Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 8 năm 2009

Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 8 năm 2009

Tiết 2 Đạo đức (T8)

Bài 4: Gia đình em (tiết 2)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Giúp HS biết được:

- Trong gia đình thường có ông bà, cha mẹ, anh chị em. Ông bà, cha mẹ có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục, rất yêu quý con cháu.

- Cần lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị để mau tiến bộ, cho ông bà, cha mẹ vui lòng

2. Học sinh có thái độ:

- Kính trọng, yêu thương, lễ phép với các thành viên trong gia đình

- Quý trọng, tán thành những bạn biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.

3. Học sinh biết thực hiện những điều ông bà, cha mẹ, anh chị dạy bảo.

* Giúp HSHN

- Biết được trong gia đình thường có ông, bà, bố, mẹ

- Biết lễ phép với ông bà, bố ,mẹ

- Biết kêt tên các thành viên trong gia đình mình

 

doc 52 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 8 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY :TUẦN 8
T/N
MƠN
TCT
TÊN BÀI DẠY
GHI CHÚ
THỨ HAI
12/10
Chào cờ
Đạo đức
Tốn
Học vần
Học vần
8
8
29
71
72
-Gia đình em(T2)
-Luyện tập
- Bài 30: ua – ưa (T1)
- Bài 30: ua – ưa (T2)
THỨ BA
13/10
Tốn
Học vần
Học vần
TNTV
Âm nhạc
30
73
74
62
8
-Phép cộng trong phạm vi 5
-Bài 31: ơn tập ( T1)
-Bài 31: ơn tập ( T2)
-Bài 31: rừng(T2)
-Học hát bài lý cây bơng
THỨ TƯ
14/10
Tốn
Học vần
Học vần
Mĩ thuật
TNTV
31
75
76
8
63
-Luyện tập
-Bài 32: oi-ai (T1)
-Bài 32: oi-ai (T2)
-Vẽ hình vuơng và hình chữ nhật
-Bài 32: thú rừng(T1)
THỨ NĂM
15/10
Thể dục
Tốn
Học vần
 Học vần
TNTV
8
32
77
78
-Đội hình đội ngũ thể dục rèn luyện TTCB
-Số 0 trong phép cộng
-Bài 33: Ơi- ơi (T1)
-Bài 33: Ơi- ơi (T2)
-Bài 32: thú rừng(T2)
THỨ SÁU
16/10
TNXH
Học vần
Học vần
Thủ cơng
HĐTT
8
79
80
64
8
-Ăn uống hàng ngày
-Bài 34: ui- ưi (T1)
-Bài 34: ui- ưi (T2)
-Xé dán hình cây đơn giản
Bài 5:pokemon
Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009 
Tiết 2 Đạo đức (T8) 
Bài 4: Gia đình em (tiết 2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Giúp HS biết được:
- Trong gia đình thường có ông bà, cha mẹ, anh chị em. Ông bà, cha mẹ có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục, rất yêu quý con cháu.
- Cần lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị để mau tiến bộ, cho ông bà, cha mẹ vui lòng
2. Học sinh có thái độ:
- Kính trọng, yêu thương, lễ phép với các thành viên trong gia đình
- Quý trọng, tán thành những bạn biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ..
3. Học sinh biết thực hiện những điều ông bà, cha mẹ, anh chị dạy bảo.
* Giúp HSHN
- Biết được trong gia đình thường có ông, bà, bố, mẹ
- Biết lễ phép với ông bà, bố ,mẹ
- Biết kêt tên các thành viên trong gia đình mình
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bài hát: Cả nhà thương nhau.
- Các điều 5,7,9,10,18,20,21,17 Công ước quốc tế về quyền trẻ em
- Các điều 3,5,7,9,12,13,16,17 trong luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em VN
- Giấy, bút vẽ, hoặc ảnh chụp gia đình
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Ổn định lớp: (1’)
B. Khởi động: (5’)
Chơi trò chơi “ Đổi nhà”
- GV hướng dẫn cách chơi:
 Học sinh đứng thành một vòng tròn và điểm danh 1,2,3 cho đến hết. Người số 1 và người số 3 nắm tay nhau tạo thành một mái nhà, người số 2 đứng giữa ( tượng trưng cho một gia đình). Khi quản trò hô: “ Đổi nhà” những người mang số 2 sẽ đổi cho nhau. Quản trò nhân lúc đó sẽ chạy vào một nhà nào đó. Eâm nào chậm chân không tìm được nhà sẽ mất nhà và phải ra làm quản trò. Trò chơi cứ thế tiếp tục
- Gv nêu câu hỏi thảo luận:
+ Em có thấy hạnh phúc khi luôn có một mái nhà? ( Hỏi những em không bị mất nhà lần nào).
+ Em cảm thấy thế nào khi không có một mái nhà? ( Hỏi những em đã có lần bị mất nhà)
- GV kết luận: Gia đình là nơi em được cha mẹ và những người trong gia đình che chở, yêu thương chăm sóc, nuôi dưỡng và dạy bảo
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: (1’)
1. Hoạt động 1: ( 15’) Đóng vai
- GV kể cho học sinh nghe tiểu phẩm “ Chuyện của bạn Long”
 Mẹ Long đang chuẩn bị đi làm và dặn Long:
+ Long ơi ! Hôm nay trời nắng con ở nhà học bài và trông nhà cho mẹ!
+ Vâng a! Con chào mẹ!
Long đang ngồi học bài thì các bạn đến rủ đi đa bóng.
+ Long ơi! Đi đá bóng với bọn tớ đi! Bạn Đạt vừa được bố mẹ cho quả bóng đá đẹp lắm.
+ Tớ chưa học bài xong, với lại mẹ tớ dặn phải ở nhà trông nhà.
+ Mẹ cậu có biết đâu mà lo, đa bóng rồi học bài sau cũng được.
Long lưỡng lự một lát rồi đồng ý đi chơi cùng các bạn.
- GV giúp đỡ học sinh sắm vai
- GV nêu câu hỏi thảo luận:
+ Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Long? Bạn Long đã vâng lời mẹ chưa?
+ Điều gì xảy ra khi bạn Long không biết vâng lời mẹ dặn?
2. Hoạt động 2: (10’) Học sinh tự liên hệ
- GV nêu yêu cầu tự liên hệ:
+ Sống trong gia đình, em được bố mẹ quan tâm như thế nào?
+ Em đã làm gì để cha mẹ vui lòng?
- GV tuyên dương những học sinh biết lễ phép, vâng lời cha mẹ
3. Củng cố: (2’)
GV nêu kết luận chung: 
+ Trẻ em có quyền có gia đình, được sống cùng cha mẹ, được cha mẹ yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
+ Cần cảm thông, chia sẻ với những bạn thiệt thòi không được sống cùng gia đình
+ Trẻ em có bổn phận phải yêu quý gia đình, kính trọng, lễ phép với ông bà,cha mẹ.
4. Dặn dò: (1’)
Dặn học sinh về nhà vẽ một bức tranh về gia đình mình. Xem trước bài sau: Bài 5
-Hát
- Học sinh lắng nghe và nắm cách chơi
- Học sinh tham gia chơi
- Học sinh thảo luận
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh nghe kể chuyện
- Học sinh sắm vai và diễn lại tiểu phẩm trước lớp. Các vai: Long, mẹ Long, các bạn Long
- Học sinh thảo luận khi xem xong tiểu phẩm:
+ Bạn Long chưa vâng lời mẹ
+ Không dành thời gian học bài nên chưa làm đủ bài tập cô giao về nhà; đa bóng xong có thể bị ốm, phải nghỉ học
- Học sinh thảo luận tự liên hệ trong nhóm 2
- Một số học sinh trình bày trước lớp
 ------------------------------------------------------------------------------- 
Tiết 3 Toán (T29)
Luyện tập
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 Giúp HS 
- Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 4
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 hoặc 2 phép tính thích hợp.
*Giúp HSHN
 Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 4
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sách Toán.
- Hộp đồ dùng toán.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Khởi động : (1’)
B. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Kiểm tra miệng về bảng cộng trong phạm vi 4
- Viết bảng cộng trong phạm vi 4 vào bảng con.
- GV nhận xét, ghi điểm
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
- GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: ( 5’) Tính
- GV nêu yêu cầu bài tập
- Gọi 5 HS lên bảng làm bài
- Lưu ý HS viết thẳng cột
- GV nhận xét, chữa bài
* GV hướng dẫn HSHN làm 2 phép tính
 Bài 2: (10’) Số
- Hướng dẫn học sinh nêu cách làm: Viết số thích hợp vào ô trống
- GV làm mẫu: 1 + 1 bằng 2 , nên ta viết số 2 vào ô trống
* GV hướng dẫn HSHN điền số vào 3 ô trống
Bài 3: (7’)Tính
- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn học sinh cách làm:
 1 + 1 +1 = ...( Lấy 1 cộng 1 bằng 2, lấy 2 cộng 1 bằng 3, viết 3 sau dấu bằng)
* GV hướng dẫn HS làm 1 phép tính
Bài 4: (5’)Viết phép tính thích hợp 
- GV hướng đẫn học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Cho học sinh quan sát tranh, hướng dẫn học sinh nêu bài toán: Một bạn cầm bóng, ba bạn nữa chạy đến. Hỏi tất cả có mấy bạn?
- GV: + Ta thực hiện phép tính gì?
 + Mấy cộng mấy?
3. Củng cố (4’)
- Giáo viên nêu phép tính cộng trong phạm vi 4
4. Dặn dò : (1’)
- Dặn HS xem lại bài và xem trước bài sau: Phép cộng trong phạm vi 5
- Nhận xét tiết học
- HS hát
- 3HS đọc bảng cộng trong phạm vi 4
- Cả lớp viết vào bảng con: 
 1 +3 = 4; 2 + 1 =3; 2 + 2 = 4
- Lớp nhận xét.
- 2 HS nhắc lại đề bài
- 5 HS làm trên bảng cả lớp làm bảng con:
 3	 2 2 2 1
 + + + + +
 1	 1 2 1 3
 4	 3 4 3 4
* HSHN Làm vào bảng con theo cột dọc 2 phép tính
- Học sinh làm bài rồi chữa bài:
 + 1	 + 2	+ 2
1 2 1 3	2 4
 + 3 + 1
1	4	 3	4
* HSHN làm 3 phép tính đầu tiên
- Học sinh làm bài rồi chữa bài:
 2 + 1 + 1 = 4 ; 1 + 2 + 1 = 4
* HSHN làm phép tính đầu
- Học sinh quan sát tranh và nêu bài toán
- Học sinh đếm và nêu:" Tất cả có 4 bạn"
+ phép tính cộng
+ 1 + 3 = 4
- Học sinh làm bài vào vở
* HSHN không làm bài 4
- Học sinh thi nói nhanh kết quả
- HS lắng nghe
 --------------------------------------------------------
Tiết 4 + 5 Học vần ( 65, 66)
 Bài 30 : ua - ưa
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- HS đọc và viết được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ
- HS đọc được câu ứng dụng: Mẹ đi chợ mua khế,mía, dừa, thị cho bé
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Giữa trưa
*Giúp HSHN
- Đánh vần, đọc và viết được vần ua, ưa
- Đọc theo giáo viên từ ứng dung: cua bể, ngựa gỗ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh ảnh minh hoạ từ ngữ khoá: Lá tía tô
- Tranh ảnh minh hoạ phần luyện nói
- Bộ chữ Học vần 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Khởi động: (1’)
B. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV nhận xét, ghi điểm
C. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài : (1’)
GV giới thiệu và viết bảng: ua - ưa
2. Dạy vần
1.2 : ua
a) Nhận diện: (3’)
- GV viết lại vần ua lên bảng và nói: vần ua được tạo nên từ 2 con chữ: u và a
- GV kiểm tra, chỉnh sửa
b) Đánh vần ( 6’)
- GV hướng dân HS đánh vần: u – a - ua
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm
- GV đọc trơn: ua
- GV chỉnh sửa
c) Ghép tiếng khoá ( 5’)
- GV viết bảng và đọc: cua
- GV: Vị trí của chữ và vần trong tiếng khoá cua ?
- Hướng dẫn HS đánh vần:
 cờ – ua - cua
- GV chỉnh sửa cho học sinh
* Yêu cầu HSHN đánh vần theo GV
d) Ghép từ ngữ khoá: (7’)
- GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?
- GV giới thiệu và viết bảng: cua bể
- GV chỉnh sửa cho học sinh
- Yêu cầu học sinh đọc lại vần, tiếng, từ
e) Hướng dẫn viết chữ : ( 6’)
- GV viết mẫu lên bảng lớp vần ua theo khung ô li được phóng to. Vừa viết GV vừa hướng dẫn quy trình viết.
- Yêu cầu học sinh viết bảng con chữ ua
- Hướng dẫn học sinh viết vào bảng con :
 cua bể
* Hướng dẫn HSHN v ... : nờ – ui – nui – sắc – núi
- HS đọc trơn: núi
* HSHN: Đánh vần theo giáo viên:
 nờ – ui – nui – sắc - núi 
- HS quan sát tranh và nêu nhận xét
- HS đánh vần và đọc trơn: đồi núi
* HSHN lắng nghe và nhẩm đọc theo
- HS đánh vần- đọc trơn:
u – i - ui
nờ – ui – nui – sắc – núi
đồi núi
- Học sinh quan sát
- Học sinh viết chữ lên không trung hoặc lên mặt bàn bằng ngón tay trỏ cho định hình trong trí nhớ trước khi viết bảng con
- Học sinh viết vào bảng con: ui 
- Học sinh viết vào bảng con: đồi núi
* HSHN: Viết vào bảng con: ui, núi
- HS lắng nghe
- HS thảo luận và so sánh:
+ Giống: Đều có i 
+ Khác: ưi bắt đầu bằng ư, ui bắt đầu bằng u
- HS lấy chữ và ghép vần : ưi
- HS đánh vần: ư – i – ưi ( CN, tổ, lớp)
* HSHN: Đánh vần theo giáo viên:
- HS nhìn bảng phát âm: ưi
- HS: g đứng trước, vần ưi đứng sau, dấu hỏi trên con chữ ư
- HS lấy và ghép chữ gửi
- HS đánh vần theo hình thức cá nhân, tổ, lớp: gờ – ưi – gưi – hỏi - gửi
 - HS đọc trơn: gửi
* HSHN: Đánh vần theo giáo viên:
 gờ – ưi – gưi – hỏi - gửi
- HS quan sát tranh và nêu nhận xét
- HS đánh vần và đọc trơn: gửi thư
* HSHN lắng nghe và nhẩm đọc theo
- HS đánh vần- đọc trơn:
 ư - i - ưi
 gờ – ưi – gưi – hỏi - gửi
 gửi thư
- Học sinh quan sát
- Học sinh viết chữ lên không trung hoặc lên mặt bàn bằng ngón tay trỏ cho định hình trong trí nhớ trước khi viết bảng con
- Học sinh viết vào bảng con: ưi 
- Học sinh viết vào bảng con : gửi thư
* HSHN: Viết vào bảng con: ưi, gửi
- HS quan sát, đọc nhẩm
- Học sinh nhận biết vần mới học trong từng tiếng
- Học sinh đánh vần – đọc trơn tiếng có vần ui, ưi và từ ứng dụng theo hình thức cá nhân, tổ, lớp
* HSHN: lắng nghe và đánh vần theo
- 2-3 HS đọc lại
 Tiết 2
3.Luyện tập 
3.1. Luyện đọc 
a. Đọc lại nội dung bài tiết 1 :(7’)
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm
* GVhướng dẫn HSHN đọc vần và tiếng
c. Đọc câu ứng dụng: ( 10’)
- GV hướng dẫn học sinh quan sát tranh minh hoạ: Tranh vẽ gì? 
- GV nói và viết bảng: Đây là bức tranh minh hoạ cho câu ứng dụng: 
 Dì Na vừa gửi thư về. Cả nhà vui qua.ù
- GV chỉnh sửa lỗi
- GV đọc mẫu câu ứng dụng
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS 
 * NGHỈ GIỮA TIẾT
3.2 Luyện viết: ( 12’ )
- Yêu cầu HS viết vào vở: ui, đồi núi, ưi, gửi thư
- GV theo dõi, uốn nắn, nhắc HS tư thế ngồi viết, cầm bút, đặt vở
3.3 Luyện nói: ( 7’)
- GV viết bảng: Đồi núi
- GV nêu câu hỏi gợi ý:
+ Trong tranh vẽ cảnh gì?
+ Đồi núi thường có ở đâu?
+ Trên dồi núi thường có gì?
+ Nơi em ở có đồi núi không?
* Yêu cầu HSHN quan sát tranh minh hoạ 
- GV nhận xét, tuyên dương học sinh
4. Củng cố : (3’)
GV chỉ bảng hoặc SGK cho học sinh theo dõi và đọc theo
- Tổ chức cho HS thi tìm tiếng có vần mới học: ui, ưi
- Gv theo dõi, ghi các từ HS tìm được và chấm điểm thi đua cho HS
5. Dặn dò: ( 1’)
Dặn HS về nhà học lại bài, tự tìm các chữ vừa mới học, làm bài tập trong vở bài tập TV1 . Xem trước bài sau: uôi, ươi
- Học sinh vừa nhìn chữ vừa lần lượt phát âm: 
+ ui, núi, đồi nui
+ ưi, gửi, gửi thư
+ cái túi gửi quà
+ vui vẻ ngửi mùi
* HSHN: Nhìn bảng và đọc: ui, ưi, núi, gửi
- Học sinh quan sát tranh minh hoạ và nêu nhận xét
- Học sinh nhận biết tiếng có vần mới học: gửi, vui
- Học sinh đánh vần tiếng - đọc trơn câu ứng dụng theo hình thức cá nhân, tổ, lớp.
* HSHN: quan sát tranh, lắng nghe và đánh vần theo
- 2 -3 học sinh đọc lại câu ứng dụng
- HS tập viết: ui, đồi núi, ưi, gửi thư trong vở tập viết
* HSHN: Viết vào vở: ui, núi, ưi, gửi
- 2 – 3 học sinh đọc tên bài luyện nói
- Học sinh quan sát tranh minh hoạ và luyện nói theo gợi ý của giáo viên
+ Tranh vẽ đồi núi
+ Có cây cối, muôn thú...
* HSHN: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì?
- Học sinh theo dõi và đọc bài
- HS các tổ thi tìm tiếng có vần ui, ưi. Tổ nào tìm được nhều từ đúng sẽ thắng cuộc
- Học sinh lắng nghe
------------------------------------------------------------
Tiết 4 Thủ công (T8)
Bài 5: Xé dán hình cây đơn giản
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Giúp HS 
- Biết cách xé dán hình cây đơn giản
- Xé được hình tán cây, thân cây và dán cân đối, phẳng
* Giúp HSHN:
 Biết cách xé dán hình cây đơn giản và xé được hình cây theo hình vẽ của GV 
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Bài mẫu về xé, dán hình cây đơn giả. 
- Giấy thủ công các màu.
- Hồ dán, giấy làm nền
2. Học sinh: Như đã dặn ở tiết trước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Khởi động: (1’)
B. Kiểm tra bài cũ: (2’)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
C. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: (1’)
GV giới thiệu và ghi đề bài lên bảng
2. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: (6’)
- GV cho học sinh xem bài vẽ mẫu và đặt câu hỏi cho học sinh nhận xét về đặc điểm, hình dáng, màu sắc của cây
+ Cây có hình dáng như thế nào?
+ Cây có những bộ phận nào? Màu gì?
- GV kết luận: Cây có nhiều hình dáng khác nhau: Cây to, cây nhỏ, cây cao, cây thấp. Cây có các bộ phận: Thân cây màu nâu, tán lá cây có nhiều màu khác nhau: màu xanh, màu xanh đậm, màu vàng, màu nâuVì vậy khi xé, dán tán lá cây, các em có thể chọn màu mà mình biết và yêu thích.
3. Giáo viên hướng dẫn mẫu
3.1 Xé tán lá cây: ( 8’)
a. Xé tán lá cây tròn
- GV lấy một tờ giấy màu xanh lá cây, đánh dấu, vẽ và xé một hình vuông 
- Từ hình vuông xé 4 góc ( không cần xé 4 góc đều nhau)
- Xé, chỉnh sửa cho giống hình tán lá cây tròn
b. Xé tán lá cây dài
- Giáo viên lấy một tờ giấy màu xanh đậm ( hoặc màu vàng ) vẽ một hình chữ nhật
- Từ hình chữ nhật xé 4 góc ( không cần xé đều nhau)
- Xé chỉnh sửa cho giống tán lá cây dài
3.2. Xé hình thân cây: (5’)
- Giáo viên lấy một tờ giấy màu nâu ( hoặc màu tím) và vẽ một hình chữ nhật.
- Xé tiếp một hình chữ nhật khác có phần trên nhỏ hơn phần dưới to hơn
3.3 Hướng dẫn dán hình: (10’)
- Giáo viên làm thao tác bôi hồ và lần lượt dán ghép hình thân cây, tán lá cây
+ Dán phần thân cây ngắn với tán lá tròn
+ Dán phần thân dài với tán lá dài
- Cho học sinh quan sát hình 2 cây đã dán xong
- Yêu cầu HS tập xé các bộ phận của cây trên giấy nháp óc kẻ ô li
- GV quan sát, hướng dẫn thêm
* GV vẽ sẵn hình các bộ phận như tán lá, thân cây trên giấy nháp và hướng dẫn HSHN xé
4. Củng cố: (1’)
- Gv nêu lại cách xé các bộ phận của hình cây
5. dặn dò: (1’)
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà tập xé, dán chuẩn bị cho tiết sau thực hành. Chuẩn bị giấy màu cho tiết sau thực hành
- HS hát
- 2 HS nhắc lại đề bài
- Học sinh quan sát và trả lời:
+ Cây cao ( to, thấp..)
+ Cây có thân, cành, lá 
- HS lắng nghe
- Học sinh quan sát
- Học sinh quan sát
- Học sinh quan sát
- Học sinh quan sát
- HS lấy giấy nháp có kẻ ô, tập vẽ và xé hình tán lá cây, hình thân cây.
* HSHN xé hình các bộ phận của cây theo hình vẽ của GV 
- HS lắng nghe
-------------------------------------------------------------------
Tiết 5 Sinh hoạt tuần 8
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
- Học sinh nhận biết cách nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của mình
- Giúp học sinh nhận ra ưu điểm, khuyết điểm trong tuần qua, đề ra nhiệm vụ tuần tới
- Rèn luyện cho HS tính kỉ luật, tinh thần tự giác, tích cực trong hoạt động tập thể
II. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
Các hoạt động của giáo viên
Các hoạt động của HS
1. Ổn định lớp
2. Tổ chức trò chơi
- GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi
- Cho học sinh chơi thử
- Cho học sinh chơi thật
3. Nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua
- GV hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong tổ xem bạn nào thực hiện tốt, bạn nào chưa..
- GV hướng dẫn tổ trưởng các tổ báo cáo
- GV kết luận chung:
a. Ưu điểm:
+ Đi học tương đối đầy đủ, ra vào lớp đúng giờ
+ Có ý thức học tập tốt, giữ gìn sách vở sạch sẽ
+ Một số em đọc, viết có tiến bộ nhiều: Khanh, Boch..
b. Khuyết diểm:
+ Còn một số em đi học chưa chuyên cần ( Xoan,In Hồ)
+ Aên mặc chưa sạch sẽ, đầu tóc chưa gọn gàng: Trang,Phửi,Phin,Phiên
+ Cần chú ý rèn chữ viết: Hùng,Phiên,Chi,Buang
+ Một số học sinh còn nói chuyện riêng nhiều: Đức,Ni,Xoan,Buang
+ Đi học muộn: Phửi,Trang,Xoan
* Tuyên dương những học sinh đã thực hiện tốt
- Chấm điểm thi đua cho các tổ
4. Đề ra nhiệm vụ tuần tới
+ Duy trì tôt nề nếp đạo đức: vâng lời, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn
+ Phải học bài, viết bài, làm bài tập đầy đủ. Đầu giờ học các tổ trưởng kiểm tra vở của các bạn trong tổ
+ Giữ vệ sinh thân thể, quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, đi học đúng giờ và chuyên cần
+ Tăng cường ôn tập đọc, viết, làm toán chuẩn bị cho kiểm tra định kì giữa kì 1
5. Giáo dục an toàn giao thông cho HS
-GV cho HS chơi đèn xanh đèn đỏ
- Nhắc HS khi đi , đi bên tay phải đi sát lề đường
-GV hướng dẫn HS ø không chơi gần đường ray xe lửa
6. Kết thúc tiết học 
- GV cho học sinh hát
- Cả lớp hát 1 bài
- HS lắng nghe
- HS chơi thử
- HS chơi thật
- HS thảo luận trong tổ
- Các tổ trưởng báo cáo trước lớp. Các thành viên khác bổ sung
- Học sinh lắng nghe
-HS chơi đèn xanh đèn đỏ
- Học sinh hát

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan8.doc