Giáo án buổi chiều Lớp 2 tuần 34 - Trường tiểu học Hồ Chơn Nhơn

Giáo án buổi chiều Lớp 2 tuần 34 - Trường tiểu học Hồ Chơn Nhơn

Tiếng việt: LUYỆN ĐỌC: NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI

I. Yêu cầu:

 - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to diễn cảm bài: Người làm đồ chơi.

 + Đọc đúng 1 số từ dễ phát âm sai: bỗng, sặc sỡ, bình tĩnh, Thạch Sanh,.

 + Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài.

 - Rèn đọc nhiều đối với những em đọc yếu

 

doc 15 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1322Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Lớp 2 tuần 34 - Trường tiểu học Hồ Chơn Nhơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34 Ngày soạn: 9 /5 / 2010 
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 10 tháng5 năm 2010
Tiếng việt: LUYỆN ĐỌC: NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
I. Yêu cầu:
 - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to diễn cảm bài: Người làm đồ chơi.
 + Đọc đúng 1 số từ dễ phát âm sai: bỗng, sặc sỡ, bình tĩnh, Thạch Sanh,...
 + Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài.
 - Rèn đọc nhiều đối với những em đọc yếu
 II .Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ:
 - Yêu cầu hs nêu tên bài TĐ vừa học.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc:
* Gọi hs đọc tốt đọc lại toàn bài.
* Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng câu 
 - GV chú ý cách phát âm cho hs đọc yếu
 -Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng đoạn (kết hợp đọc đúng, đọc diễn cảm)
 ? Bài tập đọc có mấy nhân vật?
 ? Giọng đọc của mỗi nhân vật và người dẫn chuyện cần thể hiện như thế nào?
 - GV rèn cho hs đọc đúng, đọc hay cho hs ở từng đoạn: ngắt, nghỉ, nhấn giọng hợp lí ở 1 số từ ngữ, cách thể hiện giọng các nhân vật (nhất là đối với hs yếu)
Hướng dẫn cụ thể ở câu:
VD: + Tôi suýt khóc/ nhưng cố tỏ ra bình tĩnh://
- Bác đừng về./ Bác ở đây làm đồ chơi/ bán cho chúng cháu.// ( giọng cầu khẩn)
+ Nhưng độ này/ chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa.//
 (giọng buồn)
+ Cháu mua/ và sẽ rủ bạn cháu cùng mua.// (giọng sôi nổi)
- Nhận xét, chỉnh sửa cách đọc.
- Tuyên dương hs yếu đọc có tiến bộ, ghi điểm động 
viên.
* Yêu cầu hs đọc từng đoạn trong nhóm 
- Theo dõi
* Thi đọc :
 - Tổ chức cho hs thi đọc phân vai ( Đọc diễn cảm)
 Cho hs nhắc lại cách đọc lời nhân vật
- Nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân đọc tốt, đọc có 
tiến bộ ghi điểm động viên.
 - Cho hs xung phong đọc đoạn mình thích và nói rõ vì sao?
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại bài
- Nhận xét giờ học.
- Dặn: Luyện đọc lại bài.
- Nêu.
 - Lắng nghe
 - 1hs đọc
 - Nối tiếp đọc
 - Luyện phát âm, cá nhân, lớp. 
 - Nối tiếp đọc từng đoạn
 - Nêu.
 - Suy nghĩ và nêu
 - Luyện đọc cá nhân ( hs yếu luyện đọc nhiều)
 Lớp theo dõi, nhận xét
- Các nhóm luyện đọc
- Thi đọc phân vai theo 3 đối tượng (giỏi, khá, trung bình) 
+ Nêu lại cách đọc
- Lớp theo dõi, nhận xét bình 
chọn bạn đọc tốt.
 - Đọc và trả lời.
-1 hs đọc
 - Lắng nghe.
Toán: ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA TRONG PHẠM VI 1000
 I. Yêu cầu:
Giúp hs làm 1 số bài tập nhằm: 
- Rèn luyện,củng cố kiến thức, kĩ năng về thực hiện phép tính nhân, chia và các bài toán có liên quan.
 - GD HS ý thức tự giác, tính cẩn thận, chính xác khi làm toán.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi BT; PBT
III .Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Bài cũ :
- Đặt tính rồi tính: 24 : 4 + 67 ; 5 X 9 + 54
 - Nhận xét, ghi điểm.
 B. Bài mới :
 1.Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
 Bài 1: Tính 
- Gọi hs đọc yêu cầu
 3 x 4 + 35 4 x 8 - 27
 30 : 5 + 75 5 x 10 - 38
- Yêu cầu hs tự làm bài VN. Gọi 1 số em lên làm
- Nhận xét, chữa
Bài 2: 
 a) 4 x 5 + 5 =? b) 5 x 7 - 4 = ?
 A. 4 x 10 = 40 A. 5 x 3 = 15
 B. 20 + 5 = 25 B. 35 - 4 = 31
 C. 25 + 5 = 30 C. 37 - 4 = 33
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Phát phiếu BT yêu cầu hs làm. 1 em làm phiếu to
- Gọi 1 số hs lên bảng làm, lớp bảng con
- Nhận xét, chữa.
Bài 3 : (Dành cho hs khá, giỏi)
 Tìm số có hai chữ số, biết tích của hai chữ số bằng 24 và hiệu hai chữ số bằng 5.
- Yêu cầu hs đọc kĩ đề rồi làm bài vào vở
- Chấm 1 số bài, nhận xét chữa
Bài 4: Khoanh tròn trước cách tính có kết quả đúng trong bài toán sau:
 Có 20 cái kẹo chia đều cho các em, mỗi em được 5 cái kẹo. Hỏi có mấy em được chia kẹo?
 A. 20 : 5 = 4 (kẹo)
 B. 20 : 5 = 4 (em)
 C. 20 - 5 = 15 (em)
- Phát phiếu BT yêu cầu hs làm nhóm 4. Nhóm làm phiếu to.
- Gọi các nhóm nhận xét.
- Nhận xét, chữa
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn: Ôn lại bảng nhân, bảng chia.
 - 2 hs lên làm bảng lớp, lớp làm bảng con
- Nghe
- Đọc yêu cầu
- 4 hs lên làm. Lớp nhận xét bài của bạn
- Khoanh tròn chữ đặt trước cách tính có kết quả đúng.
- Thực hiện theo yêu cầu. Dán phiếu.
 Lớp nhận xét, đối chiếu với bài làm của mình.
- 1 em đọc 
- Suy nghỉ làm bài
- Hai số có một chữ số có tích là 24 là: 4 và 6; 3 và 8. Trong hai cặp số đó chỉ có 3 và 8 có hiệu bằng 5. Vậy số phải tìm là 38 và 83.
- Nhận phiếu, làm bài. Dán phiếu.
- Nhận xét bài làm của nhóm bạn, đối chiếu với bài làm của nhóm mình.
- Nghe, ghi nhớ.
Thủ công : ÔN TẬP, THỰC HÀNH THI KHÉO TAY LÀM ĐỒ CHƠI THEO Ý THÍCH
 I. Yêu cầu:
- Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng làm thủ công lớp 2.
- làm được ít nhất một sản phẩm thủ công đã học.
- Thông qua kết quả kiểm tra giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy học để đạt kết quả tốt.
- GD hs yêu quý thành quả lao động.
*(Ghi chú: Với hs khéo tay: - Làm được ít nhất hai sản phẩm thủ công đã học.
 - Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.)
II. Chuẩn bị: Mẫu các sản phẩm thủ công đã học .
III .Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
- Nhận xét đánh giá .
B.Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Thực hành làm đồ chơi:
 " Em hãy làm một trong những sản phẩm thủ công đã học "
-Yêu cầu : Làm được sản phẩm thủ công theo đúng qui trình kĩ thuật .
- Cho học sinh quan sát lại mẫu một số sản phẩm thủ công đã học .
- Tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra , quan sát , hướng dẫn những học sinh còn lúng túng để giúp các em hoàn thành sản phẩm 
* Đánh giá : 
- Đánh giá kết quả kiểm tra qua sản phẩm thực hành theo hai mức độ : 
- Hoàn thành : Thực hiện đúng qui trình kĩ thuật và làm được sản phẩm , hoàn chỉnh , cân đối cắt thẳng , gấp đều .
- Chưa hoàn thành : - Thực hiện không đúng quy trình , đường cắt không thẳng , đường gấp miết 
 * Nhận xét :
-Giáo viên nhận xét về sự chuẩn bị nguyên vật liệu , dụng cụ học tập , thái độ làm bài , kĩ năng thực hành và sản phẩm của học sinh .
- Nhận xét chung về kiến thức , kĩ năng và thái độ của học sinh trong cả năm học . 
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
-Lớp theo dõi giới thiệu bài 
-Hai em nhắc lại đề bài kiểm tra .
- Lắng nghe giáo viên để nắm yêu cầu khi thực hiện sản phẩm .
- Quan sát mẫu .
- Thực hành làm bài kiểm tra .
- Lắng nghe giáo viênẽn để rút kinh nghiệm thông qua bài kiểm tra cuối năm 
**************************
 Ngày giảng: Thứ ba ngày 11 tháng 5 năm 2010
 (GV chuyên trách dạy) 
 ****************************
 Ngày giảng: Thứ năm ngày 13 tháng 5 năm 2010
(Đ/C Loan dạy)
**************************
 Ngày soạn: 9 / 5 / 2010 
 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 14 tháng 5 năm 2010
***************************
Tập viết: CHỮ HOA Q ( kiểu 2) 
I. Yêu cầu: 
1. Kiến thức: 
 - Viết đúng chữ hoa Q , chữ và câu ứng dụng: Q, Quân dân một lòng. 
 2.Kĩ năng: - Chữ viết rõ ràng, tương đều nét, thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết đúng đẹp, trình bày sạch sẽ.
 II. Chuẩn bị:
 - GV: Chữ mẫu Q
 - HS: Bảng, vở
 III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Khởi động 
A. Bài cũ:
- Yêu cầu viết : 
- GV nhận xét
B. Bài mới 
1 Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chữ hoa Q:
a.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
* Gắn mẫu chữ Q
 - Chữ hoaQ cao mấy li? Rộng mấy ô?
 - Viết bởi mấy nét?
- Nêu quy trình viết.
 - Viết mẫu chữ Q vừa viết vừa nêu lại quy trình viết.
b. Hướng dẫn HS viết bảng con:
 - Yêu cầu HS viết chữQ vào không trung
 - Yêu cầu HS viết bảng con 2 lần
 - GV nhận xét uốn nắn.
c. Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
 - Giới thiệu cụm từ: Quân dân một lòng
? Nêu nghĩa cụm từ ứng dụng?
- Quan sát và nhận xét:
Nêu độ cao các chữ cái.Cách đặt dấu thanh, cách nối nét giữa các chữ, khoảng cách giữa các tiếng.
- Viết mẫu : Quân lưu ý hs cách nối nét giữa chữ Q và chữ u 
- Yêu cầu HS viết bảng con
- Nhận xét và uốn nắn.
d.Viết vở
- Nêu yêu cầu viết.
 - GV theo dõi, hướng dẫn, nhắc nhở các em về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, tốc độ viết và giúp đỡ HS yếu kém.
e. Chấm, nhận xét.
3. Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
 - Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.
- Hát
- HS viết bảng con.
.
- Lắng nghe
- HS quan sát
- 5 li
- Gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 2 nét cơ bản – nét cong trên, cong phải và lượn ngang
- Lắng nghe
- HS quan sát
- Viết không trung 1 lần.
- Viết bảng
- HS quan sát. Đọc.
- Quân dân đoàn kết, gắn bó với nhau giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Tổ quốc..
 - Quan sát nêu nhận xét.
- Quan sát
- Viết bảng.
- 1 hs đọc
- HS viết vở
- Nghe
- Lắng nghe, ghi nhớ
***************************
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
 I. Yêu cầu:
- Giúp hs củng cố các kiến thức:
 + Kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc; Tính chu vi hình tam giác, tứ giác
 + Giải bài toán có liên quan đến các đơn vị đo kg, km, ..
- GD hs ý thức tự giác, tự tin khi làm bài.
.III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ:
- Kiểm tra vở BT ở nhà của hs.
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Ghi đề:
Bài 1: Tính (Dành cho hs TB, yếu)
 8 kg + 27 kg = 36 km + 54 km =
 42 kg - 9 kg = 65 km - 47 km =
 58 kg + 39 kg = 91 km - 66 km = 
- Yêu cầu hs tự làm bài 
Bài 2: 
 Một đường gấp khúc gồm 4 đoạn thẳng có độ dài lần lượt là 12 cm, 19 cm, 27 cm, 8 cm. Tính độ dài đường gấp khúc đó?
- Yêu cầu hs làm vào vở
Bài 3: 
 Tính chu vi hình tứ giác có độ dài các cạnh là:
a) 3 dm, 4 dm, 7 dm, 10 dm
b) 10 cm, 20 cm, 15 cm, 19 cm
- Phát phiếu yêu cầu hs làm bài.
- Chấm, chữa bài
Bài 4: (Dành cho hs khá, giỏi) 
 Hãy kẻ thêm một đoạn thẳng vào hình sau để được một hình tam giác một hình tứ giác. Đo các cạnh của hình và tính chu vi các hình đó.
- Theo dõi, chữa bài
3. Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Ôn lại các dạng toán đã học
- Để vở lên bàn
- Nghe.
- Đọc yêu cầu
- Làm bài, 2 em làm bảng lớp
- Đọc bài toán
- Làm bài theo yêu cầu.
 2-3 em đọc bài làm, lớp đối chiếu bài của mình nhận xét.
- Nhận phiếu làm bài
- Đọc kĩ đề và tự làm bài
 - Lắng nghe
Sinh hoạt: SINH HOẠT SAO
 I. Yêu cầu:
- Các sao thực hiện sinh hoạt đầy đủ các bước của buổi sinh hoạt sao.
- Sinh hoạt theo chủ điểm : Kính yêu Bác Hồ.
- Ôn chuyên hiệu: Yêu sao nhi đồng và ĐộiTNTP Hồ Chí Minh
- Chơi trò chơi dân gian: Ô ăn quan
- GD ý thức phê và tự phê.
II. Chuẩn bị:
 Địa điểm sân trường.
III. Các hoạt động sinh hoạt:
1. Ổn định:
 - HS ra sân tập họp thành 4 sao
 - Lớp trưởng nêu nhiệm vụ và yêu cầu của tiết SH.
2. Sinh hoạt:
 * Sao trưởng điều khiển sao mình sinh hoạt theo 6 bước.
 + Điểm danh.
 + Kiểm tra vệ sinh cá nhân.
 + Nhận xét các mặt hoạt động của sao. (có tuyên dương phê bình).
 + Toàn sao hoan hô sao của mình.
 + Đọc lời hứa.
 + Phương hướng tuần tới.
3. Tập họp thành vòng tròn:
- Văn thể mĩ điều khiển lớp múa, hát theo chủ điểm tháng 
- Tổ chức cho các sao thi múa hát với nhau.
-Lớp nhận xét bình chọn sao, cá nhân múa đúng đẹp.
- GV nhận xét tuyên dương.
4. Sinh hoạt chủ điểm: Kính yêu Bác Hồ.
- Tổ chức cho các sao thi đọc thơ, kể chuyện, múa hát theo chủ điểm.
5. Ôn chuyên hiệu: Yêu sao nhi đồng và Đội TNTP Hồ Chí Minh
6. Tổ chức chơi trò chơi dân gian: Ô ăn quan
7. Nhận xét đánh giá:
- Nhận xét giờ học.
- Tuyên dương những sao có ý thức sinh hoạt tốt.
- Dặn: Thực hiện tốt hơn nữa nề nếp học tập, ca múa thể dục giữa giờ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
TẬP VIẾT: LUYỆN VIẾT CHỮ HOA N
I.Mục tiêu: 
- Hướng dẫn hs luyện viết chữ hoa N cỡ vừa và nhỏ đúng đẹp 
- Hướng dẫn hs luyện viết đúng cụm từ ứng dụng: “ Người ta là hoa đất” cỡ nhỏ.
- GD tính cẩn thận, ý thức rèn chữ giữ vở.
II. Chuẩn bị: + GV: Chữ mẫu + HS: VLV
III. Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Bài cũ:
- Kiểm tra VLV của hs.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện viết:
* Quan sát nhận xét:
-Gắn chữ mẫu N yêu cầu hs nêu lại cấu tạo chữ N.
 - Viết mẫu,hướng dẫn hs cách viết chữ N.
 - Yêu cầu viết không trung
 - Yêu cầu hs viết chữ N cỡ vừa 
 - Nhận xét, sửa sai
 - Hướng dẫn viết chữ N cỡ nhỏ và yêu cầu viết
 Lưu ý: Điểm bắt đầu, kết thúc của con chữ N
 * Yêu cầu hs QS cụm từ ứng dụng: 
 Người ta là hoa đất
- Viết mẫu: Người
 - Yêu cầu hs viết tiếng Người cỡ nhỏ 1 lần
 - Nhận xét, sửa chữa
 * Luyện viết :
 - Yêu cầu hs viết bài (nêu yêu cầu viết) 
 - Theo dõi,hướng dẫn thêm cho một số em viết chậm => Lưu ý hs cách cầm bút, tư thế ngồi viết, tốc độ viết.
 - Chấm bài, nhận xét
 3.Củng cố ,dặn dò: - Nhận xét giờ học
 - Luyện viết thêm
- VLV
- Nghe
 - QS nêu lại cấu tạo chữ N
- Quan sát
- Viết 1 lần.
 - Viết bảng con (2 - 3 lần)
- Viết bảng con (2 lần)
 - QS, đọc và nêu nghĩa cụm từ ứng dụng, nhận xét về độ cao, khoảng cách giữa các tiếng, cách nối nét giữa chữ N và chữ g. 
- Quan sát
- Viết bảng 1 lần .
 - Viết bài vào vở
- Nghe.
TỰ NHIÊN-XÃ HỘI: LUYỆN TUẦN 34
 I. Mục tiêu: Giúp hs:
 - Ôn tập, củng cố kiến thức đã học về các loài cây, con vật và về Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao.
 - Ôn kĩ năng xác định phương hướng bằng mặt trời
 - GD hs tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên.
 II. Chuẩn bị: + GV: 4 tờ giấy to
 - HS: Tranh ảnh về chủ đề thiên nhiên. PBT 
 III. Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Khởi động: 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Ôn tập:
* Hoạt động 1: Củng cố kiến thức về các loài cây, con vật
- Phát phiếu lớn yêu cầu các nhóm trưng bày tranh ảnh về các loài cây, con vật theo bảng sau
Nơi sống
Con vật
Cây cối
Trên cạn
Dưới nước
Trên không
Trên cạn và dưới nước
- Yêu cầu các nhóm thuyết trình về tranh ảnh của nhóm mình.
- Tổ chức cho các nhóm tham quan tranh ảnh của nhau.
- Nhận xét, kết luận. Tuyên dương nhóm chuẩn bị tốt.
* Hoạt động 2: Làm phiếu bài tập
Khoanh tròn trước ý kiến em cho là đúng.
a. Mặt Trời và Mặt Trăng đều ở rất xa Trái Đất
b. Trái Đất được chiếu sáng và sưởi ấm bởi các vì sao.
c. Mặt Trăng lúc nào cũng tròn.
d. Mặt Trời như một quả bóng lửa
e. Ban đêm có Mặt Trời và sao
g. Ánh sáng của Mặt Trăng dịu mát
h. Đêm nào cũng có trăng và sao.
i. Mặt Trời và Mặt Trăng có dạng hình tròn.
- Phát phiếu yêu cầu hs làm. 1 em làm vào phiếu lớn.
- Gọi hs nhận xét
- Nhận xét, đánh giá bài làm của hs
* Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn: Thực hiện tốt những điều đã học
- Hát bài: Chú ếch con
- Nghe
- Lấy tranh ảnh để trên bàn
 Các nhóm nhận phiếu trình bày sản phẩm lên tờ giấy to. Dán phiếu.
- Đại diện các nhóm lên giới thiệu tranh của nhóm mình.
- Các nhóm tham quan tranh của nhau. Nhận xét, bình chọn nhóm có nội dung tranh phong phú, đẹp.
- Nhận phiếu, làm bài theo yêu cầu. Dán phiếu.
- Nhận xét bài của bạn, đối chiếu với bài của mình.
- Lắng nghe
 Ngày soạn: 14/ 5 / 2009 
 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 15 tháng5 năm 2009
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TUẦN 34
I.Mục tiêu: 
- Rèn kỹ năng viết đoạn văn ngắn kể về người thân
- GD hs có ý thức học tốt môn học.
II.Chuẩn bị:
- Nội dung luyện tập
III. Các hoạt dộng dạy- học: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
A.Ổn định:
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Ôn luyện:
Bài 1: 
- Yêu cầu hs kể về người thân của mình theo các câu hỏi gợi ý:
+ Bố (mẹ, cô, bác,...) của em làm nghề gì?
+ Hàng ngày, bố (mẹ, cô, bác,..) làm những việc gì?
+ Công việc ấy có ích như thế nào?
- Yêu cầu hs tập nói về về người thân của mình theo gợi ý.
- Gọi hs nhận xét bạn
- Nhận xét sửa sai cho hs
- Nhận xét tuyên dương những em nói tốt
Bài 2: Viết đoạn văn ngắn (5-6) câu kể về người thân của em.
- Yêu cầu hs làm vào vở
- Gọi hs đọc bài viết của mình
- Gọi hs nhận xét bài của bạn
- Chấm bài, nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống bài
- Nhận xét giờ học.
- Dặn: Ôn tập chuẩn bị kiểm tra
Hát
- Nghe.
- Đọc yêu cầu
- Thực hành nói về người thân
- Nhận xét
 Lớp theo dõi nhận xét, bình chọn bạn nói tốt
- Đọc yêu cầu
- Viết vào vở. 
- Đọc bài làm của mình.
- Nhận xét bài bạn
- Lắng nghe, ghi nhớ.
TOÁN: CHỮA BÀI KIỂM TRA
I Mục tiêu:
- Giúp hs thấy được lỗi sai về kiến thức trong quá trình làm bài
 - GD hs có ý thức hơn trong học tập 
 II. Chuẩn bị : Bài kiểm tra
 III. Các hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A.Ổn định tổ chức:
B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài :
2. Chữa bài :
 Bài 1: Tính 
- Ghi đề
 8 kg + 27 kg = 36 km + 54 km =
 42 kg - 9 kg = 65 km - 47 km =
 58 kg + 39 kg = 91 km - 66 km = 
- Gọi các em tính sai lên bảng làm 
Bài 2: Giải toán
 Một đường gấp khúc gồm 4 đoạn thẳng có độ dài lần lượt là 12 cm, 19 cm, 27 cm, 8 cm. Tính độ dài đường gấp khúc đó?
- Gọi 1 em đọc bài toán
- Gọi 1em lên bảng giải
Bài 3: 
 Tính chu vi hình tứ giác có độ dài các cạnh là:
a) 3 dm, 4 dm, 7 dm, 10 dm
b) 10 cm, 20 cm, 15 cm, 19 cm
Bài 4: 
 Hãy kẻ thêm một đoạn thẳng vào hình sau để được một hình tam giác một hình tứ giác.
3. Trả bài kiểm tra
- Nhận xét bài làm của các em, trả bài
4.Dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
- Xem lại các BT.
- Hát
 - Nghe
- Quan sát
- Lên bảng làm theo yêu cầu
- Đọc
- 1 em lên làm, lớp VN
 Bài giải
 Độ dài đường gấp khúc đó là:
 12 + 19 + 27 + 8 = 66 (cm)
 Đáp số: 66 cm
-2 em làm bảng lớp, lớp làm VN
- Nhận xét bài của bạn, đối chiếu với bài làm của mình
- 1 em lên làm, lớp làm bảng con
- Lắng nghe
- Nghe
 * * *
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
 SINH HOẠT CHỦ ĐIỂM: KÍNH YÊU BÁC HỒ 
 I. Mục tiêu:
 - HS biết được ý nghĩa ngày 19/5
 - HS có những việc làm tốt có ý nghĩa chào mừng ngày 19/5
 - Văn nghệ ca ngợi công ơn của Đảng và Bác, kĩ niệm ngày sinh của Bác 19/5.
 - HS có ý thức học và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy
III. Các hoạt động sinh hoạt:
1. Ổn định tổ chức:
2. Tiến trình sinh hoạt:
 * Tìm hiểu về ngày 19/5:
 - Trong tháng 5 này có ngày lễ gì? 
 - Hãy nêu ý nghĩa của ngày đó?
 * Liên hệ:
 - Hãy nêu những việc làm của lớp mình thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu nhân ngày 19/5 ( Nối tiếp nhau kể)
 - HS kể: thi vở sạch chữ đẹp, thi văn nghệ, dành nhiều bông hoa điểm 10, trang trí lớp học, rèn luyện để trở thành hs ngoan.
 ? Ở trường có những hoạt động nào?
 - Thi vẽ tranh, thi báo tường, tổ chức thi VSCĐ, trang trí lớp học, văn nghệ, lao động vệ sinh, trồng cây xanh, trang trí lại bồn hoa cây cảnh,...
 ? Để tỏ lòng nhớ ơn Bác các em phải làm gì? ( nối tiếp nêu ý kiến)
- Nối tiếp đọc 5 điều Bác Hồ dạy
 * Sinh hoạt văn nghệ:
 - Tổ chức văn nghệ ca ngợi công ơn của Đảng và Bác 
 Các tổ thi biểu diễn các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị ở tuần trước.
 Lớp bình chọn tổ, cá nhân thể hiện tốt nội dung chủ đề.
 Nhận xét, tuyên dương tổ, cá nhân có ý thức tốt biểu diễn.
 * Phương hướng tuần tới:
 - Tiếp tục phát động phong trào học tập tốt dành nhiều bông hoa điểm 10 kính dâng lên Bác Hồ kính yêu
 - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập 
 - Làm tốt phong trào sinh hoạt 15 phút đầu giờ (chữa bài tập, đọc báo Đội); Phong trào: Giữ vở sạch - viết chữ đẹp
 - Tiếp tục trang trí lớp học.
 - Vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
 3. Nhận xét, đánh giá:
 - Nhận xét giờ học
 - Tuyên dương các tổ có ý thức tốt trong giờ học ; Thực hiện tốt phương hướng đề ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docGAN L2 T 34 chieu.doc