Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 16

Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 16

Tiết 2 Đạo đức (T16)

Trật tự trong trường học

I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Kiến thức : hs hiểu : cần giữ trật tự trong giờ học , khi ra vào lớp

- Kĩ năng : giữ trật tự trong giờ học , khi ra vào lớp là để thực hiện tốt quyền được học tập , quyền được đảm bảo an toàn của trẻ em .

- Thái độ: giáo dục HS có ý thức giữ gìn trật tự khi ra, vào lớp và khi ngồi học

II . CHUẨN BỊ :

GV: Tranh BT 3 , 4 ; Điều 28 quyền trẻ em

HS : Vở BTĐĐ

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DạY HọC :

 

doc 51 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 593Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY: TUẦN 16
T/N
TIẾT
MÔN
TCT
TÊN BÀI GIẢNG
Ghi Chú
HAI
7\12
1
2
3
4
5
Chào cờ
Đaọ đức
Toán
Học vần
Học vần
16
16
61
237
238
Trật tự trong trường học T1
Luyện tập
Bài 64: im -um T1
Bài 64: im -um T2 
BA
8\12
1
2
3
4
5
Toán
Học vần
Học vần
TNTV
Aâm nhạc
62
239
240
77
16
Bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10
Bài 65: iêm -yêm T1
Bài 65:iêm -yêm T2
Bài 43: ngày và đêmï T1
Nghe hát :Quốc ca
TƯ
9\12
1
2
3
4
5
Toán
Học vần
Học vần
Mĩ thuật
TNTV
63
241
242
16
78
 Luyện tập 
 Bài 66:uôm - ươm T1
 Bài 66:uôm - ươm 
Vẽ hoặc xé dán lọ hoa T2
Bài 44: Trời nắngï T1 
NĂM
10\12
1
2
3
4
5
Thể dục
Toán
Học vần
Học vần
TNTV
16
64
243
244
79
Rèn LuyệnTư Thế Cơ Bản-Trò chơi
 Luyện tập chung
 Bài 67:ôn tập T1
 Bài 67:ôn tập 	 T2
Bài 45: Trời nắng T2
SÁU
11\12
1
2
3
4
5
TN&XH
Học vần
Học vần
Thủ công
HĐ TT 
16
245
246
16
16
Bài 6:Hoạt động ở lớp
Bài 68:ot – at T1
Bài 68:ot - at. 
Gấp cái quạt. T2
Sinh hoạt 
Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2009
Tiết 2 Đạo đức (T16)
Trật tự trong trường học
I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
- Kiến thức : hs hiểu : cần giữ trật tự trong giờ học , khi ra vào lớp 
- Kĩ năng : giữ trật tự trong giờ học , khi ra vào lớp là để thực hiện tốt quyền được học tập , quyền được đảm bảo an toàn của trẻ em .
- Thái độ: giáo dục HS có ý thức giữ gìn trật tự khi ra, vào lớp và khi ngồi học 
II . CHUẨN BỊ :
GV: Tranh BT 3 , 4 ; Điều 28 quyền trẻ em 
HS : Vở BTĐĐ
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DạY HọC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
A . Khởi động (1’) Hát
B . Bài cũ : (4’) 
 GV hỏi, HS trả lời :
+ Đi học đều và đúng giờ sẽ có lợi gì?
+ Cần phải làm gì để đi học đều và đúng giờ ?
+ Chúng ta nghỉ học khi nào ? muốn nghỉ học cần làm gì ?
Nhận xét bài cũ
C . Bài mới :
1. Giới thiệu bài
Tiết này các em học bài mới : Trật tự trong trường học 
2. Hoạt động 1 : Quan sát tranh bài tập 1 và thảo luận (12’)
- GV chia nhóm, yêu cầu HS quan sát tranh bài tập 1 và thảo luận về việc r a, vào lớp của các bạn trong tranh 
+ Em có suy nghĩ gì việc làm của các bạn trong tranh ?
+ Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì ?
- GV yêu cầu từng nhóm lên trình bày trước lớp 
- Gv kết luận : chen lấn nhau khi ra vào lớp , hoặc xô đẩy nhau gây mất trật tự ồn ào, làm ảnh hưởng đến các lớp học khác. Có khi bị vấp ngã gây đau tay, đau chân .
3. Hoạt động 2 : Thi xếp hàng ra vào lớp giữa các tổ (12’)
- GV thành lập ban giám khảo: gồm GV và cán sự lớp 
- GV nêu yêu cầu cuộc thi :
Tổ trưởng điều khiển : 1 điểm 
Ra vào lớp không chen lấn : 1 điểm 
Đi cách đều nhau, cầm hoặc đeo cặp gọn gàng : 1 điểm 
Không lê giày , dép : 1 điểm 
- Ban giám khảo nhận xét, cho điểm, công bố kết quả và khen thưởng các tổ khá nhất 
 4. Củng cố (4’)
 - Khi xếp hàng ra vào lớp, em phải thế nào?
5. Dặn dò : (1’)
- Khuyến khích việc thực hiện việc xếp hàng nghiêm túc ngay hôm nay.
- Chuẩn bị : tiết 2
- Nhận xét tiết học .
- Học sinh trả lời:
+ Đi học đúng giờ giúp ta học tốt
+ Dậy sớm, vệ sinh nhanh nhẹn
+ Khi ốm nặng. Phải xin phép
- Hs quan sát tranh, thảo luận nhóm
+ Các bạn trong tranh đang xô đẩy nhau 
+ Em sẽ đỡ bạn bị té đứng lên.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Hs từng tổ lên thực hiện. 
- Hs các tổ khác nhận xét 
- Không chen lẩn, xô đẩy, không nói chuyện trong hàng, không kéo lê giày dép.
- Học sinh lắng nghe
------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3 Toán ( T60)
Luyện tập
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : Giúp HS 
- Củng cố về phép trừ, thực hiện phép tính trừ trong phạm vi 10.
- Củng cố về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Nhìn tranh tập nêu ra bài toán và biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính trừ.
* HSHN: - Củng cố về phép trừ, thực hiện phép tính trừ trong phạm vi 10.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Sách Toán.
-Hộp đồ dùng toán.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
-GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: (1’)
b) Hướng dẫn luyện tập: (30’)
Bài 1: Tính
-Bài yêu cầu gì
- GV cho học sinh làm và chữa bài theo từng phần
- Phần b) GV lưu ý học sinh viết số thẳng cột
Bài 2: Số
- GV gọi học sinh nêu yêu cầu
- Cho một học sinh lên làm bảng phụ
- Yêu cầu học sinh đôûi chéo vở kiểm tra
Bài 3: Viết phép tính thích hợp
- GV cho học sinh xem tranh và nêu thành bài toán: 
a) Trong chuồng có 7 con vịt, thêm 3 con vịt chạy tới. Hỏi tất cả có mấy con vịt?
b) Trên cành có 10 quả táo, rụng bớt 2 quả. Hỏi còn lại mấy quả?
- Yêu cầu các nhóm thảo luận
- GV nhận xét, chữa bài
3 . Củng cố : (2’)
- GV hệ thống kiến thức trong tiết học và nhận xét tiết học
4. Dặn dò: (1’)
- Dặn HS về nhà ôn bảng cộng, bảng trừ
-2 Học sinh đọc thuộc lòng bảng trừ trong phạm vi 10
-3 HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con.
10 - 1 = 9 10 - 0 = 10 10 - 4 = 6
10 – 2 = 8 10 - 3 = 7 3 + 7 = 10
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Học sinh làm bài vào vở rồi chữa bài
a) 10 - 2 = 8 10 - 4 = 6
 10 - 9 = 1 10 - 6 = 6
 10 - 3 = 7 10 - 1 = 9
 10 - 7 = 3 10 - 0 = 10
b)
 10 10 10	10	10 10 	
- - - - - - 
 5 4 8 3 2 6
 5 6 2 7 8 4 
* HSHN: Làm phần a)
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập: Viết số thích hợp vào ô trống
- Học sinh dưới lớp làm bài vào vở, 1 học sinh làm trên bảng phụ
5 + 5 = 10 8 - 2 = 6 10 - 6 = 4
8 - 7 = 1 10 + 0 = 10 10 - 2 = 8
- Học sinh kiểm tra vở bạn và báo cáo
* HSHN làm cột 1, 2
- Các nhóm thảo luận và nêu phép tính thích hợp:
+ a) 7 + 3 = 10
+ b) 8 - 2 = 6
- Các nhóm nêu kết quả
- Học sinh lắng nghe
-----------------------------------------------------------------------
Tiết 4 + 5 Học vần ( T137, 138)
Bài 63 : im um
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 Giúp học sinh
- HS đọc và viết được: im, chim câu, um, trùm khăn
 - HS đọc được câu ứng dụng 
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Xanh, đỏ, tím, vàng
Giúp HSHN
- Đánh vần, đọc và viết được vần : im, um, chim, trùm
- Đánh vần theo giáo viên các từ ứng dụng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh ảnh minh hoạ từ ngữ ứng dụng . 
- Bộ chữ Học vần 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Khởi động: (1’)
B. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Yêu cầu học sinh viết
- Gọi học sinh đọc từ ứng dụng
- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng
- GV nhận xét, ghi điểm
C. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài : (1’)
Trong tiết học vần hôm nay cô sẽ giúp các em làm quen với 2 vần mới đó là vần im, um
2. Dạy vần
1.2 . im
a) Nhận diện: (2’)
- GV viết lại vần im lên bảng và hỏi: vần im gồm có âm gì trước, âm gì sau?
b) Đánh vần ( 3’)
- GV yêu cầu học sinh đánh vần: 
GV chỉnh sửa lỗi phát âm
- Yêu cầu học sinh đọc trơn: im
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm
c) Ghép tiếng khoá ( 4’)
- Gv viết lên bảng tiếng chim
- GV hỏi: Cô có tiếng gì trên bảng?
- GV hỏi: Em hãy nêu vị trí của âm, vần trong tiếng chim?
- GV yêu cầu học sinh đánh vần:
- Yêu cầu học sinh đọc trơn:
* Yêu cầu HSHN đánh vần theo GV
d) Ghép từ ngữ khoá: (3’)
- GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?
- GV giới thiệu và viết bảng: 
chim câu
- GV yêu cầu học sinh đánh vần, đọc trơn từ khoá
- Yêu cầu học sinh đọc lại vần, tiếng, từ
e) Hướng dẫn viết chữ : ( 3’)
- GV hỏi: Vần im gồm những con chữ nào? Độ cao các con chữ ?
- GV viết mẫu lên bảng lớp vần im theo khung ô li được phóng to. Vừa viết GV vừa hướng dẫn quy trình viết .
- Yêu cầu HS viết bảng con chữ im
- Gv chỉnh sửa cho học sinh
- GV hỏi: 
+ Từ chim câu gồm mấy tiếng?
+ Độ cao các con chữ trong từng tiếng?
- GV viết mẫu: 
chim câu
- GV nhận xét, chữa lỗi cho học sinh
* Hướng dẫn HSHN viết chữ im, chim
2.2: um
a) Nhận diện: (2’)
- GV viết lại vần um lên bảng và hỏi: vần um gồm có âm gì trước, âm gì sau?
- So sánh vần um và vần im giống và khác nhau ở chỗ nào?
b) Đánh vần ( 3’)
- GV yêu cầu học sinh đánh vần
GV chỉnh sửa lỗi phát âm
- Yêu cầu học sinh đọc trơn: um
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm
c) Ghép tiếng khoá ( 4’)
- Gv viết lên bảng tiếng trùm
- GV hỏi: Cô có tiếng gì trên bảng?
- GV hỏi: Em hãy nêu vị trí của âm, vần và dấu thanh trong tiếng trùm?
- GV nhận xét
- GV yêu cầu học sinh đánh vần:
- GV chỉnh sửa
- Yêu cầu học sinh đọc trơn:
- Gv chỉnh sửa
* Yêu cầu HSHN đánh vần theo GV
d) Ghép từ ngữ khoá: (3’)
- GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?
- GV giới thiệu và viết bảng: 
trùm khăn
- GV yêu cầu học sinh đánh vần, đọc trơn từ khoá
- Yêu cầu học sinh đọc lại vần, tiếng, từ
e) Hướng dẫn viết chữ : ( 3’)
- GV hỏi: Vần um gồm những con chữ nào? Độ cao các con chữ ?
- GV viết mẫu lên bảng lớp vần um theo khung ô li được phóng to. Vừa viết GV vừa hướng dẫn quy trình viết .
- Yêu cầu HS viết bảng con chữ um
- Gv chỉnh sửa cho học sinh
- GV hỏi: 
+ Từ trùm khăn gồm mấy tiếng?
+ Độ cao các con chữ trong từng tiếng?
- GV viết mẫu
trùm khăn
- GV nhận xét, chữa lỗi cho học sinh
* Hướng dẫn HSHN viết chữ um, trùm
NGHỈ GIỮA TIẾT
h . Đọc tiếng ứng dụn ... 2 HS đọc từ ứng dụng:
lưỡi liềm, xâu kim, nhóm lửa
- 1HS đọc câu ứng dụng: “Trong vòm lá mới.... trảy vào”
- HS đọc theo GV : ot, at
- HS: Vần ot có âm o đứng trước, âm t đứng sau
- Học sinh đánh vần (CN – T – L):
o – tờ - ot
- Học sinh đọc trơn: ot ( CN – L)
* HSHN: Đánh vần theo giáo viên:
o – tờ - ot
- HS: hót
- HS: Tiếng hót có âm h đứng trước, vần ot đứng sau, dấu sắc trên con chữ o
- HS đánh vần: (CN, tổ, lớp)
hờ – ot – hot – sắc - hót
- Học sinh đọc trơn ( CN- L) : hót
* HSHN: Đánh vần theo giáo viên:
hờ – ot – hot – sắc - hót
- HS quan sát tranh và nêu nhận xét: Tranh vẽ con chim đang hót
- HS đánh vần, sau đó đọc trơn từ khoá: (CN, T, L) : tiếng hót
* HSHN lắng nghe và nhẩm đọc theo
- HS đánh vần- đọc trơn:
o – tờ – ot
hờ – ot – hot – sắc - hót
tiếng hót
- Học sinh quan sát và nêu: Vần ot gồm con chữ o cao 2 ô li, con chữ t cao 3 ô li
 - Học sinh viết chữ lên không trung hoặc lên mặt bàn bằng ngón tay trỏ cho định hình trong trí nhớ trước khi viết bảng con
- Học sinh viết vào bảng con: ot
+ HS: Gồm 2 tiếng: tiếng, hót
+ HS: h, g cao 5 ô li, t cao 3 ô li, các con chữ còn lại cao 2 ô li.
- Học sinh viết vào bảng con: 
tiếng hót
* HSHN: Viết vào bảng con: ot, hót
- HS: âm a trước, âm t sau
- HS:
+ Giống: Đều kết thúc bằng âm t
+ Khác: ot bắt đầu bằng o, at bắt đầu bằng a
- Học sinh đánh vần (CN – T – L):
a – tờ - at
- Học sinh đọc trơn: at ( CN – L)
* HSHN: Đánh vần theo giáo viên:
a – tờ - at
- HS: hát
- HS: âm h đứng trước, vần at đứng sau, dấu sắc trên con chữ a
- HS đánh vần: (CN, tổ, lớp)
hờ – at – hát – sắc - hát
- Học sinh đọc trơn ( CN- L) : hát
* HSHN: Đánh vần theo giáo viên:
hờ – at – hát – sắc - hát
- HS quan sát tranh và nêu nhận xét: Tranh vẽ các bạn đang hát
- HS đánh vần, đọc trơn: (CN, T, L):
ca hát
* HSHN lắng nghe và nhẩm đọc theo
- HS đánh vần- đọc trơn:
a- tờ - at
hờ – at – hát – sắc - hát
ca hát
- Học sinh quan sát và nêu: Vần at gồm các con chữ a cao 2 ô li, t cao 3 ô li
- Học sinh viết chữ lên không trung hoặc lên mặt bàn bằng ngón tay trỏ cho định hình trong trí nhớ trước khi viết bảng con
- Học sinh viết vào bảng con: at
+ HS: Gồm 2 tiếng: ca, hát 
+ HS: h cao 5 ô li, t cao 3 ô li, các con chữ còn lại cao 2 ô li.
- Học sinh viết vào bảng con: 
ca hát
* HSHN: Viết vào bảng con: at,hát
- HS quan sát, đọc nhẩm
- 1 HS lên gạch chân tiếng có vần ot, 1 HS lên gạch chân tiếng có vần at
- Học sinh đánh vần – đọc trơn tiếng có vần ot, at và từ ứng dụng theo cá nhân, tổ, lớp
* HSHN: lắng nghe và đánh vần theo
- 2-3 HS đọc lại
 Tiết 2
3.Luyện tập 
3.1. Luyện đọc 
a. Đọc lại nội dung bài tiết 1 :(7’)
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm
* GV hướng dẫn HSHN đọc vần và tiếng
c. Đọc câu ứng dụng: ( 10’)
- GV hướng dẫn học sinh quan sát tranh minh hoạ: Tranh vẽ gì? 
- GV nói và viết bảng: Đây là bức tranh minh hoạ cho câu ứng dụng: 
Ai trồng cây
Người đó có tiếng hát
Trên vòm cây
Chim hót lời mê say
- GV chỉnh sửa lỗi
- GV đọc mẫu câu ứng dụng
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS 
 * NGHỈ GIỮA TIẾT
3.2 Luyện viết: ( 12’ )
- Yêu cầu HS viết vào vở: 
ot, tiếng hót, at, tiếng hát
- GV theo dõi, uốn nắn, nhắc HS tư thế ngồi viết, cầm bút, đặt vở
3.3 Luyện nói: ( 7’)
- GV viết bảng: 
Gà gáy, chim hót, chúng em ca hát
- GV nêu câu hỏi gợi ý:
+ Trong tranh vẽ gì?
+ Con chim hót như thế nào?
+ Em hãy đóng vai chú gà để cất tiếng gáy?
+ Em thường ca hát vào lúc nào?
+ Em có thích ca hát không? Hãy hát cho cả lớp nghe1 bài?
* Yêu cầu HSHN quan sát tranh minh hoạ 
4. Củng cố : (3’)
- GV tổ chức thi ghép vần mới học theo tổ 
- GV theo dõi, chấm điểm thi đua
- Gv chỉ bảng cho học sinh đọc lại bài
5. Dặn dò: ( 1’)
- Dặn HS về nhà học lại bài, tự tìm các chữ vừa mới học, làm bài tập trong vở bài tập 
- Xem trước bài sau
- HS vừa nhìn chữ vừa lần lượt phát âm: 
+ ot, hót, tiếng hot
+ at, hát, ca hát
+ bánh ngọt, bãi cát
+ trái nhót, chẻ lạt
* HSHN: Nhìn bảng và đọc:
 ot, hot, at, hát
- Học sinh quan sát tranh minh hoạ và nêu nhận xét
- Học sinh nhận biết tiếng có vần mới học: hát, hót
- Học sinh đánh vần tiếng - đọc trơn câu ứng dụng theo hình thức cá nhân, tổ, lớp.
* HSHN: quan sát tranh, lắng nghe và đánh vần theo
- 2 -3 học sinh đọc lại câu ứng dụng
- Học sinh nắm yêu cầu
- HS tập viết: trong vở tập viết :
ot, tiếng hót, at, tiếng hát
* HSHN: Viết vào vở:
ot, hót, at, hát
- 2 – 3 học sinh đọc tên bài luyện nói
- Học sinh quan sát tranh minh hoạ và luyện nói theo gợi ý của giáo viên
* HSHN: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì?
- Học sinh lấy bộ chữ học vần 1 và lần lượt ghép vần: ot, at
- Tổ nào có nhiều bạn ghép đúng và nhanh thì tổ đó thắng
- HS theo dõi và đọc lại bài
- Học sinh lắng nghe
--------------------------------------------------------------------
Tiết 4 Thủ công (T16)
Bài 7: Gấp cái quạt (t2)
I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Kiến thức : HS biết cách gấp cái quạt.
- Kĩ năng : HS nắm được kĩ năng gấp, gấp đều, đẹp.
- Thái độ: Giáo dục HS tính xác, khéo léo 
* HSHN: Biết thao tác một số bước để gấp cái quạt
 II . CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: 
- Mẫu cái quạt, quy trình gấp, 1 tờ giấy hình chữ nhật
- 1 sợi chỉ hoặc sợi len, bút chì, thước kẻ, hồ dán
2. HS : Giấy màu, giấy nháp có kẻ ô, hồ dán, thước kẻ, bút chì.
 III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A . Khởi động :(1’) 
B . Bài cũ : (5’)
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
C . Bài mới:
1. Giới thiệu bài : (1’)
- Tiết này các em sẽ thực hành gấp cái quạt.
- GV ghi tựa
2. Thực hành: (25’)
- Gv nhắc lại quy trình gấp cái quạt theo 3 bước kết hợp chỉ trên hình hướng dẫn quy trình mẫu
- Gv nhắc học sinh: Mỗi nếp gấp phải được mỏng, đều, buộc dây đảm bảo chắc, đẹp
- GV theo dõi, giúp đỡ học sinh còn lúng túng
- Yêu cầu học sinh trình bày sản phẩm
- GV tuyên dương học sinh có sản phẩm đẹp, đúng quy trình. Nhắc HS dán sản phẩm vào vở
3. Nhận xét, dặn dò: (3’)
- GV nhận xét về tinh thần học tập và chuẩn bị của học sinh, nhận xét về mức độ đạt kĩ thuật gấp
- Dặn học sinh về nhà tập gấp lại cái quạt cho đẹp
- Chuẩn bị giấy màu cho tiết sau thực hành gấp cái ví
- Hát
- Học sinh nhắc tựa
- Học sinh quan sát hình vẽ và nhớ lại quy trình gấp cái quạt
- Học sinh thực hành gấp cái quạt theo các bước như giáo viên hướng dẫn
- Học sinh trình bày sản phẩm theo tổ
- Học sinh nhận xét và bình chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương và trưng bày trong lớp
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ
---------------------------------------------------------------------------------
Tiết 5 Sinh hoạt tuần 16
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
- Học sinh nhận biết cách nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của mình
- Giúp học sinh nhận ra ưu điểm, khuyết điểm trong tuần qua, đề ra nhiệm vụ tuần tới
- Rèn luyện cho HS tính kỉ luật, tinh thần tự giác, tích cực trong hoạt động tập thể
II. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
Các hoạt động của giáo viên
Các hoạt động của HS
1. Ổn định lớp
2. Tổ chức trò chơi
- GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi
- Cho học sinh chơi thử
- Cho học sinh chơi thật
3. Nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua
- GV hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong tổ xem bạn nào thực hiện tốt, bạn nào chưa..
- GV hướng dẫn tổ trưởng các tổ báo cáo
- GV kết luận chung:
a. Ưu điểm:
+ Đi học tương đối đầy đủ, ra vào lớp đúng giờ
+ Có ý thức học tập tốt, giữ gìn sách vở sạch sẽ
+ Một số học sinh có ý thức giúp đỡõ bạn trong học tập: 
( Tư,Boch,Bội...)
b. Khuyết diểm:
+ Còn một số em đi học chưa chuyên cần : Xoan, Tuyin,Quỳnh,Nga,Măc,
+ Một số học sinh chưa học bài ở nhà: Ơ Luỹ,Đức,Thái Ngọc...
+ Aên mặc chưa sạch sẽ, đầu tóc chưa gọn gàng: Phửi,Thái ,Tư...
+ Cần chú ý rèn chữ viết: Ngọc,Hùng,Điêm,
+ Các tổ trực nhật còn muộn và chưa sạch sẽ: tổ4,tổ 2
- Tuyên dương những học sinh đã thực hiện tốt
- GV chấm điểm thi đua cho các tổ
4. Đề ra nhiệm vụ tuần tới
+ Duy trì tốt nề nếp đạo đức: vâng lời, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn
+ Phải học bài, viết bài, làm bài tập đầy đủ. Đầu giờ học các tổ trưởng kiểm tra vở của các bạn trong tổ
+ Thực hiện tốt an toàn giao thông, đi về bên phải
+ Giữ vệ sinh thân thể, quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, đi học đúng giờ và chuyên cần
+ Các tổ trưởng tăng cường kiểm tra các bạn trong tổ đọc bảng chữ cái và bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi các số đã học
+ Tăng cường ôn tập, đặc biệt là các kĩ năng đọc, viết, làm toán để chuẩn bị thi cuối kì 1
+ Tham gia các hoạt động do trường, sao, đội tổ chức chào mừng ngày 22 – 12
5. Kết thúc tiết học 
- GV cho học sinh hát
- Cả lớp hát 1 bài
- HS lắng nghe
- Học sinh chơi thử
- HS chơi trò chơi
- HS thảo luận trong tổ
- Các tổ trưởng báo cáo trước lớp. Các thành viên khác bổ sung
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh tham gia bình chọn những cá nhân và tổ xuất sắc
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh hát
-----------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 16.doc