Giáo án các môn học khối 2 - Tuần thứ 16 - Dương Thanh Hải

Giáo án các môn học khối 2 - Tuần thứ 16 - Dương Thanh Hải

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn đoạn 1, 2, 3. Đọc đúng các từ mới: tung tăng, mắt cá chân, bó bột, bất động;

- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Đọc phân biệt giọng kể với giọng nhân vật ( lời của mẹ, của Bé)

 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ : tung tăng, mắt cá chân, bó bột, bất động

- Hiểu nội dung đoạn 1, 2, 3 câu chuyện: Bé và Cún Bông là một đôi bạn. Một hôm Bé bị ngã, phải bó bột và nằm bất động trên giường. Bạn bè thay nhau đến chơi với Bé nhưng Bé vẫn buồn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn câu văn cần luyện đọc

 

doc 9 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 750Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 2 - Tuần thứ 16 - Dương Thanh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Tập đọc 
Thứ ngày tháng năm 200
Lớp: 2 
Tên bài dạy:
Tiết: 61 Tuần: 16
Con chó nhà hàng xóm
(tiết 1)
I. Mục đích, yêu cầu :
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc trơn đoạn 1, 2, 3. Đọc đúng các từ mới: tung tăng, mắt cá chân, bó bột, bất động; 
Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 
Đọc phân biệt giọng kể với giọng nhân vật ( lời của mẹ, của Bé)
 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: 
Hiểu nghĩa các từ ngữ : tung tăng, mắt cá chân, bó bột, bất động
Hiểu nội dung đoạn 1, 2, 3 câu chuyện: Bé và Cún Bông là một đôi bạn. Một hôm Bé bị ngã, phải bó bột và nằm bất động trên giường. Bạn bè thay nhau đến chơi với Bé nhưng Bé vẫn buồn.
II. Đồ dùng dạy - học : 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. 
Bảng phụ viết sẵn câu văn cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy - học: 
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức 
tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
2'
15'
8’
4’
1'
A. Kiểm tra bài cũ
Đọc bài : Bán chó
Nội dung bài : Nhà Giang có nhiều chó con quá, nuôi không xuể, muốn cho bớt đi. Giang đã bán đi một con chó để đổi lấy hai con mèo. Như vậy, số con vật trong nhà không hề giảm mà còn tăng lên.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Chủ điểm tuần 16 có tên gọi là Bạn trong nhà. Và bài tập đọc đầu tiên là bài: Con chó nhà hàng xóm. Qua bài tập đọc này, các em sẽ thấy tuổi thơ của thiếu nhi không thể thiếu tình bạn cới các con vật nuôi trong nhà. Những người bạn ấy làm cho cuộc sống của các em thêm tươi đẹp
2. Luyện đọc: 
2.1: GV đọc mẫu: 
 GV đọc nhẹ nhàng, cảm động, đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật.
2.2: Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 1, 2, 3 kết hợp giải nghĩa từ: 
a. Đọc từng câu: 
- Từ ngữ khó đọc: tung tăng, mắt cá chân, bó bột, bất động
b. Đọc từng đoạn trước lớp: 
* Hiểu nghĩa các từ mới: 
Tung tăng: vừa đi vừa nhảy, có vẻ rất thích thú.
Mắt cá chân: chỗ có xương lồi lên giữa cổ chân và bàn chân.
Bó bột: giữ chặt chỗ xương gãy bằng khuôn bột thạch cao.
Bất động: không cử động.
* Hướng dẫn ngắt nghỉ ở các câu dài và nhấn giọng ở một số từ ngữ gợi tả: 
 Bé rất thích chó / nhưng nhà Bé không nuôi con nào.//
Con muốn mẹ giúp gì nào? // (đọc với giọng âu yếm, lo lắng)
Con nhớ Cún, mẹ ạ.// (giọng nhẹ nhàng, buồn bã)
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm. 
e. Đọc đồng thanh cả nhóm , cá nhân theo từng đoạn. 
3. Hướng dẫn tìm hiểu các đoạn 1, 2, 3
Câu 1: Bạn của Bé là Cún Bông, con chó nhà bác hàng xóm. Cún và Bé thường nhảy nhót tung tăng khắp vườn.
Câu 2: Bé mải chạy theo Cún, bị vấp phải một khúc gỗ và ngã đau. Cún đã chạy đi tìm mẹ của Bé đến giúp.
Câu 3: Bạn bè thay nhau đến thăm Bé, kể chuyện, tặng quà cho Bé nhưng Bé vẫn buồn vì Bé nhớ Cún
3. Luyện đọc lại đoạn 1, 2, 3
4. Củng cố - Dặn dò:
 Rèn đọc đúng ngữ điệu. Về nhà đọc toàn bài 3 lần. Tập trả lời các câu hỏi cuối bài tìm hiểu nội dung 2 đoạn còn lại.
*PP kiểm tra đánh giá.
3 HS đọc bài: Bán chó
Hỏi: Nội dung bài Bán chó có điều gì hài hước?
HS trả lời. Gv nhận xét, cho điểm.
* PP thuyết trình, vấn đáp, giảng giải, luyện tâp, kiểm tra
GV treo tranh minh hoạ chủ điểm 16, hỏi:Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
HS trả lời: Tranh vẽ hai bạn nhỏ đang chơi đùa với chó và mèo. 
Gv hỏi thêm: Ngoài chó và mèo, vật nuôi trong nhà còn là những con vật nào?( chim, cá, khỉ, trâu, bò, vịt, gà..)
HS mở sách giáo khoa. 
GV cất tranh minh hoạ, ghi tên bài lên bảng. 
Gv đọc mẫu toàn bài
HS đọc nối tiếp từng câu trong đoạn 1, 2, 3 một lượt. Khi học sinh đọc bị sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó.
 GV viết các từ khó đọc lên bảng cho HS luyện đọc cá nhân hoặc đồng thanh theo nhóm (tổ, lớp). 
HS đọc nối tiếp nhau đoạn 1, 2, 3. 
GV yêu cầu HS nêu từ ngữ khó hiểu, GV ghi bảng, HS hoặc GV giải thích theo phần chú giải ở cuối bài.
GV treo bảng phụ có ghi câu khó đọc lên bảng, yêu cầu HS đọc ngắt nghỉ sau dấu chấm, dấu phẩy, đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả.
HS đọc cá nhân.
HS khác nhận xét.
GV cho 3 nhóm thi đọc đoạn 1; 2, 3 nhóm cuối cùng đọc cả 3 đoạn , GV (HS) nhận xét. 
Cá nhân đọc nối tiếp nhau 3 đoạn.
GV hướng dẫn HS đọc thầm và trao đổi về nội dung của đoạn theo các câu hỏi cuối bài.
1 HS đọc câu 1: Bạn của Bé ở nhà là ai?
Gv hỏi thêm: Bé và Cún thường chơi với nhau như thế nào?
Cả lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời. 
Gv hỏi thêm :Vì sao Bé bị thương?
1 HS đọc câu hỏi 2: Khi Bé bị thương Cún đã giúp Bé như thế nào?
Cả lớp đọc thầm đoạn 2, trả lời. 
1 HS đọc câu hỏi 3: Những ai đến thăm Bé? Vì sao Bé vẫn buồn?
Cả lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời. 
Hs luyện đọc lại đoạn 1, 2, 3 theo nhóm 2. Thi đọc cá nhân.
Gv dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .....................................................................................................................................................
Môn: Tập đọc 
Thứ ngày tháng năm 200
Lớp: 2 
Tên bài dạy:
Tiết: 62 Tuần: 16
Con chó nhà hàng xóm
(tiết 2)
I. Mục đích, yêu cầu :
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ có vần khó: vẫy đuôi, vuốt ve
Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 
 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: 
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: qua một ví dụ đẹp về tình bạn giữa một bạn nhỏ và con chó nhà hàng xóm, nêu bật vai trò của vật nuôi trong đời sống tình cảm của trẻ em.
II. Đồ dùng dạy - học : 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. 
Bảng phụ viết sẵn câu văn cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy - học: 
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức 
tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
1'
15'
8’
4’
2'
A. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc đoạn 1, 2, 3 bài: Con chó nhà hàng xóm
Cún và Bé thường nhảy nhót tung tăng khắp vườn.
Cún đã chạy đi tìm mẹ của Bé đến giúp.
Bạn bè thay nhau đến thăm Bé, kể chuyện, tặng quà cho Bé nhưng Bé vẫn buồn vì Bé nhớ Cún.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta lại tiếp tục luyện đọc và tìm hiểu phần còn lại của câu chuyện: Con chó nhà hàng xóm
2. Luyện đọc
2.1: Gv đọc mẫu 
Cách đọc như tiết 1
2.2: Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 3, 4, kết hợp giải nghĩa từ: 
a. Đọc từng câu: 
- Từ ngữ khó đọc: vẫy đuôi, vuốt ve
b. Đọc từng đoạn trước lớp: 
* Hướng dẫn ngắt nghỉ ở các câu dài và nhấn giọng ở một số từ ngữ gợi tả: 
 Cún mang cho Bé / khi thì tờ báo hay cái bút chì, / khi thì con búp bê..//
 Nhìn Bé vuốt ve Cún, / bác sỹ hiểu / chính Cún đã giúp Bé mau lành. //
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm.
e. Đọc đồng thanh cả nhóm , cá nhân theo từng đoạn và cả bài. 
3. Hướng dẫn tìm hiểu các đoạn 4, 5
Câu 4: Cún chơi với Bé, mang cho Bé khi thì tờ báo hay cái bút chì, khi thì con búp bê...làm cho Bé cười.
Câu 5: Bác sỹ nghĩ rằng vết thương của Bé mau lành là nhờ Cún.
* Câu chuyện này giúp em hiểu:
Tình bạn giữa Cún Bông và Bé đã giúp Bé mau khỏi bệnh.
Cún Bông mang lại niềm vui cho Bé và giúp cho Bé mau khỏi bệnh. 
Các vật nuôi trong nhà là bạn của trẻ em, mang lại đời sống tinh thần phong phú hơn cho trẻ em.
4. Luyện đọc lại
- Luyện đọc diễn cảm toàn bài.
5. Củng cố - Dặn dò: 
Luyện đọc và trả lời lại các câu hỏi tìm hiểu bài.
Bài sau: Thời gian biểu
*PP kiểm tra đánh giá.
3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong bài: Con chó nhà hàng xóm
2 HS đọc cả 3 đoạn. Trả lời câu hỏi: Bé và Cún thường chơi với nhau như thế nào? Khi Bé bị thương Cún đã giúp Bé như thế nào? Những ai đến thăm Bé? Vì sao Bé vẫn buồn?
Gv nhận xét, cho điểm.
* PP thuyết trình, vấn đáp, giảng giải, luyện tâp, kiểm tra
GV nêu yêu cầu tiết học.
HS mở sách giáo khoa. 
GV ghi tên bài lên bảng. 
Gv đọc mẫu
HS đọc nối tiếp từng câu đoạn 4, 5 một lượt. Khi học sinh đọc bị sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó.
 GV viết các từ khó đọc lên bảng cho HS luyện đọc cá nhân hoặc đồng thanh theo nhóm (tổ, lớp). 
HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn trong bài. 
GV treo bảng phụ có ghi câu khó đọc lên bảng, yêu cầu HS đọc ngắt nghỉ sau dấu chấm, dấu phẩy, đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả.
HS đọc cá nhân
HS khác nhận xét.
GV cho 2 nhóm thi đọc đoạn 4, 5, GV (HS) nhận xét.
GV hướng dẫn HS đọc thầm và trao đổi về nội dung của đoạn theo các câu hỏi cuối bài.
1 HS đọc câu hỏi 4: Cún đã làm cho Bé vui như thế nào?
Cả lớp đọc thầm đoạn 4, trả lời. 
1 HS đọc câu hỏi 5: Bác sỹ nghĩ rằng vết thương của Bé mau lành là nhờ ai?
Cả lớp đọc thầm đoạn 5, trả lời. 
Gv hỏi thêm: Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
Hs tự do phát biểu theo suy nghĩ riêng của mình, Gv chốt lại những ý đúng.
Các nhóm luyện đọc.
Thi đọc diễn cảm giữa các nhóm.
Gv dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn: Tập đọc 
Thứ ngày tháng năm 200
Lớp: 2 
Tên bài dạy:
Tiết: 63 Tuần: 16
Thời gian biểu
I. Mục đích, yêu cầu :
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc đúng các số chỉ giờ. 
Biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cột, các dòng.
Đọc chậm rãi, rõ ràng, rành mạch.
 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: 
Hiểu nghĩa từ ngữ : thời gian biểu.
Hiểu tác dụng của thời gian biểu (giúp người ta làm việc có kế hoạch), hiểu cách lập thời gian biểu và biết cách lập thời gian biểu cho các hoạt động của bản thân mình.
II. Đồ dùng dạy - học : 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. 
Bảng phụ viết sẵn câu văn cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy - học: 
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức 
tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
2'
15'
8’
3’
2'
A. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc bài: Con chó nhà hàng xóm
Cún và Bé thường nhảy nhót tung tăng khắp vườn.
Cún đã chạy đi tìm mẹ của Bé đến giúp. 
Bạn bè thay nhau đến thăm Bé, kể chuyện, tặng quà cho Bé nhưng Bé vẫn buồn vì Bé nhớ Cún. 
Bác sỹ nghĩ rằng vết thương của Bé mau lành là nhờ Cún.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Mỗi ngày các em có rất nhiều việc phải làm ở nhà và ở trường. Nếu không biết sắp xếp công việc nên nhiều em làm việc suốt ngày mà công việc vẫn lộn xộn và không đạt được kết quả tốt. Ngược lại, có thể làm được nhiều việc mà vẫn thong thả và đạt được kết quả mà lại có thời gian vui chơi. Muốn làm được như vậy thì cần phải biết sắp xếp công việc hợp lý. Tiết tập đọc ngày hôm nay, chúng ta sẽ tập đọc bài: Thời gian biểu và thông qua đó sẽ giúp cho chúng ta hiểu cách lập thời gian biểu và biết cách lập thời gian biểu cho các hoạt động của bản thân mình.
2. Luyện đọc
2.1: Gv đọc mẫu 
- Giọng đọc chậm rãi, rõ ràng, rành mạch.
2.2: Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
a. Đọc từng câu: 
b. Đọc từng đoạn trước lớp: 
* Hiểu nghĩa các từ mới: 
Thời gian biếu: lịch làm việc.
Vệ sinh cá nhân: đánh răng, rửa mặt, rửa chân tay.
* Hướng dẫn cách đọc:
 Sáng//
 6 giờ đến 6 giờ 30 / Ngủ dậy, / tập thể dục, / vệ sinh cá nhân //
 6gìơ 30 đến 7g / Sắp xếp sách vở, / ăn sáng //
c. Đọc từng đoạn trong nhóm: 
d. Thi đọc giữa các nhóm: 
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Câu 1: Đây là lịch làm việc của bạn Ngô Phương Thảo, học sinh lớp 2A, trường tiểu học Hoà Bình. Hàng ngày, vào:
Buổi sáng: bạn Thảo dạy vào lúc 6 giờ, tập thể dục và làm vệ sinh cá nhân trong 30 phút. Từ 6 giờ 30 đến 7 giờ, bạn sắp xếp sách vở, ăn sáng. Đúng 7 giờ, bạn đi học. Bạn học ở trường từ 7 giờ sáng đến 11 giờ trưa.
Buổi trưa:..
Buổi chiều:..
Buổi tối:..
Câu 2: Phương Tháo ghi các việc cần làm vào thời gian biểu để bạn nhớ việc và làm các việc một cách thong thả, tuần tự, hợp lí, đúng lúc.
Câu 3: 7 giờ đến 11 giờ: Đi học. Thứ bảy: học vẽ, chủ nhật: đến bà
4. Thi tìm nhanh, đọc giỏi
 Thi tìm công việc với thời gian tương ứng.
5. Củng cố - Dặn dò: 
Luyện đọc và trả lời lại các câu hỏi tìm hiểu bài.
Tự lập 1 thời gian biểu cho bản thân dựa vào bài tập đọc.
Bài sau: Đàn gà mới nở
*PP kiểm tra đánh giá.
5 HS đọc nối tiếp 5 đoạn trong bài: Con chó nhà hàng xóm
Hỏi: Bé và Cún thường chới với nhau như thế nào? Khi Bé bị thương Cún đã giúp Bé như thế nào? Những ai đến thăm Bé? Vì sao Bé vẫn buồn?Bác sỹ nghĩ rằng vết thương của Bé mau lành là nhờ ai?
HS trả lời.
Gv nhận xét, cho điểm.
* PP thuyết trình, vấn đáp, giảng giải, luyện tâp, kiểm tra
GV nêu yêu cầu tiết học.
HS mở sách giáo khoa. 
GV ghi tên bài lên bảng. 
Gv đọc mẫu
HS đọc nối tiếp từng dòng một lượt. Khi học sinh đọc bị sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó.
HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn trong bài. Gv chú ý hướng dẫn HS ngắt bài ra làm 4 đoạn ( đoạn 1: Tên bài + Sáng; đoạn 2: Trưa; đoạn 3: Chiều; đoạn 4: Tối)
GV yêu cầu HS nêu từ ngữ khó hiểu, GV ghi bảng, HS hoặc GV giải thích theo phần chú giải ở cuối bài.
GV treo bảng phụ có ghi câu cần luyện đọc lên bảng. 
HS đọc cá nhân
HS khác nhận xét.
Mỗi HS đọc một đoạn trong nhóm sau đó quay lại.
GV cho 4 nhóm thi đọc 4 đoạn, GV (HS) nhận xét.
GV hướng dẫn HS đọc thầm và trao đổi về nội dung của đoạn theo các câu hỏi cuối bài.
1 HS đọc câu hỏi 1: Đây là lịch làm việc của ai? Hãy kể các việc bạn đã làm hàng ngày.
Cả lớp đọc thầm, Hs chia nhỏ câu trả lời làm 4 ý: sáng, trưa, chiều, tối. 
1 HS đọc câu hỏi 2: Phương Tháo ghi các việc cần làm vào thời gian biểu làm gì?
1 HS đọc câu hỏi 3: Thời gian biểu ngày nghỉ của Thảo có gì khác ngày thường?
HS khác nhận xét.
Từng cặp 2 HS thi tìm thời gian và công việc tương ứng.
Gv dặn dò: tác dụng của thời gian biểu là giúp người ta làm việc có kế hoạch, hợp lý, để công việc đạt kết quả cao.
GV nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn: Tập đọc 
Thứ ngày tháng năm 200
Lớp: 2 
Tên bài dạy:
Tiết: 64 Tuần: 16
đàn gà mới nở
I. Mục đích, yêu cầu :
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ khó: ngẩng đầu, quanh, líu ríu chạy, hòn tơ, dập dờn.
Biết nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa các dòng thơ. 
Biết đọc với giọng nhẹ nhàng, âu yếm , hồn nhiên, vui tươi.
 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: 
Hiểu nghĩa các từ ngữ : líu ríu chạy, hòn tơ, dập dờn.
Hiểu nội dung bài thơ: Miêu tả vẻ đẹp ngộ nghĩnh, đáng yêu của đàn gà mới nở và tình cảm âu yếm che chở của gà mẹ đối với gà con.
 3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy - học : 
Tranh minh hoạ bài đọc.
Bảng phụ viết sẵn câu cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học: 
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức 
tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
1'
15'
8’
5’
1'
A. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc bài: Thời gian biểu
Buổi sáng: bạn Thảo dạy vào lúc 6 giờ, tập thể dục và làm vệ sinh cá nhân trong 30 phút. Từ 6 giờ 30 đến 7 giờ, bạn sắp xếp sách vở, ăn sáng. Đúng 7 giờ, bạn đi học. Bạn học ở trường từ 7 giờ sáng đến 11 giờ trưa.
7 giờ đến 11 giờ: Đi học. Thứ bảy: học vẽ, chủ nhật: đến bà
tác dụng của thời gian biểu là giúp người ta làm việc có kế hoạch, hợp lý, để công việc đạt kết quả cao.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học một bài tập đọc nói về một loài vật nuôi trong nhà rất gần gũi với các em. Đó là một đàn gà, mà lại là gà mới nở. Qua bài thơ Đàn gà mới nở các em sẽ thấy đàn gà mới nở đẹp và đáng yêu làm sao, chúng được gà mẹ chăm sóc và âu yếm như thế nào nhé.
2. Luyện đọc
2.1: Gv đọc mẫu 
Giọng nhẹ nhàng, âu yếm , hồn nhiên, vui tươi.
Khổ 1: nhịp trải dài, dịu dàng khi tả đàn gà con đáng yêu.
Khổ 2: Nhịp dồn dập hơn khi tả mối nguy hiểm khiến cả đàn gà con phải nấp vào cánh mẹ.
Khổ 3: trở lại nhịp khoan thai khi mối nguy hiểm đã qua.
Khổ 4, 5: nhịp trải dài tả đàn gà con đáng yêu, niềm hạnh phúc của mẹ con đàn gà trong buổi trưa yên bình.
2.2: Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
a. Đọc từng câu: 
- Từ ngữ khó đọc: líu ríu chạy, hòn tơ, dập dờn, ngẩng đầu, quanh.
b. Đọc từng đoạn trước lớp: 
* Hiểu nghĩa các từ mới: 
Líu ríu chạy: chạy như dính chân vào nhau.
Hòn tơ: cuộn tơ( tơ: sợi mảnh, màu vàng, để dệt vải)
Dập dờn: chuyển động lúc lên lúc xuống nhẹ nhàng.
* Hướng dẫn cách đọc:
 Ôi! / Chú gà ơi! //
 Ta yêu chú lắm ! //
c. Đọc từng khổ thơ trong nhóm: 
d. Thi đọc giữa các nhóm: 
e, Đọc đồng thanh cả bài 
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Câu 1: Những hình ảnh đẹp và đáng yêu của đàn gà con là: lông vàng mát dịu, mắt đen sáng ngời, chạy líu ríu, như những hòn tơ nhỏ lăn tròn trên sân, trên cỏ.
Câu 2: Gà mẹ bảo vệ con, âu yếm con: vừa thoáng thấy bóng bọn diều hâu, bọn quạ, đã dang đôi cánh cho con trốn vào trong, ngẩng đầu canh chừng bọn kẻ thù. Lúc nguy hiểm đã qua, nó thong dong dắt đàn con đi kiếm mồi. Buổi trưa nó lại dang đôi cánh cho đàn con ngủ.
Câu 3: Câu thơ đó là: 
Ôi! Chú gà ơi!
 Ta yêu chú lắm !
4. Luyện đọc thuộc lòng
5. Củng cố - Dặn dò: 
Luyện đọc thuộc lòng và trả lời lại các câu hỏi tìm hiểu bài.
Bài sau: Tìm ngọc
*PP kiểm tra đánh giá.
4 HS đọc nối tiếp nhau bài: Thời gian biểu. Và trả lời câu hỏi : Hãy kể các việc bạn Phương Thảo đã làm hàng ngày. Thời gian biểu ngày nghỉ của Thảo có gì khác ngày thường? Tác dụng của thời gian biểu là gì?
HS trả lời.
Gv nhận xét, cho điểm.
* PP thuyết trình, vấn đáp, giảng giải, luyện tâp, kiểm tra
Gv giới thiệu tranh minh hoạ trong SGK.
GV nêu yêu cầu tiết học.
HS mở sách giáo khoa. 
GV ghi tên bài lên bảng. 
Gv đọc mẫu
HS đọc nối tiếp từng câu thơ một lượt. Khi học sinh đọc bị sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó.
 GV viết các từ khó đọc lên bảng cho HS luyện đọc cá nhân hoặc đồng thanh theo nhóm (tổ, lớp). 
GV yêu cầu HS nêu từ ngữ khó hiểu, GV ghi bảng, HS hoặc GV giải thích theo phần chú giải ở cuối bài. 
GV treo bảng phụ có ghi câu cần luyện đọc lên bảng.
HS đọc cá nhân
HS khác nhận xét.
Mỗi HS đọc một khổ thơ trong nhóm sau đó quay lại.
GV cho các nhóm thi đọc , GV (HS) nhận xét.
3 hs thi đọc cả bài.
Cả lớp đọc đồng thanh, đọc tiếp sức giữa các tổ, nhóm theo từng câu, từng khổ thơ.
GV hướng dẫn HS đọc thầm và trao đổi về nội dung của đoạn theo các câu hỏi cuối bài.
1 HS đọc câu hỏi 1: Tìm những hình ảnh đẹp và đáng yêu của đàn gà con.
Cả lớp đọc thầm toàn bài thơ để tìm ý trả lời. 
1 HS đọc câu hỏi 2: Gà mẹ bảo vệ con, âu yếm con như thế nào?
Cả lớp đọc đoạn 2, 3 để tìm ý trả lời. 
1 HS đọc câu hỏi 3: Câu thơ nào cho thấy nhà thơ rất yêu đàn gà mới nở?
Cả lớp đọc thầm đoạn 1 để tìm ý trả lời. 
HS khác nhận xét.
Các nhóm luyện đọc thuộc lòng rồi thi đua đọc bài thơ.
GV nhận xét giờ học
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .............................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 2 tuan 16(1).doc