Giáo án buổi sáng Lớp 2 tuần 24 - Trường tiểu học Hồ Chơn Nhơn

Giáo án buổi sáng Lớp 2 tuần 24 - Trường tiểu học Hồ Chơn Nhơn

Toán: LUYỆN TẬP

I. Yêu cầu:

- Giúp hs rèn luyện kĩ năng giải BT "Tìm một một thừa số chưa biết"

- Biết cách tìm thừa số x trong các BT dạng: X x a = b ; a x X = b

- Biết tìm một thừa số chưa biết.

- Biết giải bài toán có một phép tính chia (trong bảng chia 3)

- Giúp hs hiểu ý nghĩa của sự cẩn thận khi làm bài.

(Ghi chú: Bài 1, 3, 4)

II. Chuẩn bị: Bảng phụ

 

doc 27 trang Người đăng duongtran Lượt xem 940Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án buổi sáng Lớp 2 tuần 24 - Trường tiểu học Hồ Chơn Nhơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 24 Ngày soạn: 29 / 2 / 2010
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2010
Toán: LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu:
- Giúp hs rèn luyện kĩ năng giải BT "Tìm một một thừa số chưa biết"
- Biết cách tìm thừa số x trong các BT dạng: X x a = b ; a x X = b
- Biết tìm một thừa số chưa biết.
- Biết giải bài toán có một phép tính chia (trong bảng chia 3)
- Giúp hs hiểu ý nghĩa của sự cẩn thận khi làm bài.
(Ghi chú: Bài 1, 3, 4)
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III .Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Bài cũ :
- Tìm y: y x 2 = 8 3 x y = 15
 - Nhận xét, ghi điểm.
 B. Bài mới :
 1.Giới thiệu bài:
2 . Luyện tập:
 Bài 1: Ôn cách tìm thừa số
- Gọi hs nêu yêu cầu
- Gọi 3 hs lên làm
- Nhận xét, chữa.
- Yêu cầu hs nhắc lại cách tìm thừa số.
Bài 2: Ôn và phân biệt cách tìm số hạng, tìm thừa số. 
- Gọi hs đọc yêu cầu
- Yêu cầu hs nêu cách tìm số hạng, tìm thừa số
- Yêu cầu hs làm vào bảng con,1 em lên bảng làm.
- Nhận xét, chữa
Bài 3: Ôn cách tìm thừa số, tích
- Treo bảng phụ yêu cầu hs đọc đề
- Yêu cầu hs nhắc lại cách tìm thừa số, tích
- Yêu cầu 2 nhóm thi đua làm (tiếp sức) 
Bài 4: Củng cố giải toán
- Gọi hs đọc đề, tự tóm tắt và giải
- Chấm 1 số bài, chữa
3. Củng cố, dặn dò: 
- Yêu cầu hs nhắc lại cách tìm thừa số, tích.
- Nhận xét giờ học.
- Ôn lại cách tìm số hạng, thừa số.
 - 2hs - lớp bảng con
- Nghe
- Tìm x
- 3 hs lên làm, lớp làm bảng con
- Tìm y
- Nêu cách tìm
- Làm bài
- QS đọc yêu cầu
- Nêu cách tìm
- Nối tiếp lên điền kết quả
- Đọc đề, tóm tắt làm bài, 1 em lên bảng giải 12 : 3 = 4 ( túi)
- Làm bài
- Lắng nghe, ghi nhớ
 Tập đọc: QUẢ TIM KHỈ 
 I. Yêu cầu:
- Nắm được nghĩa các từ mới. Hiểu nghĩa các từ đã chú giải.
- Hiểu ND: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng Khỉ đã khôn khéo thoát nạn. Những kẻ bội bạc như Cá Sấu không bao giờ có bạn. (trả lời được CH 1, 2, 3, 5) 
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
 - GD HS phải sống chân thật trong tình bạn. 
 II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài TĐ. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc. 
 III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Tiết 1
Khởi động:
A. Bài cũ:
 - 2 hs đọc bài: Nội quy đảo khỉ + TLCH
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện đọc:
2.1. GV đọc mẫu:
2.2. Hướng dẫn luyện đọc:
a. Đọc từng câu:
 - Yêu cầu hs đọc
 - Tìm tiếng từ khó
 - Luyện phát âm
 b. Đọc từng đoạn:
 - Gọi hs đọc
 - Treo bảng phụ hướng dẫn đọc
 Yêu cầu HS tìm cách đọc sau đó tổ chức cho các em luyện đọc các câu khó ngắt giọng.
 - Tìm hiểu nghĩa các từ chú giải SGK
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
d. Thi đọc:
 - Theo dõi,nhận xét tuyên dương.
e.Đọc đồng thanh:
 Tiết 2
3. Tìm hiểu bài:
 -Yêu cầu đọc lại bài bài + TLCH
? Tìm những từ ngữ miêu tả hình dáng của Cá Sấu?
? Khỉ gặp Cá Sấu trong hoàn cảnh nào?
? Cá Sấu định lừa Khỉ ntn?
? Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của Khỉ khi biết Cá Sấu lừa mình?
? Khỉ đã nghĩ ra mẹo gì để thoát nạn?
? Vì sao Khỉ lại gọi Cá Sấu là con vật bội bạc?
? Tại sao Cá Sấu lại tẽn tò, lủi mất?
? Theo em, Khỉ là con vật ntn?
? Còn Cá Sấu thì sao?
? Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
4. Luyện đọc lại:
 - Yêu cầu hs tìm giọng đọc toàn bài.
 Tổ chức cho HS thi đọc phân vai . 
 - Nhận xét và ghi điểm HS.
5. Củng cố – Dặn dò:
- Gọi 1 em đọc lại toàn bài.
? Qua bài học em rút ra được điều gì?
 -Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị tốt giờ kể chuyện.
- Hát
- 2 hs
- Lắng nghe.
- Đọc thầm
- Nối tiếp đọc từng câu.
- Tìm và nêu
- Luyện phát âm, cá nhân, lớp.
- Nối tiếp đọc từng đoạn
- Tìm cách ngắt giọng và luyện đọc.
- Nêu
- Các nhóm luyện đọc
- Đại diện các nhóm thi đọc.
 Lớp theo dõi, nhận xét bình chọn nhóm đọc tốt.
- Đọc 1 lần
- Đọc bài và TLCH
- Da sần sùi, dài thượt, răng nhọn hoắt, mắt ti hí.
- Cá Sấu nước mắt chảy dài vì không có ai chơi
- Cá Sấu giả vờ mời Khỉ đến nhà chơi và định lấy quả tim của Khỉ.
- Đầu tiên Khỉ hoảng sợ, sau đó lấy lại bình tĩnh.
- Hứa vẫn giúp và nói rằng quả tim của Khỉ đang để ở nhà nên phải quay về nhà mới lấy được.
- Vì Cá Sấu xử tệ với Khỉ trong khi Khỉ coi Cá Sấu là bạn thân.
- Vì nó lộ rõ bộ mặt là kẻ xấu.
- Người bạn tốt và rất thông minh.
- Con vật bội bạc, là kẻ lừa dối, xấu tính.
- Không ai muốn chơi với kẻ ác./ Phải chân thật trong tình bạn./ Những kẻ bội bạc, giả dối thì không bao giờ có bạn.
- Tìm và nêu.
- Thi đọc lại bài.
 Lớp theo dõi,nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc tốt.
 - Đọc bài.
- Nêu ý kiến.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Ngày soạn: 29 / 2 / 2010 Ngày giảng: Thứ ba ngày 2 tháng 3 năm 2010
Toán: BẢNG CHIA 4
I. Yêu cầu:
- Lập được bảng chia 4.
- Nhớ được bảng chia 4.
- Biết giải bài toán có một phép tính chia, thuộc bảng chia 4.
GD HS tính cẩn thận, ý thức tự giác trong học tập.
(Ghi chú: Bài 1, 2 )
II. Chuẩn bị
- 4 tấm bìa, mỗi tấm có 4 chấm tròn.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động 
A. Bài cũ : Tìm x:
 x X 3 = 21 3 x X = 27
- Nhận xét 
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài:
2.Giới thiệu phép chia 4: 
a) Oân tập phép nhân 4.
- Gắn lên bảng 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn 
- Mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn. Hỏi 3 tấm bìa có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
b) Giới thiệu phép chia 4.
- Trên các tấm bìa có tất cả 12 chấm tròn, mỗi tấm có 3 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa?
- Nhận xét: Từ phép nhân 4 là 4 x 3 = 12 ta có phép chia 4 là 12 : 4 = 3
c). Lập bảng chia 4
- Yêu cầu HS thành lập bảng chia 4 (như bài học 104)
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng bảng chia 4.
3. Luyện tập:
Bài 1: Tính nhẩm
- Yêu cầu hs nối tiếp nêu phép tính và kết quả
Bài 2: - Gọi hs đọc bài toán
- Yêu cầu hs phân tích đề
? Có mấy hs?
? 32 hs xếp thành bao nhiêu hàng?
? Muốn biết mỗi hàng có bao nhiêu hs em làm phép tính gì?
- Yêu cầu hs tóm tắt và giải vào vở
.
4. Củng cố – Dặn dò :
- Yêu cầu HS đọc bảng chia 4.
- Nhận xét tiết học
- Học thuộc bảng chia 4
- Hát
- 2 HS thực hiện.
- Quan sát
- 4 x 3 = 12. Có 12 chấm tròn.
- 12 : 4 = 3. Có 3 tấm bìa.
- HS thành lập bảng chia 4
- Đọc thuộc lòng bảng chia 4.
- Nêu yêu cầu
- Nối tiếp nêu
- Đọc
- 32 hs
- 4 hàng. 
- Nêu
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở.
Bài giải:
Số học sinh trong mỗi hàng là:
32 : 4 = 8 (học sinh)
	 Đáp số: 8 học sinh
- 1HS
- Nghe
 Đạo đức: LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI (TT)
I. Yêu cầu:
- Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại. VD: Biết chào hỏi và tự giới thiệu; nói năng rõ ràng, lễ phép, ngắn gọn; Nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng.
- Biết xử lí một số tình huống đơn giản, thường gặp khi nhận và gọi điện thoại.
- Tôn trọng, từ tốn, lễ phép trong khi nói chuyện điện thoại.
*(Ghi chú: Biết: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh.)
II. Chuẩn bị: 
- Kịch bản Điện thoại cho HS chuẩn bị trước. Phiếu thảo luận nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động 
A. Bài cũ: 
? Khi nhận và gọi điện thoại em thực hiện ntn?
? Khi nhận và gọi điện thoại chúng ta cần có thái độ ra sao?
- Nhận xét
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài: 
2. Bài dạy:
v Hoạt động 1: Trò chơi sắm vai.
- Chia lớp thành 3 nhóm. Yêu cầu các nhóm suy nghĩ. Xây dựng kịch bản và đóng vai các tình huống sau:
+ Em gọi hỏi thăm sức khoẻ của một người bạn cùng lớp bị ốm.
+ Một người gọi điện thoại nhầm đến nhà em.
+ Em gọi điện nhầm đến nhà người khác.
- Yêu cầu các nhóm thể hiện lại tình huống
Kết luận: Trong tình huống nào các em cũng phải cư xử cho lịch sự.
v Hoạt động 2: Xử lý tình huống.
- Chia nhóm, yêu cầu thảo luận để xử lý các tình huống sau:
+ Có điện thoại của bố nhưng bố không có ở nhà.
+ Có điện thoại của mẹ nhưng mẹ đang bận.
+ Em đến nhà bạn chơi, bạn vừa ra ngoài thì chuông điện thoại reo.
Kết luận: Trong bất kì tình huống nào các em cũng phải cư xử một cách lịch sự, nói năng rõ ràng, rành mạch.
? Trong lớp đã có em nào từng gặp tình huống như trên? Khi đó em đã làm gì? Chuyện gì đã xảy ra sau đó?
3. Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
- Cần lịch sự khi nhận và gọi điện thoại
- Chuẩn bị: Lịch sự khi đến nhà người khác.
- Hát
- 2HS trả lời. 
- Các nhóm nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận xây dựng kịch bản cho tình huống và sắm vai diễn lại tình huống.
- Thể hiện lại tình huống
Nhận xét đánh giá cách xử lý tình huống xem đã lịch sự chưa, nếu chưa thì xây dựng cách xử lý cho phù hợp.
- Thảo luận và tìm cách xử lý tình huống.
+ Lễ phép với người gọi điện đến là bố không có ở nhà và hẹn bác lúc khác gọi lại. Nếu biết, có thể thông báo giờ bố sẽ về.
+ Nói rõ với khách của mẹ là đang 
bận xin bác chờ cho một chút hoặc một lát nữa gọi lại.
+ Nhận điện thoại nói nhẹ nhàng và tự giới thiệu mình. Hẹn người gọi đến một lát nữa gọi lại hoặc chờ một chút để em gọi bạn về nghe điện.
- Lắng nghe
- Một số HS tự liên hệ thực tế.
- Lắng nghe, ghi nhớ
 Chính tả (Nghe-Viết): QUẢ TIM KHỈ 
I. Yêu cầu:
- Chép chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nhân vật.
- Viết chữ đúng mẫu, đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài. 
- Làm được BT 2a/b, hoặc BT 3a/b.)
- GD cho các em đức tính cẩn thận, chính xác, ý thức rèn chữ, giữ vở. 
 II. Chuẩn bị:
 - Bảng phụ ghi sẵn các bài tập. 
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Khởi động 
A. Bài cũ : 
- Yêu cầu hs viết : tưng bừng,nườm nượp, nục nịch,
- Nhận xét
B. Bài mới : 
1.Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn viết chính tả 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết 
- Đọc bài viết chính tả.
? Đoạn văn có những nhân vật nào?
? Vì sao Cá Sấu lại khóc?
? Khỉ đã đối xử với Cá Sấu ntn?
b) Hướng dẫn cách trình bày
? Đoạn trích có mấy câu?
? Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? Vì sao?
- Hãy đọc lời của Khỉ, Cá Sấu
? Những lời nói ấy được đặt sau dấu gì?
? Đoạn trích sử dụng những loại dấu câu nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Cá Sấu, cũng, những, hoa quả
d) Đọc cho hs viết bài:
e) Soát lỗi
g) Chấm bài 
3.Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2:
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Gọi HS lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét
Bài 3: Trò chơi (Tìm tên con vật bắt đầu bằng s)
- Treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung
Yêu cầu chơi xì điện thi tìm nhanh (đếm đến 10 không nói đượ ... Kiến thức: Biết đáp lại lời phủ định của người khác bằng lời của em trong các tình huống giao tiếp hằng ngày.
2Kỹ năng: Nghe truyện ngắn vui Vì sao? Và trả lời các câu hỏi về nội dung truyện.
3Thái độ: Biết ghi nhớ và có thể kể lại câu chuyện theo lời của mình.
II. Chuẩn bị
GV: Các tình huống viết vào giấy. Các câu hỏi gợi ý viết vào bảng phụ. 
HS: Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
Gọi HS đọc bài tập 3 về nhà.
Nhận xét, cho điểm HS. 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Trong giờ Tập làm văn hôm nay chúng ta sẽ tập nói đáp lời phủ định trong các tình huống. Sau đó nghe và trả lời các câu hỏi về nội dung một câu chuyện vui có tựa đề là Vì sao? 
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1 (Làm miệng)
Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh minh hoạ điều gì?
Khi gọi điện thoại đến, bạn nói thế nào?
Cô chủ nhà nói thế nào?
Lời nói của cô chủ nhà là một lời phủ định, khi nghe thấy chủ nhà phủ định điều mình hỏi, bạn HS đã nói thế nào?
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta sẽ thường xuyên được nghe lời phủ định của người khác, khi đáp lại những lời này các em cần có thái độ lịch sự, nhã nhặn.
Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện tình huống trên.
Bài 2: Thực hành
GV viết sẵn các tình huống vào băng giấy gọi 2 HS lên thực hành. 1 HS đọc yêu cầu trên băng giấy, 1 HS thực hiện lời đáp.
Gọi HS dưới lớp bổ sung nếu có cách nói khác.
Động viên, khuyến khích HS nói. (1 tình huống cho nhiều lượt HS thực hành)
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi về nội dung truyện.
Bài 3 
Vì Sao?
 Một cô bé lần đầu tiên về quê chơi. Gặp cái gì cô cũng lấy làm lạ. Thấy một con vật đang ăn cỏ. Cô liền hỏi người anh họ:
Sao con bò này không có sừng hả, anh?
Cậu bé đáp: 
Bò không có sừng vì nhiều lí do lắm. Có con bị gãy sừng. Có con còn non, chưa có sừng. Riêng còn này không có sừng vì nó là . . . là con ngựa.
Theo tiếng cười tuổi học trò. 
GV kể chuyện 1 đến 2 lần.
Treo bảng phụ có các câu hỏi.
Truyện có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào?
Lần đầu về quê chơi, cô bé thấy thế nào?
Cô bé hỏi cậu anh họ điều gì?
Cô bé giải thích ra sao?
Thực ra con vật mà cô bé nhìn thấy là con gì?
Gọi 1 đến 2 HS kể lại câu chuyện.
Nhận xét, cho điểm HS. 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Con đáp lại thế nào khi:
+ Một bạn hứa cho em mượn truyện lại để quên ở nhà.
+ Em hỏi một bạn mượn bút nhưng bạn lại không có.
Nhận xét, cho điểm HS.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà tìm các tình huống phủ định và nói lời đáp của mình.
Chuẩn bị: Đáp lời đồng ý. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
Hát
3 HS đọc phần bài làm của mình.
Tranh minh hoạ cảnh một bạn HS gọi điện thoại đến nhà bạn.
Bạn nói: Cô cho cháu gặp bạn Hoa ạ.
Ơû đây không có ai tên là Hoa đâu, cháu à.
Bạn nói: Thế ạ? Cháu xin lỗi cô.
Ví dụ: Tình huống a.
HS 1: Cô làm ơn chỉ giúp cháu nhà bác Hạnh ở đâu ạ.
HS 2: Rất tiếc, cô không biết, vì cô không phải người ở đây.
HS 1: Dạ, xin lỗi cô./ Không sao ạ. Xin lỗi cô./ Dạ, cháu xin lỗi cô.
Tình huống b.
Thế ạ. Không sao đâu ạ./ Con đợi được. Hôm sau bố mua co con nhé./ Không sao ạ. Con xin lỗi bố. 
Tình huống c.
Mẹ nghỉ đi mẹ nhé./ Mẹ yên tâm nghỉ ngơi. Con làm được mọi việc.
HS cả lớp nghe kể chuyện.
Hai nhân vật là cô bé và cậu anh họ.
Cô bé thấy mọi thứ đều lạ./ Lần đầu tiên về quê chơi, cô bé thấy cái gì cũng lấy làm lạ lắm.
Cô bé hỏi người anh họ: Sao con bò này không có sừng hở anh?/ Nhìn thấy một con vật đang ăn cỏ, cô bé hỏi người anh họ: “Sao con bò này lại không có sừng, hả anh?”
Cậu bé giải thích: Bò không có sừng vì có con bị gãy sừng, có con còn non, riêng con ăn cỏ kia không có sừng vì nó là  con ngựa./ Cậu bé cười vui và nói với em: “À, bò không có sừng thì có thể do nhiều lí do lắm. Những con bò còn non thì chưa có sừng những con bò bị gẫy sừng thì em cũng không nhìn thấy sừng nữa, riêng con vật kia không có sừng vì nó không phải là bò mà là con ngựa.
Là con ngựa.
2 đến 4 HS thực hành kể trước lớp.
HS phát biểu ý kiến.
MỸ THUẬT
VẼ CON VẬT
------------------------------------------
MÔN: TOÁN
Tiết: BẢNG CHIA 5
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS:Lập bảng chia 5.
2Kỹ năng: Thực hành chia 5.
3Thái độ: Ham thích môn học. Tính đúng nhanh, chính xác.
II. Chuẩn bị
GV: Chuẩn bị các tấm bìa, mỗi tấm có 5 chấm tròn.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập.
Sửa bài 4:
 Số thuyền cần có là:
12 : 4 = 3 (thuyền)
	Đáp số: 3 thuyền.
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Bảng chia 5
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Giúp HS: Lập bảng chia 5.
1. Giới thiệu phép chia 5
a) Oân tập phép nhân 5
Gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm có 5 chấm tròn (như SGK).
Mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn. Hỏi 4 tấm bìa có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
b) Giới thiệu phép chia 5
Trên tất cả tấm bìa có 20 chấm tròn, mỗi tấm có 4 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa ?
Nhận xét:
Từ phép nhân 5 là 5 x 4 = 20 ta có phép chia 5 là 20 : 5 = 4.
Lập bảng chia 5
GV cho HS thành lập bảng chia 5 (như bài học 104).
Từ kết quả của phép nhân tìm được phép chia tương ứng.
Ví dụ:
	Từ	5 x 1 = 5	có	5 : 5 = 1
	Từ	5 x 2 = 10	có	10 : 2 = 5
Tổ chức cho HS đọc và học thuộc bảng 5.
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: 
HS vận dụng bảng chia 5 để tính nhẩm.
Thực hiện phép chia, viết thương tương ứng vào ô trống ở dưới.
GV nhận xét 
Bài 2:
HS chọn phép tính rồi tính: 15 : 5 = 3
Trình bày:
Bài giải
Số bông hoa trong mỗi bình là:
15 : 5 = 3 (bông)
	Đáp số : 3 bông hoa.
GV nhận xét 
Bài 3: Thi đua
HS chọn phép tính rồi tính: 15 : 5 = 3
Trình bày:
Bài giải
	Số bình hoa là:
15 : 5 = 3 (bình)
	Đáp số : 3 bình hoa.
Chú ý: Ở bài toán 2 và bài toán 3 có cùng một phép chia 15 : 5 = 3, nhưng cần giúp HS biết dùng tên đơn vị của thương trong mỗi phép chia.
GV nhận xét 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Một phần năm.
Hát
HS lên bảng sửa bài. Bạn nhận xét.
HS trả lời và viết phép nhân: 5 x 4 = 20. Có 20 chấm tròn.
HS trả lời rồi viết 20 : 5 = 4. Có 4 tấm bìa.
HS thành lập bảng chia 5.
 5 : 5 = 1ø 10 : 5 = 2
 15 : 5 = 3	 20 : 5 = 4
 25 : 5 = 5	 30 : 2 = 6
 35 : 5 = 7	 40 : 5 = 8
 45 : 5 = 9	 50 : 5 = 10
HS đọc và học thuộc bảng 5.
HS tính nhẩm.
HS làm bài. 
HS sửa bài.
HS chọn phép tính rồi tính
2 HS lên bảng thực hiện, HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
HS sửa bài.
HS chọn phép tính rồi tính
2 HS lên bảng thực hiện, HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
HS sửa bài.
MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết: CÂY SỐNG Ở ĐÂU?
I. Mục tiêu
1Kiến thức: HS biết được cây có thể sống ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước và cây có rễ hút được chất bổ dưỡng trong không khí.
2Kỹ năng: HS yêu thích sưu tầm cây cối.
3Thái độ: HS biết bảo vệ cây cối.
II. Chuẩn bị
GV: Aûnh minh họa trong SGK trang 50, 51. Bút dạ bảng, giấy A3, phấn màu. Một số tranh, ảnh về cây cối (HS chuẩn bị trước ở nhà).
HS: Một số tranh, ảnh về cây cối
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Ôn tập.
Gia đình của em gồm những ai? Đó là những người nào?
Ba em làm nghề gì?
Em cần làm gì để thể hiện sự kính trọng các cô bác CNV trong nhà trường?
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Bài học hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em về chủ đề Tự nhiên, trong đó bài học đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về cây cối.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Cây sống ở đâu?
* Bước 1:
Bằng kinh nghiệm, kiến thức đã được học của bản thân và bằng sự quan sát môi trường xung quanh, hãy kể về một loại cây mà em biết theo các nội dung sau:
Tên cây.
Cây được trồng ở đâu?
* Bước 2: Làm việc với SGK.
Yêu cầu: Thảo luận nhóm, chỉ và nói tên cây, nơi cây được trồng.
+ Hình 1
+ Hình 2:
+ Hình 3:
+ Hình 4:
Yêu cầu các nhóm HS trình bày.
Vậy cho cô biết, cây có thể trồng được ở những đâu?
 (GV giải thích thêm cho HS rõ về trường hợp cây sống trên không).
v Hoạt động 2: Trò chơi: Tôi sống ở đâu
GV phổ biến luật chơi:
Chia lớp thành 2 đội chơi.
Đội 1: 1 bạn đứng lên nói tên một loại cây.
Đội 2: 1 bạn nhanh, đứng lên nói tên loại cây đó sống ở đâu.
Yêu cầu trả lời nhanh:
Ai nói đúng – được 1 điểm
Ai nói sai – không cộng điểm
Đội nào nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc.
GV cho HS chơi.
Nhận xét trò chơi của các em.(Giải thích đúng – sai cho HS nếu cần).
v Hoạt động 3: Thi nói về loại cây
Yêu cầu: Mỗi HS đã chuẩn bị sẵn một bức tranh, ảnh về một loại cây. Bây giờ các em sẽ lên thuyết trình, giới thiệu cho cả lớp biết về loại cây ấy theo trình tự sau:
Giới thiệu tên cây.
Nơi sống của loài cây đó.
Mô tả qua cho các bạn về đặc điểm của loại cây đó.
GV nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến của HS.
Hoạt động 4: Phát triển – mở rộng
Yêu cầu: Nhắc lại cho cô: Cây có thể sống ở đâu?
Hỏi: Em thấy cây thường được trồng ở đâu?
Hỏi: Các em thấy cây có đẹp không?
Chốt kiến thức:
Cây rất cần thiết và đem lại nhiều lợi ích cho chúng ta. Bởi thế, dù cây được trồng ở đâu, chúng ta cũng phải có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây. Đối với các em, là HS lớp 2, các em có thể làm những việc vừa sức với mình để bảo vệ cây, trước hết là cây trong vườn trường, sân trường mình. Vậy các em có thể làm những công việc gì?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ích lợi của việc chăm sóc cây.
Hát
HS trả lời.
HS trả lời.
Bạn nhận xét 
HS thảo luận cặp đôi để thực hiện yêu cầu của GV.
Ví dụ:
Cây mít.
Được trồng ở ngoài vườn, trên cạn.
Các nhóm HS thảo luận, đưa ra kết quả.
+ Đây là cây thông, được trồng ở trong rừng, trên cạn. Rễ cây đâm sâu dưới mặt đất.
+ Đây là cây hoa súng, được trồng trên mặt hồ, dưới nước. Rễ cây sâu dưới nước.
+ Đây là cây phong lan, sống bám ở thân cây khác. Rễ cây vươn ra ngoài không khí.
+ Đây là cây dừa được trồng trên cạn. Rễ cây ăn sâu dưới đất.
Các nhóm HS trình bày.
1, 2 cá nhân HS trả lời:
+ Cây có thể được trồng ở trên cạn, dưới nước và trên không.
HS chơi mẫu.
Cá nhân HS lên trình bày.
HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
Trên cạn, dưới nước, trên không.
Trong rừng, trong sân trường, trong công viên, 
Đẹp ạ.
HS tự liên hệ bản thân:
+ Tưới cây.
+ Bắt sâu, vặt lá hỏng cho cây, 
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ

Tài liệu đính kèm:

  • docG An L2 tuan 24 sang.doc