Giáo án các môn học khối 2 năm 2008 - 2009 - Tuần 8

Giáo án các môn học khối 2 năm 2008 - 2009 - Tuần 8

A/ MỤC TIÊU :

SGV trang 79

B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

- Que tính, bảng cài.

- Hình vẽ bài tập 3.

C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :

 I/ KTBC :

+ Gọi 2 hs lên bảng thực hiện các yêu cầu sau :

- HS1: Đặt tính và tính : 46 + 4 ; 36 + 7 ; 48 + 6.

- HS2: Tính nhẩm: 36 + 5 + 4 ; 96 + 7 + 2 ; 58 + 6 + 3.

 

doc 12 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 948Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 2 năm 2008 - 2009 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 08:
Thứ hai ngày 13 tháng 10 năm 2008.
TOÁN : 
36 + 15.
A/ MỤC TIÊU : 
SGV trang 79
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Que tính, bảng cài.
Hình vẽ bài tập 3.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
 I/ KTBC :
+ Gọi 2 hs lên bảng thực hiện các yêu cầu sau :
HS1: Đặt tính và tính : 46 + 4 ; 36 + 7 ; 48 + 6.
HS2: Tính nhẩm: 36 + 5 + 4 ; 96 + 7 + 2 ; 58 + 6 + 3.
+ Nhận xét và ghi điểm từng hs.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng.
 2/ Giới thiệu phép cộng 36 + 15.
Bước 1: Nêu đề toán.
+ Để biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?
Bước 2: 
+ Yêu cầu sử dụng que tính để tìm kết quả.
Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính.
+ Gọi 1 hs lên bảng đặt tính sau đó yêu cầu 
trình bày cách đặt tính và thực hiện phép tính.
+ Yêu cầu cả lớp nhận xét sao đó GV kết luận
Nhắc lại tựa bài.
Nghe và phân tích.
+ Thực hiện phép cộng 36 + 15.
+ Sử dụng que tính và nêu kết quả.
+ 36 Viết 36 rồi viết 15 dưới 36 sao cho 
 15 thẳng cột với 6, 1 thẳng cột với 3.
 51 Thực hiện tính từ phải sang trái.
 3/ Luyện tập – thực hành :
Bài 1:
+ Yêu cầu hs tự làm. 3 hs lên bảng thực hiện.
+ Yêu cầu nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính : 26 +38 ; 36 + 47.
+ Nhận xét sửa chữa.
Bài 2:
+ Yêu cầu hs đọc đề.
+ Tính tổng các số hạng đã biết ta làm gì ?
+ Gọi 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm ở vở
+ Nhận xét và ghi điểm.
Bài 3:
+ Treo hình vẽlên bảng. Hỏi:
+ Bao gạo nặng bao nhiêu kg?
+ Bao ngô nặng bao nhiêu kg?
+ Bài toán muốn chúng ta làm gì ?
+ Yêu cầu đọc đề bài hoàn chỉnh
+ Cho giải vào vở, 1 hs lên bảng rồi chữa.
Tóm tắt:
Bao gạo : 46 kg.
Bao ngô : 27 kg.
Cả hai bao : . . . kg ?
Bài 4:
+ Cho hs nhẩm kết quả từng phép tính và trả lời
+ Làm bài, nhận xét bài bạn và tự kiểm tra bài mình.
+ 2 hs trả lời.
+ Đọc đề bài.
+ Thực hiện phép cộng các số hạng với nhau.
+ Làm bài, nhận xét bài bạn và kiểm tra bài mình.
+ Quan sát.
+ Bao gạo nặng 46kg.
+ Bao ngô nặng 27kg.
+ Cả hai bao nặng bao nhiêu kg ?
+ Đọc đề bài
+ Làm bài và nhận xét bài của bạn.
Bài giải :
Cả hai bao nặng là:
46 + 27 = 73 ( kg)
Đáp số : 73 kg.
+ Các phép tính có kết quả bằng 45 là:
 40 + 5 ; 18 + 27 ; 36 + 9.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 36 +15.
Dặn về nhà luyện tập phép cộng có dạng 36 + 15 và chuẩn bị bài sau.
GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
TẬP ĐỌC :
NGƯỜI MẸ HIỀN.
A/ MỤC TIÊU :
SGV trang 162
Bổ sung: sự gần gũi và thân thiện cô như người mẹ của các em
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Tranh minh hoạ.
Bảng phụ ghi sẵn các nội dung luyện đọc.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Gọi 2 hs lên bảng kiểm tra đọc thuộc lòng bài: Cô giáo lớp em và trả lời. 
+ Nhận xét và cho điểmHS 
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 1/ Giới thiệu : GV giới thiệu bài và ghi bản
 2/ Luyện đọc :
a/ Đọc mẫu :
+ GV đọc toàn bài 1 lượt. Thể hiện giọng của từng nhân vật.
b/ Hướng dẫn luyện phát âm:
+ Giới thiệu các từ cần luyện phát âm và yêu cầu hs đọc.
+ Yêu cầu đọc từng câu. Theo dõi và chỉnh sửa cho hs.
c/ Hướng dẫn ngắt giọng:
+ Gọi hs đọc chú giải.
+ Giới thiệu các câu cần luyện đọc. Yêu cầu hs tìm cách đọc đúng, sau đó cho cả lớp luyện đọc các câu này.
+ Yêu cầu hs nối tiếp nhau đọc theo đoạn
+ Nghe và chỉnh sửa cho hs.
+ Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm.
d/ Thi đọc giữa các nhóm:
+ Tổ chức thi đọc.
e/ Đọc đồng thanh.
+ Cho cả lớp đọc đồng thanh 1 lần.
+ HS1: Đọc : Tìm những hình ảnh đẹp trong lúc cô giáo dạy tập viết ?
+ HS2: Đọc : Em thích khổ thơ nào nhất, vì sao?
Nhắc lại tựa bài.
+ 1 hs đọc lại lần 2. Cả lớp đọc thầm theo.
+ Đọc từng từ khó theo phần mục tiêu.
+ Nối tiếp nhau đọc từng câu, mỗi hs đọc 1 câu cho đến hết bài.
+ Đọc chú giải trong sgk.
+ Đọc các câu: Giờ ra chơi,/ Minh thì thầm với Nam:// Ngoài phố có gánh xiếc// Bọn mình ra xem đi!//.
Đến lượt Nam đang cố lách vai. .tới/nắm .. .trốn học hả// Cô . . .vào/.. đi chơi nữa không//
+ Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1;2;3;4.
+ Đọc trong nhóm.
+ Cử đại diện nhóm thi đọc với nhóm khác.
+ Đọc đồng thanh.
TIẾT 2 :
 3/ Tìm hiểu bài:
+ Yêu cầu đọc đoạn 1 và hỏi:
+ Giờ ra chơi, Minh rủ Nam đi đâu ?
+ Hai bạn định ra ngoài bằng cách nào?
 Chuyển đoạn. Gọi hs đọc đoạn 2 ; 3.
+ Ai đã phát hiện ra Nam và Minh chui qua lỗ tường thủng?
+ Khi đó bác làm gì ?
+ Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo đã làm gì ?
+ Những việc làm của cọ giáo cho em thấy cô giáo là người như thế nào ?
+ Cô giáo làm gì khi Nam khóc ?
+ Lúc ấy Nam cảm thấy thế nào ?
+ Còn Minh thì sao, lúc cô giáo gọi vào em đã làm gì ?
+ Người mẹ hiền trong bài là ai ?
+ Theo em, tại sao cô giáo lại được ví như người mẹ hiền 
4/ Thi đọc truyện:
+ Tổ chức cho các nhóm hs thi đọc truyện theo vai. Sau đó, nhận xét động viên khuyến khích các em đọc chưa tốt cố gắng hơn.
+ 1 hs đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
+ Minh rủ nam ra ngoài phố xem xiết.
+ Hai bạn chui qua một lỗ tường thủng.
+ Bác bảo vệ.
+ Bác nắm chặt chân Nam và nòi: Cậu nào đây? Trốn học hả?
+ Cô giáo xin bác bảo vệ nhẹ tay cho nam khỏi đau. Sau đó . . . em về lớp.
+ Cô rất dịu dàng và yêu thương học trò.
+ Cô xoa đầu và an ủi Nam.
+ Nam cảm thấy xấu hổ.
+ Minh thập thò ngoài cửa, khi được cô giáo gọi vào , em cùng nam đã xin lỗi cô.
+ Là cô giáo.
+ HS trả lời theo suy nghĩ.
+ Thực hiện theo yêu cầu của GV.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Cho hs hát các bài hát , đọc các bài thơ em biết về các thầy cô giáo.
Dặn hs về đọc bài và chuẩn bị tiết sau.
GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
Thứ ba ngày14tháng10 năm2008
KỂ CHUYỆN : 
NGƯỜI MẸ HIỀN.
A/ MỤC TIÊU :
SGV trang 164
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Tranh minh hoạ.
Bảng phụ viết sẵn lời gợi ýnội dung từng tranh.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Gọi 3 hs lên bảng nối tiếp nhau kể lại câu chuyện : Người thầy cũ.
+ Nhận xét ghi điểm.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng.
 2/ Hướng dẫn kể từng đoạn:
Bước 1: Kể trong nhóm.
+ Yêu cầu hs tự chia nhóm, dựa vào tranh minh hoạ kể lại từng đoạn câu chuyện.
Bước 2: Kể trước lớp.
+ Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
+ Gọi hs nhận xét sau mỗi lần bạn kể.
Chú ý: Khi hs kể, GV có thể đặt câu hỏi khi hs lúng túng)
Tranh 1 : ( đoạn 1)
+ Minh đang thì thầm với Nam điều gì ?
+ Nghe Minh rủ, Nam cảm thấy thế nào ?
+ Hai bạn quyết định ra ngoài bằng cách nào? Vì sao ?
Tranh 2 : ( đoạn 2)
+ Khi 2 bạn đang chui qua lỗ tường thủng thì ai xuất hiện ?
+ Bác đã làm gì? Nói gì ?
+ Bị bác bảo vệ bắt lại, Nam làm gì ?
Tranh 3 : ( đoạn 3)
+ Cô giáo làm gì khi bác bảo vệ bắt quả tang hai bạn trốn học ?
Tranh 4 : ( đoạn 4)
+ Cô giáo nói gì với Minh và Nam ?
+ Hai bạn hứa gì với cô ?
 3/ Kể lại toàn bộ câu chuyện:
+ Yêu cầu hs kể phân vai.
+ Lần 1: GV là người dẫn chuyện, hs nhận các vai còn lại.
+ Lần 2: Thi kể giữa các nhóm học sinh.
+ Gọi 1 hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
+ 3 hs lên bảng kể.
Nhắc lại tựa bài.
+ Mỗi nhóm 3 hs, lần lượt từng em kể lại từng đoạn theo tranh.
+ Đại diện các nhóm trình bày, nối tiếp nhau kể từng đoạn cho đến hết truyện.
+ Nhận xét theo từng tiêu chí.
+ Minh rủ Nam ra ngoài phố xem xiếc.
+ Nam rất tò mò muốn đi xem.
+ Vì cổng trường đóng nên 2 bạn quyết định chui qua một lỗ tường thủng.
+ Bác bảo vệ xuất hiện.
+ Bác túm chặt chân Nam và nói: Cậu nào đây? Định trốn học hả?
+ Nam sợ quá, khóc toáng lên.
+ Cô xin bác nhẹ tay kẻo Nam đâu. Cô nhẹ nhàng . . . đưa cậu về lớp.
+ Cô hỏi: Từ nay các em . đi chơi nữa không?
+ Hai bạn hứa sẽ không trốn học nữa và xin cô tha lỗi.
+ Thực hành kể theo vai.
+ Các nhóm cử một số bạn tham gia thi kể.
+ Kể toàn chuyện.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Qua câu chuyện này, em học được điều gì ?
Để trở thành học sinh ngoan, em cần phải làm gì ?
Dặn hs về đọc lại chuyện và chuẩn bị tiết sau.
GV nhận xét tiết học
;;;¥;;;
TOÁN : 
LUYỆN TẬP.
A/ MỤC TIÊU : 
SGV trang 81
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 Viết sẵn lên bảng nội dung bài tập 3 ; 5.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :-
I/ KTBC : Gọi hs lên bảng giải bài toán.
Đề bài:
 Thùng đường trắng nặng 48kg, thùng đường đỏ nặng hơn thùng đường trắng 6kg. Hỏi thùng đường đỏ nặng bao nhiêu kg?
Nhận xét ghi điểm.
Bài giải:
Thùng đường đỏ nặng là:
48 + 6 = 54(kg)
Đáp số: 54 kg.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 1/ G thiệu: GV giới thiệu bài và ghi bảng.
 2/ Luyện tập :
Bài 1:
+ Cho hs làm bài sau đó gọi 1 hs đọc chữa bài
+ Nhận xét.
Bài 2:
+ Để biết tổng ta làm như thế nào ?
+ Yêu cầu hs tự làm bài. Nêu cách thực hiện phép tính 26 + 9 và 15 + 36.
Bài 3:
+ Vẽ lên bảng nội dung bài 3.
4
5
6
7
8
10
16
+ Số 6 được nối với số nào đầu tiên ?
+ Mũi tên số 6 thứ nhất chỉ vào đâu ?
+ Như vậy chúng ta đã lấy 6 cộng 4 bằng 10 và ghi 10 vào dòng thứ 2 trong bảng ( 6 + 4 = 10).
+ 10 được nối với  ... ào
Khuyên
Đọc
Viết
Sách
Cô giáo
Bảng
Học sinh
GV thu vở chấm, nhận xét
D/ CỦNG CỐ DẶN DÒ
GV nhận xét tiết học
;;;¥;;;
RÈN CHỮ 
ĐỔI GIÀY
A/ MỤC TIÊU
 Rèn viết đúng chính tả của bài “ đổi giày”
Biết viết hoa chữ cái đầu câu. Cuối câu có dấu chấm
Rèn HS trình bày chính tả đẹp, sạch sẽ
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC vở rèn tiếng việt
C/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 Hướng dẫn HS viết chính tả: GV đọc mẫu bài viết
 - GV hướng dẫn HS trình bày đoạn văn 
 - Viết chữ đầu dòng lúi vào 1 ô. Viết hoa cái đầu câu
2. GV gọi 1 số em lean bảng viết những chữ cái khó
 - nham, xỏ, trường, quái,
3. hướng dẫn HS viết vào vở 
 - GV đọc, hS viết 
 - GV đọc, HS dò bài
C/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ
GV nhận xét tiết học
;;;¥;;;
LUYỆN TOÁN
A/ MỤC TIÊU
Rèn cho HS làm các bài toán giải 
HS biết đặt lời giải
Biết làm 1 bài toán có lời văn 
HS làm thành thạo, chính xác 
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
HS có vở luyện toán
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 GV ghi đề bài lên bảng
GV hướng dẫn HS làm 
Bài 1 giải bài toán the tóm tắt sau 
Có : 15 quả bóng
Thêm : 4 quả bóng 
Có tất cả :  quả bóng ?
Bài 2 tổng số HS của lớp 2A là 34 em, trong đod có 21 HS nữ. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu HS nam?
Bài 3: hùng có 38 viên bi. Hùng cho Dũng 15 viên bi. Hỏi hùng còn lại bao nhiêu viên bi ?
GV thu vở chấm, nhận xét
D/ CỦNG CỐ DẶN DÒ
GV nhận xét tiết học
;;;¥;;;
Thứ sáu, ngày 17 tháng 10 năm 2008.
TẬP LÀM VĂN : 
MỜI, NHỜ, YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ – KỂ NGẮN THEO CÂU HỎI.
A/ MỤC TIÊU :
SGV trang 178
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 Bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi bài tập 2.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Gọi hs lên bảng đọc thời khoá biểu và hỏi. Ngày mai có mấy tiết? Đó là những tiết nào? Cần mang những sách vở nào đến trường?
+ Nhận xét ghi điểm.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng.
 2/ Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1:
+ Gọi 1 hs đọc yêu cầu.
+ Gọi 1 hs đọc tình huống a.
+ Yêu cầu hs suy nghĩ và nói lời mời ( cho nhiều hs phát biểu )
+ Nêu : Khi đón bạn đến nhà chơi hoặc đón khách đến nhà các em cần mời chào sao cho thân mật, tỏ ra lòng hiếu khách của mình.
+ Yêu cầu : Hãy nhớ lại cách nói lời chào khi gặp mặt bạn bè. Sau đó cùng bạn bên cạnh đóng vai theo tình huống, 1 bạn đến chơi và 1 bạn là chủ nhà.
+ Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
Bài 2 :
+ Gọi 1 hs đọc yêu cầu của bài.
+ Treo bảng phụ và lần lượt hỏi từng câu cho hs trả lời. Mỗi câu cho nhiều hs trả lời.
+ Yêu cầu trả lời liền mạch cả 4 câu hỏi.
+ Nhận xét câu trả lời của hs, khuyến khích các em nói nhiều, chân thật về cô giáo.
Bài 3 :
+ Yêu cầu viết các câu trả lời của bài 3 vào vở. Nhắc hs chú ý viết liền mạch.
+ Thu vở chấm điểm, nhận xét.
+ 2 hs đọc thời khoá biểu và lần lượt trả lời từng câu hỏi.
Nhắc lại tựa bài.
+ Đọc yêu cầu.
+ Bạn đến thăm nhà em. Em mở cửa mời bạn vào chơi.
+ Nhiều hs nêu rồi nhận xét.
+ Nghe.
+ HS đóng cặp với bạn bên cạnh. Sau đó 1 nhóm lên trình bày và nhận xét.
+ Thực hành theo từng tình huống.
+ Đọc yêu cầu của đề bài.
+ Nối tiếp nhau trả lời từng câu hỏi trong bài.
+ Thực hành trả lời cả 4 câu hỏi(miệng)
+ Viết bài vào vở. Sau đó 5 đến 7 hs đọc bài làm trước lớp cho cả lớp nhận xét.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Gọi vài hs xử lý tình huống khi có thầy hoặc cô đến thăm nhà em.
Dặn hs về viết lại đoạn văn cho hoàn chỉnh.
Chuẩn bị tốt cho tiết học sau.
GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
TOÁN : 
PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 100.
A/ MỤC TIÊU : 
SGV trang 85
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 Bảng phụ ghi:	Mẫu : 60 + 40 = ?
	Nhẩm: 6 chục + 4 chục = 10 chục.
	Vậy : 60 + 40 = 100.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Gọi 2 hs lên bảng đọc bảng cộng .
+ Nhận xét ghi điểm.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng.
 2/ Giới thiệu phép cộng 83 + 17.
+ Nêu bài toán: Có 83 que tính, thêm 17 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?
+ Để biết tất cả ta làm như thế nào ?
+ Gọi 1 hs lên thực hiện phép tính, cả lớp thực hiện ở bảng con.
+ Hỏi : Em đặt tính ntn ?
+ Nêu cách thực hiện phép tính?
+ Yêu cầu hs khác nhắc lại.
 3/ Luyện tập – thực hành :
Bài 1 :
+ Yêu cầu hs tự làm bài.
+ Yêu cầu hs nêu cách đặt tính , thực hiện phép tính 99 + 1 ; 64 + 36.
Bài 2 :
+ Yêu cầu hs đọc đề bài.
+ Viết lên bảng 60 + 40 và hỏi em nào mhẩm được kết quả?
+ Hướng dẫn nhẩm: 
 60 là mấy chục? 40 là mấy chục?
 6 chục cộng 4 chục là mấy chục?
 10 chục là bao nhiêu ? Vậy 60 + 40 = ?
+ Yêu cầu hs làm tương tự với những phép tính còn lại. Nhận xét và ghi điểm.
Bài 3 :
+ Yêu cầu nêu cách làm câu a.
+ Yêu cầu hs tự làm bài, 2 hs lên bảng làm 
+ Gọi hs nhận xét, kết luận và ghi điểm.
Bài 4 :
+ Gọi hs đọc đề bài và hỏi:
+ Bài toán thuộc dạng toán gì ?
+ Yêu cầu suy nghĩ và làm bài vào vở 
Tóm tắt :
Sáng bán : 85kg.
Chiều bán nhiều hơn sáng : 15kg.
Chiều bán : . . . kg ?
+ Thu bài chấm điểm và nhận xét.
+ HS1: Đọc bảng 9 ; 8
+ HS2: Đọc bảng 7 ; 6
+ cả lớp thực hiện bảng con 47 + 25.
Nhắc lại tựa bài.
+ nghe và phân tích đề toán.
+ Phép cộng 83 + 17.
 + 83 Viết 83 rồi viết 17 dưới 83 sao cho 7 
 17 thẳng cột với 3,1 thẳng 8,viết dấu + và
 100 vạch ngang.
+ Cộng từ phải sang trái. Nêu rõ và nhận xét.
+ Nhận xét bạn nêu.
+ Làm bài, 2 hs lên bảng.
+ Trả lời rồi nhận xét.
+ Tính nhẩm.
+ HS nêu.
+ 6 chục; 4 chục.
+ Là 10 chục.
+ Là 100 ; 60 + 40 = 100.
+ Làm bài, 1 hs lên bảng chữa bài.
+ HS nêu.
 +12 + 30 +15 -20
 58 " 70 " 100 ; 35 " 50 " 30
+ Đọc đề bài.
+ Bài toán về nhiều hơn.
+ Làm bài vào vở. 1hs làm trên bảng lớp.
Bài làm :
Số kilôgan đường bán buổi chiều là:
85 + 15 = 100 ( kg)
Đáp số : 100 kg.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Nêu cầu nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 83 + 17.
Yêu cầu nhẩm 80 + 20.
Dặn hs về làm bài ở vbt và chuẩn bị tiết sau.
GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
LUYỆN TẬP LÀM VĂN
A/ MỤC TIÊU
HS biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp. 
HS dựa vào các câu trả lời, viết 1 đoạn văn 4 – 5 câu về thầy, cô giáo. 
Rèn cho HS làm thành thạo
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
HS có vở BT tiếng việt tập1
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GV hướng dẫn HS làm 
Bài tập 1: viết lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị đối với bạn: 
Bạn đến thăm nhà em. Em mở cửa mời bạn vào chơi.
Em thích 1 bài haut mà bạn đã thuộc. Em nhừo bạn chép lại cho mình 
Bạn ngồi bean cạnh nói chuyện trong giờ học. Em yêu cầu ( đề nghị ) bạn giữ trật tự để nghe cô giáo giảng bài
Bài tập 2 dựa phần trả lời những câu hỏi dưới đây, em hãy viết 1 đoạn văn 4 -5 câu nói về cô giáo ( hoặc thầy giáo ) lớp 1 của em
cô giáo và thầy giáo của lớp em tên là gì
tình cảm của cô ( hoặc thầy ) đối với Hs như thế nào
em nhớ nhất điều gì ở cô ( hoặc thầy )
tình cảm của em đối với cô giáo ( hoặc thầy giáo ) ntn?
GV hướng dẫn HS làm bài 
GV thu vở chấm, nhận xét
D/ CỦNG CỐ DẶN DÒ
GV nhận xét tiết học
;;;¥;;;
PHÒNG TRÁNH BOM MÌN
BOM MÌN, VẬT LIỆU CHƯA NỔ CÓ Ở ĐÂU
A/ MỤC TIÊU
HS biết được những nơi có bom mìn còn sót lại để đề phòng cảnh giác
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Sách học
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1 khởi động : chơi trò chơi “quả gì ăn được” 
Mục tiêu: tạo không khí vui chơi, thoải mái trước khi học
Cách chơi: GV gọi tên 1 số quả ăn được như na, ổi, đào, xoài, HS hô “ăn” nếu GV gọi quả 
“ bom” hoặc quả “ mìn” HS hô “đừng” ai hô sai ko được chơi tiếp
Hoạt đông1 đọc thông tin và TLCH
mục tiêu: HS thấy được Quảng Trị ngày nay to, đẹp, nhưng gần 30 năm trước, nơi đây là chiến trường ác liệt nêm có rất nhiều bon mìn, vật liệu chưa nổe còn xót lại
HS quan sát tranh và nêu những gì có trong tranh 
GS dùng các tư liệu đài truuyền thanh, truyền hình hoặc bái chí. Quảng Trị xưa là bãi chiến trưường nên còn xót lại nhiều bom mìn
HS đọc đoạn thông tin nói về Quảng Trị và TLCH
Kết luận Quảng Trị xưa kia là chiến trường nên hiện nay vẫn còn rất nhiều bom mìn và vật liệu chưa nổ còn xót lại 
Hoạt đông 2 quan sát tranh và TLCH
Mục tiêu: HS những nơi có thể gặp bom mìn còn sót lại 
HS HS quan sát tranh và TLCH
Tranh 1 và 2: bom mìn ở trên đường đi ven đường đi
Tranh 3 : bom mìn có ở trên đồi / núi 
Tranh 4 : bom mìn có ở bụi rậm 
Tranh 5 bom mìn có ở trên bãi cát
Bom mìn còn sót lại nhiều nơi cho nên phải cảnh giác và phải tránh xa những khu vực còn sót lại bom mìn
Hoạt động 3: đọc thơ 
MT: HS nâng cao ý thức cảnh giác đối với bom mìn, vật liệu chưa nổ 
cả lớp đọc thầm – gọi 2 em lean đọc to trước lớp
Qua bài thơ này em rút ra được điều gì
Chúng ta phải cảnh giác đôí với những nơi cơ sthẻ còn xót lại bom mìn và tránh những vật nghi là bom mìn
D/CỦNG CỐ DẶN DÒ
Qua bài học này ccác em học được điều gì
HV nhắc HS về nhà đọc lại những điều đã học ở lớp cho cả nhà cùng nghe. Đòng tời hỏi ông, bà, cha, mẹ, anh chị hỏi xem bom mìn còn sót lại ở nơi nào mà học biết 
;;;¥;;;

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8.doc