Giáo án các môn học khối 2 - Tuần 6

Giáo án các môn học khối 2 - Tuần 6

I. Mục đích yêu cầu:

1. Rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng.

- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: rộng rãi, sáng sũa, lắng nghe, xì xào

- Biết nghĩ hơi hợp lí sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài

- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời của các nhân vật

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới: xì xào, đánh bạo hưởng ứng, thích thú

- Hiểu nghĩa của các câu chuyện. Phải giữ gìn trường lớp luôn luôn sạch đẹp

II. Đồ dùng dạy học:

 Tranh minh hoạ trong sgk

III. Các hoạt động dạy học:

1. ổn định tổ chức: Hát 1

 

doc 22 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 906Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 2 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 01/10/07 Tuần 6
Tiết tập đọc:
Bài : mẫu giấy vụn
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: rộng rãi, sáng sũa, lắng nghe, xì xào
- Biết nghĩ hơi hợp lí sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời của các nhân vật
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới: xì xào, đánh bạo hưởng ứng, thích thú
- Hiểu nghĩa của các câu chuyện. Phải giữ gìn trường lớp luôn luôn sạch đẹp
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh minh hoạ trong sgk
III. Các hoạt động dạy học: 
1. ổn định tổ chức: Hát 1’
2. Bài cũ: 5’
2 hs đọc thuộc lòng bài thơ “ cái trống trường em”
3. Bài mới: GV giới thiệu trực tiếp
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
30’
20’
10’
HĐ 1: Luyện đọc: Tiết 1
- GV đọc diễn cảm toàn bài: chú ý giọng đọc
- GV hướng dẫn hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu:
- GV y/c hs nối tiếp đọc từng câu trong bài
- GV luyện từ: rộng rãi, sáng sủa, giữ của
* Đọc từng đoạn trước lớp.
- GV y/c hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp
- GV luyện câu:
+ Lớp ta hôm nay sạch sẽ qua // Thật đáng khen //
+ Các em hãy lắng ghe và cho cô biết / mẫu giấy đang nói gì nhé //
- GV giúp hs hiểu nghĩa các từ mới: sáng sũa, hưởng ứng
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
* Thi đọc giữa các nhóm: ĐT – CN
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài: Tiết 2
- GV y/c hs đọc thầm cả bài
? Mẫu giấy vụn nằm ở đâu. 
? Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì ? (cô yêu cầu cả lớp lắng nghe và nói gì)
? Bạn gái nghe thấy mẫu giấy nói gì. 
? Em hiểu cô giáo nhắc nhở hs điều gì. 
- GV muốn trường học sạch đẹp mỗi hs phải có ý thưcs giữ gìn vệ sinh chung. Cần tránh thái độ thờ ơ, nhìn mà không thấy, thấy mà không làm.
HĐ 3: Thi đọc lại:
 - GV luỵện cho hs yếu.
- HS nối tiếp đọc từng câu trong bài
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp
- HS nêu nghĩa ở sgk
- HS thi đọc trong nhóm
- Các nhóm thi đọc đối thoại
- HS đọc thầm cả bài, trả lời câu hỏi.
- Nằm ngay ở lối ra vào rất dễ thấy 
- Bạn gái ở hãy bỏ tôi vào rọt rác
- Phải có ý thức giữ gin vệ sinh trường lớp.
- Các hs yếu luyện đọc.
4. Cũng cố, dặn dò: 2’
 	? Vì sao cả lớp lại cười rê thích thú khi bạn gái nói ? Vì sao bạn hiểu ý nghĩ cô giáo.
 	? Em có thích bạn gái trong truyện này không ? Vì sao.
- Về nhà đọc lại truyện nhiều lần kể lại chuyện
- GV nhận xét giờ học.
g b ũ a e
Tiết toán:
Bài : 7 cộng với một số, 7 + 5
I. Mục đích yêu cầu: Giúp hs
- Biết thực hiện phép cọng dạng 7 + 5 từ đó lập và thuộc các công thức 7 cộng với 1 số
- Củng cố giải bài toán nhiều lần hơn
II. Đồ dùng dạy học:	
	20 que tính và bảng gày que tính
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
15’
20’
HĐ 1: Giới thiệu phép cộng 7 + 5
- GV nêu bài toán: Có & que tính thêm 5 que tính.
+
- GV nhận xét rồi ghi kết quả lên bảng: 	7 + 5 = 12 7
 5
 12
- GV hương dẫn cách đặt tính (như 8+5)
2. Hướng dẫn hs lập bảng 7 cộng với 1 số và học thuộc.
7 + 3 = 	 7 + 6 = 	 7 + 8 = 
7 + 4 = 	 7 + 7 = 	 7 + 9 = 
HĐ 2: Thực hiện: 
Bài 1: GV y/c hs làm bảng con
+
+
+
+
+
 4	 7	 7 7 7
 7 8 9 7 3
 11	 15 16	 14 10
Bài 2: GV y/c hs làm bài vào vở.
- GV giải bài
- HS thao tác trên que tính rồi tìm ra kết quả
- HS lập bảng cộng
7 + 3 = 10	 7 + 6 = 13	 7 + 8 = 15
7 + 4 = 11	 7 + 7 = 14	 7 + 9 = 16
- HS làm bảng con
- HS tự làm bài vào vở.
Bài giải
Tuổi anh là
7 + 5 = 12 (tuổi)
 Đáp số 12 tuổi
4. Dặn dò: 2’
	Về nhà làm các bài tập sau bài.
g b ũ a e
Tiết đạo đức:
Bài : gọn gàng ngăn nắp (T2)
I. Mục đích yêu cầu: Giúp hs
- ích lợi của việc sống gọn gàng ngăn nắp, biết thế nào là gọn gàng và chưa gọn gàng.
- HS biết giữ gìn gọn gàng ngăn nắp, chỗ học – chỗ chơi
- Biết yêu mến những người sống gọn gàng ngăn nắp.
II. Đồ dùng dạy học: 
	Vở bài tập và tranh minh hoạ
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: Hát 1’
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: GV giới thiệu trực tiếp
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
15’
15’
HĐ 1: Đống vai theo tình huống.
* Mục tiêu: Giúp hs biết cách ứng xử phù hợp để giữ gìn nhà cữa gọn gàng ngăn nắp.
* Cách tiến hành:
1. GV chia nhóm hs: Mỗi nhóm có nhiệm vụ tìm cách ứng xử trong 1 tình huống và thể hiện qua trò chơi đóng vai
a. Em vừa ăn cơm xong chưa kịp dọn dẹp mâm bát thì bạn rủ đi chơi. Em sẽ
b. Nhà sắp có khách, mẹ nhắc em quét nhà trong khi em muốn xem phim hoạt hình. Em sẽ
c. Bạn được phân công xếp gọn chiếu sau khi ngủ dậy nhưng em thấy bạn không làm. Em sẽ.
2. GV mời đại diện 3 nhóm lên đóng vai 3 tình huống
3. Kết luận.
a. Em cần dọn mâm trước khi đi chơi
b. Em cần quét nhà xong rồi mới xem phim
c. Em cần nhắc bạn xếp gọn chiếu
 Kết luận: Em cần cùng mọi người giữ gọn gàng ngăn nắp nơi ở của mình
HĐ 2: Tự liên hệ
* Mục tiêu: GV kiểm tra việc học, hs thực hiện giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học chỗ chơi
* Cách tiến hành:
1. GV y/c hs giơ tay theo 3 mức độ a, b, c
a. Thường xuyên xếp gọn chỗ học chỗ chơi
b. Chỉ làm khi được nhắc nhủ
c. Thường nhờ người khác làm hộ
 - GV đếm số hs theo từng mức độ
2. GV ghi số liệu vừa thu được lên bảng
3. GV y/c hs so sánh
4. GV khen hs ở mức a, nhắc nhở động viên hs ở các nhóm khác học tập các bạn ở nhóm a
5. GV đánh giá tình hình giữ gìn gọn gàng ngăn nắp của hs ở nhà, ở trường
 Kết luận: Sống gọn gàng ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch đẹp và khi cần sử dụng thì không khỏi mất công tìm kiếm. Người sống gọn gàng, ngăn nắp luôn được mọi người yêu mến.
- HS làm việc theo nhóm Ư đóng vai
- Nhóm khác nhận xét.
- HS nào đồng ý thì giơ tay.
g b ũ a e
Ngày giảng : 02/10/07
Tiết kể chuyện :
Bài : mẫu giấy vụn
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói.
- Dựa vào trí nhớ tranh minh hoạ, kể được toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt
- Biết dựng câu chuyện theo vai
2. Rèn kĩ năng nghe.
- Lắng nghe bạn kể chuuyện, biết đánh giá và kể tiếp lời kể của bạn
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh minh hoạ trong sgk
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: Lớp vắng : 1’
2. Bài cũ: 5’
 3 hs nối tiếp nhau kể lại hoàn chỉnh câu chuyện chiếc bút mực
	 HS khác nhận xét, gv nhận xét ghi điểm
3. Bài mới: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết kể chuyện
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
30’
HĐ 1: Hướng dẫn kể chuyện
- GV kể mẫu 2 lần, lần 2 kết hợp với tranh.
* Phân vai dựng lại câu chuyện
- GV nêu yêu cầu của bài và hướng dẫn hs thực hiện. Bốn hs đóng 4 vai mỗi vai kể với giọng riêng, người dẫn chuyện nói thêm lời của cả lớp
- Cách dựng lại chuyện lần đầu gv làm người dẫn chuyện 3 hs nói lời 3 nhân vật (nhìn sgk)
- Sau đó từng nhóm 4 hs dựng lại chuyện theo vai (không nhìn sách)
- Cuối giờ cả lớp bình chọn những hs, nhóm hs kể chuyện hấp dẫn nhất
- Học kể chuyện theo nhóm
- Đại diện các nhóm thi kể trước lớp
4. Củng cố, dặn dò: 3’
 	? Câu chuỵện khuyên em điều gì.
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân trong gia đình nghe
- Chuẩn bị câu chuyện “Người thầy cũ”
g b ũ a e
Tiết chính tả tập chép:
Bài : mẫu giấy vụn
I. Mục đích yêu cầu:
- Chép lại đúng 1 trích đoạn của truyện mẫu giấy vụn
- Viết đúng và nhớ cách viết 1 số tiếng có vần, âm đầu hoặc thanh dễ lẫn lộn
II. Đồ dùng dạy học:
	Bảng phụ viết đoạn văn cần tập chép
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: Hát: 1’
2. Bài cũ: 4’
GV đọc, hs viết bảng con, 2 hs viết bảng lớp tìm kiếm, mỉm cười, long lanh, gõ kẻng
3. Bài mới: GV nêu yêu cầu của tiết chính tả
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
20’
10’
HĐ 1: Hướng dẫn tập chép
- GV đọc đoạn văn trên bảng, 
? Câu đầu tiên trong bài chính tả có mấy dấu phẩy 
 ? Tìm thêm những dấu câu khác trong bài chính tả 
- GV y/c hs luyện viết bảng con: Bỗng, mẫu giấy, rọt rác
* GV chấm chữa bài toàn lớp, sau đó nhận xét chung
HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2: GV y/c hs nêu yêu cầu điền vào chỗ trống ai hay ay
- Cả lớp nhận xét, tìm kết quả đúng
+ Mái nhà, máy cày, chảy tóc
+ Thính tai, dơ tay, nước chảy
Bài 3: Điền vào chỗ trống sa hay xa
- GV y/c hs tiến hành tương tự bài 2
+ Đáp án đúng: Xa xôi, sa xuống, phố xa, đường sá
- 2 hs đọc lại, trả lời câu hỏi
- 2 dấu
- Dấu chấm, :, -
- HS luyện viết bảng con: 
* HS nhìn bảng chép bài vào vở, gv theo dõi nhắc nhở những hs yếu
- HS nêu yêu cầu điền vào chỗ trống ai hay ay.
- Cả lớp làm vào giấy nháp
- Hai hs lên bảng chữa bài
- HS tiến hành tương tự bài 2
4. Củng cố, dặn dò: 3’
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những hs viết bài tốt
- Những hs viết bài chưa đạt yêu cầu về nhà viết lại
g b ũ a e
Tiết toán:
Bài : 47 + 5
I. Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh
- Biết thực hịên phép cộng dạng 47 + 5
- Củng cố giải bài toán nhiều hơn.
II. Đồ dùng dạy học:
	12 que tính rời và 4 bó 1 chục
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
15’
20’
HĐ 1: Giới thiệu phép cộng 47 + 5
- GV nêu bài toán dẫn đến phép cộng 47 + 5
- HS thao tác trên que tính để tình kết quả 47 + 5 = 52
- Từ đó có phép tính 47 + 5 = 52 
- HS nêu cách đặt tính của phép cộng 47 + 5 
+
- GV hướng dẫn cách đặt tính: 47
 5
 52
HĐ 2: Thực hành:
Bài 1: HS làm bảng con
- GV nhận xét lần lượt từng bài về cách đặt tính và kết quả.
Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt.
C! ----------17 cm--------"
 ! 8 cm" 
A B 
- HS làm bài vào bảng con
+
+
 17	 27	 37 	25	47
 4	 5	 6	 7	 2
 21	 32	 43	32	49
- HS giải bài vào vở.
Bài giải
Đoạn thẳng AB dài là. 17 + 8 = 25 (cm) Đáp số: 25 cm
3. Dặn dò: 2’
	- Về nhà xem lại các bài tập
g b ũ a e
Tiết hát nhạc:
Bài : Học hát bài múa vui
I. Mục đích yêu cầu: giúp hs biết
- Hát đúng giai điệu và lời ca
- Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV hát chuẩn xác bài hát múa vui
	- Một số tranh ảnh liên quan đến bài hát
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
15’
15’
HĐ 1: Dạy bài hát múa vui
- GV giới thiệu trực tiếp bài hát
- GV hát mẫu
- GV hướng dẫn hs đọc lời ca (3 lần)
- GV dạy hát từng câu
HĐ 2: GV y/c hs thực hiện
- Hát kết hợp gõ đệm
- Vừa hát vừa gõ phách
- Cách gõ nhịp cho hs luyện nhiều lần
- H ... - 2 hs thao tác gấp máy bay đuôi rời cho cả lớp quan sát
- HS vừa thao tác vừa nêu cách gấp
- HS khác nhận xét thao tác của bạn
- HS cả lớp tiến hành gấp máy bay đuôi rời theo nhóm:
- HS trang trí trưng bày sản phẩm
IV. Nhận xét dặn dò: 5’
	- GV nhận xét chuẩn bị của học sinh
	- Thái độ học tập
	- Về nhà tập gấp lại
	- Chuẩn bị đồ dùng tiết sau.
g b ũ a e
Ngày giảng: 5/10/2007
Tiết toán:
Bài : bài toán về ít hơn
I. Mục đích yêu cầu: Giúp hs
- Củng cố khái niệm “ít hơn” và biết giải bài toán về ít hơn (dạng đơn giản)
- Rèn kĩ năng giải toán về ít hơn (toán đơn có phép tính)
II. Đồ dùng dạy học:
	Bảng gài và mô hình các quả cam
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
15’
20’
HĐ 1: Giới thiệu bài ít hơn
- GV y/c học sinh quan sát hình vẽ trong sgk
- GV: Hàng trên có 7 quả cam, gài 7 quả
	Hàng dưới có ít hơn hàng trên 2 quả
- GV tách 2 quả ít hơn rồi chỉ đoạn thẳng biểu thị số cam hàng dưới
	? Hàng dưới có mấy quả cam.
 Ơ--------------7 quả-------------- Ư
 Ơ----------- ?----------Ư
- GV hướng dẫn tự tìm ra phép tính và câu trả lời.
HĐ 2: Thực hành:
Bài 1: GV y/c hs dựa vào hình vẽ nêu đề toán, sau đó phân tích rồi giải.
- GV gọi 2 hs lên bảng làm
- GV nhận xét, chốt lại
Bài 2: GV hướng dẫn “thấp hơn” là “ít hơn”. 
- GV gọi 2 hs lên bảng làm
- GV nhận xét, chốt lại
* Về nhà làm bài toán nhiều hơn.
Tìm số lớn : Số lớn = số bé hơn + phần “nhiều hơn”
* Về bài toán ít hơn
Tìm số bé: Số bé = số lớn - phần “ ít hơn”
- Học sinh quan sát hình vẽ trong sgk
- HS giải bài vào vở, 2 hs lên bảng làm
Bài giải
Số cam ở hàng dưới là.
7 - 2 = 5 (quả)
Đáp số: 5 quả
- HS giải bài vào vở, 2 hs lên bảng làm
Bài giải
Số cây cam vườn nhà hoa là.
17 - 7 = 10 (cây)
Đáp số: 10 cây
- HS lên bảng làm, hs khác nhận xét
- HS tự giải bài toán
Bài giải
Bạn Bình cao là.
95 - 5 = 90 (cm)
 Đáp số: 90 cm
- HS lên bảng làm, hs khác nhận xét
3. Dặn dò: 2’
	Về nhà làm lại các bài tập đã làm.
g b ũ a e
Tiết chính tả nghe viết:
Bài : ngôi trường mới. Phân biệt ?/~
I. Mục đích yêu cầu:
1. Nghe - Viết chính xác, trình bày đúng 1 đoạn văn trong bài “Ngôi trường mới”
2. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có vần và thanh dễ lẫn
II. Đồ dùng dạy học:
	Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: Hát 1’
2. Bài cũ: 5’
GV đọc 2 hs viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: Máy nhà, máy cày
3. Bài mới: 
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
15’
15’
HĐ 1: Hướng dẫn nghe viết.
* Hướng dẫn hs chuẩn bị.
- GV đọc bài chính tả 1 lần, 
 ? Dưới mái trường mới bạn hs thấy có những điều gì mới.
? Trong bái có nhữ dấu câu nào. (, . !)
* GV đọc cho hs viết bài và vở
* Chấm chữa bài
 GV chấm bài tổ 3
HĐ 2: Hướng dẫn làm bài viết chính tả.
Bài 2: Một hs đọc yêu cầu (ti tìm nhanh các tiếng có vần ai/ ay)
- GV chia bảng lớp 3 phần, mời hs 3 nhóm thi tiếp sức. Từng hs trong nhóm nối tiếp nhau lên bảng viết tiếng có vần ai/ay đến hết thời gian quy định. - HS làm bài vào vở
VD: Tai, mai, bài, sai chai, chài trai, trái..tay may, máy
Bài 3: GV y/c: Thi tìm nhanh các tiếng có thanh ? / ~
 Cách thực hiện như bài 2
VD: Nghĩ, võng, chõng, chỗ, trữ, muỗi.
- 2 hs đọc lại và trả lời câu hỏi:
+Tiếng trống rung động kéo dài tiếng cô giáo giảng bài ám áp.
+ Dấu phẩy, dấu chấm, dấu than
- HS luyện viết: mái trường, rung động, trang nghiêm
- HS viết bài vào vở 
- 3 nhóm hs cùng nhau cùng nhau lên bảng làm tiếp sức: Từng hs trong nhóm nối tiếp nhau lên bảng viết tiếng có vần ai/ay đến hết thời gian quy định.
- Cả lớp nhận xét chọn đội thắng cuộc.
- HS thực hiện như bài 2
4. Củng cố, dặn dò: 2’
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà viết tiếng có từ còn sai.
g b ũ a e
Tiết tập làm văn :
Bài : khẵng định phủ định. Luyện tập về mục lục sách
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nghe và nói: Biết trả lời câu hỏi và đặt câu theo mẫu khẵng định, phủ định
2. Rèn kĩ năng viết: Biết tìm và ghi lại mục lục sách
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn câu của bài tập 1 & 2
	- Báo thiếu nhi
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: Hát: 1’
2. Bài cũ: 5’
Hai hs đọc mục lục sách ở T7 
3. Bài mới:
GV giới thiệu trực tiếp
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
30’
HĐ 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: (miệng)
- GV gọi hs nắm yêu cầu của bài
- GV viết lên bảng 6 câu trả lời cho 3 câu hỏi a, b, c.
- GV nhận xét
Bài 2: (miệng)
- GV giúp hs nắm yêu cầu của bài và y/c hs nối tiếp nhau đặt 3 câu theo mẫu.
VD: + Cây này không côa đâu
	 + Cây này có cao đâu
	 + Cây này đâu có cao
- GV y/c hs nhận xét
Bài 3: (Viết)
- GV y/c học sinh đọc yêu cầu, tìm đọc mục lục 1 tập truyện thiếu nhi ghi lại tên 2 truỵện, tên tác giã và số trang.
- Giáo viên y/c 3 hs đọc mục lục tập truỵện của mình thiếu nhi
- GV chấm 1 số bài, nhận xét
- Một nhóm 3 hs thực hành hỏi đáp theo mục trong sgk
- Từng nhóm 3 hs thi thực hành hỏi đáp trả lời lần lượt các câu hỏi a, b, c.
- Ba hs tiếp nối nhau đặt 3 câu theo 3 mẫu.
- Mỗi hs trong lớp đặt 1 câu,
- HS nhận xét, bổ sung
- Học sinh đọc yêu cầu, tìm đọc mục lục 1 tập truyện thiếu nhi ghi lại tên 2 truỵện, tên tác giã và số trang.
- Mỗi hs viết vào vở theo yêu cầu
- 5 hs đọc bài viết của mình, cả lớp nhận xét
4. Củng cố, dặn dò: 2’
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà luỵện tra mục lục sách.
g b ũ a e
Tiết thể dục :
Bài : Bài 12
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiểm tra 5 động tác: vươn thở, tay chân, lườn bụng. Y/C thực hiện từng động tác tương đối chíng xác
II. Địa điểm, phương tiện:
	- Vệ sinh nơi tập sạch sẽ gọn gàng
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
15’
10’
HĐ 1: Phần mở đầu.
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu và phương pháp KT.
HĐ 2: Phần cơ bản:
- Kiểm tra 5 động tác thể dục đã học.
+ Nội dung kiểm tra: Mỗi hs lần lượt 5 động tác
+ Tổ chức và phương pháp kiểm tra, mỗi đợt 5 em. GV điều khiển 
+ Cách đánh giá: Theo mức độ thực hiện động tác của từng hs
+ Hoàn thành: Thực hiện tương đối chính xác 4 - 5 động tác
+ Chưa hoàn thành: Quên 2 -3 động tác
HĐ 3: Phần kết thúc:
- GV nhận xét, đánh giá phần KT. Công bó điểm
- GV nhận xét giờ học: về nhà ôn lại 5 đọng tác đã học
* Hs thực hiện:
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịn
- Xoay khớp cổ chân
- Ôn 5 động tác thể dục phát triển chung, 2 lần đối với mỗi động tác (2 x 8 nhịp)
- Mỗi hs thự hiện 5 động tác, mỗi đợt 5 em
g b ũ a e
Tiết hoạt động tập thể:
Bài 1: bom mìn, vật liệu chư nỗ có ở đâu ?
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết được những nơi có thể gặp bom mìn còn sót lại để đề phòng cảnh giác.
II. Đồ dùng dạy học:
	Sách học
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Chơi trò chơi: “Quả gì ăn được” 
- Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi, trước khi học bài mới
- Chuẩn bị: Cách hướng dẫn chơi
- Cách chơi: GV gọi một quả ăn được như na, xoày, ổi.học sinh hô “ăn”, nếu gv gọi quả “bom” hoặc quả “đạn”, “mìn” học sinh hô “đùng”. Ai hô sai khong được chơi tiếp. Trước khi kết thúc tò chơi để bước vào bài học mới, những em hô sai sẽ làm 1 việc cho cả lớp cùng vui.
2. Hoạt động 1: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi
- Mục tiêu: HS thất được Quảng Trị ngày nay to đẹp, nhưng gần đây 30 năm trước, nơi đây là chiến trường ác liệt nên vẫn có rất nhiều bom mìn, vật liệu chưa nỗ còn sót lại.
- Chuẩn bị: Sách học
- Cách tiến hành:
+ HS quan sát tranh và nêu những gì có trong tranh
+ GV dùng các tư liệu từ đài truyền thanh, truyền hình hoặc báo chí để dẫn dắt và bổ sung để nêu bật ý Quảng Trị xưa là bãi chiến trường nên còn sót lại nhiều bom mìn.
+ HS đọc đoạn thông tin nói về Quảng Trị và trả lời câu hỏi trong sách hs
+ GV gọi 1 vài hs trả lời câu hỏi
+ GV kết luận: Quảng Trị xưa kia là chiến trường nên hiện nay vẫn còn rất nhiều bom mìn và vật liệu chưa nỗ còn sót lại. 
 GV chuyễn tiếp: Vậy bom mìn, vật liệu chưa nỗ còn có ở đâu ?
3. Hoạt động 2: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Mục tiêu: HS nhận biết những nơi có thể gặp bom mìn còn sót lại
- Chuẩn bị sách học
- Cách tiến hành: 
+ GV y/c hs quan sát tranh để trả lời câu hỏi 1 trong sách học của học sinh
+ GV gọi ý để giúp hs xác định được nởi có bom mìn mà tranh vẽ mô tả.
VD: Các em nhìn thấy gì trong tranh ? Qua đó em có thể đoán / kết luận bức tranh vẽ bom mìn nằm ở đâu ? (VD: nhìn thấy cá đang bơi thì đó là sông / hồ. Nhìn thấy bãi cát thì đó nghĩa là bom mìn còn sót lại ở bãi cát) 
+ Lấy tin thần xung phong của học sinh nêu tên những nơi có bom mìn còn sót lại (trong tranh). GV viết các ý kiến lên bảng.
+ GV y/c học sinh khác điều chỉnh (nếu chưa chính xác) hoặc bổ sung
+ GV kết luận:
Tranh 1 và 2: Bom mìn có ở trên đường đi / ven đường đi.
Tranh 3: Bom mìn có ở trên đồi / núi
Tranh 4: Bom mìn có ở dưới nước (sông, hồ, biểu)
Tranh 5: Bom mìn có ở trong bụi rậm
Tranh 6: Bom mìn có ở trên bãi cát
+ GV y/c học sinh tiếp tục trả lời câu hỏi 2 trong sách. GV gợi ý: các em đã từng nghe người lớn nói ở đâu có bom mìn ? Hãy kể lại cho cả lớp cùng biết.
+ GV bổ sung thêm những thông tin mà mình biết.
+ GV hỏi: ? Các em có suy nghĩ gì về những điều đã biết.
 Giáo viên chốt lại: Bom mìn vẫn còn sót lại ở nhiều nơi, cho nên phải cảnh giác và phải tránh xa những khu vực còn lại bom mìn.
 * Lưu ý: GV không nói Bom mìn có ở khắp nơi để tránh tâm lí lo sợ cho hs.
4. Hoạt động 3: Đọc thơ
- Mục tiêu: HS nâng cao ý thức cảnh giác đối với bom mìn vật liệu chưa nỗ
- Cách tiến hành: 
+ Cả lớp đọc thầm sau đó 2 hs đọc to trước lớp
+ Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ 
 ? Qua bài thơ này các em rút ra được điều gì.
+ GV khuyến khích hs nêu được nhiều ý kiến và nêu các ý kiếu đó lên bảng
 GV chốt lại: chúng ta phải luôn luôn cảnh giác đối với những nơi có thể còn sót lại bom mìn và tránh xa những vật nghi là bom mìn.
5. Hoạt động 4: Củng cố
- Qua bài học này các em học được điều gì ? 
- HS trả lời - GV nhận xét điều chỉnh bổ sung nhấn mạnh những điều quan trọng của bài
- Yêu cầu hs đọc to câu ghi nhớ (một vài em)
- Về nhà nói lại những điều đã học ở lớp cho cả nhà cùng nghe, đồng thời hỏi ông bà, cha mẹ, anh chị xem bom mìn còn sót lại ở những chỗ nào mà họ biết.
g b ũ a e

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 2 (tuan 6).doc