Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 14

Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 14

Tiết 2: Đạo đức (T14)

Đi học đều và đúng giờ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được đi học đều và đúng giờ giúp cho các em tiếp thu bài tốt hơn, nhờ đó mà kết quả học tập sẽ tiến bộ hơn .

2. Kỹ năng :

- Học sinh đi học đều và đúng giờ . Học sinh không được nghỉ học tự do , trên đường đi học không nên la cà , mải chơi đến lớp trễ giờ.

3. Thái độ :

- Học sinh có ý thức tự giác đi học đều và đúng giờ.

II. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên : Tranh , thơ “ Thỏ và rùa đi học “

2. Học sinh: - SGK. Vở bài tập đạo đức.

 

doc 55 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 917Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 14
T.N
MÔN
TCT
TÊN BÀI DẠY
GHI CHÚ
Thứ hai
23/11
C . cờ
14
Đạo đức
14
Đi học đều và đúng giờ (T1) 
Toán
53
Phép trừ trong phạm vi 8
Học vần
217
Bài 55: eng-iêng T1
Học vần
218
Bài 55: eng-iêng T2
Thứ
ba
24/11
Toán
54
Luyện tập
Học vần
219
Bài 56: uông-ương T1
Học vần
220
Bài 56: uông-ương T2
TNTV
80
Bài 40: Ngày hội T2
 .N
14
Oân tập bài: Sắp đến tết rồi
Thứ
tư
25/11
Toán
55
Phép cộng trong phạm vi 9
Học vần
221
Bài 57: ang-anh T1
Học vần
222
Bài 57: ang-anh T2
Mĩ thuật
14
vẽ màu vào các họa tiết
TNTV
81
Bài 41: Làng phố T1
Thứ
năm
26/11
Thể Dục
14
Rèn luyện TTCB -trò chơi vận động
Toán
56
Phép trừ trong phạm vi 9
Học vần
223
Bài 58: inh-ênh T1
Học vần
224
Bài 58: inh-ênh T2
TNTV
82
Bài 41: Làng phố T2
Thứ
sáu
27/11
TNXH
14
 An toàn khi ở nhà
Học vần
225
Bài 59: Oân tập T1
Học vần
226
Bài 59: Oân tập T2
Thủ.Công
14
Gấp các đoạn thẳng cách đều
HĐTT
14
Tổng kết tuần 13 kế hoạch tuần 14
Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009
Tiết 2: Đạo đức (T14)
Đi học đều và đúng giờ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được đi học đều và đúng giờ giúp cho các em tiếp thu bài tốt hơn, nhờ đó mà kết quả học tập sẽ tiến bộ hơn .
2. Kỹ năng :
- Học sinh đi học đều và đúng giờ . Học sinh không được nghỉ học tự do , trên đường đi học không nên la cà , mải chơi đến lớp trễ giờ.
3. Thái độ : 
- Học sinh có ý thức tự giác đi học đều và đúng giờ.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : Tranh , thơ “ Thỏ và rùa đi học “ø 
2. Học sinh: - SGK. Vở bài tập đạo đức.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Ổn định : (1’)
B Bài cũ :(5’) Nghiêm trang khi chào cờ 
- Khi chào cờ ta phải đứng như thế nào?
- Chào cờ nghiêm túc thể hiện điều gì?
- Nhận xét,ghi điểm
C. Bài mới : (25’) 
1.Giới thiệu bài 
Tiết học hôm nay, chúng ta học bài mới 
“ Đi học đều và đúng giờ “ (T1)
- Giáo viên ghi tựa :
2. Hoạt động 1: (8’) Quan sát tranh bài tập 1 và thảo luận
Giáo viên treo tranh, nêu câu hỏi thảo luận :
+Tranh vẽ sự việc gì ?
+ Có những nhân vật nào ?
+Từng con vật đó đàng làm gì ?
+ Rùa và Thỏ, bạn nào tiếp thu bài tốt hơn ? Vì sao?
+ Em cần noi theo bạn nào?
è Kết luận : Thỏ la cà dọc đường nên đến lớp muộn, Rùa chăm chỉ đi học đúng giờ . Rùa sữ tiếp thu bài tốt hơn , kết quả họctập tốt hơn . Em nên noi theo bạn Rùa .
3. Hoạt động 2 : ( 9’) Đóng vai theo bài tập 2 
- Giáo viên giới thiệu tình huống theo tranh bài tập 2.
- Giáo viên yêu cầu Học sinh đóng vai
- Mời học sinh lên bảng trình bày 
- Gv nhận xét
- GV nêu kết luận: Khi mẹ gọi dậy đi học, em phải nhanh nhẹn ra khỏi giường làm vệ sinh cá nhân và chuẩn bị đi học .
4. Hoạt động 3: Học sinh liên hệ
- GV nêu câu hỏi liên hệ:
+ Bạn nào ở lớp mình luôn đi học đúng giờ
+ Kể những việc cần làm để đi học đúng giờ?
- GV kết luận:
+ Được đi học là quyền của trẻ em. Đi học đúng giờ giúp các em thực hiện tốt quyền đi học của mình
+ Để đi học đúng giờ cần phải:
1. Chuẩn bị quần áo, sách vở đầy đủ từ hôm trước
2. Không thức khuya
3. Để đồng hồ bào thức hoặc nhờ bố mẹ gọi để dậy đúng giờ
5. Củng cố : (4’)
- Các em phải đi học thế nào?
- Đi học đều và đúng giờ có lợi gì ?
6. Dặn dò: (1’)
- Bài tập: Thực hiện việc đi học đều và đúng giờ .
- Chuẩn bị : Bài “Đi học đều , đúng giờ” (T2).
+Hát 
+ Đứng nghiêm mắt nhìn lá cờ.
+ Bày tỏ tình yêu đối với đất nước
- Học sinh quan sát, thảo luận theo yêu cầu của Giáo viên 
- Học sinh trình bày trước lớp, bổ sung ý kiến cho nhau .
- Học sinh quan sát 
- Từng cặp học sinh thảo luận cách ứng xử, phân vai, chuẩn bị thể hiện .
- 3 à 4 cặp Học sinh lên trình bày
- Học sinh tự liên hệ
- Đi học đều và đúng giờ .
- Em tiếp thu đủ bài, thực hiện tốt quyền được học của mình
- Học sinh lắng nghe
-----------------------------------------------------------------------------
Tiết 3 Toán (T53)
Phép trừ trong phạm vi 8.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Giúp HS 
- Hiểu mối quan hệ giữa phép trừ và phép cộng.
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 8
- Giải được các bài toán đơn giản có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 8.
* Giúp HSHN: Biết làm tính trừ trong phạm vi 8
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các mẫu vật
- Bộ đồ dùng toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Khởi động: (1’)
B. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài
- Yêu cầu học sinh đọc bảng cộng
- GV nhận xét, ghi điểm
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
GV giới thiệu và ghi đề bài lên bảng
2. Hướng dẫn thành lập và học thuộc bảng trừ trong phạm vi 8 : (17’)
a.Hướng dẫn HS học phép tính trừ: 
 8 - 1 = 7 ; 8 - 7 = 1
Bước 1: Thao tác trên vật thật
- GV vừa nói vừa thao tác:
+ Lấy 8 que tính cầm lên tay trái
+ Lấy đi một que tính cầm ở tay phải
+ Hỏi bên tay trái còn mấy que tính?
Bước 2: Củng cố trên mô hình
- Hướng dẫn học sinh quan satù hình vẽ trong sách giáo khoa rồi nêu thành bài toán: Có 8 ngôi sao,bớt 1 ngôi sao. Hỏi còn lại mấy ngôi sao?
- GV : Vậy 8 bớt 1 còn mấy?
+ Bước 3: GV nói và viết lên bảng:
- GV nêu: 8 bớt 1 còn 7 được viết như sau: ( GV viết bảng)
 8 - 1 = 7
- GV yêu cầu học sinh đọc lại phép tính
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con
+ Bước 4 : Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ và tự tìm ra kết quả của phép tính: 8 - 7 = ?
- GV viết bảng : 8 - 7 = 1 sau đó yêu cầu học sinh đọc phép tính
- Yêu cầu học sinh đọc 2 phép tính: 
 8 - 1 = 7 ; 8 - 7 = 1
b. Hướng dẫn học sinh học các phép tính trừ còn lại: (Tương tự)
8 - 2 = 6 8 - 3 = 5 8 - 4 = 4
8 - 6 = 2 8 - 5 = 3
c. Hướng dẫn học sinh ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8
- GV cho học sinh đọc các công thức trên bảng và yêu cầu học sinh học thuộc 
- GV che hoặc xoá dần từng bộ phận rồi toàn bộ công thức sau đó cho học sinh thi đua ( nói, viết) để lập lại các công thức đó
3. Thực hành: (15’)
Bài 1: Tính
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tâp
- Cho học sinh làm bài rồi chữa bài
- Nhắc học sinh viết thẳng cột
Bài 2: Tính
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Khi chữa bài giáo viên giúp học sinh nhận ra mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ
Bài 3: Tính
- GV giúp học sinh nhận xét về kết quả bài làm: Lấy 8 trừ 4 cũng bằng lấy 8 trừ 1 rồi trừ 3 và cũng bằng lấy trừ 2 rồi trừ 2
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
- GV hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ và viết phép tính thích hợp 
- GV chữa bài và nhận xét
4. Củng cố: (1’)
- GV chỉ bảng và cho học sinh đọc lại bảng cộng trong phạm vi 8
5. Dặn dò: (1’)
- Dặn học sinh về nhà học thuộc bảng trừ trong phạm vi 8 và xem trước bài sau: Luyện tập
- Nhận xét tiết học
-Hát 
- 3 học sinh lên bảng làm bài tập
7+ 1 = 8 5 + 3 = 8 8 + 0 = 8
1 + 7 = 8 3 + 5 = 8 0 + 8 = 8
-1 học sinh đọc tuộc lòng bảng cộng trong phạm vi 8
- Học sinh làm theo giáo viên
- Học sinh thảo luận và nêu câu trả lời : 8 que tính bớt 1 que tính còn 7 que tính
- Học sinh nhắc lại : cá nhân - lớp
- Học sinh thảo luận và nêu câu trả lời : 8 ngôi sao bớt 1 ngôi sao còn 7 ngôi sao.
- 8 bớt 1 còn 7
- Học sinh nhắc lại: 8 bớt 1 còn 7
- HoÏc sinh đọc lại phép tính: " Tám trừ một bằng bảy"
- Học sinh viết phép tính vào bảng con: 8 - 1 = 7
- Học sinh quan sát hình vẽ và nêu kết quả: 8 - 7 = 1
- Học sinh nối tiếp đọc phép tính : 
" Tám trừ bảy bằng một"
- Học sinh đọc lại cả 2 phép tính: 
 8 - 1 = 7
 8 - 7 = 1
- Học sinh ghi nhớ
-Học sinh nhìn và đọc thuộc bảng trừ
- Học sinh thi đua lập lại bảng trừ
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập: Tính
- Học sinh làm bài rồi chữa bài
 8 8 8 8	 8 8 8	
 1 2 3 4 5 6 7
 7 6 5 4 3 2 1
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập
- 3 học sinh lên bảng làm bài tập, cả lớp làm vào vở bài tập
7 + 1 = 8 2 + 6 = 8 4 + 4 = 8
8 - 1 = 7 8 - 2 = 6 8 - 4 = 4
8 - 7 = 1 8 - 6 = 2 8 - 8 = 0
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập 
- Học sinh làm bài vào vở sau đó nêu kết quả:
8 - 4 = 4	 8 – 8 = 0
8 - 3 - 1 = 4 8 – 0 = 8
8 - 2 - 2 = 4 8 + 0 = 8
- Học sinh thảo luận và nêu phép tính :
 8 - 4 = 4 8 - 3 = 5
 5 - 2 = 3 8 - 6 = 2
- Một số học sinh đọc bài làm của mình
- Học sinh đọc lại bảng trừ theo cá nhân- bàn - tổ - lớp
- Học sinh lắng nghe
TiÕt 4+ 5 Häc vÇn ( T119, 120)
Bµi 55 : eng iªng
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
Giúp học sinh
- HS đọc và viết được: ¨eng, lưỡi xẻng, iêng, trống chiêng
 HS đọc được câu ứng dụng 
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ao, hồ, giếng
*Giúp HSHN
- Đánh vần, đọc và viết được vần : eng, iêng, xẻng, chiêng
- Đánh vần theo giáo viên các từ ứng dụng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh ảnh minh hoạ từ ngữ ứng dụng và phần luyện nói. 
- Bộ chữ Học vần 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Khởi động: (1’)
B. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- GV yêu cầu học sinh viết bảng
- Gọi học sinh đọc từ ứng dụng
- Gọi học sinh đọc câu ứng dụn
- GV nhận xét, ghi điểm
C. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài : (1’)
GV giới thiệu và viết bảng: eng iêng
2. Dạy vần
1.2 . eng
a) Nhận diện: (2’)
- GV viết lạ ... ai diễn
- Họp nhóm 4 bạn cùng thảo luận: 
+ Em phải nhờ sự can thiệp của mọi ngươiø ở bên ngoài và gọi điện báo ngày cho Đội cứu hoả đến chữa cháy kịp thời .
-Học sinh lắng nghe .
- Học sinh thảo luận và trả lời
- Học sinh lắng nghe
Tiết2 + 3 Học vần (T127,128)
Bài 59: Ôn tập
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
- Học sinh đọc, viết được một cách chắc chắn các vần đã học kết thúc bằng ng hoặc nh
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng, nâng dần tốc độ đọc
- Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể: Quạ và Công
* Giúp HSHN: 
- Củng cố cách đọc, cách viết các vần đã học kết thúc bằng ng hoặc nh
- Đánh vần được các tiếng trong bảng ôn 
- Lắng nghe các bạn và giáo viên kể chuyện
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng ôn trang 76 SGK phóng to
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng và truyện kể
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động: (1’)
B. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
* GV yêu cầu HSHN đọc : inh, ênh
- GV nhận xét, ghi điểm
C. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: (2’)
- Các em đã học những vần gì kết thúc bằng ng, nh
- GV ghi bên cạnh góc bảng
- GV gắn bảng ôn 1 (phóng to bảng trang 120 SGK) lên bảng để học sinh theo dõi
2. Ôn tập
2.1 Lập bảng ôn: 
a. Các chữ đã học: ( 5’)
- GV đọc vần cho HS chỉ chữ
- Giúp HS nhận ra các âm đôi: uô, ươ, iê
b. Ghép âm thành vần : (15’)
- GV: Âm o ghép với âm ng ta được vần gì?
- Tương tự như vậy GV hướng dẫn HS ghép các tiếng tiếp theo.
- Lưu ý những trường hợp không ghép được
- Yêu cầu học sinh đọc bảng ôn
- GV theo dõi, chỉnh sửa
2.2. Đọc từ ngữ ứng dụng: (6’)
- GV viết bảng:
bình minh, nhà rông, nắng chang chang
- GV chỉnh sửa, kết hợp giải thích từ ứng dụng
- GV đọc mẫu
- GV chỉnh sửa lỗi cho học sinh
* GV yêu cầu HSHN đánh vần: 
 Bình minh, nhà rông
 NGHỈ GIỮA TIẾT
2.3 Tập viết từ ngữ ứng dụng: (5’)
- GV viết mẫu trên bảng lớp: 
- GV theo dõi , lưu ý HS nối nét giữa các con chữ và vị trí dấu thanh. 
- Chỉnh sửa tư thế ngồi viết cho HS 
- Hát
- 2 HS đọc và viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con:
 Inh, máy vi tính, ênh, dòng kênh
- 2 HS đọc các tiếng ứng dụng: đình làng, thông minh, bệnh viện, ễnh ương
- 1 HS đọc câu ứng dụng: “Cái gì.. ngay ra”
* HSHN đọc theo tay chỉ của GV: 
inh, ênh
- HS kể các vần đã học trong tuần
- Học sinh kiểm tra và phát biểu bổ sung
- HS lên bảng chỉ và đọc các chữ vừa học trong tuần ở bảng ôn
- HS chỉ chữ theo lời đọc của GV
- HS chỉ chữ và đọc âm
- HS: ong
- HS ghép và đọc các các vần ghép từ chữ ở cột dọc với các chữ ở hàng ngang
* HSHN: Được bạn trong nhóm hướng dẫn ghép và đọc tiếng
- HS đọc trơn bảng ôn theo cá nhân - nhóm – lớp 
- HS đánh vần, đọc trơn các từ ứng dụng theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp
- 2 - 3 HS đọc lại
* HSHN đánh vần theo hướng dẫn của giáo viên 
- HS quan sát GV viết trên bảng lớp
- Học sinh viết vào bảng con: 
 bình minh, nhà rông
Tiết 2
3. Luyện đọc
3.1. Luyện đọc: ( 14’)
a. Nhắc lại bài ôn ở tiết 1: (7’)
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm
b. Đọc đoạn thơ ứng dụng: ( 7’)
- GV cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và nêu câu hỏi: Tranh vẽ gì?
- GV giới thiệu đoạn thơ:
Trên trời có đám mây xanh
Ở dưới cánh đồng, mây trắng như bông
Mấy cô má đỏ hồng hồng
Đội bông như thể đội mây về làng
- Gv chỉnh sửa nhịp đọc cho học sinh
- GV đọc mẫu câu ứng dụng
- GV chỉnh sửa
NGHỈ GIỮA TIẾT
3.2. Luyện viết: ( 10’)
- GV yêu cầu học sinh viết vào vở : 
 bình minh, nhà rông
- Lưu ý nét nối giữa các con chữ, vị trí dấu chữ
* GV hướng dẫn HSHN viết vào vở 
- Gv theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS
3.3. Kể chuyện : (10’)
- GV giới thiệu câu chuyện: 
Quạ và Công
- GV kể nội dung câu chuyện cho học sinh nghe dựa vào tranh minh hoạ trong SGK
- GV giúp đỡ học sinh kể
- Học sinh kể xong, giáo viên tóm tắt lại câu chuyện và nêu ý nghĩa của câu chuyện: Vội vàng, hấp tấp lại thêm tính tham lam nữa thì chẳng làm được việc gì.
4. Củng cố: (5’)
- GV chỉ bảng ôn cho học sinh theo dõi và đọc theo
5. Dặn dò: ( 1’)
Dặn học sinh về nhà học bài, làm bài tập trong vở BTTV. Xem trước sau
- HS lần lượt đọc bảng ôn và các từ ngữ ứng dụng
- HS quan sát tranh, thảo luận và nêu nhận xét về tranh minh hoạ
- HS đánh vần, đọc trơn đoạn thơ 
- 2-3 học sinh đọc lại
* HSHN: Đánh vần từng tiếng trong câu ứng dụng
- Học sinh viết vào vở tập viết: 
bình minh, nhà rông ( mỗi từ 2 dòng)
* HSHN: viết vào vở: 
 bình minh, nhà rông ( mỗi từ 1 dòng)
- Học sinh đọc tên truyện
- Học sinh lắng nghe
- HS thảo luận, cử đại diện thi kể theo tranh:
+ Tranh1: Quạ vẽ cho Công trước rất đẹp. Thoạt tiên nó dùng màu xanh tô đầu, cổ và mình Công rồi nó nhởn nha tỉa vẽ cho từng chiếc lông ở đuô Công.
+ Tranh 2: Vẽ xong, Công còn phải xoè đuôi phơi cho thật khô
+ Tranh 3: Cong khuyên mãi chẳng được. Nó đành làm theo lời bạn. Nó đổ hết các màu lên mình Qụa
+ Tranh 4: Cả bộ lông Qụa trở nêm xám xịch, nhem nhuốc
* HSHN: Quan sát tranh và lắng nghe
- Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện
- Học sinh nhìn bảng và đọc
- Học sinh lắng nghe
-------------------------------------------------------------------------
Tiết 4 Thủ công (T14)
Gấp các đoạn thẳng cách đều
I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Kiến thức : hs biết cách gấp và gấp các đoạn thẳng cách đều 
- Kĩ năng : gấp được các đoạn thẳng cách đều 
- Thái độ: giáo dục HS tính xác, khéo léo 
II . CHUẨN BỊ :
+ GV: mẫu gấp các nếp gấp cách đều có kích thước lớn .Qui trình các nếp gấp 
+ HS : giấy màu có kẻ ô
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động
B. Bài cũ:
GV gắn các kí hiệu lên bảng
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài
Gv giới thiệu bài và viết bảng đề bài
2. Hoạt động 1 : GV hướng dẫn hs quan sát và nhận xét (5’)
- GV cho hs quan sát mẫu gấp các đoạn thẳng cách đều 
- Qua hình vẽ, GV định hướng sự chú ý của học sinh vào các nếp gấp để trả lời câu hỏi:
+ Nhận xét gì về các nếp gấp giấy ?
Chốt : Các nếp gấp cách đều nhau , chúng có thể chồng khít lên nhau khi ta xếp chúng lại .
3. Hoạt động 2 : GV hướng dẫn mẫu cách gấp (5’)
Nếp gấp thứ nhất :
- GV ghim giấy màu lên bảng, bề mặt màu áp sát vào bảng .
- GV gấp giấy vào 1 ô theo đường dấu gấp .
Nếp gấp thứ hai :
- GV ghim lại tờ giấy, mặt ngoài để nếp gấp thứ hai 
Nếp gấp thứ ba : 
- GV lật tờ giấy và ghim mẫu gấp lên bảng , gấp vào 1 ô như hai nếp gấp .
Những nếp gấp tiếp theo thực hiện tương tự 
4. Hoạt động 3 :thực hành 15’
- GV nhắc lại cách gấp, cho hs gấp 2 ô 
- GV theo dõi – giúp đỡ hs 
- GV yêu cầu hs làm nháp, sau đó thực hiện trên giấy màu 
5. Củng cố ( 4’)
- Nhận xét tinh thần học tập của học sinh, kĩ năng gấp và đánh giá sản phẩm gấp của HS
- Dăn HS chuẩn bị cho tiết sau: Gấp cái quạt
- Hocï sinh hát
- Học sinh nêu các kí hiệu về gấp giấy
-Quan sát 
+ Các nếp gấp giống nhau
-Quan sát 
-Hs nêu lại cách gấp 
- Hs thực hiện trên giấy nháp , sau đó làm giấy màu và dán sản phẩm vào vở
- Học sinh lắng nghe
-----------------------------------------------------------------------------
Tiết 5 SINH HOẠT TUẦN 14
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
- Học sinh nhận biết cách nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của mình
- Giúp học sinh nhận ra ưu điểm, khuyết điểm trong tuần qua, đề ra nhiệm vụ tuần tới
- Rèn luyện cho HS tính kỉ luật, tinh thần tự giác, tích cực trong hoạt động tập thể
II. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
Các hoạt động của giáo viên
Các hoạt động của HS
1. Ổn định lớp
2. Tổ chức trò chơi
- GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi
- Cho học sinh chơi 
3. Nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua
- GV hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong tổ xem bạn nào thực hiện tốt, bạn nào chưa..
- GV hướng dẫn tổ trưởng các tổ báo cáo
- GV kết luận chung:
a. Ưu điểm:
+ Đi học tương đối đầy đủ, ra vào lớp đúng giờ
+ Có ý thức học tập tốt, giữ gìn sách vở sạch sẽ
+ Một số học sinh có ý thức giúp đỡõ bạn trong học tập:.. 
b. Khuyết diểm:
+ Còn một số em đi học chưa chuyên cần 
+ Một số học sinh chưa học bài ở nhà: ...
+ Aên mặc chưa sạch sẽ, đầu tóc chưa gọn gàng: ...
- Tuyên dương những học sinh đã thực hiện tốt
- GV chấm điểm thi đua cho các tổ
4. Đề ra nhiệm vụ tuần tới
+ Duy trì tốt nề nếp đạo đức: vâng lời, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn
+ Phải học bài, viết bài, làm bài tập đầy đủ. Đầu giờ học các tổ trưởng kiểm tra vở của các bạn trong tổ
+ Thực hiện tốt an toàn giao thông, đi về bên phải
+ Giữ vệ sinh thân thể, quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, đi học đúng giờ và chuyên cần
+ Các tổ trưởng tăng cường kiểm tra các bạn trong tổ đọc bảng chữ cái và bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi các số đã học
5. Kết thúc tiết học 
Cho học sinh hát
- Cả lớp hát 1 bài
- HS lắng nghe
- HS chơi trò chơi
- HS thảo luận trong tổ
- Các tổ trưởng báo cáo trước lớp. Các thành viên khác bổ sung
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh tham gia bình chọn những cá nhân và tổ xuất sắc
- Học sinh lắng nghe
- HS hát

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14.doc