A/ MỤC TIÊU :
SGV trang 116
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Que tính.
- Bảng phụ chép sẵn một số bài tập.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
TUẦN 13 : Thứ hai ngày 17 tháng 11 năm 2008 TOÁN : 14 TRỪ ĐI MỘT SỐ 14 – 8. A/ MỤC TIÊU : SGV trang 116 B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Que tính. Bảng phụ chép sẵn một số bài tập. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học I/ KTBC : + Gọi 2 HS đọc lại bảng trừ 13 trừ đi 1 số , tính + 2 HS lên bảng đặt tính và thực hiện + Cả lớp thực hiện ghi kết quả ở bảng con + Nhận xét ghi điểm. II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI : 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng. 2/ Hướng dẫn : Bước 1 : Nêu vấn đề + Nêu bài toán: Có 14 que tính ( cầm que tính) bớt đi 8 que tính. Hỏi còn ? que tính + Yêu cầu nhắc lại bài toán + Để biết còn lại bao nhiêu que tính cần làm gì + Viết lên bảng : 14 – 8 Bước 2 : Tìm kết quả + Hướng dẫn cách bớt: GV dùng que tính và hướng dẫn từng thao tác. + Yêu cầu HS thao tác và nêu cách bớt, sau đó nêu kết quảkết quả Bước 3 : Đặt tính và thực hiện phép tính + Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình + Yêu cầu nhiều HS nhắc lại cách trừ 63 – 15 ; 33 -25 13 – 7 ; 13 – 5 ; 13 – 9 Nhắc lại tựa bài. + Nghe đề toán + Nhắc lại đề. + Thực hiện phép trừ 14 – 8. + Theo dõi GV thao tác. + Thực hành các thao tác trên bảng cài và nêu kết quả. 14 – 8 = 6 14 * Viết 14 rồi viết 8 xuống dưới thẳng cột - 8 với 4, viết dấu trừ và kẻ vạch ngang. 6 * Trừ từ phải sang trái, 4 không trừ được 8 lấy 14 trừ 8 bằng 6 viết 6 nhớ 1. 1 trừ 1 3/ Bảng công thức : 14 trừ đi một số : + Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả trong phần bài học và viết lên bảng các công thức 14 trừ đi một số. + Yêu cầu HS thông báo kết quả, GV ghi bảng + Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng cộng, sau đó xóa dần cho HS học thuộc + Thao tác trên que tính, tìm và ghi kết quả vào bảng con. + Nối tiếp nhau ( theo bàn) thông báo kết quả. + Học thuộc bảng công thức 4/ Luyện tập – thực hành : Bài 1 : + Yêu cầu HS tự nhẩm và nêu ngay kết quả các phép tính phần a theo hình thức thi đua. + Yêu cầu nhận xét vế kết quả. + Khi biết 5 + 9 = 14 có cần tính 9 + 5 không? + Khi đã biết 9 + 5 = 14 có thể ghi ngay 14 – 9 và 14 – 5 không ? Vì sao ? + Yêu cầu HS tự làm tiếp tục phần b. + Yêu cầu so sánh 4+2 và 6, 14 – 4 – 2 và14-6 Bài 2 : + Yêu cầu HS nêu đề bài. Tự làm bài sau đó nêu lại cách thực hiện tính 14 – 9 ; 14 – 8 Bài 3 : + Gọi 1 HS đọc đề bài. + Muốn tính hiệu ta làm như thế nào ? + Yêu cầu Làm bài vào vở. Gọi 3 HS lên bảng + Yêu cầu nêu cách đặt tính và thực hiện tính 3 phép tính trên. + Nhận xét ghi điểm. Bài 4 : + Yêu cầu đọc đề bài. + Bán đi nghĩa là thế nào ? + Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải vào vở + Thu vở chấm và nhận xét + Các nhóm thảo luận nhanh và cử đại diện báo cáo nhanh kết quả. + Nhận xét các nhóm báo cáo. + Không, vì đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi. + Có thể ghi ngay vì : 14 – 5 = 9 và 14 – 9 = 5. Vì 5 và 9 là các số hạng trong p cộng 9 + 5 = 14 Khi lấy tổng trừ đi số hạng này ta được số hạng kia. + Làm bài và báo cáo kết quả + Ta có 4 + 2 = 6 ; Có cùng kết quả là 8. + Làm bài và trả lời câu hỏi + Đọc đề bài. + Ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ. 14 14 12 - 5 - 7 - 9 9 7 3 + Trả lời. + Đọc đề bài. + Bán đi nghĩa là bớt đi. + Cả lớp làm vào vở. 1 HS giải ở bảng lớp Bài giải : Số quạt điện cửa hàng đó còn lại là : 14 – 6 = 8 ( quạt điện ) Đáp số : 8 quạt điện III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ : Nêu lại bảng công thức 14 trừ đi một số. Dặn HS về học thuộc bảng công thức và chuẩn bị bài sau. GV nhận xét tiết học. ;;;¥;;; TẬP ĐỌC : BÔNG HOA NIỀM VUI. A/ MỤC TIÊU : SGV trang 236 Hiểu của bài : Tấm lòng hiều thảo của Chi đối với cha mẹ. B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Tranh minh hoạ. Tranh ( ảnh) hoa cúc đại đóa hoặc hoa thật. Bảng phụ ghi sẵn các nội dung luyện đọc. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : TIẾT 1 : Hoạt động dạy Hoạt động học I/ KTBC : + Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ : Mẹ và trả lời các câu hỏi. + Nhận xét ghi điểm từng HS. II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI : 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng. 2/ Luyện đọc đoạn 1 và 2 : a/ Đọc mẫu + GV đọc mẫu đoạn 1 và 2. b/ Luyện phát âm + Yêu cầu HS đọc các từ cần chú ý phát âm trên bảng phụ. c/ Hướng dẫn ngắt giọng + Yêu cầu HS đọc, tìm cách ngắt các câu khó, câu dài d/ Đọc theo đoạn + Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp + Chia nhóm và yêu cầu đọc theo nhóm e/ Thi đọc giữa các nhóm + Tổ chức thi đọc cá nhân, đọc đồng thanh g/ Đọc đồng thanh 3/ Tìm hiểu đoạn 1 và 2: + Đoạn 1 và 2 kể về ai ? + Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì? + Chi tìm bông hoa Niềm Vui để làm gì ? + Vì sao bông hoa màu xanh lại được gọi là bông hoa Niềm Vui ? + Bạn Chi đáng khen ở chỗ nào ? + Bông hoa Niềm Vui đẹp như thế nào ? + Vì sao Chi lại chần chừ khi ngắt hoa? + 3 HS đọc bài và trả lời lần lượt: - Hình ảnh nào cho biết mẹ vất vả vì con ? - Người mẹ được so sánh với hình ảnh nào ? - Trong bài, em thích nhất câu thơ nào? Vì sao? Nhắc lại tựa bài + 1 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm theo. + Đọc các từ trên bảng phụ như phần mục tiêu + Tìm cách đọc và luyện đọc các câu: Em muốn . . .tặng bố/ một . . niềm vui/ để bố dịu cơn đau.// Những . . .màu xanh/lộng lẫy . . .buổi sáng + Nối tiếp nhau đọc đoạn + Từng HS được đọc trong nhóm + Lần lượt từng nhóm đọc thi và nhận xét Cả lớp đọc đồng thanh. + Bạn Chi. + Tìm bông hoa cúc màu xanh, được cả lớp gọi là bông hoa Niềm Vui. + Chi muốn hái bông hoa Niềm Vui tặng bố để làm dịu cơn đau của bố. + Màu xanh là màu của hi vọng vào những điều tốt lành. + Bạn rất thương bố và mong bố mau khỏe mạnh. Biết bảo vệ của công. + Rất lộng lẫy. + Vì nhà trường có nội qui không ai được ngắt hoa trong vườn trường. * GV chuyển ý để vào tiết 2. TIẾT 2 : 4/ Luyện đọc đoạn 3 và 4: + Tiến hành như các bước luyện đọc ở tiết 1 + Gọi HS đọc phần chú giải. + GV giải thích một số từ ngữ. 5/ Tìm hiểu đoạn 3 và 4 : + Khi nhìn thấy cô giáo Chi đã nói gì ? + Khi biết lí do Chi rất cần bông hoa cô giáo làm gì ? + Thái độ của cô giáo ra sao ? + Bố của Chi đã làm gì khi khỏi bệnh ? + Theo em, bạn Chi có những đức tính nào đáng quý ? 6/ Thi đọc theo vai + Gọi 3 HS đọc theo vai. Chú ý đọc theo đúng yêu cầu. + Đọc các từ ngữ còn lại thuộc đoạn 3 ; 4. + Luyện đọc các câu : Em hãy . . bông nữa/Chi ạ!//Một . .em/vì trái tim nhân hậu của em.//Một . . mẹ/vì . .cô bé hiếu thảo.// + Xin cô cho em . . bố em đang ốm nặng. + Ôm Cho vào lòng và nói: Em . . hiếu thảo. + Trìu mến, cảm động. + Đến trường cảm ơn cô giáo và tặng nhà trường khóm hoa cúc màu tím. + Thương bố, tôn trọng nội quy, thật thà. + Đóng vai: Người dẫn chuyện, cô giáo và Chi III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ : Gọi 2 HS đọc đoạn tự thích và nêu vì sao thích ? Qua bài, em học được những đức tính tốt nào? Dặn về luyện đọc và chuẩn bị tiết sau. GV nhận xét tiết học. ;;;¥;;; Thứ ba ngày 18 tháng 11 năm 2008 KỂ CHUYỆN: BÔNG HOA NIỀM VUI A/ MỤC TIÊU : SGV trang 238 B/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC: Tranh minh họa đoạn 2 và 3 trong SGK. Mỗi HS chuẩn bị một tờ giấy nhỏ. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học I/ KTBC : Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu kể nối tiếp câu chuyện Sự tích cây vú sữa .Sau đó 1 HS cho biết nội dung ý nghĩa . + Nhận xét đánh giá. II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI: 1) Giới thiệu bài : Yêu cầu HS nhắc tên bài tập đọc, GV ghi tựa . 2) Hướng dẫn kể từng đoạn truyện: a/ Kể đoạn mở đầu + Gọi 1 HS kể theo đúng trình tự + Gọi HS nhận xét bạn kể. + Bạn nào còn cách kể khác không? + Vì sao Chi lại vào vườn hái hoa ? + Đó là lí do Chi vào vườn từ rất sớm. Các em hãy nêu hoàn cảnh của Chi trước khi Chi vào vườn? b/ Kể lại phần chính ( đoạn 2 và 3) + Treo bức tranh 1 và hỏi: - Bức tranh vẽ cảnh gì? - Thái độ của Chi ra sao? - Chi không dám hái vì điều gì? + Treo bức tranh 2 và hỏi: - Bức tranh có những ai? - Cô giáo trao cho Chi cái gì? - Chi nói gì với cô giáo mà cô lại cho Chi ngắt hoa? - Cô giáo nói gì với Chi? + Gọi HS kể lại nội dung chính. + Gọi HS nhận xét bạn kể c/ Kể đoạn 3 theo tưởng tượng + Nếu em là bố Chi, em sẽ nói nhụ thế nào để cám ơn cô giáo? 3/ Kể lại toàn bộ nội dung truyện + Có thể cho HS kể từng đoạn cho đến hết hoặc kể lại từ đầu cho đến cuối câu chuyện. + 4 HS lên bảng kể nối tiếp. + 1 HS nêu nội dung câu chuyện. Nhắc lại tựa bài. + HS kể từ : Mới sớm tinh mơ . . .dịu cơn đau. + Nhận xét nội dung, cách bạn kể. + HS kể theo cách của mình. + Vì bố của Chi đang ốm nặng. + 2 đến 3 HS kể - Chi đang ở trong vườn hoa. - Chần chừ không dám hái. - Hoa của trường, mọi người cùng vun trồng và chỉ vào vườn để ngắm vẻ đẹp của hoa - Cô giáo và bạn Chi. - Bông hoa cúc. - Xin cô cho em . . .ốm nặng. - Em hãy hái . . .hiếu thảo + 3 đến 5 HS kể lại. + Nhận xét bạn kể theo các tiêu chuẩn đã nêu. + Cám ơn cô đã cho cháu Chi hái hoa. Gia đình tôi xin tặng nhà trường khóm hoa làm kỉ niệm./ Gia đình tôi rất biết ơn ... nghe và viết lại các từ mắc lỗi của tiết trước. + Nhận xét sửa chữa. II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI : 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng. 2/ Hướng dẫn viết chính tả: a/ Ghi nhớ nội dung + GV đọc toàn bài một lượt. + Đoạn trích nói về những gì? + Quà của bố khi đi câu về có những gì? b/ Hướng dẫn cách trình bày + Đoạn trích có mấy câu? + Chữ cái đầu câu viết như thế nào? + Trong đoạn trích có những loại dấu nào? c/ Hướng dẫn viết từ khó + Cho HS đọc các từ khó. + Yêu cầu HS viết các từ khó + Theo dõi, nhận xét và chỉnh sữa lỗi sai. d/ GV đọc cho HS viết bài, sau đó đọc cho HS soát lỗi. GV thu vở chấm điểm và nhận xét 3/ Hướng dẫn làm bài tập Bài 2: + Gọi 1 HS đọc đề bài. + Treo bảng phụ. Yêu cầu cả lớp làm bài. + Chữa bài, nhận xét ghi điểm Cả lớp viết ở bảng con. + Viết các từ: cành lá, yếu ớt, kiến đen, khuyên bảo, múa rối, nói dối, mở cửa. Nhắc lại tựa bài. + 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo + Những món quà của bố khi đi câu về. + cà cuống, niềng niễng, hoa sen đỏ, cá sộp, cá chuối. + 4 câu. + Viết hoa. + dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, ba chấm + Đọc và viết các từ : cà cuống, nhộn nhào, tỏa, tóe nước. Viết bài vào vở, sau đó soát bài và nộp bài. + 1 HS đọc đề. + 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm vào vở: câu chuyện, yên lặng, viên gạch, luyện tập Bài 3: Tiến hành tương tự bài 2 Đáp án: a/ Dung dăng dung dẻ.Dắt trẻ đi chơi. Đến cửa nhà giời.Lạy cậu lạy mợ . Cho dê đi học b/ Làng tôi có lũy tre xanh. Có sông Tô Lịch chảy quanh xóm làng. Trên bờ, vải, nhãn hai hàng. Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng. III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: Nêu cách phân biệt iê/yê/ya. Dặn về nhà viết lại các lỗi sai và chuẩn bị tiết sau. GV nhận xét tiết học. ;;;¥;;; LUYỆN LUYỆN TỪ VÀ CÂU A/ MỤC TIÊU HS mở rộng vốn từ chỉ hoạt đông ( công việc gia đình ) Luyện tập về kiểu câu Ai làm gì? B/ ĐỒNG DÙNG DẠY HỌC HS có vở bài tập tiếng việt C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học GV hướng dẫn HS làm bài tập sau Bài 1 Gạch một gạch (-) dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏ Ai ? Gạch một gạch (=) dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏ Làm gì ? Bài 2 Dùng mũi tên ( ) nối ở 3 nhóm (1,2,3) để tạo thành những câu hợp nghĩa: GV thu vở chấm GV nhận xét a/ Chị tìm đến bông cúa màu xanh. b/ Cây xòa cành ôm cậu bé. c/ Em học thuộc đoạn thơ. d/ Em làm ba bài tập toán. (1) (2) (3) Em quét dọn nhà cửa Chị em giặt sách vở Linh xếp bát đũa Cậu bé rửa quần áo HS nộp vở III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ : GV nhận xét tiết học ;;;¥;;; Thứ sáu, ngày 21 tháng 11 năm 2008. TẬP LÀM VĂN : KỂ VỀ GIA ĐÌNH A/ MỤC TIÊU : SGV trang 250 B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Tranh về cảnh gia đình có bố, mẹ và hai con. Bảng phụ chép sẵn gợi ý ở bài tập 1. Phiếu bài tập cho HS. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học I/ KTBC : + Gọi 4 HS lên bảng + Nhận xét ghi điểm. II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI : 1/ G thiệu: + Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh ở đâu? Trong bức tranh có những ai? + Đây là bức tranh về gia đình bạn Minh, bây gi7ò qua bài tập làm văn hôm nay các em sẽ hiểu rõ hơn về gia đình của các bạn trong lớp. 2/ Hướng dẫn làm bài: Bài 1 : + Treo bảng phụ.. + Nhắc HS kể về gia đình theo gợi ý chứ không phải trả lời từng câu hỏi. Nói rõ nghề nghiệp của bố, mẹ, anh chị học lớp mấy, trường nào. Em làm gì để thể hiện tình cảm đối với những người thân trong gia đình. + Chia lớp thành các nhóm nhỏ. + Gọi HS nói về gia đình mình trước lớp. Nhận xét chỉnh sửa cho từng em. Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu. + Phát phiếu học tập cho HS.. + Gọi 3 đến 5 HS đọc bài làm. Chú ý chỉnh sửa cho HS. + HS thành 2 cặp theo yêu cầu nói các nội dung về gọi điện. + Cả lớp nghe và nhận xét + Vẽ cảnh trong gia đình bạn Minh. Trong tranh có bố, mẹ và em gái của Minh. + 3 HS đọc yêu cầu. + Lắng nghe và ghi nhớ. + HS tập nói trong nhóm trong 5 phút và chỉnh sửa cho nhau. + Cho HS thực hành tập nói trước lớp. + Nhận xét bổ sung. + Dựa vào những điều đã nói ở bài tập 1, hãy viết một đoạn văn ngắn(3 đến 5 câu) kể về gia đình em. + Nhận phiếu và làm bài. 3 đến 5 HS đọc bài. III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ : Nhắc HS về nhà viết tiếp bài tập 2.. Dặn HS chuẩn bị tiết sau. GV nhận xét tiết học. ;;;¥;;; TOÁN : 15 ,16 ,17 ,18 , TRỪ ĐI MỘT SỐ A/ MỤC TIÊU : SGV trang 121 B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Que tính C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học I/ KTBC : 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu + HS 1 đặt tính rồi tính: 84 – 47 ; 60 – 12. + HS2: Giải bài 4 + GV nhận xét cho điểm . II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI: 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng 2/ 15 trừ đi một số * Bước 1: 15 - 6 . + Có 15 que tính ,bớt đi 6 que tính . Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?( GV vừa thao tác que tính .Yêu cầu HS cũng thực hiện ) + Muốn biết còn lại ? que tính taphảilàmgì? + Khi HS nêu GV ghi bảng :15 – 6 = 9 *Bước 2 : + Nêu: tương tự như trên, 15 que tính bớt 7 que tính bằng mấy que tính? + Yêu cầu HS đọc phép tính tương ứng, GV viết lên bảng: 15 – 7 = 8 + Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả của các phép trừ: 15 – 8 ; 15 – 9 + Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng trừ: 15 trừ đi một số . 3/ 16 trừ đi một số: + Có 16 que tính ,bớt đi 9 que tính . Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?. + Hỏi: 16 bớt 9 còn mấy ? + Vậy 16 trừ 9 bằng mấy ? + GV viết bảng: 16 – 9 = 7 + Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả của các phép trừ: 16 – 8 ; 16 – 7 + Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng trừ: 16 trừ đi một số. 4/ 17 ; 18 trừ đi một số: + Yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm kết quả của các phép tính: 17 – 8; 17 – 9; 18 – 9 + Gọi 1 HS lên bảng điền kết quả các phép tính trên bảng và công thức. + Yêu cầu cả lớp nhận xét sau đó đọc lại bảng các công thức 15;16;17;18 trừ đi một số. 3/ Luyện tập – Thực hành Bài 1: + Yêu cầu HS nhớ lại bảng trừ và ghi ngay kết quả vào vở + Yêu cầu HS báo cáo kết quả. + Hỏi thêm: Có bạn HS nói khi biết 15 – 8 = 7, muốm tính 15 – 9 ta chỉ cần lấy 7 – 1 và ghi ngay kết quả là 6. Theo em, bạn đó nói đúng hay sai? + Yêu cầu HS tập giải thích với các trường hợp khác. + 2 HS lên thực hiện theo yêu cầu . + Lên bảng thực hiện. + Cả lớp đặt tính và tính 30 – 6. HS nhắc lại tựa bài + HS lắng nghe và thao tác que tính theo . + Ta thực hiện phép trừ 15 – 6. + HS thực hiện 15 – 6 = 9 . HS khác nhận xét . + Thao tác trên que tính và trả lời: 15 que tính bớt 7 que tính còn lại 8 que tính . + 15 trừ 7 bằng 8. 15 – 8 = 7 15 – 9 = 6 + Đọc đồng thanh bảng trừ . + Thao tác trên que tính và trả lời: còn lại 7 que tính . + 16 bớt 9 còn 7. + 16 trừ 9 bằng 7. + Trả lời: 16 – 8 = 8 16 – 7 = 9 + Đọc bài + Thảo luận theo cặp và sử dụng que tính để tìm kết quả. + Điền số để có: 17 – 8 = 9 17 – 9 = 8 18 – 9 = 9 + Đọc bài và ghi nhớ . + Ghi kết quả các phép tính . + Nối tiếp nhau báo cáo kết quả của từng phép tính. Mỗi HS chỉ đọc kết quả của 1 phép tính . + Cho nhiều HS trả lời: Bạn đó nói đúng vì: 8 + 1 = 9 nên 15 – 9 chính là 15 – 8 – 1hay 7 – 1 ( 7 là kết quả từng bước của 15 – 8) . + Một số HS giải thích theo yêu cầu của GV. Trò chơi: Nhanh mắt – khéo tay. Nội dung: Bài tập 2 Cách chơi: Thi giữa các tổ. Chọn 4 thư ký(mỗi tổ cử 1 bạn). Khi GV hô lệnh bắt đầu, tất cả HS trong lớp cùng thực hiện nối phép tính với kết quả đúng. Bạn nào nối xong thì giơ tay. Các thư ký ghi số bạn giơ tay của các tổ. Sau 5 phút có nhiều bạn xong và đúng là tổ chiến thắng. III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: Các em vừa học toán bài gì ? Yêu cầu HS đọc lại bảng công thức 15 ; 16 ; 17 ; 18 trừ đi một số . GV nhận xét tiết học , tuyên dương . Dặn về nhà học thuộc bảng công thức 15 ; 16 ; 17 ; 18 trừ đi một số và làm các bài trong vở bài tập . Chuẩn bị bài cho tiết sau . ;;;¥;;; LUYỆN TẬP LÀM VĂN A/ MỤC TIÊU HS biết kể về GĐ của mình theo gợi ý Biết nghe bạn kể để nhận xét góp ý B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Vở bài tập tiếng việt C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học GV hướng dẫn HS làm bài tập sau Dựa vào những gợi ý sau, viết 1 đoạn văn ngắn ( từ 3 – 5 câu ) kể về gia đình em Gia đình em gồm máy người ? đó là những ai? Nói về từng người trong gia đình em Em yêu trong gia đình em như thế nào ? GV thu vở chấm GV nhận xét HS thực hiện theo yêu cầu HS nộp vở III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ : GV nhận xét tiết học ;;;¥;;; SINH HOẠT I. MuÏc tiêu - Nắm được ưu điểm và khuyết điểm trong tuần qua. Biết được những ưu khuyết điểm để khắc phục và phát huy - Ý thức tập thể II. Nội dung Đánh giá hoạt động trong tuần qua nề nếp: Thực hiện tốt kỉ cương nề nếp đã qui định Học tập: có ý thức học tập: Có nhiều em cố gắng rõ rệt Lao động hoàn thành công việc được giao, VS trường lớp sạch đẹp II. Kế hoạch Đi học chuyên cần, ăn mặc sach sẽ đồng phục 100% Học và làm bài đày đủ Dụng cụ HT, sách vở đầy đủ VS trường lớp sạch đẹp
Tài liệu đính kèm: