống có cách ứng xử khác nhau nhưng phải luôn thể hiện được tình yêu đối với các loài vật có ích.
v Hoạt động 2: Liên hệ thực tế.
Yêu cầu HS kể một vài việc làm cụ thể em đã làm hoặc chứng kiến về bảo vệ loài vật có ích.
Khen ngợi các em đã biết bảo vệ loài vật có ích.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ôn tập HKII.
Hát
Đối với các loài vật có ích em sẽ yêu thương và bảo vệ chúng, không nên trêu chọc hoặc đánh đập chúng.
HS nêu, bạn nhận xét.
Thực hành hoạt động theo nhóm sau đó các nhóm trình bày sắm vai trước lớp. Sau mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và nêu cách xử lí khác nếu cần.
Minh khuyên Cường không nên bắn chim vì chim bắt sâu bảo vệ mùa màng và tiếp tục học bài.
Hà cần cho gà ăn xong mới đi cùng các bạn hoặc từ chối đi vì còn phải cho gà ăn.
Lan cần vớt con mèo lên mang về nhà chăm sóc và tìm xem nó là mèo nhà ai để trả lại cho chủ
Em cần cùng gia đình chăm sóc đàn lợn để chúng khoẻ mạnh hay ăn, chóng lớn.
Một số HS kể trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét về hành vi được nêu.
HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 32 A.doc