Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần 13 năm 2009

Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần 13 năm 2009

Tiết 1 Chào cờ tuần 13

Tiết2,3: Tập đọc

 BÔNG HOA NIỀM VUI

I. Mục tiêu

* Mục tiêu chung

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng; đọc rõ lời nhân vật trong bài

- Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện. (trả lời được các CH trong SGK).

* Mục tiêu riêng

 Đối với HSY: Đọc còn nhỏ với tốc độ còn chậm. Rèn kĩ năng nói trước lớp

* HSKG: Đọc lưu loát và thể hiện được giọng đọc của nhân vật.

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Tranh (ảnh) hoa cúc đại đoá hoặc hoa thật. Bảng phụ chép sẵn các câu cần luyện đọc.

 

doc 32 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần 13 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 16 tháng 11 năm 2009
Tiết 1	Chào cờ tuần 13
Tiết2,3: Tập đọc
	BÔNG HOA NIỀM VUI
I. Mục tiêu
* Mục tiêu chung
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng; đọc rõ lời nhân vật trong bài
- Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện. (trả lời được các CH trong SGK).
* Mục tiêu riêng
 Đối với HSY: Đọc còn nhỏ với tốc độ còn chậm. Rèn kĩ năng nói trước lớp
* HSKG: Đọc lưu loát và thể hiện được giọng đọc của nhân vật.
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Tranh (ảnh) hoa cúc đại đoá hoặc hoa thật. Bảng phụ chép sẵn các câu cần luyện đọc.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ (5’)
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Bài mới (35’)
Giới thiệu: 
v Hoạt động 1: Luyện đọc 
a/ Đọc mẫu.
- GV đọc mẫu đoạn 1, 2.
b/ GVHD luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu
- GV theo dõi và ghi các từ HS đọc sai lên bảng
* Đọc theo đoạn.
 + Hướng dẫn ngắt giọng
- Yêu cầu HS đọc, tìm cách ngắt câu dài.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp.
- Chia nhóm và yêu cầu HS đọc theo nhóm.
* Thi đọc giữa các nhóm.
- Tổ chức HS thi đọc cá nhân, đọc đồng thanh.
- Nhận xét, cho điểm.
* Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1,2
- 1 HS đọc toàn bài
- 3 HS đọc bài, mỗi HS trả lời 1 câu hỏi 
- Theo dõi SGK và đọc thầm theo.
- HS đọc nối tiếp từng câu
- HS đọc các trên bảng (cá nhân, đồng thanh)
Em muốn đem tặng bố/ 1 bông hoa Niềm Vui/ để bố dịu cơn đau.// Những bông hoa màu xanh/ lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng.//
 Nối tiếp nhau đọc các đoạn 
- Từng HS đọc theo nhóm. Các HS khác bổ sung.
- Thi đọc.
 Tiết 2: 40’
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài mới (36’)
v Hoạt động 1:Tìm hiểu bài
- GV đọc mẫu lần 2
* Đọc thầm đoạn 1
Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì?
* Đọc thầm đoạn 2
- Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa Niềm Vui?
* Đọc thầm đoạn 3
- Khi biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói thế nàBạn Chi có đức tính gì đáng quý?
v Hoạt động 2: Thi đọc truyện theo vai
- Gọi 3 HS đọc theo vai. Chú ý đọc theo yêu cầu.
2. Củng cố – Dặn dò (4’)
- Gọi 2 HS đọc đoạn con thích và nói rõ vì sao?
- Dặn HS phải luôn học tập bạn Chi.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Quà của bố.
- Tìm bông hoa Niền Vui để đem vào bênh viện cho bố, làm dịu cơn đau cho bố
- Theo quy định của trường, không ai được ngắt hoa trong vườn.
Ôâm Chi vào lòng và nói: Em hãy ...hiếuthảo.
- Thương bố, tôn trọng nội qui, thật thà. 
- HS đóng vai: người dẫn chuyện, cô giáo và Chi.
- Đọc và trả lời:
- Đoạn 1: Tấm lòng hiếu thảo của Chi.
- Đoạn 2: Ý thức về nội qui của Chi
- Đoạn 3: Tình cảm thân thiết của cô và trò.
- Đoạn 4: Tình cảm của bố con Chi đối với cô giáo và nhà trường.
- HS thi đọc toàn truyện
Tiết 4: Toán
14 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 14 - 8
I. Mục tiêu
* Mục tiêu chung
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 14 – 8, lập được bảng 14 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 14 – 8. 
* Mục tiêu riêng 
* Đối với HSY: Rèn kĩ năng thực hiện phép tính dạng 14 - 8
* HSKG: Học thuộc bảng trừ dạng 14 – 8 và thực hiện được toàn bộ các bài tập
II. Chuẩn bị
- GV: Que tính
- HS: Vở bài tập, bảng con, que tính.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ (5’) Luyện tập.
- Đặt tính rồi tính:
63 – 35 73 – 29 33 – 8 43 – 14 
- GV nhận xét.
2. Bài mới (32’)
Giới thiệu:
v Hoạt động 1: Phép trừ 14 – 8
ị ĐDDH: Que tính
Bước 1: Nêu vấn đề:
- Đưa ra bài toán: Có 14 que tính (cầm que tính), bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- Yêu cầu HS nhắc lại bài. (Có thể đặt từng câu hỏi gợi ý: Có bao nhiêu que tính? Cô muốn bớt đi bao nhiêu que?)
- Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì?
- Viết lên bảng: 14 – 8.
Bước 2: Tìm Kết quả
- Yêu cầu HS lấy 14 que tính, suy nghĩ và tìm cách bớt 8 que tính, sau đó yêu cầu trả lời xem còn lại bao nhiêu que?
- Yêu cầu HS nêu cách bớt của mình. Hướng dẫn cho HS cách bớt hợp lý nhất.
- Có bao nhiêu que tính tất cả?
- Đầu tiên cô bớt 4 que tính rời trước.
- Chúng ta còn phải bớt bao nhiêu que tính nữa?
- Vì sao?
- Để bớt được 4 que tính nữa cô tháo 1 bó thành 10 que tính rời. Bớt 4 que còn lại 6 que.
- Vậy 14 que tính bớt 8 que tính còn mấy que tính?
- Vậy 14 - 8 bằng mấy?
- Viết lên bảng: 14 – 8 = 6
Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình.
- Yêu cầu nhiều HS nhắc lại cách trừ.
 v Hoạt động 2: Bảng công thức 14 trừ đi một số
ị ĐDDH:Bảng phụ.
- Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả các phép trừ trong phần bài học và viết lên bảng các công thức 14 trừ đi một số như phần bài học.
- Yêu cầu HS thông báo kết quả. Khi HS thông báo thì ghi lại lên bảng.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng các công thức sau đó xoá dần các phép tính cho HS học thuộc.
Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành
Bài 1: Yêu cầu HS tự nhẩm và nêu kết quả – GV ghi các kết quả lên bảng.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:Yêu cầu HS nêu đề bài. Thực hiện bài tập vào bảng con.
- GV nhận xét.
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Muốn tính hiệu khi đã biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập. Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính của 3 phép tính trên.
- Nhận xét và cho điểm.
Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài. Tự tóm tắt sau đó hỏi: Bán đi nghĩa là thế nào?
- Yêu cầu HS tự giải bài tập.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố – Dặn dò (3’)
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng công thức 14 trừ đi một số. Ghi nhớ cách thực hiện phép trừ 14 trừ đi một số.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: 34 – 8
- HS thực hiện. Bạn nhận xét.
- Nghe và phân tích đề.
- Có 14 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- Thực hiện phép trừ 14 – 8.
- Thao tác trên que tính. Trả lời: Còn 6 que tính.
- HS trả lời.
- Có 14 que tính (có 1 bó que tính và 4 que tính rời)
- Bớt 4 que nữa
- Vì 4 + 4 = 8.
- Còn 6 que tính.
- 14 trừ 8 bằng 6.
14 Viết 14 rồi viết 8 xuống dưới
-8 thẳng cột với 4. Viết dấu – và kẻ
vạch ngang.
 Trừ từ phải sang trái. 
4 không trừ được 8, lấy 14 trừ 8 bằng 6, nhớ 1. 1 trừ 1 bằng 0.
Thao tác trên que tính, tìm kết quả và ghi kết quả tìm được vào bài học.
- Nối tiếp nhau (theo bàn hoặc tổ) thông báo kết quả của các phép tính. Mỗi HS chỉ nêu 1 phép tính.
- HS học thuộc bảng công thức
- Từng HS nêu các kết quả 
- Nhận xét bài bạn làm đúng/sai. 
- Không cần. Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi.
- Có thể ghi ngay: 14 – 5 = 9 và 14 – 9 = 5 vì 5 và 9 là số hạng trong phép cộng 9 + 5 = 14. Khi lấy tổng số trừ số hạng này sẽ được số hạng kia.
- HS Làm vào bảng con
 8 5 7
- Đọc đề bài.
- Ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
 14
- 
 9
 5 
- HS trả lời.
- Bán đi nghĩa là bớt đi.
- Giải bài tập và trình bày lời giải.
- 2 dãy HS thi đua đọc.
Tiết 5: Đạo đức
QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN
I. Mục tiêu
- Biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
- Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày.
- Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
II. tài liệu và phương tiện
- Vở bài tập đạo đức2
- Bài hát” Tìm bạn thân”
III. Các hoạt động dạy học (28’)
* Khởi động: Cả lớp hát bài” Tìm bạn thân
* Hoạt động 1: Đoán xem điều gì đã xảy ra:
- HS quan sát và ứng xử phù hợp theo từng tình huống
 	+ Nam không cho Hà xem bài
+ Nam khuyên Hà
+ Nam cho Hà xem bài
- HS thảo luận ba cách ứng xử trên
* Hoạt động 2: Tự liên hệ
- HS nêu những việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè
- Các tổ lập kế hoạch, giúp đỡ các bạn lúc gặp khó khăn
* Hoạt động 3: Trò chơi Hái hoa dân chủ
Kết luận chung: Quan tâm, giúp đỡ bạn là việc làm cần thiết của mỗi người. Khi được bạn bè quan tâm, niềm vui sẽ nhân lên, nỗi buồn sẽ vơi đi
IV. Củng cố – Dặn dò: (2’)
GV nhận xét tiết học
Tiết 6: Tập đọc
Luyện đọc bài: Bông hoa niềm vui
I.Mục tiêu.
* Mục tiêu chung
 - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. Đọc đúng, trôi chảy toàn bài
- Nắm vững nội dung bài (trả lời được CH 1,2,3)
* Mục tiêu riêng
 Đối với học sinh yếu: Đọc trơn được 2 – 3 câu của bài
HSKG: Đọc rõ ràng trôi chảy bài văn, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, TL được các câu hỏi trong SGK và hiểu nội bài.
II. Các hoạt động.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Củng cố kiến thức:
GV hệ thống lại cách đọc toàn bài
2. Dạy bài ôn (37’)
Luyện đọc
- GV yêu cầu HS khá tự đọc bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GVHD học sinh yếu luyện đọc từng câu
GV theo giúp đỡ
- GV giúp đỡ HS yếu đọc xong sau đó giao nhiệm vụ các em tự đọc bài.
GV kiểm tra HS khá đọc và trả lời câu hỏi.
 - GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS khá trả lời
 - GV cùng HS nhận xét.
- GV cho HS luyện đọc theo nhóm
3. Củng cố – dặn dò: Dặn HS về nhà luyện đọc.
- HS khá tự đọc bài và tự tìm hiểu câu hỏi
- HS yếu rèn đọc nối tiếp câu trước lớp
- HS khá thi đọc trước lớp.
- HS khá đọc nối tiếp từng đoạn và toàn bài
- HS khá thi trả lời câu hỏi
- Các nhóm thi đọc phân vai
- HS về nhà tiếp tục luyện đọc.
Tiết 6: Toán
ÔNTẬP 14 trừ đi một số: 14 - 8
I. Mục tiêu
 * Mục tiêu chung
- Rèn kĩ năng thực hiện phép trừ dạng 14 – 8. Biết giải bài toán có một phép trừ. 
* Mục tiêu riêng
Đối với HS yếu: Rèn kĩ năng thực hiện phép trừ, làm được BT1,2. Nêu được yêu cầu của các bài tập.
HSKG: Làm được tất cả các bài tập.
II. Chuẩn bị
- HS: Vở BT, bảng con, que tính.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Củng cố kiến thức: (5’ )
- GV yêu cầu HS đọc lại bảng 14 trừ đi một số
GV nhận xét .
2. Dạy bài ôân (30’)
Bài 1: Tính nhẩm
8 + 6 = 9 + 5 =
6 + 8 =	 5 + 9 =
14 – 8 = 14 – 9 =
14 – 6 = 14 – 5 =
GV cùng cả lớp nhận xét
Bài 2: Đặt tính rồi tính
14 - 8 14 - 6 14 - 7
14 – 9 14 - 5
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài sau đó mời HS khá tóm tắt bài toán.
Bài 4: Tô màu đỏ vào hình chữ nhật, tô màu xanh vào hình còn lại.
3. Củng cố – Dặn dò (2’)
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà luyện tập thêm về phép trừ 
- 2 HS nhắc lại
- HS tính nhẩm
2 HS yếu nêu kết quả
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài – HS yếu lên chữa b ... n bảng: 15 – 7 = 8
Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả của các phép trừ: 15 – 8; 15 – 9.
Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng công thức 15 trừ đi một số.
v Hoạt động 2: 16 trừ đi một số
ò ĐDDH: Que tính
Nêu: Có 16 que tính, bớt đi 9 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
Hỏi: 16 bớt 9 còn mấy?
Vậy 16 trừ 9 bằng mấy?
Viết lên bảng: 16 – 9 = 7.
Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả của 16 – 8; 16 – 7.
Yêu cầu HS đọc đồng thanh các công thức 16 trừ đi một số.
v Hoạt động 3: 17, 18 trừ đi một số
ò ĐDDH: Que tính.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm kết quả của các phép tính: 
	17 – 8; 17 – 9; 18 – 9
Gọi 1 HS lên bảng điền kết quả các phép tính trên bảng các công thức.
Yêu cầu cả lớp nhận xét sau đó đọc lại bảng các công thức: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
v Hoạt động 4: Luyện tập, thực hành
ò ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 1: Yêu cầu HS nhớ lại bảng trừ và ghi ngay kết quả vào Vở .
Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
Hỏi thêm: Có bạn HS nói khi biết 15 – 8 = 7, muốn tính 15 – 9 ta chỉ cần lấy 7 –1 và ghi kết quả là 6. Theo em, bạn đó nói đúng hay sai? Vì sao?
3. Củng cố – Dặn dò (4’)
Cho HS đọc lại bảng các công thức 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà học thuộc các công thức trên.
-Chuẩn bị: 55 – 8 ; 56 – 7 ; 37 – 8 ; 68 – 9
- HS thực hiện.
- Nghe và phân tích bài toán.
- Thực hiện phép trừ 15 – 6
- Thao tác trên que tính.
- Còn 9 que tính.
- 15 – 6 bằng 9.
- Thao tác trên que tính và trả lời: 15 que tính, bớt 7 que tính còn 8 que tính.
- 15 trừ 7 bằng 8.
- 15 – 8 = 7
 15 – 9 = 6
- HS đọc bài
- Thao tác trên que tính và trả lời: còn lại 7 que tính.
- 16 bớt 9 còn 7
- 16 trừ 9 bằng 7
- Trả lời: 16 – 8 = 8
 16 – 7 = 9
- HS đọc bài
- Thảo luận theo cặp và sử dụng que tính để tìm kết quả.
- Điền số để có:
	17 – 8 = 9
	17 – 9 = 8
	18 – 9 = 9
- Đọc bài và ghi nhớ.
- Ghi kết quả các phép tính.
- Nối tiếp nhau báo cáo kết quả của từng phép tính. Mỗi HS chỉ đọc kết quả của 1 phép tính.
- Cho nhiều HS trả lời.
	Bạn đó nói đúng vì 8 + 1 = 9 nên 15 – 9 chính là 15 –8 –1 hay 7 – 1 (7 là kết quả bước tính 15 – 8)
- HS đọc.
Tiết 2: Chính tả (nghe- viết)
QUÀ CỦA BỐ
I. Mục tiêu
- Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có nhiều dấu câu.
- Làm được BT2; BT3a,b.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ có ghi sẵn nội dung các bài tập.
HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ (3’) Bông hoa Niềm Vui.
Gọi 3 HS lên bảng viết các từ do GV đọc.
Nhận xét cho điểm từng HS.
2. Bài mới (34’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
ò ĐDDH: Bảng phụ, từ.
a/ Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết.
GV đọc đoạn đầu bài Quà của bố.
Đoạn trích nói về những gì?
Quà của bố khi đi câu về có những gì?
b/ Hướng dẫn cách trình bày.
Đoạn trích có mấy câu?
Chữ đầu câu viết thế nào?
Trong đoạn trích có những loại dấu nào?
Đọc câu văn thứ 2.
c/ Hướng dẫn viết từ khó.
Yêu cầu HS đọc các từ khó.
Yêu cầu HS viết các từ khó.
d/ Viết chính tả.
e/ Soát lỗi.
g/ Chấm bài.
Làm tương tự các tiết trước.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
ò ĐDDH: Bảng phụ, bút dạ.
Bài tập 2: Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
Treo bảng phụ.
Gọi 2 HS lên bảng làm.
Nhận xét.
Cả lớp đọc lại.
Bài tập 3:
Tiến hành tương tự bài tập 2.
3. Củng cố – Dặn dò (3’)
Tổng kết giờ học.
Dặn HS về nhà làm bài tập chính tả.
- 3 HS lên bảng viết các từ ngữ: yếu ớt, kiến đen, khuyên bảo, múa rối, nói dối, mở cửa.
- HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Theo dõi bài.
- Những món quà của bố khi đi câu về.
- Cà cuống, niềng niễng, hoa sen đỏ, cá sộp, cá chuối.
- 4 câu
- Viết hoa.
- Dấu phẩy, dấu chấm, dấu 2 chấm, dấu 3 chấm.
- Mở sách đọc câu văn thứ 2.
- Cà cuống, nhộn nhạo, toả, toé nước 
- 2 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- HS viết bài.
- Điền vào chỗ trống iê hay yê.
- 2 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào Vở bài tập.
- Câu chuyện, yên lặng, viên gạch, luyện tập.
Tiết 3: Tập làm văn
 KỂ VỀ GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu
- Biết kể về gia đình của mình theo gợi ý cho trước(BT1).
- Viết được một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) theo nội dung BT1.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh vẽ cảnh gia đình có bố, có mẹ, và 2 con. Bảng phụ chép sẵn gợi ý ở bài tập 
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ (3’)
Gọi 4 HS lên bảng.
Nhận xét cho điểm từng HS.
2. Bài mới (34’)
Giới thiệu: 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập. 
ò ĐDDH: 1 số câu hỏi chép sẵn, bài tập để huớng dẫn.
Bài 1: Treo bảng phụ.
Nhắc HS kể về gia đình theo gợi ý chứ không phải trả lời từng câu hỏi. Như nói rõ nghề nghiệp của bố, mẹ, anh (chị) học lớp mấy, trường nào. Em làm gì để thể hiện tình cảm đối với những người thân trong gia đình.
Chia lớp thành nhóm nhỏ.
Gọi HS nói về gia đình mình trước lớp. GV chỉnh sửa từng HS.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài viết. 
ò ĐDDH: Vở bài tập.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
 - HS làm vào vở bài tập
 - Gọi 3 đến 5 HS đọc bài làm. Chú ý chỉnh sửa cho từng em
Thu VBT và chấm.
3. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà viết lại bài tập 2 vào vở.
- HS thành 2 cặp làm bài tập 2 theo yêu cầu. Nói các nội dung.
- HS dưới lớp nghe và nhận xét.
- 3 HS đọc yêu cầu.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- HS tập nói trong nhóm trong 5 phút.
- HS chỉnh sửa cho nhau.
- VD về lời giải.
- Gia đình em có 4 người. Bố em là bộ đội, dạy tại trường trong quân đội, mẹ em là giáo viên. Anh trai em học lớp 3 Trường Tiểu học Nghĩa Tân. Em rất yêu qúy gia đình của mình.
- Gia đình em có 5 người. Bà em đã già ở nhà làm việc vặt. Bố mẹ em là công nhân đi làm cả ngày tới tối mới về. Em rất yêu qúy và kính trọng bà, bố mẹ vì đó là những người đã chăm sóc và nuôi dưỡng em khôn lớn
- Dựa vào những điều đã nói ở bài tập 1, hãy viết 1 đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) kể về gia đình em.
- HS làm vào vở bài tập
- 3 đến 5 HS đọc.
Tiết 4: Ââm nhạc
HỌC HÁT: BÀI CHIẾN SĨ TÍ HON
I. Mục tiêu
	- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
	- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II. GV chuẩn bị
	- Hát chuẩn xác bài Chiến sĩ tí hon
III. Các hoạt động dạy học(27’)
* Hoạt động 1: Dạy bài hát Chiến sĩ tí hon
	- GV giới thiệu bài hát: Tuổi thơ có nhiều ước mơ thật thú vị. Có một bài hát kể về ước mơ được làm chiến sĩ tí hon, Các em bé vai mang súng bước theo lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong tiếng trống nhịp nhàng.
	- Hát mẫu
	- HS đọc lời ca.
	- Dạy hát từng câu, chú ý những chỗ lấy hơi.
* Hoạt động 2: 
	- Vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca;
	 Kèn vang đây đoàn quân 
 x x x x x
	- Tập đứng hát, chân bước đều tại chỗ, vung tay nhịp nhàng.
IV. Dặn dò(3’)
Về nhà tập hát thuộc lời ca
GV nhận xét tiết học
Tiết 5: An toàn giao thông
 ĐI BỘ VÀø QUA ĐƯỜNG AN TOÀN
Mục tiêu:
 HS biết cách đi bộ và biết cách qua đường trên những đoạn đường có tình huống khác nhau.
HS biết quan sát phía trước khi đi đường.
 HS biết chọn nơi qua đường an toàn.
	HS có thói quen quan sảttên đường đi chú ý khi đi đường.
II. Các hạot động:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Quan sát tranh
 GV chia lớp thành 5 nhóm
	Các nhóm quan sát hình vẽ trong SGK, thảo luận nhận xét các hành vi đúng/ sai trong mỗi bức tranh
	HS thảo luận nhóm
 Đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến
 GV kết luận: Khi đi bộ trên đường, các em cần phải đi trên vỉa hè, nơi không có vỉa hè phải đi sát lề đường. Đi đúng đường dành riêng cho ngưpì đi bộ.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
	HS nhắc lại nội dung bài
 Các em luôn nhớ chấp hành đúng những quy định khi đi bộ và qua đường.
Tiết 6: Toán
	 ÔN: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số
I. Mục tiêu
 * Mục tiêu chung
- Rèn kĩ năng thực hiện phép trừ dạng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số; Nhận dạng được hình tam giác, hình tứ giác 
* Mục tiêu riêng
Đối với HS yếu: Rèn kĩ năng thực hiện phép trừ, làm được BT1. Nêu được yêu cầu của các bài tập.
HSKG: Làm được tất cả các bài tập.
II. Chuẩn bị
- HS: Vở BT, bảng con, que tính.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Củng cố kiến thức: (5’ )
- GV yêu cầu HS nhắc lại bảng trừ 15, 16, 17, 18 trừ đi một số
 - GV nhận xét .
2. Dạy bài ôân (30’)
Bài 1: Đặt tính rồi tính
15 – 9 15 - 7 15 – 8 15 – 6
16 – 7 16 - 9 16 – 8 17 – 8
17 – 9 18 – 9 18 – 8 17 - 10 
GV cùng cả lớp nhận xét
Bài 2: Nối phép tính với kết quả đúng
16 - 9
18 - 9
17- 8
15 - 6
15 - 7
7
9
8
17 - 9
16 - 8
15 - 8
Bài 4: Tô màu xanh vào hìn tam giác, tô màu đỏ vào hình tứ giác 
3. Củng cố – Dặn dò (2’)
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà xem lại bài 
- HS nhắc lại
- HS nêu yêu cầu
- HS tự làm bài
2 HS yếu lên chữa bài
- HS nêu yêu cầu
- 3 tổ làm bài
- HS 3 tổ nối tiếp nhau lên nối
- HS đọc yêu cầu của bài rồi tự làm bài.
Tiết 7: SINH HOẠT CUỐI TUẦN 13
I. Mục tiêu:
Giúp HS nhìn nhận lại những ưu, khuyết điểm để khắc phục và phát huy những nội dung sau:
- Ổn định nề nếp, đi học đúng giờ, ra vào lớp phải xếp hàng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, mặc đồng phục theo quy định của nhà trường.
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh.
- Biết kính trên nhường dưới.
II. Đánh giá lại tình hình của tuần qua.
- Nề nếp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, trang phục của các em tương đối tốt – Một số em tác phong chưa tốt
- Nhận xét tổ trực nhật.
- Nhận xét về tình hình học tập của từng học sinh trong lớp – Một số em về nhà không học bài
- Ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày.
- Quan hệ bạn bè trong lớp.
III. Kết quả giáo dục tuần tới:
- Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ
- Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ, tác phong gọn gàng.
- Giữ gìn tốt cơ sở vật chất, sách vở và cây xanh
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định, không dùng cây hoặc lá bỏ vào nhà cầu, dùng nước giội sạch sau khi vệ sinh xong.
- Học bài và làm bài ở nhà.
- Thực hiện tốt sinh hoạt đầu giờ và tập thể dục giữa giờ.
- Quan tâm, giúp đỡ các bạn trong lớp, không gây gỗ đánh nhau.
IV. Biện pháp thực hiện có hiệu quả các nội dung giáo dục trong tuần:
 - GV triển khai nội dung và ngày nào cũng nhắc nhở các em thực hiện tốt.
- Nghiêm khắc phê bình những HS thực hiện chưa tốt.
- Thường xuyên kiểm tra việc học tập của các em ở nhà.
- Nhắc nhở và phạt những em vi phạm về tác phong, vệ sinh cá nhân.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2 tuan 13(9).doc