Giáo án buổi chiều lớp 2 - Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn - Tuần 14

Giáo án buổi chiều lớp 2 - Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn - Tuần 14

I.Mục tiêu:

-HS chơi trò chơi nhóm ba, nhóm bảy. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.

-Trò chơi “Bỏ khăn”.Yc như đối với trò chơi Nhóm ba nhóm bảy.

II.Địa điểm:

-Trên sân trường.

III.Nội dung và phương pháp:

1.Mở đầu: (5)

-GV phổ biến nội dung, yêu cầu: Hôm nay ta học trò chơi “Nhóm ba, nhóm bảy”.

-HS chạy nhẹ nhàng 1 hàng dọc, sau đó chuyển thành 1 vòng tròn.

-Đi thường theo đội hình vòng tròn.

-HS ôn lại bài thể dục phát triển chung.

2.Phần cơ bản: (25)

-Ôn trò chơi “Nhóm ba, nhóm bảy”

+HS nêu lại cách chơi.

+HS chạy theo vòng tròn và hát.

 “Tung tăng múa ca, nhi đồng chúng ta, họp thành nhóm ba hay nhóm bảy”

-GV sẽ hô “nhóm ba”

+HS họp thành nhóm ba.

+HS chơi dưới sự điều khiển của cán sự lớp.

-GV theo dỏi nhắc nhở.

-Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi Bỏ khăn.

 Cách tiến hành tương tự như chơi trò chơi Nhóm ba nhóm bảy.

 

doc 10 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1217Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều lớp 2 - Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 14
 Thứ 3 ngày 7 tháng 12 năm2010 
 Thể dục
Ôn trò chơi “Bỏ khăn và nhóm ba, nhóm bảy”
I.Mục tiêu:
-HS chơi trò chơi nhóm ba, nhóm bảy. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
-Trò chơi “Bỏ khăn”.Yc như đối với trò chơi Nhóm ba nhóm bảy. 
II.Địa điểm:
-Trên sân trường.
III.Nội dung và phương pháp:
1.Mở đầu: (5’)
-GV phổ biến nội dung, yêu cầu: Hôm nay ta học trò chơi “Nhóm ba, nhóm bảy”.
-HS chạy nhẹ nhàng 1 hàng dọc, sau đó chuyển thành 1 vòng tròn.
-Đi thường theo đội hình vòng tròn.
-HS ôn lại bài thể dục phát triển chung.
2.Phần cơ bản: (25’)
-Ôn trò chơi “Nhóm ba, nhóm bảy”
+HS nêu lại cách chơi.
+HS chạy theo vòng tròn và hát.
 “Tung tăng múa ca, nhi đồng chúng ta, họp thành nhóm ba hay nhóm bảy”
-GV sẽ hô “nhóm ba”
+HS họp thành nhóm ba.
+HS chơi dưới sự điều khiển của cán sự lớp.
-GV theo dỏi nhắc nhở.
-Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi Bỏ khăn.
 Cách tiến hành tương tự như chơi trò chơi Nhóm ba nhóm bảy.
3.Phần kết thúc: (5’)
-Cúi người thả lỏng : 6 lần.
-Nhảy thả lỏng: 6 lần.
-GV cùng HS hệ thống lại bài học.
-GV nhận xét giờ học. Về nhà nhớ ôn lại.
------------------------
 Luyện Toán
 Luyện tập : 65 – 38, 46 -17 , 57 -28 , 78 -29.
I.Mục tiêu:
-Giúp HS: -Biết thực hiện các phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng65-38 ; 46-17 ; 57-28 ; 78-29 .
-Biết thực hiện các phép trừ liên tiếp (tính giá trị biểu thức số) và giải toán có lời văn.
II.Hoạt động dạy-học:
 Hướng dẫn học sinh làm VBT toán
 .Thực hành: 
Bài 1: HS nêu yêu cầu: Tính
 a. 85 55 95 b. 96 86
 27 18 46 48 27
-HS làm bảng con, 2HS lên bảng làm và nêu cách làm.
-GV cùng HS nhận xét.
Câu c HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
-GV cùng HS nhận xét.
Bài 2: HS nêu yêu cầu: Số?(cột 2 giảm tải)
 86 – 6 - 10 58 - 9 - 9	.
-HS trả lời mệng, GV ghi kết quả
Bài 3: HS đọc bài toán.
-GV tóm tắt.
 Hs lên bảng tóm tắt ?
-Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
-Bài toán thuộc dạng toán nào ta đã học? (Dạng toán về ít hơn)
-Ta làm phép tính trừ hay cộng? (trừ)
-HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm:
 -GV nhận xét.
-GV chấm bài và nhận xét.
Bài 4 : Dành cho học sinh khá và giỏi (Tính bằng cách nhanh nhất )
 a) 23 + 15 + 7 + 24 + 31
 b)32 - 15 + 18 - 5 + 20 
 c) 24- X = 35 - 17
C.Củng cố, dặn dò: (1’)
-Nhận xét giờ học.
 *******************************
Luyện viết
Câu chuyện bó đũa
I.Mục tiêu:
 -Rèn kĩ năng chữ viết cho hs .
 -Hs viết một trang bài Câu chuyện bó đũa.
II. Hoạt động dạy học:
 -Gv đọc bài viết, 2hs đọc lại.
 -Hs tập viết chữ khó vào vở nháp.
 -Hs nhìn sgk viết bài vào vở.
 Gv theo dõi hs viết ,nhắc nhở chonhững hs viết còn hay sai.
 -Chấm bài ,chữa lỗi.
 -Nhận xét tiết học
 ----------------------------- 
Thứ 4 ngày 8 tháng 12 năm 2010
Luyện Toán
Luyện tập
I.Mục tiêu:
 -Luyện về kĩ năng thực hiện phép trừ có nhớ.
 -Củng cố về giải bài toán có lời văn.
II.Hđ dạy học.
 -Gv hướng dẫn hs làm các bài tập ở vbt.
 Bài1:Hs nêu yc.
 -Cho hs nêu bảng trừ15,16,17,18 trừ đi một số.
 -Hs làm vào vbt.
 Bài 2: Hs nêu yc.
 -Hs làm bài.
 Gv lưu ý hs cách đặt tính.
 Bài 3:Hs đọc bt,tìm hiểu bt.
 -Hs giải vào vở.
 Bài 4:Cho hs lấy 4 hình tam giác xếp như hình vẽ ở vbt.
Bai 4 : Dành học sinh khá giỏi
 Cho bốn chữ số : 2, 3, 4, 5.
Hãy viết các số có 2 chữ số được tạo từ bốn chữ sóm đã cho .
 -Gv chấm ,chữa bài.
 -Nhận xét tiết học
------------------------------
Luyện Tiếng việt(Luyện từ và câu)
 Từ ngữ về tình cảm gia đình. 
 Câu kiểu Ai làm gì?
 Dấu chấm, dấu chấm hỏi.
I.Mục tiêu:
-Củng cố kĩ năng đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
-Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình.
-Rèn kĩ năng dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi.
II.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài : Ôn từ chỉ tình cảm gia đình và dấu chấm dấu phẩy.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:(25’)
Bài 1:Gạch dưới những từ ngữ nói về tình cảm thương yêu giữa anh chị em:
 Yêu thương, ghen tị, yêu quý, thương yêu, ganh ghét, quý trọng, mến yêu.
-HS đọc yêu cầu bài tập.
-HS làm vào vở , 1 HS lên bảng làm , lớp nhận xét.
-GV chữa bài:yêu thương, yêu quý, thương yêu, quý trọng, mến yêu.
Bài 2: Sắp xếp các từ ngữ sau thành câu.
a.Nhường nhịn, em, anh chị, nên
............................................................................................
b.Anh chị em, nhau, giúp đỡ, thương yêu
...............................................................................................
c.Chị, em, chăm sóc, yêu thương
...............................................................................................
M:Anh em, nhau, đoàn kết, yêu thương
 Anh em đoàn kết, yêu thương nhau.
-HS làm vào vở, 2HS lên bảng làm.
-Lớp cùng GV nhận xét.
Bài 3:Em chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi để điền vào ô trrống.
-Mẹ ơi con muốn ăn cam của chị Thảo,có được không ạ 
-Chị đang ốm để dành cam cho chị nghe, con!
-Không sao	Mẹ cứ cho em ăn đi.Bây giờ con không ốm	Con hứa tới chiều con sẽ...ốm.
-HS trả lời miệng, GV nhận xét.
*Dành cho HS khá giỏi.
Bái 1:Tìm các từ chỉ tình cảm anh em trong khổ thơ sau.
 Khi em bé khóc 
 Anh phải dỗ dành 
 Nêú em bé ngã 
 Anh nâng dịu dàng. 
 Mẹ mua quà bánh 
 Chia em phần hơn
 Có đồ chơi đẹp
 Cũng nhường em luôn.
-HS đọc và làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
-Lớp cùng GV nhận xét.
+Dỗ dành, nâng dịu dàng, chia em phần hơn, nhường em.
Bài 2:Điền dấu chấm hay dấu chấm hỏi vào dấu chấm lửng.
 Vì bây giờ mẹ mới về
 Cậu bé cắt bánh bị đứt tay nhưng không khóc.....Mẹ về ,câụ mới khóc oà lên........... Mẹ cậu hoảng hốt:
 - Con làm sao thế.....
 - Con bị đứt tay......
 - Đứt khi nào thế.....
 - Lúc nãy ạ!
 -Sao đến bây giờ con mới khóc....
 -Vì bây giờ mẹ mới về.............
-GV hướng dẫn HS cách làm:Dấu chấm dùng khi kết thúc một câu. Dấu chấm hỏi dùng ở cuối câu hỏi.
-HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
-GV chữa bài.
-GV chấm bài và nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò:(2’)
-GV nhận xét giờ học. 
 ----- ----------------------- 
Thứ 5 ngày 9 tháng 12 năm 2010
Luyện Tập vết
Chữ hoa M
I. Mục tiêu: 
-	Rèn kỉ năng viết chữ hoa M theo cỡ vừa và nhỏ
-	Biết viết cụm từ ứng dụng: Miệng nói tay làm.
-	Viết đúng mẫu chữ, cở chữ đều nét . 
II. Đồ dùng dạy học:
Chữ hoa M
III. Hoạt động dạy học:
 1.Giới thiệu bài: 
 2.Hướng dẫn viết chữ hoa
 -Học sinh quan sát chữ mẫu M, nhận xét
 -Giáo viên viết mẫu chữ hoa M, nêu qui trình viết
 - Học sinh viết bảng con chữ hoa M
 3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
-Giới thiệu cụm từ ứng dụng: Miệng nói tay làm
 -Học sinh quan sát , nhận xét
-Hướng dẫn học sinh viết chữ Miệng vào bảng con. Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm
 4. Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở
 5 .Cũng cố dặn dò:
 *****************************
 Thủ công
Gấp, cắt, dán hình tròn( tiếp)
I. Mục tiêu: 
 -Học sinh biết gấp, cắt, dán hình tròn
 -Gấp cắt dán được hình tròn
 -Học sinh yêu thích môn thủ công
II. Đồ dùng dạy học:
 -Mẫu hình tròn dán trên hình vuông
 -Tranh vẽ qui trình cắt
 -Giấy màu, kéo, keo dán
III. Hoạt động dạy học:
 1.Giới thiệu bài: 
 2.Ôn lại qui trình:
 -Gấp hình tròn
 -Cát hình tròn
 -Dán hình tròn
 -Học sinh làm việc cá nhân
 3. Đánh giá sản phẩm
 4.Cũng cố dặn dò:
 ------------------------------------- 
 Luyện đọc 
Tiếng võng kêu
I.Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi ở đúng các câu có nhiều dấu phẩy.
- Hiểu được nội dung của bài .
II.Đồ dùng:
-Tranh Sgk, bảng phụ viết sẵn câu dài.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5’)
-2Hs đọc bài Nhắn tin.
-Gv nhận xét ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
2.Luyện đọc: (30’)
a.Gv đọc mẫu toàn bài.
b.Hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ mới.
-Đọc từng câu.
+Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
+Gv ghi từ khó lên bảng: .
+Hs đọc cá nhân, đồng thanh.
-Đọc từng đoạn trước lớp.
-Gv hướng dẫn Hs đọc.
-Hs tiếp nối nhau đọc đoạn.
-1Hs đọc chủ giải ở Sgk.
-Thi đọc trong nhóm.
-Gv nhận xét.
3. Tìm hiểu bài :
GV nêu câu hỏi cho học sinh trả lời :
Hs đọc thầm trả lời các câu hỏi trong SGK
Gv nhận xét , bổ sung 
4. Cũng cố :
------------------------------
 Thứ 6 ngày 10 tháng 12 năm 2010
Luyện Toán
Luyện tập thêm
I.Mục tiêu:
-Rèn kĩ năng tìm số hạng, số bị trừ và cách ước lượng độ dài, giải bài toán có lời văn.
-HS thực hiện một cách thành thạo.
II.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài:(1’)
2.Hướng dẫn làm bài tập:(25’)
Bài 1: Tìm x 
x + 25 = 36 x + 12 = 56 34 + x = 67 24 + x = 72 
?Trong phép cộng x được gọi là gì
?Muốn tìm số hạng trong một tổng ta làm thế nào
-HS làm vào vở, 2 HS lên bảng làm .
-HS nhận xét, GV nhận xét chung.
Bài 2:Tìm x
 x – 19 = 57 x – 34 = 16 x – 16 = 48 x – 57 = 14 
-HS đọc yêu cầu và trả lời câu hỏi.
-GV hỏi:Trong các phép tính trên x được gọi là gì?
?Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào
 x – 19 = 57 
 x = 57 + 19 
 x = 76
-HS làm vào vở,2HS lên bảng làm.
-GV chữa bài.
Bài 3:Giải bài toán theo tóm tắt sau:
 Lan có : 70 bông hoa
 Na kém Lan : 29 bông hoa
 Na :........bông hoa?
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
-Bài toán thuộc dạng toán gì đã học?
-HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm, lớp nhận xét.
 Bài giải
 Na có số bông hoa là:
 70 – 29 = 41(bông hoa)
 Đáp số:41 bông hoa
Bài 4:Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
	1dm
 A	B
Đoạn thẳng AB dài khoảng mấy xăng ti mét?
 A.Khoảng 7 cm	 C.Khoảng 9 cm
 B.Khoảng 8 cm	 D.Khoảng 10 cm
-HS nhìn và ước lượng độ dài đoạn thẳng AB.
-GV nhận xét.
-GV chấm bài và nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò:(2’)
-GV hệ thống bài học .
-Về nhà ôn bài.
 Luyện tiếng việt (Tập làm văn)
 Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. Viết nhắn tin
I.Mục tiêu:
-Rèn kĩ năng quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
-Rèn kĩ năng viết nhắn tin.
II.Đồ dùng:
-Tranh minh hoạ.
III.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: (2’)
2.Làm bài tập. (25’)
Bài 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
-GV gắn tranh lên bảng và yêu cầu HS trả lời câu hỏi theo nhóm đôi.
+Bạn nhỏ đang làm gì?
+Mắt bạn nhìn em bé như thế nào?
+Tình cảm của bạn với em bé như thế nào?
-HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo nhóm đôi.
-Một số HS đứng dậy trả lời.
-HS khác bổ sung, GV nhận xét.
Bài 2: Em đến nhà bạn Mai để trả sách nhưng bạn không ở nhà. Em hãy viết một vài câu nhắn lại để bạn biết.
+HS đọc yêu cầu bài.
?Bài 2 yêu cầu làm gì. (viết nhắn tin)
?Nội dung gì. (Em đến nhà bạn Mai để trả sách nhưng bạn không có nhà)
-GV: Các em viết nhắn tin đó vào vở nhớ viết ngắn nhưng đủ ý.
-HS viết bài, GV theo giỏi gợi ý.
-HS đọc nhắn tin, GV chấm và nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò: (1’)
-GV nhận xét 
Hoạt động tập thể
(Giáo dục an toàn giao thông bài 3)
 Phương tiện giao thông đường bộ
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức
-HS biết một số loại xe thường thấy đi trên đường bộ.
-HS phân biệt xe thô sơ và xe cơ giớivà biết tác dụng của các loại PTGT.
2.Kĩ nằng.
-Biết tên các loại xe thường thấy.
-Nhận biết được các tiếng động cơ và tiếng còi của ô tô và xe máy để tránh nguy hiểm.
3.Thái độ.
-Không đi bộ dưới lòng đường.
-Không chạy theo hoạc bám theo xe ô tô, xe máy đang đi.
II.Chuẩn bị:
1.GV: Tranh vẽ như SGK phóng to.
2.HS: Tìm một số tranh ảnh về PTGT đường bộ.
III.Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
-Hằng ngày, các em đến trường bằng loại xe gì? (Các loại xe chúng ta thường thấy là: xe máy, ô tô, xe đạp,... đó được gọi là các PTGT đường bộ).
-Đi xe đạp, xe máy nhanh hơn hay đi bộ nhanh hơn? (PTGT giúp cho con người đi lại được nhanh hơn).
Hoạt động 2: Nhận diện các phương tiện giao thông
a.Mục tiêu:
-Giúp HS nhận biết được một số loại PTGT đường bộ.
-HS phân biệt xe thô sơ và xe cơ giới.
b.Cách tiến hành:
-GV: Quan sát các loại xe đi trên đường, chúng ta thấy có loại đi nhanh, có loại đi chậm, có loại gây tiếng ồn lớn, có loại xe không gây tiếng ồn.
-GV treo H1, H2 lên bảng.
-GV hỏi cả lớp quan sát H1, H2 trong SGK nhận diện so sánh và phân biệt hai loại PTGT đường bộ.
+Các PTGT đường bộ ở H1 (xe cơ giới) và H2 (xe thô sơ) có điểm nào giống nhau và khác nhau.
Câu hỏi gợi ý:
-Đi nhanh hay chậm?
-Khi đi phát ra tiếng động lớn hay nhỏ?
-Chở hàng ít hay nhiều?
-Loại nào dễ gây nguy hiểm hơn?
c.Kết luận:
-Xe thô sơ là các loại xe đạp, xích lô, xe bò, xe ngựa...
-Xe cơ giới là các loại xe: ô tô, xe máy....
-Xe thô sơ đi chậm ít gây nguy hiểm. Xe cơ giới đi nhanh dễ nguy hiểm.
-Khi đi trên đường, chúng ta cần phải chú ý tới âm thanh của các loại xe (tiếng động cơ, tiếng còi) để phòng tránh nguy hiểm.
-GV giới thiệu thêm xe ưu tiên gồm: xe cứu thương, xe cứu hoả, xe công an. Khi đi đường gặp các loại xe này mọi người phải nhường đường cho xe ưu tiên đi trước.
Hoạt động 3: Quan sát tranh
a.Mục tiêu:
-Nhận thức được sự cần thiết phải cẩn thận khi đi trên đường có nhiều PTGT đang đi lại.
b.Các tiến hành.
-Treo tranh vẽ 3,4 trong sách HS.
-Các em thấy trong tranh có các loại xe nào đang đi lại trên đường?
-Khi qua đường các em cần chú ý đến các loại phương tiện nào? Vì sao?
-HS quan sát, nhận xét, trả lời câu hỏi (chú ý ô tô, xe máy).
-Khi tránh ô tô xe máy ta đợi xe đến gần mới tránh hay phải tránh từ xa? Vì sao? (Phải tránh từ xa vì ô tô, xe máy đi rất nhanh).
c.Kết luận:
-Khi qua đường phải quan sát các loại ô tô, xe máy đi trên đường và tránh từ xa để bảo đảm an toàn.
IV.Củng cố:
-Kể tên các loại PTGT mà em biết.
+Loại nào là xe thô sơ.
+Loại nào là xe cơ giới. 
---------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14.doc