Giáo án các môn ghép lớp 2, 3 - Tuần 2

Giáo án các môn ghép lớp 2, 3 - Tuần 2

TẬP ĐỌC: PHẦN THƯỞNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu nội dung của bài

- Nắm được nghĩa của các từ mới và những từ khoá: “ Tấm lòng tốt bụng, lòng tốt”.

- Ý nghĩa của câu chuyện: Đề cao lòng tốt của con người

2. Kỹ năng: Đọc đúng:

- Từ có vần khó: uên. Các từ mới. Biết nghỉ ngơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ

3. Thái độ: Lòng nhân ái của con người

II. Chuẩn bị:

- GV: Tranh + thẻ rời + bảng phụ

- HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học dạy họcdạy họcdạy học:

. Khởi động (1’)

2. Bài cũ (3’) Phần thưởng

- Gviên cho HS đọc bài

- Câu chuyện nói về ai?

- Bạn ấy đã làm những việc tốt nào?

4. Bài mới

 

doc 18 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 735Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn ghép lớp 2, 3 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 2
Lớp 2 ( Từ ngày 17/ 8 / 2009 đến ngày 21 / 8 /2009)
Thứ 
Môn 
Tên bài dạy
Hai 
17/ 8
TĐ- TĐ
TOÁN
ĐẠO ĐỨC
HĐTT
Phần thưởng
Luyện tập
Học tập, sinh hoạt đúng giờ ( Tiết 2 )
Chào cờ đầu tuần.
Ba
18/ 8 
KỂCHUYỆN
CHÍNH TẢ
TOÁN
THỦ CÔNG
THỂ DỤC
Phần thưởng
Tập chép: “ Phần thưởng ”
Số bị trừ - Số trừ - Hiệu
Gấp tên lửa ( T2)
Dóng hàng ngang- Dồn hàng. Trò chơi: “ Đi qua đường lội ”
Tư 19/ 8
MỸ THUẬT 
LồngghépHĐNG
TẬP ĐỌC
TOÁN
LTỪ VÀ CÂU
Thường thức mỹ thuật “ Xem tranh Thiếu nhi 
Triển khai 5 nhiệm vụ hS Tiểu học – Nội quy nhà trường
Làm việc thật là vui.
Luyện tập
Từ ngữ về học tập.
Năm 
20/ 8
TẬP VIẾT
TOÁN
CHÍNH TẢ
TNXH
THỂ DỤC
Chữ hoa Ă, Â 
Luyện tập chung
Nghe viết “Làm việc thật là vui.!”
Bộ xương.
Dàn hàng ngang-Dồn hàng.Trò chơi “Nhanh lên bạn ơi”
Sáu 
21/ 8
ÂM NHẠC
 TOÁN
TẬP L VĂN
HĐTT
Học hát bài : “Thật là hay”
Luyện tập chung
Chào hỏi - Tự giới thiệu
Phân chia các tổ và cử cán bộ lớp. Tập trung xây dựng nền nếp học tập, kỷ luật, trật tự. Lễ độ ở trường và ở nhà. Ghi nhớ các quy định ở trường, ở nhà
Lớp 3
 Thứ
 Môn học
 Tên bài dạy
 2
 17/8
 Chào cờ 
Đạo đức 
Toán 
Tập đọc- KC 
 Chào cờ 
Kính yêu Bác Hồ ( T2 )
Trừ các số có ba chữ số
 Ai có lỗi 
 3
 18/8
 Thể dục
 Chính tả
 Toán
 TN- XH
 Thủ công
 Ôn đi đều TC “ Kết bạn “
 ( Nghe – Viết ) Ai có lỗi
 Luyện tập
 Vệ sinh đường hô hấp
 Gấp tàu thuỷ 2 ống khối
 4
 19/8
 Mĩ thuật
Toán
 Tập đọc
LTVC
 Vẽ trang trí: Vẽ tiếp hoạ tiết vẽ màu vào đường diềm
 Ôn tập các bảng nhân
 Cô giáo tí hon
 Mở rộng vốn từ về thiên nhiên. Ôn tập Ai là gì?
 5
 20/8
 Thể dục
Toán
Chính tả
Tập viết
 TN- XH
 Ôn bài tập RLTTvà kĩ năng ĐHĐN. TC “ Tìm..” 
 Ôn tập bảng chia
 ( N- V ) Cô giáo tí hon 
 Chữ hoa Â- Âu Lạc
 Phòng bệnh đường hô hấp
 6
 21/8
 Âm nhạc
 Tập làm văn Toán
 HĐNG
 Học bài hát Quốc ca Việt Nam
 Viết đơn 
 Luyện tập 
 Tổ chức tập dượt đội hình chuẩn bị cho lễ khai giảng 
LỚP 2 LỚP 3
Thứ hai ngày 17 tháng 8 năm 2009 
TẬP ĐỌC: PHẦN THƯỞNG
I. Mục tiêu:
Kiến thức: Hiểu nội dung của bài
Nắm được nghĩa của các từ mới và những từ khoá: “ Tấm lòng tốt bụng, lòng tốt”.
Ý nghĩa của câu chuyện: Đề cao lòng tốt của con người
Kỹ năng: Đọc đúng:
Từ có vần khó: uên. Các từ mới. Biết nghỉ ngơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ
Thái độ: Lòng nhân ái của con người
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh + thẻ rời + bảng phụ
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học dạy họcdạy họcdạy học:
. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Phần thưởng
Gviên cho HS đọc bài
Câu chuyện nói về ai?
Bạn ấy đã làm những việc tốt nào?
Bài mới
v Hoạt động 1: Luyện đọc
GV chỉ định HS đọc.
GV nêu những từ cần luyện đọc.
- GV nêu các từ khó (Lặng lẽ, sẽ, vỗ tay, khăn )
GV uốn nắn cách phát âm và cách nghỉ hơi.
- HS đọc trong từng nhóm, các nhóm đại diện thi đọc. Lớp đọc đồng thanh.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Em có nghĩ rằng Na xứng đáng có được thưởng không?
Các bạn bàn bạc điều gì?
Khi Na được thưởng những ai vui mừng? Vui mừng như thế nào?
v Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
-G viên đọc mẫu cả đoạn.
Lưu ý về giọng điệu.
Gviên uốn nắn giọng đọc và cách ngắt, nghỉ của HS 
4. Củng cố – Dặn dò (2’)
1 HS đọc toàn bài.
+ Em học điều gì ở bạn Na ?
+ Em thấy việc làm của cô giáo và các bạn có tác dụng gì?
 - Luyện đọc thêm
Chuẩn bị: Đọc kỹ bài để học tiết Kể chuyện 
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Giúp HS củng cố về: Tên gọi, ký hiệu, độ lớn của đêximet (dm). Quan hệ giữa dm và cm
Kỹ năng: 
Tập ước lượng độ dài theo đơn vị cm, dm.
Thái độ: 
Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước
II. Chuẩn bị
GV: Thước thẳng có chia rõ các vạch theo cm, dm. 
HS: Vở bài tập, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học dạy họcdạy họcdạy học:
. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Đêximet
Gọi 1 HS đọc các số đo trên bảng: 2dm, 3dm, 40cm
Gọi 1 HS viết các số đo theo lời đọc của GV
Hỏi: 40cm bằng bao nhiêu dm?
3. Bài mới 
GV giới thiệu tên bài rồi ghi đầu bài lên bảng
v Hoạt động 1: Thực hành
Ÿ Mục tiêu: Nhận biết độ dài 1 dm. Quan hệ giữa dm và cm Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành
Bài 1:
GV yêu cầu HS tự làm phần a vào Vở bài tập
GV yêu cầu HS lấy thước kẻ và dùng phấn vạch vào điểm có độ dài 1 dm trên thước
GV yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng AB dài 1 dm vào bảng con
GV yêu cầu HS nêu cách vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 1 dm
Bài 2:
Yêu cầu HS tìm trên thước vạch chỉ 2 dm và dùng phấn đánh dấu
GV hỏi: 2 đêximet bằng bao nhiêu xăngtimet?(Yêu cầu HS nhìn lên thước và trả lời)
Yêu cầu HS viết kết quả vào Vở bài tập
Bài 3:
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Muốn làm đúng phải làm gì?
Lưu ý cho HS có thể nhìn vạch trên thước kẻ để đổi cho chính xác
*Hdẫn: Khi muốn đổi dm ra cm ta thêm vào sau số đo dm 1 chữ số 0 và khi đổi từ cm ra dm ta bớt đi ở sau số đo cm 1 chữ số 0 sẽ được ngay kết quả.
Gọi HS đọc chữa bài GV nhận xét và cho điểm.
Bài 4:
GV yêu cầu HS đọc đề bài
Hướng dẫn: Muốn điền đúng HS phải ước lượng số đo của các vật đưa ra. Chẳng hạn bút chì dài 16hãy so sánh độ dài của bút với 1 dm và thấy bút chì dài 16 cm, không phải 16 dm.
GV yêu cầu 1 HS chữa bài.
v Hoạt động 2: Luyện tập
Ÿ Mục tiêu: Tập ước lượng và thực hành sử dụng đơn vị đo đêximet trong thực tế
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
4. Củng cố – Dặn dò (2’)
GV cho HS thực hành đo chiều dài của cạnh bàn, quyển vở
Nhận xét tiết học
Dặn dò HS ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
ĐẠO ĐỨC
HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (T2)
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
HS hiểu được và thực hành việc học tập, sinh hoạt đúng giờ là giúp sử dụng thời gian có hiệu quả, tiết kiệm, hợp lý và đảm bảo sức khoẻ.
Kỹ năng: 
Biết lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu.
Thái độ: 
HS có thói quen học tập, sinh hoạt đúng giờ
II. Chuẩn bị
GV:Các phục trang cho hình ảnh.Phiếu giao việc
HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học 
. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Học tập, sinh hoạt đúng giờ
3 HS đọc ghi nhớ
- Trong học tập, sinh hoạt làm đúng giờ có lợi ntn?
3. Bài mới 
Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta cùng thảo luận về thời gian biểu
v Hoạt động 1: Thảo luận về thời gian biểu
G/viên cho HS để thời gian biểu đã chuẩn bị lên bàn và trao đổi với bạn ngồi bên cạnh.
G/viên kết luận: Thời gian biểu nên phù hợp với hoàn cảnh gia đình và khả năng từng em. Thực hiện thời gian biểu giúp các em làm việc chính xác và khoa học.
v Hoạt động 2: Hành động cần làm
Ÿ Mục tiêu: Tự nhận biết thêm về lợi ích và biết cách thực hiện học tập và sinh hoạt đúng giờ.
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho nhóm tự ghi việc cần làm và so sánh kết quả ghi.
GV kết luận: việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp ta học có kết quả, thoải mái. Nó rất cần.
v Hoạt động 3: Hoạt cảnh “Đi học đúng giờ”
Ÿ Mục tiêu: Sắp xếp lại tình huống hợp lý
GV giới thiệu hoạt cảnh.
Gviên cho HS thảo luận.
	Tại sao Hùng đi học muộn? ( Ngủ dậy muộn )
GV kết luận:Tuần học tập sinh hoạt đúng giờ.
4. Củng cố – Dặn dò (2’)
 Xem lại bài và thực hiện theo thời gian biểu
 Chuẩn bị: Biết nhận lỗi và sửa lỗi.
Thứ hai ngày 17 tháng 8 năm 2009 
Đạo đức: KÍNH YÊU BÁC HỒ (tiết 2)
I/ Mục tiêu:
Bác Hồ là vĩ lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước và dân tộc Việt Nam.
Những công việc thiếu nhi cần làm để tỏ lòng kính yêu đối với Bác Hồ.
 - Hiểu và làm đúng các bài tập trong vở bài tập.
- Kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II/ Chuẩn bị:* GV: Sưu tầm một số thơ, bài hát, câu chuyện tranh ảnh, về Bác . 
	* HS: VBT Đạo đức.
ICác hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Kính yêu Bác Hồ (tiết 1)
- GV gọi 1 HS đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
- Thiếu nhi phải làm gì để tỏ lòng biết ơn và kính yêu Bác Hồ? GV nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
* Hoạt động 1: HS tự liên hệ.
- + GV yêu cầu HS suy nghĩ và trao đổi với bạn theo gợi ý:
* Hoạt động 2: Trình bày, giới thiệu tư liệu sưu tầm được về Bác Hồ.
- + GV phân công 4 nhóm, mỗi nhóm trình bày, giới thiệu những tranh ảnh, câu chuyện, bài thơ, bài hát, . . . về Bác Hồ.
+ GV nhận xét.
* Hoạt động 3: Trò chơi Phóng viên
 - GV chia HS thành 2 nhóm.( nhóm đặt câu hỏi nhóm kia trả lời )
 * Câu hỏi gợi ý:
+ Xin bạn cho biết Bác Hồ còn có tên gọi nào khác? + Quê Bác ở đâu?
+ Bác sinh vào ngày, tháng, năm nào?
+ Thiếu nhi chúng ta cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
+ Vì sao thiếu nhi phải yêu quý Bác Hồ?
+ Hãy đọc 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhiđồng?
+ Bạn hãy đọc một câu ca dao nói về Bác Hồ.
+ Bạn hãy hát một bài hát hoặc bài thơ nói về Bác Hồ hoặc về tình cảm thiếu nhi đối với Bác Hồ. 
+Bác đã đọc Tuyên ngôn Độc lập khi nào?Ở đâu?
 Giáo viên nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc.
5.Tổng kềt – dặn dò.
Về nhà làm bài tập.
Chuẩn bị bài sau: Giữ lời hứa.
Nhận xét bài học.
TOÁN:
 TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I/ Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách tính trừ các số có ba chữ số
 ( có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm). Vận dụng vào giải toán có lời văn về phép trừ.
- Rèn HS tính các phép tính trừ (có nhớ) các số có ba chữ số thành thạo.
-Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị: 	 *GV: Bảng phụ.
	* HS: VBT, bảng con.
ICác hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Luyện tập.
- Gọi 2 học sinh lên bảng sửa bài 2, 4
- Nhận xét ghi điểm.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
* Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ. 432 - 215 
- GV giới thiệu phép tính: 432 - 215 = ?
- GV hướng dẫn học sinh thực hiện.
 432
- 215
 217
2 trừ không được 5, lấy 12 trừ 5
 bằng 7, viết 7 nhớ 1.
thêm 1 bằng 2 ; 3 trừ 2 bằng 1, viết 1.
4 trừ 2 bằng 2, viết 2
GV cho HS đọc lại cách tính các phép tính trừ.
 GV giới thiệu phép tính : 627 – 143
 627
 - 143
 484
7 trừ 3 được 4, viết 4.
 2 không trừ được 4 ; lấy 12 trừ 4 được 8, viết 8 nhớ 1.
1 thêm 1 bằng 2 ; 6 trừ 2 bằng 4, viết 4.
* Hoạt động 1: Làm bài tập 1, 2
Bài 1:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- GV yêu cầu các em tự đặt tính dọc , rồi tính.
- GV mời 5 HS lên bảng sữa bài, nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình.
- GV nhận xét.
 541 422 564 783 694
 - 127 -  144 - 215 - 356 - 237
 417 278 349 427 456 
Bài 2: 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV mời 5 HS lên sửa bài.
- GV nhận xét, chốt lại bài đúng. 
 627 746 516  ... cử động nhiều?
3. Bài mới 
Giới thiệu: Cơ và xương được gọi là cơ quan vận động. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về bộ xương.
v Hoạt động 1: Giới thiệu xương, khớp xương 
Bước 1 : Cá nhân 
Yêu cầu HS tự sờ nắn trên cơ thể mình và gọi tên, chỉ vị trí các xương trong cơ thể mà em biết
Bước 2 : Làm việc theo cặp 
Yêu cầu HS quan sát hình vẽ bộ xương SGK chỉ vị trí, nói tên một số xương.
GV kiểm tra 
Bước 3 : Hoạt động cả lớp 
GV đưa ra mô hình bộ xương.
GV nói tên một số xương: Xương đầu, xương sống
Ngược lại GV chỉ một số xương trên mô hình.
 Buớc 4: Cá nhân
Yêu cầu HS quan sát, nhận xét vị trí nào xương có thể gập, duỗi, hoặc quay được.à Gọi là khớp xương..
v Hoạt động 2: Đặc điểm và vai trò của bộ xương 
Bước 1: Thảo luận nhóm
GV đưa bảng phụ ghi các câu hỏi 
Hình dạng và kích thước các xương có giống nhau không?
Hộp sọ có hình dạng và kích thước như thế nào? 
Xương sườn cùng xương sống và xương ức tạo thành lồng ngực để bảo vệ những cơ quan nào?
 Nếu thiếu xương tay ta gặp những khó khăn gì?
- Xương chân giúp ta làm gì? 
Vai trò của khớp bả vai, khớp khuỷu tay, khớp đầu gối?
Bước 2: Giảng giải 
 Kết luận: Bộ xương cơ thể người gồmrất nhiều xương, với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, làm thành một khung nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan. Nhờ có xương, cơ phối hợp dưới sự điều khiển của hệ thần kinh mà chúng ta cử động được.
v Hoạt động 3: Giữ gìn, bảo vệ bộ xương.
Bước 1: HS làm phiếu học tập cá nhân .
Để bảo vệ bộ xương và giúp xương phát triển tốt, chúng ta cần:
£Ngồi, đi, đứng đúng tư thế
£ Tập thể dục thể thao.
£ Làm việc nghỉ ngơi hợp lý.
£ Mang, vác các vật nặng.
£ Làm việc nhiều.
£ Leo trèo.
£ Ăn uống đủ chất.
£ Ăn nhiều, vận động ít.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
Để bảo vệ bộ xương và giúp xương phát triển tốt, chúng ta cần làm gì?
Cần tránh những việc làm nào có hại cho bộ xương?
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta ngồi, đi đứng không đúng tư thế và mang, vác, xách các vật nặng.
GV treo 02 tranh /SGK
GV chốt ý + giáo dục HS: Thường xuyên tập thể dục, làm việc nghỉ ngơi hợp lý, không mang vác các vật nặng để bảo vệ xương và giúp xương phát triển tốt.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
- Tổ chức Trò chơi cho cả lớp tham gia 
Nhận xét – tuyên dương 
Chuẩn bị bài sau : Hệ cơ
Môn Thể dục
 ÔN BÀI TẬP RLTT, KĨ NĂNG VÂN ĐÔNG CƠ BẢN- TRÒ CHƠI “ NGƯỜI CHỈ HUY”
I.Mục tiêu : 
 -Ôn đi đèu 1-4 hàng dọc . Ôn đi kiễng gót hai tay chống hông( dang ngang) Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối đúng
 - Chơi trò chơi “ Tìm người chỉ huy” Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động
II. Địa điểm và phượng tiện:
 Địa điểm : Trên sân trường và vệ sinh sạch sẽ , đảm bảo an toàn nơi tập luyện
 Phương tiện : Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi “ Tìm người chỉ huy”
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1.Phần mở đầu:
 - GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cần giờ học
 - Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp
 - Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc theo địa hình tự nhiên ở sân trường
 - Chơi trò chơi “ Có chúng em”
2. Phần cơ bản :
 - Tập đi đều theo 1- 4 hàng dọc
 - Ôn động tác đi kiễng gót hai tay chống hông ( dang ngang)
 - Chơi trò chơi “ Tìm người chỉ huy”
3. Phần kết thúc:
 - Đi chân xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát
 - GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét
 - GV giao bài tập về nhà
Tập viết : Â – Âu Lạc
I/ Mục tiêu:
-: Giúp HS củng cố cách viết chữ hoa Ă, Â. Viết tên riêng “Âu Lạc” bằng chữ nhỏ. Viết câu ứng dụng bằng chữ nhỏ.
: Rèn HS viết đẹp, đúng tốc độ, khoảng cách giữa các con chữ, từ và câu đúng.
-: Có ý thức rèn luyện chữ giữ vở.
II/ Chuẩn bị:* GV: Mẫu viết hoa Ă, Â, L. 	 Các chữ Âu lạc và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
 * HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III/ Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết trên bảng con.
- Luyện viết chữ hoa.
- GV cho HS tìm các chữ hoa có trong bài: Ă, Â, L.
- GV viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ.
- GV yêu cầu HS viết từng chữ “ Ă, Â, L” trên bảng con.
HS viết từ ứng dụng.
- GV gọi HS đọc từ ứng dụng: Âu Lạc
 - GV giới thiệu: Âu Lạc là tên nước ta thời cổ, có Vua An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa.
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con.
Luyện viết câu ứng dụng.
- GV cho HS viết bảng con.
- GV mời HS đọc câu ứng dụng.
- * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
- - GV nêu yêu cầu:
 + Viết chữ Ă: 1 dòng cỡ nhỏ.
 + Viế chữ Â, L: 1 dòng cỡ nhỏ.
 + Viế chữ Âu Lạc: 2 dòng cỡ nhỏ.
 + Viết câu tục ngữ: 2 lần.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
* Hoạt động 3: Chấm chữa bài.
- - GV thu từ 5 đến 7 bài để chấm.
- GV nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.
Trò chơi: Thi viết chữ đẹp.
Cho học sinh viết tên một địa danh có chữ cái đầu câu là L. Yêu cầu: viết đúng, sạch, đẹp.
Tổng kết – dặn dò.
Về luyện viết thêm phần bài ở nhà.
Chuẩn bị bài: Bố hạ.
Nhận xét tiết học
TOÁN
ÔN TẬP CÁC BẢNG CHIA
I/ Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng thực hành tính trong các bảng chia đã học.
 - Giải bài toán có lời văn bằng một phép chia.
- Tính nhân chia chính xác.
II/ Chuẩn bị:	* GV Bảng phụ.
	 * HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Ôn tập các bảng nhân.
- 3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Hoạt động 1: Làm bài 1, 2
- Bài 1:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- GV tổ chức cho HS thi học thuộc lòng các bảng chia, 3, 4, 5.
- - GV nhận xét. 
Bài 2: 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài
- GV hướng dẫn HS tính nhẩm. Sau đó yêu cầu các em tự làm.
- GV nhận xét, chốt lại bài đúng.
* Hoạt động 2: Làm bài 3.
- văn.
 Bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề bài:
- GV cho HS thảo luận nhóm.
+ Có tất cả bao nhiêu cái cốc?
+Xếp vào 4 hộp nghĩa là như thế naò?
+Bài toán yêu cầu tính gì?
- GV mời 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào VBT.
- GV nhận xét, chốt lại:
 Số cốc có trong mỗi chiếc hộp là:
 24 : 4 = 6 ( cái cốc)
 Đáp số : 6 cái cốc.
* Hoạt động 3: Làm bài 4.
- Bài 4: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài:
- - Yêu cầu: Chơi theo hình thức tiếp sức, mỗi HS nối 1 phép tính sau đóchuyền bút cho bạ
- GV nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc.
24 : 3 = 8 ; 4 x 7 = 28 ; 32 : 4 = 8
4 x 10 = 40 ; 16 : 2 = 8 ; 24 + 4 = 28.
5.Tổng kết – dặn dò.
Tập làm lại bài.
Làm bài: 3,4.
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
Chính tả ( Nghe viết ) Cô giáo tí hon
I/ Mục tiêu:
-Giúp HS nghe viết chính xác đoạn văn 55 tiếng trong bài “ Cô giáo tí hon”. 
-: Biết phân biệt s/x , tìm đúng những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng đã cho có âm đầu là s/x. 
:- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị:	* GV: Năm tờ giấy photô bài tập 2.
	 Vở bài tập, SGK.
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động dạy học:
1) Khởi động: Hát.
 2) Bài cũ: “ Ai có lỗi”.
GV mời 3 HS lên bảng viết các từ: nguệch ngoạc, khuỷa tay, xấu hổ, cá sấu, sông sâu, xâu kim.
GV và cả lớp nhận xét.
3) Giới thiệu và nêu vấn đề.
	* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết.
GV hướng dẫn HS chuẩn bị.
GV đọc một lần đoạn văn.
GV mời 2 HS đọc lại đoạn văn.
- GV hướng dẫn HS nắm nội dung đoạn văn. 
 + Đoạn văn có mấy câu?
 - GV hướng dẫn HS viết bảng con những tiếng các em dễ viết sai.
GV đọc cho HS viết vào vở.
 - - GV theo dõi, uốn nắn.
GV chấm chữa bài.
- GV yêu cầu HS tự chữ lỗi bằng bút chì.
- * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- + Bài tập 2: 
- GV cho 1 HS nêu yêu cầu của đề bài.
 + Phải tìm đúng từ ghép với mỗi tiếng đã cho.
 + Viết đúng chính tả những tiếng đó.
 - GV và HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Câu a) 
Xét: xét xử, xem xét, xét duyệt, xét hỏi. Xét lên lớp.
Sét: sấm xét, lưỡi tầm sét, đất sét.
Xào: xào rau, rau xào, xào xáo.
Sào: sào phơi áo, một sào đất.
Xinh: xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, xinh xinh.
Sinh: ngày sinh, sinh ra, sinh sống, sinh hoạt lớp, sinh nhật.
Câub)
5.Tổng kết – dặn dò.
Về xem và tập viết lại từ khó.
Những HS viết chưa đạt về nhà viết lại.
Nhận xét tiết học.
Tữ nhiên xã hội: Phòng bệnh đường hô hấp
I/ Mục tiêu:
- Kể tên một số bệnh đường hô hấp thườnh gặp.
- Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp.
 - Giaó dục HS có ý thức phòng bệnh hô hấp.
II/ Chuẩn bị: * GV: Hình trong SGK trang 10, 11.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Vệ sinh hô hấp?
- GV gọi 2 HS lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi gì?
 + Hằng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi, họng? 
- GV nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
 4. Phát triển Các hoạt động dạy học.
* Hoạt động 1: Động não.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các bộ phận hô hấp. Sau đó GV đề nghị HS kể tên một số bệnh hô hấp thường gặp?
- Những bệnh hô hấp thường gặp : viên mũi, viêm họng, viên phế quản, viên phổi.
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
- Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc theo cặp.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình SGK trang 10, 11.
- GV yêu cầu HS trao đổi với nhau trả lời câu hỏi
+ Hình 1, 2: Nam đã nói chuyện gì với bạn của Nan? Em có nhận xét gì về cách ăn mặc của Nam và bạn Nam? Nguyên nhân nào Nam bị viên họng? Bạn của Nam khuyên Nam điều gì ?
+ Hình 3: Bác sĩ khuyên Nam điều gì? Nam phải làm gì để khỏi bệnh?
+ Hình 4: Tại sao GV giáo khuyên 2 bạn nhỏ phải mặc áo ấm, đội mũ, đi tất?
+ Hình 5: Điều gì đã khiến một bác sĩ đi qua phải dừng lại khuyên 2 bạn nhỏ đang ngồi ăn kem.
+ Hình 6: Khi bị viên khí quản, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nguyên nhân gì? Bệnh này thường có biểu hiện gì? Tác hại của nó?
- GV chốt lại.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV gọi một số cặp HS lên trình bày. Nhóm khác bổ sung
- GV giảng: Người bị viên phổi, viên khí quản thường bị ho sốt. Đối với trẻ em nếu không chữa trị kịp thời có thể gây tự vong do không thở được.
- GV chốt: Chúng ta phải mặc đủ ấm, không để lạnh cổ lạnh cổ, tay , chân, ăn đủ chất và không ăn đồ quá lạnh.
- GV chốt lại
 * Hoạt động 3: Trò chơi
- .- GV cho HS chơi trò chơi “ Bác sĩ”. Một HS đóng vai bệnh nhân, một HS đóng vai bác sĩ.
- Yêu cầu: Bệnh nhân kể những biểu hiện của bệnh. Bác sĩ nêu được tên bệnh
- GV nhận xét.
5 .Tổng kềt – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Bệnh lao phổi.
Nhận xét bài học

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAOAN GHEP 23.doc