Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần dạy thứ 5 - Lê Thị Dung

Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần dạy thứ 5 - Lê Thị Dung

Môn: ĐẠO ĐỨC

 TIẾT 5 : GỌN GÀNG, NGĂN NẮP

I. Mục tiêu

- Cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học chỗ chơi như thế nào.

- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học chỗ chơi.

- Thực hiện giữ gìn, gọn gàng ngăn nắp chỗ học,chỗ chơi.

- Tự giác thực hiện sống gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi (HS khá giỏi)

II. Chuẩn bị

- GV: Phiếu thảo luận cho hs.

- HS: VBT

III. Các hoạt động

 

doc 32 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 735Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần dạy thứ 5 - Lê Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: ĐẠO ĐỨC
 TIẾT 5 : GỌN GÀNG, NGĂN NẮP 
I. Mục tiêu
- Cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học chỗ chơi như thế nào.
- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học chỗ chơi.
- Thực hiện giữ gìn, gọn gàng ngăn nắp chỗ học,chỗ chơi.
- Tự giác thực hiện sống gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi (HS khá giỏi)
II. Chuẩn bị
- GV: Phiếu thảo luận cho hs.
- HS: VBT
III. Các hoạt động
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
- Nhận và sửa lỗi có tác dụng gì?
- Khi nào cần nhận và sửa lỗi?
- Gv nhận xét 
3. Bài mới 
A.Giới thiệu: 
- Chỗ học, chỗ chơi đồ đạc được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng thì có tác dụng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
B. Hoạt động dạy học 
v Hoạt động 1: Đọc truyện ngăn nắp và trật tự
- Treo tranh minh họa.
- Yêu cầu các nhóm hãy quan sát tranh treo trên bảng và thảo luận theo các câu hỏi trong phiếu thảo luận sau:
Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
Bạn làm như thế nhằm mục đích gì?
- GV tổng kết lại các ý kiến của các nhóm thảo luận.
- Kết luận: Các em nên rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt.
v Hoạt động 2: Phân tích truyện: “ Chuyện xảy ra trước giờ ra chơi
Yêu cầu: Các nhóm hãy chú ý nghe câu chuyện và thảo luận để trả lời câu hỏi:
Tại sao cần phải ngăn nắp, gọn gàng?
Nếu không ngăn nắp, gọn gàng thì sẽ gây ra hậu quả gì?
- Gọi đại diện nhóm trình bài.
- GV kể câu chuyện.
- Tổng kết lại các ý kiến của các nhóm.
- Kết luận: Tính bừa bãi khiến nhà cửa lộn xộn, làm mất nhiều thời gian tìm kiếm sách vở và đồ dùng khi cần đến. Do đó các em nên giữ thói quen gọn gàng, ngăn nắp khi sinh hoạt.
v Hoạt động 3: Xử lí tình huống:
- GV chia lớp thành nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy nhỏ có ghi tình huống và phiếu thảo luận. Yêu cầu thảo luận tìm cách xử lí tình huống đã nêu.
- Gọi từng nhóm trình bày ý kiến. Sau mỗi lần các nhóm trình bày, cả lớp cùng nhận xét và kết luận về cách xử lí đúng.
4. Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Thực hành: Gọn gàng, ngăn nắp.
- Hát
- Giúp ta không vi phạm những lỗi đã mắc phải
- Khi làm những việc có lỗi.
 - Các nhóm HS quan sát tranh và thảo luận theo phiếu.Chẳng hạn:
 1. Bạn nhỏ trong tranh đang cất sách vở đã học xong lên giá sách.
 2. Bạn làm như thế để giữ gìn, bảo quản sách vở, làm cho sách vở luôn phẳng phiu. Bạn làm thế để giữ gọn gàng nhà cửa và nơi học tập của mình.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Lắng nghe
- HS các nhóm chú ý nghe câu chuyện.
-HS các nhóm thảo luận để TLCH:
Chẳng hạn:
1. Cần phải ngăn nắp, gọn gàng vì: khi lấy các thứ, chúng ta sẽ không phải mất nhiều thời gian. Ngoài ra, ngăn nắp, gọn gàng sẽ giúp chúng ta giữ gìn được đồ đạc bền, đẹp.
2. Nếu không ngăn nắp, gọn gàng thì các thứ sẽ để lộn xộn, mất nhiều thời gian để tìm. Không ngăn nắp còn làm cho nhà cửa bừa bộn, bẩn thỉu.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.
- Lắng nghe
- Chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký và tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày cách xử lí của nhóm mình.
Môn: TOÁN
TIẾT 21: 38 + 25
I. Mục tiêu
Biết cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 38 + 25 
Biết giải bài toán bằng một phép cộng các số với số đo có đơn vị dm
Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với một số để so sánh 2 số
(BT1 cột 1,2,3; BT 3;BT4(cột 1)
II. Chuẩn bị
- GV: 5 bó que tính và 13 que tính
- HS: SGK, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của gv
Hoạt động của Hs
1. Khởi động 
2. Bài cũ 28 + 5
- HS đọc bảng cộng công thức 8 cộng với 1 số.
- HS sửa bài.
 18	 79	 19	 40	 29	 88	
 + 3	 + 2	 + 4	 + 6	 + 7	 + 8
 21	 81	 23	 46	 36	 96
- Gv nhận xét. Ghi điểm
3. Bài mới 
a. Giới thiệu: Học dạng toán 38 + 25
b. Hoạt động dạy học 
v Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 38 + 25.
- Gv nêu đề toán: có 28 que tính thêm 25 que tính nữa. Hỏi có bao nhiêu que tính?
- Gv nhận xét, hướng dẫn: Gộp 8 que tính với 2 que tính rời thành 1 bó que tính, 3 bó với 2 bó lại là 5 bó, 5 bó thêm 1 bó là 6 bó, 6 bó với 3 que tính rời là 63 que tính. 
Vậy: 38 + 25 = 63
Gv yêu cầu HS đặt tính và tính.
- Gv nhận xét.
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1:
- Gọi hs yêu cầu đề bài.
- Cho hs làm vào bảng con.
- Gv hướng dẫn, uốn nắn sửa chữa. Phân biệt phép cộng có nhớ và không nhớ.
- Gọi hs sửa bài, gv nhận xét
Bài 2:
- Gọi Hs nêu yêu cầu
- Lưu ý HS cộng nhẩm ngay trên bảng.
- Gv nhận xét, sửa bài.
v Hoạt động 3: Giải toán
Bài 3:
- Gọi hs đọc đề bài
- Để tìm đoạn đường con kiến đi ta làm thế nào?
- Cho hs lên bảng sửa bài.Gv nhận xét
Bài 4: Gv cho HS thi đua điền dấu >, <, =
8 + 4 < 8 + 5	18 + 8 < 19 + 9
9 + 8 = 8 + 9	19 + 9 > 19 + 8
9 + 7 > 9 + 6	19 + 10 > 10 + 18
- Gv nhận xét
4. Củng cố – Dặn dò 
- Gv củng cố, nhận xét, tuyên dương.
- Dặn về nhà làm VBT
- Chuẩn bị: Luyện tập.
- Hát
- Đọc
- Lên bảng làm
- Hoạt động lớp
- HS thao tác trên que tính và nêu kết quả 63.
- 1 HS trình bày.
- HS lên trình bày, lớp làm vở nháp
 38	8 + 5 = 13 viết 3 nhớ 1.
+25	3 + 2 = 5 thêm 1 = 6, viết 6
 63
- Lớp nhận xét.
- Hoạt động cá nhân.
 - Tính 
 - Làm bài:
 38	 58	 78	 68
+45	+36	+13	+11
 83	 94	 91	 79
- HS làm vở cột 2,3
- Viết số thích hợp vào ô trống
- HS làm bài, sửa bài.
- HS đọc.
- Lấy độ dài đoạn AB cộng độ dài đoạn BC: 28 + 34 = 62 (dm)	
- hs lên bảng làm
Môn:TẬP ĐỌC
TIẾT 13-14 :CHIẾC BÚT MỰC
I. Mục tiêu
- Hs đọc đúng, rõ ràng toàn bài;biết nghỉ hơi đúng,bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài. 
- Hiểu nội dung: cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn(Trả lời được các câu hỏi 2,3,4,5)
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh, bảng phụ: từ, câu, bút dạ.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1. Khởi động 
2. Bài cũ Trên chiếc bè
 HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
+ Dế mèn và dế trũi đi chơi xa bằng cách gì?
+ Trên đường đi, đôi bạn nhìn thấy cảnh vật ra sao?
- Gv nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới 
a.Giới thiệu: 
- Gv treo tranh: Đây là giờ viết bài của lớp 1A. Bạn Lan và Mai vẫn viết bút chì. Khi cô cho bạn Lan bút mực. Khi lấy xong Lan gục mặt khóc và chuyện gì đã xảy ra với Lan, chúng ta tìm hiểu qua bài tập đọc hôm nay
b.H oạt động dạy học 
v Hoạt động 1: Luyện đọc từ
- Gv đọc mẫu toàn bài, tóm nội dung: Khi Lan quên bút Mai đã cho bạn mượn bút của mình nhưng khi nghe cô nói sẽ cho Mai bút mực Mai rất tiếc nhưng vẫn đưa cho bạn dùng.
- Gv chia đoạn: 4 đoạn.
- Gv cho hs tìm từ khó đọc và từ cần giải nghĩa.
Đoạn 1:
- Nêu từ cần luyện đọc?
- Nêu từ chưa hiểu nghĩa.
+ Hồi hộp
Đoạn 2:
- Nêu từ cần luyện đọc?
- Nêu từ chưa hiểu nghĩa.
+ Loay hoay
+ Quyết định
Đoạn 3:
- Nêu từ cần luyện đọc?
- Nêu từ chưa hiểu nghĩa.
+ Ngạc nhiên
Đoạn 4:
v Hoạt động 2: Luyện đọc câu
- Ngắt câu dài
+ Thế là trong lớp/ chỉ còn mình em/ viết bút chì/ cô giáo hỏi cả lớp/ ai có bút mực thừa không/ và không ai có/
+ Nhưng hôm nay/ cô định cho em viết bút mực/ vì em viết khá rồi.
- Cho hs đọc nối tiếp
- Luyện đọc toàn bài
4. Củng cố – Dặn dò 
- Gv tổ chức cho từng nhóm HS thi đọc.
- Cho hs đọc đồng thanh
- Dặn chuẩn bị: Tiết 2.
- Hát
- HS nêu.
- Luyện đọc lớp
- Lắng nghe theo dõi bài
- HS đọc đoạn 1, 2 
- Bút mực, sung sướng, buồn
à không yên lòng, chờ đợi 1 điều sắp sảy ra.
à không biết nên làm thế nào
à dứt khoát chọn 1 cách.
- HS đọc đoạn 3
- Nức nở, ngạc nhiên, mượn, loay hoay.
 à lấy làm lạ.
- HS đọc đoạn 4
- Giúp đỡ, tiếc, lọ mực
- Mỗi HS đọc 1 câu liên tục đến hết bài.
- HS đại diện lên thi đọc.
- Lớp đọc đồng thanh.
TIẾT 2
Hoạt động của Gv 
Hoạt động của Hs
- Cho HS đọc cả bài
- Gv nhận xét
 v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
- Gv giao việc cho từng nhóm.
Đoạn 1:
Những từ ngữ chi tiết nào cho thấy Mai rất mong được viết bút mực?
Đoạn 2:
Chuyện gì đã xảy ra với Lan?
Nghe cô hỏi, Mai loay hoay với hộp bút ntn? Vì sao?
Cuối cùng Mai quyết định ra sao?
Đoạn 3:
- Khi biết mình cũng được cô giáo cho viết bút mực, Mai nghĩ và nói thế nào?
- Tại sao cô giáo bằng lòng với ý kiến của Mai?
- Gv nhận xét.
v Hoạt động 2: Luyện đọc diễn cảm (đoạn 4, 5)
- Gv hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 4, 5.
- Gv đọc mẫu.
- Lưu ý về giọng điệu.
- Gọi hs đọc
- Gv uốn nắn, sửa sai
- Cho hs thi đọc diễn cảm.
4. Củng cố – Dặn dò 
- Gv cho HS đọc theo phân vai.
+ Trong câu chuyện này em thấy Mai là người ntn?
+ Nêu những trường hợp em đã giúp bạn?
- Nhận xét tiết học.
- Dặên về nhà luyên đọc bài thật diễn cảm.
- Chuẩn bị: Mục lục sách.
- HS đọc.
- HS thảo luận, đại diện trình bày.
- HS đọc đoạn 1
 + Thấy Lan được cô cho viết bút mực, Mai buồn lắm vì chỉ còn mình em viết bút chì thôi
- HS đọc đoạn 2
 + Lan được viết bút mực nhưng quên bút.
- Mai mở ra đóng lại mãi. Vì em nửa muốn cho bạn mượn, nửa lại tiếc.
- Lấy bút cho Lan mượn.
- HS đọc đoạn 3
- Mai thấy tiếc như ... tắt thi đua giải
+ Nhà Lan có 3 người
+ Nhà Hồng hơn nhà Lan 2 người
+ Nhà Hồng . . . . . người?
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị luyện tập
- Hát
- Hs lên bảng ghi
- Hoạt động lớp
- HS quan sát
- Lấy số cam ở cành trên cộng với 2 quả nhiều hơn ở cành dưới: 5 + 2 = 7 (quả)
 Đáp số: 7 quả
- HS đọc đề
- Hòa: 4 bông hoa
- Bình hơn Hòa 2 bông
- Bìnhbông hoa?
- Lấy số hoa Hòa cộng với số hoa Bình nhiều hơn.
- HS đọc đề
- Nam có 10 bi, Bắc hơn Nam 5 bi Bắc có mấy bi?
- Lấy số bi Nam có cộng số bi Bắc có nhiều hơn.
- HS làm bài
- HS đọc đề bài
- Mận cao 95 cm Đào cao hơn Mận 3 cm Đào cao bao nhiêu cm?
- Lấy chiều cao của Mận cộng với phần Đào cao hơn Mận.
- HS làm bài
 95 + 3 = 98 (cm)
- 2 đội thi đua giải.
Môn: thủ công
TIẾT 5 : GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI HOẶC GẤP MỘT ĐỒ CHƠI TỰ CHỌN
I. Mục tiêu:
- Gấp được máy bay đuôi rời hoặc một đồ chơi đơn giản, phù hợp. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng
II. Chuẩn bị:	
vẽ cho từng bước gấp; giấy thủ công
- HS: giấy thủ công, kéo,thước
- GV: mẫu máy bay đuôi rời được gấp băng giấy thủ công; quy trình gấp máy bay đuôi rời có hình 
III. Các hoạt động:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. Khởi động 
2. Bài cũ Gv kiểm tra phần chuẩn bị của hs
3. Bài mới 
a.Giới thiệu: 
- Gấp máy bay đuôi rời hoặc gấp một đồ chơi tự chọn
b.Hoạt động
v Hoạt động 1: Hướng dẫn hs quan sát và nhận xét
- Giới thiệu mẫu gấp máy bay đuôi rời và gợi ý cho hs nhận xét về hình dáng đầu, cánh, thân, đuôi máy bay.
- Gv mở dần phần đầu, cánh máy bay cho đến khi trở lại dạng ban đầu là tờ giấy hình vuông để hs quan sát.
- Yêu cầu hs nêu hình dạng tờ giấy dùng để gấp đầu và cánh máy bay.
- Gv đặt tờ giấy làm thân, đuôi máy bay và tờ giấy gấp đầu, cánh máy bay lên tờ giấy khổ A4, yêu cầu hs nhận xét.
- Gv kết luận: để gấp máy bay đuôi rời phải chuẩn bị tờ giấy hình chữ nhật. Sau đó gấp cắt thành hai phần: phần hình vuông để gấp đầu và cánh máy bay, phần hình chữ nhật còn lại để gấp thân và đuôi máy bay
v Hoạt động 2: Gv hướng dẫn mẫu
- Bước 1: cắt tờ giấy hình chữ nhật thành một hình vuông và một hình chữ nhật 
- Bước 2: gấp đầu và cánh máy bay
- Bước 3: làm thân và đuôi máy bay
- Bước 4: lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng.
4. Củng cố – Dặn dò 
-GV dặn hs về xem lại các bước gấp.
-Nhận xét tiết học.
- Hát
- Hs quan sát và nhận xét
- Hs nêu
 - Hs lắng nghe
- hs quan sát, theo dõi
- HS lắng nghe.
Môn: CHÍNH TẢ
BÀI : CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
I. Mục tiêu
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu bài: Cái trống trường em.
- Làm BT (2)a/b hoặc BT(3)a/b
II. Chuẩn bị
- GV: SGK, bảng phụ
- HS:Vở, bảng con
III. Các hoạt động
Hoạt động của gv 
Hoạt động của hs 
1. Khởi động 
2. Bài cũ Chiếc bút mực
- Gv cho 1 HS điền dấu phẩy vào đúng chỗ cho đoạn văn.
- Như mọi vật, mọi người, bé cũng làm việc. Bé làm bài, bé đi học, học xong, bé quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ. Bé cũng luôn luôn bận rộn, mà công việc lúc nào cũng nhộp nhịp, cũng vui.
3. Bài mới :
a.Giới thiệu: Cái trống trường em.
b.H oạt động dạy học 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
- Gv đọc bài viết, củng cố nội dung.
+ Bạn Hs nói với cái trống trường ntn?
+ Bạn Hs nói về cái trống trường ntn?
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả.
+ Đếm các dấu câu có trong bài chính tả.
+ Có bao nhiêu chữ hoa? Vì sao phải viết hoa
- Gv cho hs quan sát nêu từ khó.
- Gv đọc cho HS viết bảng con
- Gv đọc cho hs viết bài chính tả
- Gv theo dõi uốn nắn sửa chữa.
- Gv chấm sơ bộ, nhận xét.
v Hoạt động 2: Luyện tập
Bài2:
- Cho hs nêu yêu cầu. 
 b) en / eng
c) i / iê
- Cho hs làm bảng phụ, lớp làm VBT
- Yêu cầu hs trình bày, nhận xét.
Bài3: thi tìm nhanh:
- Cho hs làm bảng phụ và trình bày.
 a)Những tiếng có vần en và những tiếng có vần eng
 b)Những tiếng có vần im và iêm
- Gv nhận xét, sửa bài. 
4. Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- HS viết bài chính tả chưa đạt viết lại.
- Thi đua tìm từ: en/eng, im/iêm.
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: Mẩu giấy vụn.
- Hát
- 1 HS thực hiện.
- Lớp nhận xét
- HS lắng nghe
- Như nói với người bạn thân thiết.
- Như nói về 1 con người biết nghĩ, biết buồn, biết vui mừng.
- 2 dấu câu: dấu chấm và dấu hỏi
- 8 chữ, đầu câu.
- HS nêu những từ khó, viết bảng con: Nghiêng, ngẫm nghĩ, suốt, tưng bừng.
- HS viết bài.
- HS sửa bài.
- Hoạt động cá nhân
- Điền vào chỗ trống
- chen, leng keng
- Chim, chiều, tìm
- Hs làm bài, nhận xét.
- Hs tìm
- hs thi tìm
Môn: TOÁN
BÀI : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
Hs biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn trong các tình huống khác nhau
(BT1,2,4)
II. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ, thước, que tính.
- HS: SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của gv 
Hoạt động của hs 
1. Khởi động 
2. Bài cũ Bài về toán nhiều hơn ít hơn
- Gv cho HS lên giải toán, lớp làm bảng con bài toán.
+ Nam	: 8 quyển vở
+ Hà hơn Nam	: 2 quyển vở
+ Hà:.: quyển vở?
- Gv nhận xét, ghi điểm 
3. Bài mới 
a.Giới thiệu: 
- Để củng cố dạng toán đã học hôm nay chúng ta sẽ luyện tập.
b.Hoạt động 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
Tóm tắt
+ Cốc 	: 6 bút
+ Hộp nhiều hơn : 2 bút
+ Hộ :. bút?
- Muốn tìm số bút trong hộp ta làm ntn?
- Gv nhận xét, sửa bài
Bài 2:
- Đọc yêu cầu bài 2.
- Để tìm số bưu ảnh Bình có ta làm như thế nào?
- Gv nhận xét.
Bài 3:
- Cho hs nêu đề toán.
- Muốn tìm số người ở đội 2 ta làm ntn?
v Hoạt động 2: Vẽ đoạn thẳng
Ÿ Mục tiêu: Giải toán tính độ dài đoạn thẳng, thực hành vẽ đoạn thẳng.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, luyện tập.
* ĐDDH: Thước, que tính.
Bài 4:
a)
- Cho hs nêu yêu cầu đề
- Muốn biết độ dài đoạn thẳng CD bằng bao nhiêu cm ta làm thế nào?
- Cho hs làm vào bảng phụ, lớp làm vào vở.
b)
- Để vẽ được đoạn CD trước tiên ta phải làm gì?
+ Dựa vào đâu để tìm đoạn CD?
+ Làm cách nào để tìm đoạn CD?
- Gv cho HS tính và vẽ.
- Gv nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò 
- Gv cho 2 đội thi đua giải toán dựa vào tóm tắt
 Lan	: 9 tuổi
 Mẹ hơn Lan	: 20 tuổi
 Mẹ	:tuổi?
- Gv nhận xét
- Xem lại bài
- Chuẩn bị: 7 cộng với 1số.
- Hát
- HS thực hiện.
- Hoạt động nhóm
- Các nhóm thảo luật trình bày.
- HS tóm tắt và trình bày bài giải.
- Lấy số bút trong cốc cộng cho 2
 6 + 2 = 8 (bút)
- HS làm bài sửa bài.
- An có 11 bưu ảnh. Bình có nhiều hơn Anh 3 bưu ảnh. Hỏi Bình có mấy bưu ảnh?
	- Lấy bưu ảnh An có cộng số bưu ảnh Bình có nhiều hơn?
 11 + 3 = 14 (bưu ảnh)
- HS nêu
- Lấy số người đội 1 có cộng số người đội 2 nhiều hơn
	 15 + 2 = 17 (người)
- Hs nêu
- Lấy chiều dài đoạn AB cộng phần dài hơn của đoạn CD.
- HS làm bài, sửa bài.
- Hs nêu và vẽ
- Hai đội thi đua giải.
Môn: TẬP LÀM VĂN
BÀI : TRẢ LỜI CÂU HỎI- ĐẶT TÊN CHO BÀI.
LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH
I. Mục tiêu
- Dựa vào tranh vẽ, trả lời được câu hỏi, rõ ràng, đúng ý.Bước đầu biết tổ chức các câu thành bài và đặt tên cho bài.(BT2)
- Biết đọc mục lục một tuần học, ghi hoặc nói được tên các bài tập đọc trong tuần đó. (BT 3)
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh, SGK.
- HS: SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs 
1. Khởi động (
2. Bài cũ Cám ơn, xin lỗi
- HS đóng vai bạn Tuấn (Truyện: Bím tóc đuôi sam)
- Nói 1 vài câu xin lỗi bạn Hà.
- 1 bạn đóng vai bạn Lan (chiếc bút mực) 
- Nói 1 vài câu cám ơn bạn Mai.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới 
a.Giới thiệu: 
- Tiết học hôm nay chúng ta sẽ luyện tập để nói thành câu, thành bài và biết cách soạn mục lục sách.
b.Hoạt độngdạy học: 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Nêu yêu cầu bài?
- Gv cho HS quan sát tranh và thảo luận.
+ Bạn trai đang nói gì với bạn gái?
+ Bạn gái nhận xét thế nào?
+ 2 bạn làm gì?
- Dựa vào tranh liên kết các câu trên thành 1 câu chuyện.
- Gv nhận xét.
Bài 2:
- Nêu yêu cầu?
- Gv cho HS thảo luận và đặt tên.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc mục lục
Bài 3:
- Nêu yêu cầu?
- Cho hs viết mục lục
4. Củng cố – Dặn dò 
- Qua câu chuyện trên ta rút ra được bài học gì?
- Kể lại chuyện “Bức vẽ trên tường”
- Gv nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: Lập mục lục sách.
- Hát
- HS nêu.
- HS nêu.
- Dựa vào tranh, trả lời câu hỏi
- HS quan sát, thảo luận theo đôi 1
- Đang vẽ hình con ngựa lên bức tường trắng tinh của trường học.
- Bạn xem hình vẽ có đẹp không?
- Vẽ lên tường là không đẹp.
- Quét vôi lại bức tường cho sạch.
- HS nêu: Bạn trai vẽ hình con ngựa lên bức tường trắng tinh của trường học. Thấy 1 bạn gái đi qua, bạn trai liền gọi lại khoe “Bạn xem mình vẽ có đẹp không?”. Bạn gái ngắm bức tranh rồi lắc đầu “Vẽ lên tường là không đẹp”. Bạn trai nghe vậy hiểu ra. Thế là cả 2 cùng lấy xô, chổi, quét vôi lại bức tường cho sạch.
- Đặt lại tên cho câu chuyện mà tranh diễn tả.
- Không vẽ bậy lên tường.
- Bức vẽ
- Bức vẽ làm hỏng tường.
- Đẹp mà không đẹp.
- Viết mục lục các bài tập đọc đã học ở tuần 1, 2.
- HS viết mục lục.
- HS kể lại nội dung chuyện.
- Không được vẽ bậy lên tường
- Phải biết giữ gìn của công.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2 tuan 5 theo CKT.doc