Giáo án các môn học khối lớp 2 - Nguyễn Thị Tuyết Mai - Tuần 8

Giáo án các môn học khối lớp 2 - Nguyễn Thị Tuyết Mai - Tuần 8

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: đọc trơn toàn bài, đọc đúng một số từ ngữ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng, biết phân biệt lời người kể với lời nhân vật.

- Hiểu nội dung bài: Cô giáo vừa yêu thương HS vừa nghiêm khắc dạy bảo HS nên người. Cô như mẹ hiền của các em.

* Riêng các em Thịnh, Thích, Công, Kiên, Đặng Yên, Định: Đọc đúng một đoạn của bài, biết đọc đúng một số từ khó.

 

doc 8 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 800Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 2 - Nguyễn Thị Tuyết Mai - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27 / 9 / 2009
Ngày giảng: Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2009
Tập đọc
Tiết 5 Người mẹ hiền
I. Mục đích yêu cầu
- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: đọc trơn toàn bài, đọc đúng một số từ ngữ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng, biết phân biệt lời người kể với lời nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Cô giáo vừa yêu thương HS vừa nghiêm khắc dạy bảo HS nên người. Cô như mẹ hiền của các em.
* Riêng các em Thịnh, Thích, Công, Kiên, Đặng Yên, Định: Đọc đúng một đoạn của bài, biết đọc đúng một số từ khó.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi nội dung rèn đọc.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài ôn
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.
- Đọc từng câu
- Đọc từng đoạn 
- Cho HS đọc đồng thanh bài
* Tìm hiểu bài
- Giờ ra chơi, Minh rủ Nam đi đâu ?
- Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào?
- Hai bạn ra phố xem xiếc được không? Vì sao?
- Vì sao cô giáo trong bài được gọi là người mẹ hiền?
* Cho HS luyện đọc phân vai.
2. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc HS xem trước bài sau
- HS theo dõi
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu cho đến hết bài.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm, sau đó thi đọc trước lớp.
- Lớp đọc đồng thanh toàn bài.
- Minh rủ Nam trốn học ra phố xem xiếc
- Chui qua lỗ tường thủng
- Không. Vì bị bác bảo vệ giữ lại khi chui qua tường.
- Cô vừa yêu thương HS, vừa nghiêm khắcdạy bảo HS giống như một người mẹ.
- 3 nhóm HS thi đọc.
- Lớp bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay
Bồi dưỡng và PĐHS
Tiết 3 Luyyện viết: Chữ hoa E, Ê
I. Mục đích yêu cầu
	Giúp các em:
- Củng cố về cách viết chữ hoa: E, Ê theo mẫu.
- Viết đúng mẫu, đúng quy trình kỹ thuật.
- Cố ý thức viết bài cẩn thận, đúng mẫu, giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy học
- Chữ mẫu
III. Các hoạt động dạy học
 1. Bài ôn
- GV nêu mục đích yêu cầu của bài.
- Cho 2 HS nhắc lại quy trình viết chữ E, Ê.
- GV viết mẫu chữ E, Ê
- Cho HS viết bảng con.
- Cho HS đọc câu ứng dụng: Em yêu trường em.
- Cho HS viết bảng con chữ Em
* Hướng dẫn cách viết và cách trình bày.
- Nhắc nhở về khoảng cách giữa các chữ và giữa các con chữ với nhau.
* Hướng dẫn viết bài trong vở Tập viết.
- GV nêu yêu cầu viết
- GV theo dõi, nhắc nhở
* Chấm, chữa bài.
- GV chấm nhanh một số bài, nêu nhận xét.
 2. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- 2 HS nhắc lại quy trình viết chữ E, Ê
Các HS khác nhận xét, bổ sung
- HS quan sát.
- HS tập viết bảng con.
- 2 HS đọc câu ứng dụng
- HS viết bảng con: Em
- HS nêu cách viết và cách trình bày.
- HS viết bài vào vở theo yêu cầu của cô.
- HS xem lại bài viết.
Ngày soạn: 27 / 9 / 2009
Ngày giảng: Thứ tư ngày 30 tháng 9 năm 2009
Tập đọc
Tiết 6 Đổi giày
I. Mục đích yêu cầu
- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng cho HS, phát âm đúng một số tiếng khó.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
- Hiểu được nội dung câu chuyện: Cậu bé đi giày chiếc cao chiếc thấp khi được nhắc về đổi giàyvẫn không biết đổi thế nào.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi đoạn cần rèn đọc.
III. Các hoạt động dạy học
Bài ôn
* Giới thiệu bài
* Luyện đọc
- GV đọc mẫu bài 1 lần
- Đọc từng câu
+ GV ghi bảng những từ HS phát âm sai, cho HS đọc lại.
- Đọc từng đoạn trước lớp
+ GV hướng dẫn HS ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu.
- Đọc từng đoạn trong nhóm
* Tìm hiểu bài
- Vì xỏ nhầm giày, bước đi của cậu bé như thế nào?
- Khi thấy đi lại khó khăn, cậu bé nghĩ gì?
- Cậu bé thấy hai chiếc giày ở nhà thế nào?
* Luyện đọc lại
- Cho HS phân vai đọc lại câu chuyện
Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- HS theo dõi SGK.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu cho đến hết bài.
- HS luyện đọc từ khó.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- Các nhóm luyện đọc sau đó thi đọc
- Lớp đọc đồng thanh toàn bài.
- Bước đi của cậu tập tễnh
- Cậu bé nghĩ chân bên dài, bên ngắn hay là tại đường khấp khểnh.
- Chiếc thấp chiếc cao.
- Các nhóm tự phân vai đọc lại câu chuyện.
- Lớp bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay.
Chính tả (Nghe viết)
Tiết 5 Đổi giày
I. Mục đích yêu cầu
Giúp các em:
- Rèn kỹ năng viét chính xác một đoạn trong bài Đổi giày
- Viết đúng một số chữ khó và trình bày đúng đoạn văn.
- Giáo dục các em tính cẩn thận khi viết bài.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng con ghi từ khó
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài ôn
* Hướng dẫn nghe viết
- GV đọc bài viết một lần.
- Giúp HS hiểu nội dung bài:
+ Cậu bé thấy hai chiếc giày ở nhà thế nào?
+ Bài viết có những dấu câu nào?
+ Sau dấu hai chấm phải viết như thế nào?
+ Trong bài có những chữ nào khi viết dễ lẫn, hay viết sai.
* GV đọc cho HS viết bài.
- GV đọc lại cho HS soát lỗi.
- GV chấm một số bài
2. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc HS xem trước bài sau.
- HS theo dõi.
- 2 HS đọc lại
- Đôi này vẫn chiếc thấp chiếc cao.
- Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu chấm than.
- Phải xuống dòng, ghạch đầu dòng và viết hoa.
- HS nêu và viết bảng con những chữ khó trong bài.
- HS nghe GV đọc viết bài vào vở.
- HS soát lại lỗi trong bài.
Ngày soạn: 27 / 9 / 2009
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 2 tháng 10 năm 2009
Chính tả (Nghe viết)
Tiết 6 Bàn tay dịu dàng
I. Mục đích yêu cầu
- Nghe viết đúng một đoạn của bài Bàn tay dịu dàng; biết viết hoa chữ đầu tên bài, đầu câu và tên riêng của người; trình bày đúng lời của An.
- Luyện viết đúng các tiếng có r / d / gi.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết nội dung BT3a.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài ôn
* Hướng dẫn nghe viết
- GV đọc bài viết một lần.
- Giúp HS hiểu nội dung bài:
+ An buồn bã nói với thầy giáo điều gì?
+ Khi biết An chưa làm bài tập , thái độ của thầy giáo thế nào?
+ Bài chính tả có những chữ nào phải viết hoa?
+ Khi xuống dòng chữ đầu câu viết thế nào?
+ Trong bài có những chữ nào khi viết dễ lẫn, hay viết sai.
* GV đọc cho HS viết bài.
- GV đọc lại cho HS soát lỗi.
- GV chấm một số bài
* Hướng dẫn HS làm bài tập 3a
- Cho HS làm bài 
- GV nhận xét, sửa sai.
2. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc HS xem trước bài sau.
- HS theo dõi.
- 2 HS đọc lại
- Thưa thầy, hôm nay em chưa làm bài tập
- Thầy không trách, chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An với bàn tay dịu dàng, đầy trìu mến, thương yêu.
- Chữ đầu dòngtên bài, chữ đầu câu và tên của bạn An.
- Viết lùi vào một ô
- HS nêu và viết bảng con những chữ khó trong bài.
- HS nghe GV đọc viết bài vào vở.
- HS soát lại lỗi trong bài.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
GDTT
Tiết 8 Sơ kết tuần 8
I. Mục đích yêu cầu
- Nhận xét ưu, nhược điểm của lớp.
- Nâng cao ý thức phê và tự phê giữa các tổ.
- Đề ra phương hướng tuần tới.
II. Chuẩn bị
Nội dung sinh hoạt
III. Lên lớp
Lần lượt các tổ sinh hoạt, chỉ ra ưu, nhược điểm của tổ mình trong tuần qua.
Giáo viên nhận xét chung
* Ưu điểm:
- Về đạo đức: Nhìn chung trong tuần qua các em đi học đều, đúng giờ, thực hiện nghiêm túc giờ truy bài, các nội quy của trường, lớp.
- Về học tập: Các em có ý thức trong học tập, học bài và làm bài trước khi đến lớp. Trong lớp chú ý nghe giảng, tích cực xây dựng bài.
* Tồn tại: Vẫn còn một số em lười học, chưa có ý thức tự giác trong học tập. Nhiều em thiếu đồ dùng học tập.
3. Tuyên dương
- Thảo, Kim, Trần Yên
4. Phê bình
- Sơn, Việt (mất trật tự), Kiên, Công, Đặng Yên, Thịnh, Thích (lười học)
5. Phương hướng tuàn tới
- Duy trì tốt các nền nếp của lớp, các quy định của nhà trường.
- Thi đua đạt nhiều điểm cao trong học tập.
- Rèn chữ viết, giữ vở sạch.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8 ca chieu.doc