Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần dạy thứ 4 (Chuẩn)

Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần dạy thứ 4 (Chuẩn)

TUẦN 1

Thứ hai ngày 16 tháng 8 năm 2010

ĐẠO ĐỨC ( Tiết số 1)

HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ(Tiết 1)

I.Mục tiêu:

- Nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ.

- Nêu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

- Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân.

- Thực hiện theo theo thời gian biểu.

- Khá, giỏi: lập được thời gian biểu hàng ngày phù hợp với bản thân.

II.Tài liệu và phương tiện:

+ Dụng cụ sắm vai cho hoạt động 2- tiết 1.

+ Phiếu 3 màu dành cho HĐ1 tiết 2.

 

doc 270 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần dạy thứ 4 (Chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS 13/ 8/ 10
Tuần 1
Thứ hai ngày 16 tháng 8 năm 2010
Đạo đức ( Tiết số 1)
Học tập, sinh hoạt đúng giờ(Tiết 1)
I.Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Nêu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân.
- Thực hiện theo theo thời gian biểu.
- Khá, giỏi: lập được thời gian biểu hàng ngày phù hợp với bản thân.
II.Tài liệu và phương tiện:
+ Dụng cụ sắm vai cho hoạt động 2- tiết 1.
+ Phiếu 3 màu dành cho HĐ1 tiết 2.
III.Hoạt động dạy học:
1. ổn định : 2’
2. Bài mới : 30’
*Hoạt động 1:Bày tỏ ý kiến theo tranh.
- GV treo tranh phóng to của bài lên bảng.j
- HS quan sát tranh để trả lời câu hỏi.
? Các bạn trong tranh đang làm gì?
- GV nêu 2 tình huống cho tr.1 và tr.2.
- 2 HS nêu n/ dung vắn tắt từng tranh.
TH1:Việc làm của 2 bạn là sai vì làm việc khác trong giờ học toán sẽ không nghe cô giáo giảng, không hiểu bài, ảnh hưởng học tập.
TH2:Việc làm của bạn Dương sai vì vừa ăn cơm vừa đọc truyện có hại cho sức khoẻ.
- HS thảo luận nhóm đôi:
? Việc làm nào đúng, việc làm nào sai.
- Đại diện các nhóm bày tỏ ý kiến trước lớp.
- Nhóm khác bổ xung, nhận xét.
 ịGV nêu kết luận: 
*Hoạt động 2:Chọn cách ứng xử phù hợp.
- GV chia nhóm cho HS thảo luận.
- 1 em đọc tình huống.
? Ngọc đang ngồi xem ti vi, mẹ nhắc Ngọc đã đến giờ đi ngủ.Theo em Ngọc sẽ ứng xử thế nào?
- HS thảo luận, từng nhóm chuẩn bị đóng vai.
- HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, chọn cách ứng xử phù hợp.
- GV nêu kết luận cho HĐ2.
*Hoạt động 3:Giờ nào việc nấy.
- GV giao việc cho từng nhóm.
- HS thảo luận kể cho nhau nghe những việc mình đã làm trong buổi được giao, 1 em ghi lại.
N.1:Nêu những việc em đã làm buổi sáng.
N.2,3,4:Nêu những việc em đã làm vào buổi trưa, chiều, tối.
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV khen ngợi các em đã thực hiện tốt.
ị GV kết luận:Cần sắp xếp thời gian hợp lí để đủ thời gian học tập, vui chơi, làm việc và nghỉ ngơi.
- Cả lớp đọc câu: Giờ nào việc nấy.
3.Củng cố, dặn dò:2’
- GV tóm tắt nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà cùng cha mẹ lập TGB và thực hiện như TGB.
 Đạo đức(Tiết số 2 – Tuần 2)
Học tập, sinh hoạt đúng giờ(Tiết 2)
I.Mục tiêu:
1.HS hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
2.HS biết cùng cha mẹ lập TGB hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng theo TGB.
3.HS có thái độ đồng tình với các bạn, biết học tập sinh hoạt đúng giờ.
II.Tài liệu và phương tiện:
- Dụng cụ sắm vai cho hoạt động 2- tiết 1+ Phiếu 3 màu dành cho HĐ1 tiết 2.
III.Hoạt động dạy học:
1. ổn định : 2’
2. Bài cũ : 3’
? Sắp xếp thời gian biểu hợp lí để làm gì ?
? Nêu lợi ích của việc học tập sinh hoạt đúng giờ.
- GV đánh giá, nhận xét.
a.Hoạt động 1:
- GV phát cho HS thẻ 3 màu và quy định: màu đỏ là tán thành, màu xanh không tán thành, trắng không biết.
- GV treo bảng phụ đã ghi các ý kiến.
- HS đọc thầm các ý kiến trên bảng.
- HS thảo luận cả lớp để đưa ra ý kiến đúng.
- GV nêu từng ý kiến.
ịGV kết luận: Cần sắp xếp thời gian hợp lí để đủ thời gian học tập, vui chơi, làm việc và nghỉ ngơi.
b.Hoạt động 2:GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu bài tập cho từng nhóm.
- HS chọn màu và giơ thẻ để biểu thị thái độ của mình theo ý kiến GV đưa.
- GV nhận xét, bổ sung.
c.Hoạt động 3:
- GV yêu cầu mỗi em tự lập một TGB cho hoạt động hàng ngày của mình.
N.1:Nêu những việc em đã làm buổi sáng.
N.2,3,4:Nêu những việc em đã làm vào buổi trưa, chiều, tối.
- 2 em đọc yêu cầu phiếu bài tập.
- HS thảo luận theo nhóm.
- HS tự lập TGB, sau đó trao đổi về TGB của mình và góp ý với nhau xem bạn đã lập TGB hợp lí chưa? đã thực hiện như thế nào?
- Một số em trình bày TGB trước lớp.
- Đại diện mỗi nhóm phát biểu nội dung thảo luận.
ị GV kết luận:Học tập và sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khoẻ và công việc cho bản thân.
Cần học tập sinh hoạt đúng giờ để đảm bảo sức khoẻ, học hành mau tiến bộ.
3.Củng cố, dặn dò:2’
- HS nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học.
- Thực hiện theo thời gian biểu.
	 ______________________________
Tập đọc ( Tiết số :1, 2)
Có công mài sắt, có ngày Nên kim
I.Mục tiêu:
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài ; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
	- Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật(lời cậu bé, bà cụ).
2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:
	- Hiểu nghĩa các từ mới: nguệch ngoạc, mải miết.
	- Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ: có công mài sắt có ngày nên kim.
	- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: làm gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công. ( Trả lời được câu hỏi trong SGK).
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, tranh minh hoạ.
III.Các hoạt động dạy học:
1. ổn định :1’
2.Bài mới:30’
a.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu 8 chủ điểm trong SGK TV 2.
- HS đọc tên các chủ điểm.
b.Luyện đọc .
- Gv đọc mẫu toàn bài.
- H/dẫn HS đọc đoạn 1,2.
*Đọc từng câu:
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu của bài.
- HS tìm và luyện đọc các từ khó :
+ quyển, nguệch ngoạc, ngáp ngắn ngáp dài.
+ hiểu, quay, ôn tồn, giảng giải.
*Đọc từng đoạn :
- GV h/dẫn HS cách đọc ngắt, nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, cụm từ dài.
- 2 HS đọc nối tiếp 4 đoạn .
- HS luyện đọc câu dài, HS khác nghe, nhận xét.
+ Mỗi ngày mài một tí/ sẽ có ngày nó thành kim.//Giống như cháu đi học,/ mỗi ngày cháu học một ít sẽ có ngày/ cháu thành tài.//
- HS đọc các từ chú giải trong SGk.
- GV yêu cầu HS nói một câu có từ "mài".
*Đọc từng đoạn trong nhóm đôi:
- HS luyện đọc theo nhóm đôi, nghe và sửa sai cho nhau.
- GV theo dõi h/dẫn các nhóm đọc.
- HS đọc theo nhóm đôi, 1 em đọc, 1em nghe sửa sai cho bạn.
- Đại diện các nhóm thi đọc.
- GV và cả lớp nghe, bình chọn những em đọc tốt nhất.
Tiết 2
c.HD tìm hiểu bài :
? Lúc đầu cậu bé học hành như thế nào?
? Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì ?
GV tiểu kết đoạn 1.
? Bà cụ giảng giải như thế nào?
? Lúc này cậu bé có tin lời bà cụ không? Tìm những chi tiết chứng tỏ điều đó?
? Câu chuyện này khuyên em điều gì?
? Em hiểu "Có công mài sắt có ngày nên kim" như thế nào?
- 1 HS trả lời- HS khác nghe, nhận xét đánh giá.	
d.Luyện đọc lại:
- GV tổ chức chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 em luyện đọc theo vai.
- Một số nhóm đọc theo vai trước lớp, cả lớp nghe, nhận xét, đánh giá cho điểm.
- GV nhận xét, sửa sai cách đọc của các em.
3.Củng cố, dặn dò:2’
- 1 HS đọc lại cả bài.
? Em thích nhân vật nào nhất trong câu chuyện.
- GV tóm tắt nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học.
- HS chuẩn bị tiết kể chuyện.
____________________________________
Toán( Tiết số 1)
Ôn tập các số đến 100
I.Mục tiêu:
- Biết đọc, đếm, viết các số đến 100.
- Nhận biết được các số có một chữ số, các số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số; số liền trước, số liền sau.
II.Đồ dùng dạy học:
- Một bảng các ô vuông
III.Các hoạt động dạy học: 
 1, ổn định tổ chức lớp : 2’
 2, Bài mới: 30’
- Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học.
- HS mở sgk.
Bài 1: Gv yêu cầu HS nêu các số có một chữ số.
 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
- Từng HS nêu các số rồi viết vào vở.
- HS đọc lại các số có một chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
? Có bao nhiêu chữ số có một chữ số?
? Số nào là số bé nhất, số nào là số lớn nhất?
- GV nêu phần ghi nhớ(có 10 số có 1 chữ số, số 0 là số bé nhất, số 9 là số lớn nhất)
Bài 2:Gọi một HS đọc yêu cầu(viết các số thích hợp vào từng dòng ):
- GV kẻ sẵn bảng như SGK, h/dẫn HS làm phần a.
- HS viết tiếp các số rồi đọc các số theo thứ tự từ lớn đến bé, bé đến lớn.
Bài 3:GV gọi HS lên bảng viết số liền trước, số liền sau số 34.
- Số liền trước của 34 là 33 hoặc 33 là số liền trước của 34.
- HS điền số và đổi vở kiểm tra bài
- GV cho HS chơi trò chơi nêu nhanh số liền trước và số liền sau của một số cho trước.
- GV đọc số bất kì, HS nghe và nêu đúng và nhanh nhất sẽ thắng.
3.Củng cố, dặn dò:2’
- HS nhắc lại nội dung bài.
- GVtóm tắt nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học.
- GV giao bài tập về nhà.
NS 13/ 8 / 10
Thứ ba ngày 17 tháng 8 năm 2010
Toán ( Tiết số2)
Ôn tập các số đến 100 (tiếp)
I.Mục tiêu:
- Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị, thứ tự của các số.
- Biết so sánh các số trong phạm vi 100.
II.Đồ dùng dạy học: 
- Một bảngr phụ
 III.Các hoạt động dạy học.
1. ổn định: 1’
2.Bài cũ:2’
- Gọi 2 HS lên bảng, lớp làm bảng con.
- Cả lớp viết số liền sau của số 37.
- Gv nhận xét
3.Bài mới:30’
Bài 1:Đọc số, viết số.
- GV h/dẫn HS cách làm
- 1 HS đọc yêu cầu bài, cả lớp đọc thầm.
- HS làm vở và chữa bài, lớp nhận xét.
Bài 3: 
- GV nêu yêu cầu bài(Điền dấu, = vào chỗ chấm).
- HS làm và chữa bài, giải thích vì sao điền dấu đó?
72 > 70 vì hàng chục đều bằng 7, hàng đơn vị 2 > 0 nên 72 >70 
- GV nhận xét, khen ngợi.
Bài 4:GV h/dẫn HS tự nêu cách làm bài rồi làm bài vào vở.
- HS chữa bài , nhận xét kết quả.
Bài 5:- Xếp các số theo thứ tự:
+Từ bé đến lớn:
+Từ lớn đến bé:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét.
Bài 2( khá, giỏi):
- GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm viết 2 số theo mẫu:57= 50 + 7.
- 3 HS lên bảng làm:
88 = 80 + 8
74 = 70 + 4
- Lớp làm bảng con, nhận xét bài bạn.
 GV nhận xét phần trình bày bài của HS.
4. Củng cố, dặn dò:2’
- HS nhắc lại nội dung bài
- Gv nhận xét giờ học.
- Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài "Số hạng - Tổng".
 _________________________________
Chính tả( Tiết số1)
Có công mài sắt, có ngày nên kim
I.Mục tiêu:
1.Rèn kỹ năng viết chính tả:
	- Chép lại chính xác đoạn trích trong bài:"Có công mài sắt, có ngày nên kim".Qua bài tập chép, hiểu cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu phải viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào một ô. Không mắc quá 5 lỗi.
	- Củng cố quy tắc viết c/k.
2.Học thuộc bảng chữ cái.
	- Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ.
	- Thuộc lòng tên 9 chữ cái đầu của bảng chữ cái.
	- Làm được các bài tập 2, 3, 4.
II.Đồ dùng dạy học:
+ GV:Bảng phụ 
+ HS:Vở bài tập
III.Các hoạt động dạy học :
1.Mở đầu:2’
- GV nêu yêu cầu:Viết đúng sạch đẹp các bài chính tả và làm đúng bài tập.
2.Bài mới:30’
  ... ủng cố: 2’
- GV tóm tắt nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò:1’ 
- Về tự chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ.
__________________________________________________________________
NS : 28/ 10/ 08
Thứ sáu ngày 7 tháng 11 năm 2008
Toán:(Tiết số:50)
51 - 15
I. Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ, số bị trừ là số có hai chữ số và chữ số hàng đơn vị là 1, số trừ là số có hai chữ số.
- Củng cố tìm thành phần chưa biết của phép cộng.
II. Đồ dùng dạy - học:
	GV -HS: Bộ đồ dùng dạy- học toán.
III. Các hoạt động dạy- học:
 1. ổn định:1/
 2. Bài cũ:3/
- 2 HS đọc bảng trừ 11 trừ đi một số.
- GV n/xét cho điểm.
 3.Bài mới:30/
a.Giới thiệu bài.
b. GV tổ chức cho HS tự tìm k.quả của phép tính: 51 - 15.
- HS hoạt động với 5 bó que tính và 1 que tính rời.
? GV: Có 51 que tính lấy đi 15 que tính ta làm thế nào ?
- HS thao tác trên q.tính. để tìm ra k.quả.
- HS nêu cách tính, GV tóm tắt cách tính hợp lí.
- GV viết bảng phép tính và k.quả HS vừa tìm được: 51 - 15 = 36.
- HS nêu cách thực hiện - GV thao tác lại trên q.tính:
+ 5 chục và 1 que tính rời ta lấy 1 que tính bớt 5 que tính, không đủ bớt ta lấy 1 bó 10 que tính với 1 que tính ta có: 11qt – 5 qt = 6 qt. 5 chục lấy bớt 1chục rồi bớt thêm 1 chục nữa bằng 3 chục que tính. 3 chục với 6 qt bằng 36 qt.
c.GV hướng dẫn HS trừ theo cột dọc.
- 1 HS lên đặt tính và nêu cách đặt tính. 
 51	- 1 không trừ được cho 5 lấy 11 trừ 5 bằng 6, viết 6, nhớ 1.
 - - 1 thêm 1 là 2. 5 trừ 2 bằng 3, viết 3.
 15
 36
- 3 HS đứng tại chỗ nêu cách tính.
- GV n/ xét ghi các bước tính.
- 1 số HS đọc lại cách tính.
b.Thực hành.
Bài 1: Tính.
-1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- Dưới lớp làm vào bảng con - 3 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét bài làm của bạn và nêu rõ cách đặt tính và cách tính.
Bài 2: Đặt tính rồi tính hiệu:
 a. 84 và 44	b. 51 và 25
- HS tự đặt tính rồi làm bài.
- 2HS lên bảng làm bài.
Bài 3: Tìm x.
- 2 HS đọc yêu câu của bài.
- 3 HS lên bảng làm - Dưới lớp làm vào bảng con theo nhóm.
a, x =16 = 41	b, x = 34 = 81	d, 19 = x = 61
? Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào.( 3 HS)
Bài 4: 
- HD hs tự chấm điểm theo mẫu rồi nối.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Thi nối nhanh.
- 2 HS lên thi trước lớp, n/xét bình chọn.
 4. Củng cố: 2/
- GV tóm tắt ND bài.
- Nhận xét giờ học.
 5. Dặn dò:1/
- Dặn HS về nhà làm tiếp các bài tập chưa hoàn thành.
 ______________________________________
 chính tả: ( Tiết số: 20)
 ( Nghe - viết):
Ông và cháu
I. Mục tiêu:	
	- HS nghe - viết chính xác bài “ Ông và cháu”. Viết đúng dấu hai chấm, mở và đóng ngoặc kép, dấu chấm than.
	- Làm đúng các bài tập phân biệt c/ k; l/n; ?/ 
II. Đồ dùng dạy học:
	GV: Bảng phụ BT3.
	HS vở BT T. việt.
III. Các hoạt động dạy- học:
 1. ổn định:1/
 2. Bài cũ:3/
- 1HS viết tên các ngày lễ đã học trong tiết trước.
- 3 HS đọc bài tập 3.
- GV n / xét, ghi điểm.
 3.Bài mới:30/
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn nghe viết.
- GV đọc bài viết. 2 HS đọc bài.
? Có đúng là cậu bé trong bài thơ thắng được ông không? ( Ông nhường cháu nên giả vờ thua cho cháu vui)
? Tìm dấu chấm, dấu ngoặc kép trong bài.
- HS viết bảng chữ khó.
- GV - HS nhận xét.( vật , keo, thua, hoan hô, chiều)
c.Viết bài.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- HS viết xong tự soát lại lỗi.
- GV chấm điểm một số bài. - N.xét.
d.Làm bài tập chính tả:
*Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu của bài.
 ( Tìm 3 chữ bắt đầu bằng c, 3 chữ bắt đầu bằng k)
- GV giới thiệu quy tắc viết chính tả c/k, HS đọc ghi nhớ.
- GV chia bảng 3 phần.
-HS thi đua tìm tiếp sức theo nhóm.
-HS đọc quy tắc ghi nhớ.
*Bài 3: 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV treo bảng phụ.
- 2 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở BT.
- HS - GV nhận xét- chữa bài.
 4. Củng cố: 2/
- GV tóm tắt ND bài.
* GV nhận xét giờ học - Tuyên dương những bài viết đẹp.
 5. Dặn dò:1/
- Dặn HS về nhà làm tiếp các bài tập chưa hoàn thành.
thể dục ( Tiết số 20)
Điểm số 1 – 2, 1 – 2 theo đội hình vòng tròn.
Trò chơi: Bỏ khăn
I.Mục tiêu:
- Học điểm số 1 – 2, 1 – 2, theo đội hình vòng tròn.
- Yêu cầu biết điểm số đúng, rõ ràng.
- Học trò chơi: Bỏ khăn.
- Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức độ ban đầu, chưa chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường, VS an toàn nơi tập.
- Phương tiện:5 chiếc khăn để chơi trò chơi, 1 còi.
III. ND và phương pháp lên lớp:
 1.Phần mở đầu:5/
- GV nhận lớp, phổ biến ND y/c giờ học. Nhắc HS ôn kĩ bài TDPTC để giờ sau kiểm tra.
- Xoay các khớp đầu gối, hông.
- Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp: 1 – 2’
* Đứng vỗ tay, hát.
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường: 60 – 80 m.
- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu: 4- 5 lần.
- Tập xong quay thành hàng ngang( dùng khẩu lệnh), dàn hàng ngang để tập bài thể dục phát triển chung.
 2. Phần cơ bản:25/
* Ôn điểm số 1 – 2, 1 – 2, theo đội hình hàng ngang:
- GV cho một nhóm lên làm mẫu.
- GV hô khẩu lệnh: “ Theo 1 – 2, 1 – 2 đến hết điểm số!”.
- GV chỉ dẫn cho từng HS cách điểm số của mình.
- Lần 2 GV tổ chức thi xem tổ nào điểm số đúng, rõ ràng, động tác quay đầu hợp lý.
- Cho cả lớp tập lần 2, GV nhận xét, cho điểm số tiếp lần 3.
- Lần 4 thi xem tổ nào điểm số đúng, rõ ràng và nhanh.
- tập xong chuyểnthành đội hình vòng tròn.
* Học điểm số 1 – 2, 1 – 2, theo đội hình vòng tròn( Theo chiều kim đồng hồ):
- Lần 1- 2 do GV điều khiển.
- Chọn HS bắt đầu điểm số ở 2 vị trí khác nhau cho mỗi đợt.
- Lần 3, cán sự điều khiển hoặc GV điều hiểndưới dạng thi hay kiểm tra xem ai thực hiện động tác và điểm sốđungs số, rõ ràng.
* Trò chơi “Bỏ khăn”
- GV nêu tên trò chơi vừa giải thích vừa đóng vai người bỏ khănbằng cách đi chậm.
- Chọn 1 HS bỏ khăn, GV chỉ dẫn em này chạy theo vòng tròn( Ngược chiều kim đồng hồ) và bỏ khăn rồi giải thích các tình huống của trò chơi.
- HS chơi thử 2 – 3 lần để HS biết cách chơi.
- Cho HS chơi chính thức.
- Kết thúc trò chơi, chuyển đội hình thành 2 đến 4 hàng dọc.
 3. Phần kết thúc:5/
- Cúi người thả lỏng và hít thở sâu.
- Nhảy thả lỏng: 5 – 6 lần.
- GV cùng Hs hệ thống bài: 1- 2/
- GV n/ xét giao bài tập về nhà.
_____________________________________
 Tập làm văn: (Tiết số:10)
Kể về người thân
I. Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng nghe- nói: Biết kể về ông bà, người thân; Thể hiện tình cảm với ông bà người thân.
- Rèn kỹ năng viết: Viết được những điều vừa kể thành đoạn văn ngắn.(3 đến 5 câu)
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV- HS : Vở BT T.việt.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định:1/
 2. Bài cũ:3/
- 2 HS đọc bài tập 3 tuần trước, n/xét ghi điểm.
 3.Bài mới:30/
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS làm BT.
* Bài tập 1: (M)
-1 HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý.
- Cả lớp suy nghĩ tìm đối tượng sẽ kể. Một số HS nói trước lớp xem mình sẽ kể về ai.
- 1 HS khá kể trước lớp. Cả lớp nhận xét bổ sung.
- HS kể trong nhóm. GV theo dõi giúp đỡ các em.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe - bình chọn người kể hay nhất.
	VD1: Bà em năm nay 60 tuổi. Trước kia bà dạy ở trường tiểu học. Bà rất yêu thương chăm sóc em.
	VD2: Bà em năm nay 60 tuổi nhưng tóc bà vẫn còn đen. Trước khi nghỉ hưu bà là cô giáo dạy ở trường tiểu học. Bà rất yêu nghề dạy học và yêu thương HS. Em rất yêu bà vì bà rất hiền và chiều em.
* Bài tập 2:(V)
- 1 HS đọc yêu cầu .
- GV nhắc HS chú ý .( Các em viết lại những gì đã nói ở bài tập 1).
- Cần viết rõ ràng, dùng từ đặt câu cho đúng.
- HS làm bài vào vở.
- 1 số HS đọc bài trước lớp.
- GV chấm điểm một số bài - Nhận xét.
 4. Củng cố: 2/
- GV tóm tắt ND bài.
- Nhận xét giờ học.
 5. Dặn dò:1/
- Dặn HS về nhà làm tiếp các bài tập chưa hoàn thành.
 ___________________________________
Sinh hoạt
SƠ kết tuần 10
 ( Đã soạn trong: Kế hoạch sinh hoạt lớp)
Nhận xét, ký duyệt của ban giám hiệu
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Sinh Hoạt
Sơ kết tuần 10
I.Yêu cầu:
- Sinh hoạt giúp học sinh tổng kết lại các mặt hoạt động trong tuần 10, đề ra phương hướng nhiệm vụ của lớp trong tuần tới.
- Rèn cho HS thực hiện tốt nhiệm vụ của 1 HS. 
II.Chuẩn bị:
- GV có kế hoạch sinh hoạt.
II.Nội dung sinh hoạt:
1.GV lên nhận xét các mặt hoạt động trong tuần 10. 
* Về ý thức của HS.
- Chuyên cần: đạt tỉ lệ chuyên cần cao, không có HS nghỉ học. 
- Học tập: HS có nhiều cố gắng trong học tập, nề nếp truy bài thực hiện tốt.
- Trong lớp hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Còn một số em đi học muộn: Tuấn Anh, Trường
- Đội văn nghệ của lớp nhiệt tình tập luyện.
- Các phong trào do đội phát động.
- Duy trì hát đầu giờ tương đối tốt.
- Múa hát tập thể, thể dục giữa giờ tham gia đầy đủ.
- VS trường lớp sạch sẽ,đã tu sửa và vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- HS tự kiểm điểm.
*GV nhận xét , xếp loại tổ.
- Tổ 1: Học nhiệt tình, hăng hái phát biểu xây dựng bài, đạt 17 điểm 10.
- Tổ 2: Tương tự như tổ 1, chữ viết có nhiều tiến bộ: Mai, Minh, Huy .Đạt 13 điểm10.
- Tổ 3: Học trầm, ít phát biểu, đạt 11 điểm 10.
2.Phương hướng, nhiệm vụ của tuần 11:
- Chuyên cần: Duy trì sĩ số.
- Duy trì và thực hiện tốt các mặt hoạt động hiện có.
- Chuẩn bị tốt giờ học, giành nhiều điểm cao chào mừng ngày 20 / 11.
- Tiếp tục thực hiện tốt việc nói và làm theo báo đội.
- Tham gia các hội thi: Văn nghệ, kể chuyện, vở sạch chữ đẹp vào ngày 20/11.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 2 tuan 1 4sang CKTKN.doc