Giáo án các môn học khối 2 - Tuần 16

Giáo án các môn học khối 2 - Tuần 16

I. Mục tiêu:

*HS đọc trơn toàn bài . Đọc đúng các từ khó dễ lẫn, đọc hay, đọc diễn cảm. Biết nghỉ hơi sau đúng các dấu câuvà giữa các cụm từ dài.

* HS hiểu nghĩa các từ : Thân thiết, tung tăng, mắt cá chân, bó bột, sung sướng, hài lòng.

* HS hiểu nội dung bài: câu chuyện cho ta thấy tình yêu thương gắn bó giữa em bé và chú chó nhỏ

*Giáo dục HS biết yêu thương vật nuôi trong nhà.

II. Đồ dùng – thiết bị :

 - Tranh SGK, Sưu tầm tranh vẽ vật nuôi trong nhà

 

doc 30 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1098Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 2 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Thứ hai ngày 8 tháng 12 năm 2008.
Tập đọc:
Con chó nhà hàng xóm
I. Mục tiêu:
*HS đọc trơn toàn bài . Đọc đúng các từ khó dễ lẫn, đọc hay, đọc diễn cảm. Biết nghỉ hơi sau đúng các dấu câuvà giữa các cụm từ dài.
* HS hiểu nghĩa các từ : Thân thiết, tung tăng, mắt cá chân, bó bột, sung sướng, hài lòng. 
* HS hiểu nội dung bài: câu chuyện cho ta thấy tình yêu thương gắn bó giữa em bé và chú chó nhỏ
*Giáo dục HS biết yêu thương vật nuôi trong nhà.
II. Đồ dùng – thiết bị :
 - Tranh SGK, Sưu tầm tranh vẽ vật nuôi trong nhà
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
ND-TG.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS đọc và trả lời câu hỏi bài “ Bán chó”.
- Cho 1 HS đặt câu hỏi cho đoạn 2.
- GV nhận xét, cho điểm, vào bài.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm và tên bài 
2. Luyện đọc
a)GV đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn bài , nêu cách đọc cho HS theo dõi .
b) Luyện phát âm:
- GV cho HS đọc nối tiếp nhau ,đọc câu cho đến hết bài.
- GV theo dõi từ nào HS còn đọc sai, đọc nhầm thì ghi bảng để cho HS luyện đọc .
- GV cho HS nảy từ còn đọc sai : 
 VD: nhảy nhót, tung tăng, lo lắng, vẫy đuôi, rối rít...
- GV cho HS luyện đọc ĐT, CN, uốn sửa cho HS.
c) Luyện ngắt giọng : 
- GV treo bảng phụ viết câu văn dài.
- GV đọc mẫu, cho HS khá phát hiện cách đọc, cho nhiều HS luyện đọc ĐT, CN, theo dõi uốn sửa cho HS.
d) Đọc từng câu: 
- GV cho HS luyện đọc từng câu, theo dõi uốn sửa cho HS .
e) GV cho HS đọc đoạn :
- GV cho HS luyện đọc đoạn, tìm từ, câu văn dài luyện đọc và luyện cách ngắt nghỉ. 
- GV kết hợp giải nghĩa từ: Thân thiết, tung tăng, mắt cá chân, bó bột, sung sướng, hài lòng. 
g) Thi đọc : 
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- GV cho HS thi đọc.
- GV cho HS nhận xét bình bầu nhóm đọc tốt , CN đọc tốt , tuyên dương động viên khuýên khích HS đọc tốt.
*Đọc đồng thanh:
- Lớp đọc đồng thanh.
 Tiết 2
 3. Tìm hiểu bài:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
-Bạn của bé ở nhà là ai?
-Khi bé bị thương, Cún đã giúp bé như thế nào?
- Những ai đến thăm Bé?
- Vì sao Bé vẫn buồn?
- Cún đã làm cho Bé vui như thế nào?
- Bác sĩ nghĩ rằng vết thương của Bé mau lành là nhờ ai?
? Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì.
d/ Luyện đọc lại.
- Các nhóm thi đọc, mỗi nhóm 5 H.
- Đọc cá nhân cả bài.
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Nêu nội dung bài.
- Dặn dò HS về nhà luyện đọc lại bài.
- HS đọc bài , trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nghe.
- HS theo dõi GV đọc .
- 2 HS khá đọc lại.
- HS nối tiếp nhau đọc bài.
- HS nảy từ luyện đọc: 
+ Từ: nhảy nhót, tung tăng, lo lắng, vẫy đuôi, rối rít...
- HS uốn sửa theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện đọc CN, ĐT
- HS theo dõi GV đọc, HS phát hiện cách đọc.
+VD câu văn: Bé chó/con nào.// Một hôm,//Cún,/ Bé vấpkhúc gỗ/ và ngã đau,/đợc.//
+Con nhớ Cún,/ mẹ ạ!// (Giọng đọc tha thiết). Nhưng con vật thông minh hiểu rằng/ chưa đến lúc chạy đi chơi được//
- HS đọc nối tiếp 5 đoạn.
- HS nghe giải nghĩa từ.
- HS thi đọc , HS bình bầu cá nhân đọc tốt, nhóm đọc tốt.
- HS đọc đồng thanh .
- HS tìm hiểu bài , trả lời câu hỏi.
- Cún bông.
- Nhìn bé và chạy đi tìm người giúp.
- Bạn bè thay nhau đến thăm, kể chuyện, tặng quà cho Bé.
- Bé nhớ Cún Bông.
- Cún chơi với Bé, mang cho Bé khi thì tờ báo, khi thì bút chì
- Nhờ cún con.
- Tự trả lời.VD: câu chuyện cho ta thấy tình yêu thương gắn bó giữa em bé và chú chó nhỏGiáo dục HS biết yêu thương vật nuôi trong nhà.
- Luyện đọc theo vai.
- HS nêu: Câu chuyện cho ta thấy tình yêu thương gắn bó giữa em bé và chú chó nhỏ. Câu chuyện giáo dục HS biết yêu thương vật nuôi trong nhà.
- HS nghe dặn dò.
Toán:
Ngày - Giờ
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Nhận biết được một ngày có 24 giờ. Biết cách gọi tên giờ trong một ngày.
- Bước đầu nhận biết về đơn vị đo thời gian: Ngày- giờ.
- Củng cố về thời điểm, khoảng thời gian, xem giờ đúng trên đồng hồ.
- Bước đầu có nhận biết về sử dụng thời gian trong cuộc sống thực tế hàng ngày.
II.Đồ dùng- thiết bị dạy học: 
 - Bảng ghi sẵn ND bài học.
 - GVvà HS. đều có mô hình đồng hồ.
III. Hoạt động dạy họcchủ yếu: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu ngày giờ: 
- GV hướng dẫn- thảo luận cùng HS về nhịp sống tự nhiên.
- Bây giờ là ban ngày hay ban đêm?
*Một ngày bao giờ cũng có ngày và đêm.
- Quay kim đồng hồ và hỏi:
- Lúc 2 giờ chiều em làm gì?.
- Lúc 8 giờ tối em làm gì?
Mỗi khi HS trả lời GV quay kim lên mặt đồng hồ chỉ đúng thời điểm đó.
+) Giới thiệu về các giờ trong ngày- hướng dẫn HS đọc bảng phân chia thời gian trong ngày( SGK) từ đó biết cách gọi tên đúng các giờ trong ngày.
*Một ngày tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau (kim đồng hồ quay hai vòng)
- Một ngày có 24 giờ chia ra làm các buổi khác nhau. 
- Yêu cầu HS. nêu các buổi?
2. Luyện tập thực hành:
* Bài 1: 
Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Yêu cầu HS làm bài- nêu kết quả.
- Nhận xét.
* Bài 2: 
Yêu cầu HS nêu đề bài.
- Yêu cầu HS trả lời từng câu hỏi sau đó yêu cầu HS quay kim đồng hồ đến từng giờ.
*Bài 3:
- GV giới thiệu đồng hồ điện tử sau đó cho HS đối chiếu làm bài.
3/Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về thực hành xem giờ trên đồng hồ.
- HS nghe.
- Ban ngày.
- Ngày- sáng
- Đêm- tối.
- HS trả lời
- HS nhận xét bổ sung.
- HS nhắc lại.
+ 1 giờ đến 10 giờ: Buổi sáng.
+ 11, 12 giờ: buổi trưa
+ 1giờ (13 giờ) đến 6 giờ (18 giờ): Buổi chiều. 6 giờ đến 9 giờ( 21 giờ) : Buổi tối
- (22, 23, 24 giờ): Đêm
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nhận xét bổ sung.
- HS đọc đề bài.
- Làm bài, 1 HS đọc chữa bài.
- Nêu đề bài.
- Quan sát tranh và đồng hồ sau đó nêu.
VD: Em đọc truyện lúc 8 giờ tối ứng với đồng hồ A
- Quan sát và nhận xét.
VD: 20 giờ hay còn gọi là 8 giờ tối.
- HS nghe dặn dò.
Thứ ba ngày 9 tháng 12 năm 2008.
Kể chuyện:
Con chó nhà hàng xóm.
I. Mục tiêu:
* Rèn kỹ năng nói cho HS.
*Giúp HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Con chó nhà hàngxóm.
* HS biết thay đổi giọng kể chuyện cho phù hợp với nội dung
 - Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
* Rèn cho HS kỹ năng nghe: HS có khả năng theo dõi bạn kể
* HS biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
* Giáo dục HS yêu thích kể chuyện.
II Đồ dùng-thiết bị dạy học : 
 - Tranh SGK.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV cho HS nối tiếp nhau kể câu chuyện “Hai anh em”, nêu ý nghĩa câu chuyện?
- GV cho HS khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét chốt lại , cho điểm vào bài.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài- ghi bảng:
2. Hướng dẫn lời kể từng đoạn truyện:
* GV hướng dẫn HS nêu vắn tắt nội dung từng tranh.
- Từ tranh 1 đến tranh 5.
VD: Tranh 1: + Tranh vẽ ai ?
+ Cún Bông và Bé đang làm gì?
* Tranh 2 : + Chuyện gì đã xảy ra khi Cún và Bé đang chơi?
+ Lúc ấy Cún làm gì ?
* Tranh 3 : +Khi Bé bị ốm ai đến thăm Bé?
+ Nhưng Bé mong điều gì ?
* Tranh 4 : + Bé và Cún đang làm gì?
Lúc ấy bác sỹ nghĩ gì ?
Bước 1: Kể chuyện trong nhóm.
-GV chia nhóm – cho HS kể trong nhóm.
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
Bước 2: Kể trước lớp:
-GV tổ chức cho HS thi kể giữa các nhóm.
- GV theo dõi giúp đỡ HS bằng câu hỏi gợi ý gợi mở cho HS kể được chuyện.
+ Thi kể lại từng đoạn theo tranh.
+ GV nhận xét, cho điểm.
3. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV tổ chức cho HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV và HS nhận xét.
- Bình chọn HS, nhóm kể hay nhất.
* GV động viên tuyên dương HS.kể tốt, kể có tiến bộ.
C. Củng cố, dặn dò:
* Nêu ý nghĩa câu chuyện?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- 2 HS nối tiếp nhau kể câu chuyện “Hai anh em”, nêu ý nghĩa câu chuyện?
- HS khác nhận xét bổ sung.
- HS nghe.
- HS nghe lại nội dung từng tranh trong SGK để nhớ lại câu chuyện đã học.
- HS trả lời câu hỏi, tìm hiểu lại truyện.
- Tranh vẽ Cún Bông và Bé.
- Đang chơi trong vườn.
+ Bé vấp khúc gỗ ngã.
- Cún tìm người giúp đỡ
- Các bạn đến thăm.
- Mong được gặp Cún.
+ Bé và Cún đang chơi đùa.
- Nhờ có Cún mà Bé mau lành bệnh.
- HS quan sát tranh: 5 HS nối tiếp nhau kể 5 đoạn cuả câu chuyện trước nhóm. Hết 1 lượt quay lại từ đoạn 1.
- 5 HS trongnhóm , lần lượt kể ---> nhận xét chỉnh sửa cho bạn.
- HS đại diện nhóm , mỗi em chỉ kể một đoạn.
 - Cả lớp theo dõi , nhận xét bạn kể.
- HS thực hành thi kể chuyện.
- Cả lớp theo dõi , nhận xét bạn kể
- HS nghe.
- HS nêu , HS khác nhận xét bổ sung.
VD: : câu chuyện cho ta thấy tình yêu thương gắn bó giữa em bé và chú chó nhỏ. Giáo dục HS biết yêu thương vật nuôi trong nhà.
- HS nghe dặn dò.
Chính tả:
Tập chép : Con chó nhà hàng xóm.
I Mục tiêu: 
* HS chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn tóm tắt câu chuyện: “ Con chó nhà hàng xóm”. 
* HS làm đúng các bài tập chính tả phân biệt vần ui/uy; ch/tr.
* Rèn cho HS kĩ năng viết đúng, đẹp.
* Với HS khá giỏi rèn chữ viết nghiêng nét thanh nét đậm.
II Đồ dùng- thiết bị dạyhọc: 
 - Bảng phụ , phấn màu.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm trabài cũ: 
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng, cả lớp viết bài vào vở các từ sau: chim bay, nước chảy, sai trái.
- GV cho HS nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm, vào bài.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài ghi bảng:
2. Hướng dẫn viết chính tả:
a) Ghi nhớ nội dung đoạn văn:
- GV treo bảng phụ đoạn văn, GV đọc 1 lần.
- Đoạn văn kể lại câu chuyện gì?
b) Hướng dẫn HS cách trình bày:
- Tìm những chữ viết hoa và giải thích tại sao?
VD: 
+ Vì sao từ Bé trong bài phải viết hoa?
+ Bé là một cô bé yêu loài vật, từ bé nào là tên riêng?
- Ngoài tên riêng ra còn từ nào cần viết hoa?
c) Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm và viết những chữ khó.
- GV theo dõi sửa sai cho HS.
d) Chép bài :
- Yêu cầu HS viết bài
+ GV đọc soát lỗi
e) GV chấm bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài 2:
+ Yêu cầu HS đọc đề, nêu y/c của bài.
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi để làm bài tập.
- Tổ chức cho HS thi tìm từ thành 4 đội.
-GV nhận xét chung. Trong cùng 1 thời gian đội nào xong trước , tìm được nhiều từ thì thắng cuộc.
*Bài 3: Tương tự như cách làm bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề, nêu y/c của bài.
- Tố chức cho HS thi tìm từ chỉ đồ dùng trong nhà bắ ... ở tiết học trước đã học ( tuần 13)
- Nhiều HS nêu, HS nhận xét bổ sung.
- Công viên Lê Nin, Thủ Lệ Tây Hồ ở Hà Nội, công viên đầm sen, Suối Tiên ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Có chuồng nuôi chim, thú, cầu 
trợt, tượng đài phun nước hoặc công viên.
HS quan sát hình gợi ý cách vẽ 
tranh.
Học sinh thực hành vẽ
+Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau.
+ Vẽ màu cho phù hợp
- HS nhận xét: Tranh vẽ có đúng đề tài không, bố cục có cân đối không, màu sắc có đẹp không?
- Tìm ra bài vẽ mình thích.
- HS nghe.
C. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò xem lại bài ở nhà, chuẩn bị giờ sau.
- HS nghe dặn dò
Tiết 2 : Toán
Luyện xem giờ .Giải toán
 I.Mục tiêu:
* Giúp HS củng cố và nắm chắc các kiến thức về ngày, giờ, số giờ trong một ngày, cách tính giờ và xem giờ đúng.
- HS biết cách sử dụng đúng thời gian trong thực tế.
* Bồi dưỡng HS khá giỏi : Cách xem giờ đúng , luyện giải toán với hai phép tính, 
* Giúp HS làm quen với toán trắc nghiệm.
* Giáo dục HS có ý thức tốt trong học tập.
II Đồ dùng dạy học : 
 - Hệ thống các bài tập, đồng hồ.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Củng cố lý thuyết:
- GV cho HS nêu lại kiến thức đã học:
- Một ngày có bao nhiêu giờ ?
+ Buổi sáng bắt đầu từ mấy gìơ ?
+ Buổi trưa bắt đầu từ mấy gìơ ?
+ Buổi chiều bắt đầu từ mấy gìơ ?
+ Buổi tối bắt đầu từ mấy gìơ ?
+ Buổi đêm bắt đầu từ mấy gìơ ?
- GVnhận xét vào bài.
B. Luyện tập: 
1.GV nêu yêu cầu nội dung tiết học
2.GV phát phiếu cho HS thực hành:
- Yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm. Khoanh vào chữ trước kết quả đúng.
*Câu1: 
Một ngày có:
A.20giờ; B.24; C.19giờ; D.24giờ
*Câu 2:
Buổi sáng có
A.9 giờ sáng; B.12 giờ sáng; C. 10 giờ sáng. D. 10
*Câu 3:
 Em tập thể dục lúc
A.6 giờ sáng ; B.5 giờ sáng; 7 giờ sáng; D. 4 giờ sáng.
*Câu 4: 
Em xem truyền hình lúc
A. 6 giờ tối; B. 5 giờ tối; C. 7 giờ tối; D. 7 giờ sáng.
* Câu 5: 
 35 giờ – 16 giờ = 
A. 20 giờ B. 19 giờ 
 C. 54 giờ D. 29 giờ
* Câu 6:
 Khoảng thời gian từ lúc 9 giờ sáng đến lúc 4 giờ chiều là:
A. 5 giờ B. 13 giờ
C. 7 giờ D. 8 giờ
* Câu 7:
Chị Mai xem phim lúc 19 giờ. Hỏi lúc đó đồng hồ chỉ mấy giờ?
A. 6 giờ B. 7 giờ
C. 8 giờ D. 5 giờ
Bài tập tự luận :
* Câu 8: 
 Thời gian tương ứng các việc mà An 
làm:
An ăn cơm và nghỉ trưa vào thời gian nào ?
An đi học buổi chiều ở trường vào thời gian nào?
An xem phim hoạt hình và tự học vào buổi tối lúc mấy giờ?
Bài 9 : 
 Bạn Nam thường học 10 giờ trong một ngày . Còn bạn Thương thì chỉ học số giờ ít hơn bạn Nam là 1 giờ. Hỏi bạn Thương sẽ học mấy giờ trong ngày? Và cả hai bạn sẽ học tất cả mấy giờ trong ngày?
- GV thu phiếu chấm chữa bài ,nhận xét.
C.Củng cố, dặn dò: 
- Nếu còn thời gian thì GV cho HS chơi trò chơi: Trò chơi “ Tìm giờ đúng”.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà xem lại bài đã học.
- HS nêu, HS khác nhận xét bổ sung.
VD: - Một ngày có 24 giờ, từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau gọi là một ngày.
+ Từ 1 giờ sáng đến 10 giờ
+ Trưa từ 11 giờ đến 12 giờ.
+Chiều từ 1 giờ(13 giờ)đến 6 giờ(18h)
+Tối từ 7h(19h) đến 9h ( 21h)
+Đêm từ 10 h(22h) đến 12h ( 24 h)
- HS nghe.
- H. tự làm bài tập và chữa bài nhận xét.
+Phương án D
+Phương án C
+ Phương án B
+ Phương án C
+ Phương án B
+ Phương án C
+ Phương án B
- Vào lúc từ 11 giờ đến 1 giờ.
- Vào lúc từ 1 giờ đến 4 giờ.
- Vào lúc từ 7 giờ đến 9 giờ.
+ HS làm bài:
Bài giải
+ Số giờ bạn Thương học trong ngày là : 10 – 1 = 9 ( giờ )
+ Số giờ cả hai bạn học trong ngày là:
 10 + 9 = 19 ( giờ)
- HS chơi trò chơi.
- HS nghe dặn dò.
Tiết 2: Tiếng việt
Luyện đọc bài: Đàn gà mới nở.
I.Mục tiêu: 
* Giúp HS đọc trơn toàn bài . Đọc đúng các từ khó dễ lẫn, ngắt đúng nhịp thơ. Rèn cho HS đọc đúng, đọc hay.
* Giúp HS hiểu từ mới trong bài : Yêu quý con vật,
* Hiểu nội dung: Vẻ đẹp đáng yêu, ngộ nghĩnh của đàn gà mới nở và qua đó thể hiện tình yêu thương của gà mẹ dành cho con.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ , phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi HS đọc bài: Thời khoá biểu, trả lời câu hỏi nội dung bài đọc – GV nhận xét cho điểm vào bài.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài- ghi bảng:
2. Luyện đọc:
a) GV đọc mẫu : 
- GV đọc mẫu chú ý giọng đọc cho HS theo dõi chú ý để biết cách đọc bài.
b) Luyện phát âm: 
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu, GV theo dõi phát hiện từ HS còn đọc sai , đọc nhầm lẫn, GV ghi bảng để hướng dẫn HS luyện đọc.
VD: +Từ, tiếng: mới nở, lông vàng, lắm, lúi rúi, lăn tròn.
- GV cho HS đọc đồng thanh,cá nhân, theo dõi uốn sửa cho HS.
c. Luyện ngắt giọng:
- GV treo bảng phụ, GV đọc mẫu cho HS phát hiện cách đọc .
- GV cho nhiều HS đọc câu văn theo dòng thơ .Giúp HS biết đọc nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- GV cho HS luyện đọc, uốn sửa cho HS.
d. Luyện đọc đoạn : 
- GV cho HS luyện đọc đoạn .Yêu cầu đọc đoạn theo từng khổ thơ: HS đọc nối tiếp đoạn. 4 em đọc 4 khổ thơ.
 - Yêu cầu HS đọc đoạn tìm từ khó và giải nghĩa VD: Yêu quý con vật,
- Luyện đọc đoạn theo từng khổ thơ trong nhóm.
e. Đọc cả bài : GV cho HS đọc cả bài
g. Thi đọc giữa các nhóm.
GV yêu cầu HS đọc toàn bài, lớp đọc đồng thanh.
- Cho HS đọc đồng thanh 1 khổ thơ trong bài.
3. Tìm hiểu bài:
- Tìm những hình ảnh đáng yêu của đàn gà con?
- Gà mẹ bảo vệ con, âu yếm con như thế nào?
- Câu thơ nào cho thấy nhà thơ rất yêu đàn gà mới nở?
* GV liên hệ thực tế với HS : ở nhà em đối sử như thế nào với đàn gà của nhà em?
4. Học thuộc lòng bài thơ.
- Đọc từng khổ thơ, cả bài.
- Thi đọc từng khổ, cả bài. 
- GV nhận xét, cho điểm.
C. Củng cố, dặn dò.
- GV cho HS nêu nội dung bài( Miêu tả vẻ đẹp ngộ nghĩnh, đáng yêu)
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng bài thơ.
- HS lên bảng đọc bài: Thời khoá biểu+ trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét bổ sung.
- HS nghe.
- HS theo dõi GV đọc bài.
- HS khá đọc mẫu lần 2.
- HS đọc nối tiếp câu cho đến hết bài thơ. HS nảy tiếp từ còn khó đọc.
 + Từ : mới nở, lông vàng, lắm, lúi rúi, lăn tròn.
- HS luyện đọc đồng thanh,cá nhân, uốn sửa theo GV.
- HS nghe GV đọc bài.
- HS phát hiện cách đọc
 VD: Câu : Ôi!/ Chú gà ơi!//
 Ta yêu chú lắm.//
* Lưu ý cách đọc :
 Nghỉ sau mỗi khổ thơ.
 + Giọng K1: vui	
 K3: nhẹ nhàng
 K2: dồn dập	
 K4: dàn trải.
- Nghe GVgiải nghĩa từ mới:
 Yêu quý con vật,
- HS đọc cả bài
- HS thi đọc. ,HS khác nhận xét, cho điểm bạn đọc.
+ HS tìm hiểu bài và trả lời câu hỏi:
- Lông vàng mát dịu, mắt đen sáng ngời, chạy líu ríu như những hòn tơ nhỏ lăn tròn trên sân, cỏ.
- Thấy diều, quạ đã dong đôi cánh cho con biến vào trong..
- Líu ríu đi tìm mồi, dang cánh.ngủ.
- Ôi! Chú gà ơi! Ta yêu chú lắm!
+ HS nêu , HS nhận xét bổ sung.
VD; Em thường cho gà ăn mỗi chiều em đi học về.
- HS thi đọc thuộc bài thơ , theo từng khổ thơ , cả bài thơ.
- HS nhận xét bạn đọc bài.
- HS nêu , HS nhận xét bổ sung.
VD: Vẻ đẹp đáng yêu, ngộ nghĩnh của đàn gà mới nở và qua đó thể hiện tình yêu thương của gà mẹ dành cho con.
- HS nghe dặn dò.
Thứ năm ngày 21 tháng 12 năm 2006
Tiết 2: Toán
Luyện xem lịch, ngày tháng
Giải toán
I.Mục tiêu:
* Giúp HS củng cố kĩ năng xem lịch tháng. HS biết xem lịch (đọc tên các ngày, tháng).
- HS củng cố về thời điểm, khoảng thời gian. Biết trong tháng có bao nhiêu ngày. Tìm được thứ trong tháng.
*áp dụng thực tế xem lịch nhanh.
* Giáo dục HS thích xem lịch.
* Luyện cho HS giải toán qua hệ thống bài tập để luyện tập.
II.Đồ dùng dạy học : 
 - Tờ lịch tháng 1, tháng 4 như SGK ở vở bài tập toán trang 83
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Củng cố lý thuyết:
- GV cho HS ôn lại các thứ thường có trong một tuần, các ngày có trong một tháng.
- GV Hướng dẫn HS thực hành xem lịch bằng cách đối chất HS , GV hỏi cho HS trả lời từng ngày tương ứng trong tháng.
VD: Nhìn vào tờ lịch cho biết ngày 2 của tháng 4 là thứ mấy?
- GV nhận xét vào bài.
B. GV cho HS luyện làm các bài tập ở bài tập toán SGK trang 83.
* Bài 1: 
- GV cho HS chơi trò chơi điền ngày còn thiếu trong tháng 1( tháng có 31 ngày)
- GVchuẩn bị 4 từ lịch tháng 1
- Chia lớp thành 4 đội thi đua với nhau. Yêu cầu HS các đội dùng bút màu ghi tiếp các ngày còn thiếu trong từ lịch( Thực hiện trong 7 phút)
- GV cho HS nộp phiếu , chữa bài ,nhận xét bổ sung.
- GV chốt lại.
*Bài 2: phần a:
- GV cho H S tự làm như bài 1 vào vở bài tập.
Phần b:
- GVtreo tờ lịch tháng 4 yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong bài tập2( phần b) (trang83 SGK)
- GV cho HS nhận xét bổ sung.
*GV treo bảng phụ cho HS làm thêm một số bài tập khác.
* Bài 3: GV nêu bài tập: Thực hành xem lịch.
- GV treo tờ lịch của tháng 10 – Nêu yêu cầu HS trả lời:
? Ngày 22 tháng 10 là thứ mấy? Vậy ngày 25 tháng 10 là thứ mấy?
? Trong tháng 10 có mấy ngày chủ nhật? Đó là những ngày nào?
? Tuần này thứ sáu là ngày 12? Tuần sau thứ sáu là ngày nào?
- GV cho HS nhận xét, sửa sai GV bổ sung.
* Bài 2: GV nêu bài toán:
- Hôm nay là thứ 2 ngày 4- 5. Như vậy còn cách ngày sinh của Minh mười ngày nữa. Hỏi sinh nhật của Minh là thứ mấy của tháng 5, vào thứ mấy trong tuần?
? Bài cho biết gì?
? Hỏi gì?
* Bài 3: GV nêu bài tập:
- Kỉ niệm ngày Quốc tế lao động vào ngày nào?	
- Kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ vào ngày nào?	
- Hỏi: Hai ngày này cách nhau bao nhiêu ngày?
*GV thu 1 vài bài chấm – nhận xét.
C. Củng cố dặn dò:
- GVnhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà xem lại bài đã học.
- HS nêu.
- HS nghe trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét bổ sung.
- HS nghe.
- Nghe phổ biến luật chơi
- Nhận tờ lịch
- Thực hiện chơi
- Thực hiện theo yêu cầu của GV .
- Nộp phiếu , chữa bài ,nhận xét bổ sung.
- HS nghe.
- HS làm bài.
- HS nêu , trả lời câu hỏi , nhận xét bổ sung.
- HS chép bài và làm bài tập trên bảng.
 - HS nêu , trả lời câu hỏi , nhận xét bổ sung.
- HS làm vở:
+ Sinh nhật Minh vào 14 tháng 5.
	Vì 4 + 10 = 14
+Hôm nay thứ 2 ngày 4, thứ hai tuần sau là ngày 11 (vì 4 + 7 = 11).
+Vậy thứ 3 sẽ là ngày 12, thứ 4 là ngày 13, thứ 5 là ngày 14.
+ HS nêu , HS nhận xét bổ sung.
- 1- 5.
- 19 – 5.
- HS nêu : Cách nhau 18 ngày.
 vì lấy : 19 – 1 = 18 (ngày)
- HS nghe nhận xét .
- HS nghe dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an b 1 tuan 16.doc