I.Mục tiêu:
- Củng cố về phân biệt s/x; i / iê
-Củng cố về cách tìm từ chỉ nghề nghiệp.
II.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: (2)
-Để củng cố kĩ năng về cách tìm từ chỉ nghề nghiệp ta sang tiết học Ôn từ chỉ nghề nghiệp.
2.Hướng dẫn làm bài tập: (28)
Bài 1: HS đọc yêu cầu: Điền vào chỗ trống
a)s hoặc x
Mùa uân từ đâu a
Nhẹ nhàng đi át lại
Tuần 33 Thứ 4 ngày 2 tháng 5 năm 2012 Luyện Tiếng việt Ôn: Từ ngữ về nghề nghiệp, công việc I.Mục tiêu: - Củng cố về phân biệt s/x; i / iê -Củng cố về cách tìm từ chỉ nghề nghiệp. II.Hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài: (2’) -Để củng cố kĩ năng về cách tìm từ chỉ nghề nghiệp ta sang tiết học Ôn từ chỉ nghề nghiệp. 2.Hướng dẫn làm bài tập: (28’) Bài 1: HS đọc yêu cầu: Điền vào chỗ trống a)s hoặc x Mùa uân từ đâu a Nhẹ nhàng đi át lại b) i hoặc iê Sẽ được nghe nh.ù t'.ng ch..m hay HS làm vào vở và đọc bài làm của mình. -1HS lên bảng làm. -Lớp cùng GV nhận xét. a)Xuân, xa, sát, xòe ,xoan ,xanh ,sấm ,sớm, xuân. b)Nhiều , chim , tiếng , rích , chim , nhìn , tiên , hiền. Bài 2: HS đọc yêu cầu : Nối cho đúng cặp từ đồng nghĩa nói về phẩm chất của nhân dân Việt Nam chăm chỉ Cần cù Gan góc anh dũng Đoàn kết đùm bọc - HS thảo luận nhóm đôI và trình bày kết quả - GV chữa bài Bài 3: HS đọc yêu cầu : Viết dưới mỗi tấm ảnh từ ngữ chỉ nghề nghiệp , công việc - HS quan sát từng tấm ảnh và làm vào vở thực hành -GV theo dỏi b.Thợ điện (làm ra điện, sửa chữa điện, ) c.cẩu hàng, . (lái cần cẩu) d. Thợ xây(xây nhà cửa, cầu cống, ) e.Thợ may(may đồ áo, ) g. Người làm ruộng (Trồng lúa, trồng ngô,trồng cà phê.) *Dành cho HS khá giỏi: Bài tập 1: Tìm và ghi lại cặp từ trái nghĩa có trong mỗi câu sau a.Trên dưới một lòng. b.Trong ấm ngoài êm. c.Trước sau như một. d.Lên thác xuống ghềnh. -HS làm vào vở và đọc lên -GV nhận xét: a.trên - dưới; b.trong - ngoài; c.trước - sau; lên - xuống Bài tập 2:Thành ngữ nào nói về người nông dân a.Chân lấm tay bùn. b.Lên thác xuống ghềnh. c.Ngồi mát ăn bát vàng. -HS làm vào vở và đọc lên -GV nhận xét: a.Chân lấm tay bùn. *GV chấm bài và nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò: (2’) -HS cùng GV hệ thống lại bài. -GV nhận xét giờ học. ==========***============ Luyện Toán Ôn : Tìm số bị trừ, số hạng, Tính giá trị biểu thức I.Mục tiêu: - Củng cố kĩ năng tìm số bị trừ, số hạng, tính giá trị biểu thức III.Hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài: (2’) 2.Hướng dẫn làm bài tập: (28’) Bài 1: HS đọc yêu cầu : Số? - HS làm miệng - GV cùng HS nhận xét và ghi kết quả a) 634 635 636 637 638 639 640 641 642 643 644 b.) 600 601 602 603 604 605 606 607 608 609 610 c.Số? 400+70+8 =478 800+90 =890 300+9 =309 Bài 2: HS đọc yêu cầu : Đặt tính rồi tính: a.804+162=966 ; b.568-357=211 ; c.784-563=221. - HS nêu cách đặt tính và tính - HS làm vào vở thực hành -GV cùng HS nhận xét Bài 3: Tìm x. a.X-52=37 46+X=98 - HS nêu thành phần trong phép trừ và phép cộng -HS nêu cách tìm số bị trừ và số hạng -HS làm bài vào vở, 1HS lên chữa bài - GV nhận xét : a)x=89 b)x=52 Bài 4:Tính - HS nêu cách tính giá trị biểu thức ? Trong biểu thức vừa có phép nhận(chia)cộng(trừ ) ta làm như thế nào -HS nêu và làm bảng con, 2 HS lên bảng làm a.5 x 8 + 25 = 40+25 ; b.40 : 5 - 7= 8 - 7 = 65 = 1 Bài 5: HS đọc bài toán và giải vào vở - HS làm bài, 1 HS lên bảng giải Bài giải Số vải cửa hàng đó có là. 465 + 534 = 999(m) Đáp số: 999m *Dành cho HS khá giỏi Bài 1: Số? 390 + 506 = 506 + + 50 + 8 = 200 + 258 -HS làm vào vở, 1HS lên chữa bài -GV nhận xét. Bài 2: Tìm tổng của số lớn nhất có hai chữ số và bé nhất có ba chữ số -GV gợi ý: Số lớn nhất có hai chữ số là số nào, số bé nhất có ba chữ số là số nào? ?Tìm tổng ta làm phép tính gì. -HS làm vào vở và đọc kết quả. -GV nhận xét: Đáp số : 199 *GV chấm bài và nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò: (2’) -HS cùng Gv hệ thống lại bài học. -GV nhận xét giờ học. -Về ôn lại các bảng cộng, trừ đã học. ==========***========== Luyện viết Bài : Bóp nát quả cam I.Mục tiêu -Rèn kỹ năng viết cho HS. -Biết cách trình bày bài vào vở luyện viết. II.Hoạt động dạy học (32’) 1.Giới thiệu bài viết 2.Hướng dẫn HS viết bài -GV đọc lại bài Bóp nát quả cam -Hướng dẫn cách trình bày vào vở và viết đúng các từ khó: thuyền rồng, liều chết, ngã chúi, .. -HS nhìn SGK (trang124) viết vào vở . -GV nhắc nhở những HS viết chữ chưa đẹp cần nắn nót hơn -GV hướng dẫn thêm cho HS viết còn sai lỗi chính tả. 3. GV Thu vở chấm . GV nhận xét sữa lỗi bài viết cho từng em . 4.Củng cố, dặn dò -Nhắc nhở một số em viết còn chưa đẹp về luyện viết thêm . -Nhận xét tiết học ===========***========== Thứ 5 ngày 3 tháng 5 năm 2012 Luyện Mĩ thuật Cô Tâm dạy ===========***========== Thủ công Cô Ngọc dạy ===========***========== Tự học Học sinh tự ôn luyện : Toán ; Mĩ thuật I.Mục tiêu: - Giúp HS củng cố lại kĩ năng cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100 và cộng trừ không nhớ trong phạm vi 1000, Tìm thừa số, số bị trừ, số bị chia ,giải toán -Củng cố kĩ năng bảo vệ loài vật có ích II. Hoạt động dạy học 1.Giới thiệu bài:(2’) : Giáo viên nêu yêu cầu tiết học 2.Giáo viên định hướng -GV chia lớp thành 3 nhóm - GV nêu yêu cầu của từng nhóm *Nhóm 1: HS khá, trung bình yếu làm bài tập Bài 1: Đặt tính rồi tính 54 + 46 ; 78 – 39 ; 76 – 58; 232 + 35; 123 + 524 -HS nêu cách đặt và thực hiện vào vở -Lớp nhận xét, GV chữa bài. Bài 2:Tìm x x x 5 = 25 75 – x = 27 x : 2 = 5 x : 4 = 5 -HS nêu cách tìm số bị trừ, số trừ, số bị chia -HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm -GV cùng HS chữa bài. Bài 3: Nhà Hà có 12 con gà, nhà Hà có ít hơn nhà Hoa 15 con gà. Hỏi nhà Hoa có bao nhiêu con gà? -HS đọc và phân tích bài toán rồi làm vào vở. -HS cùng GV chữa bài: Bài giải Số gà nhà Hoa có là: 12 + 15 = 27 (con) Đáp số: 27 con - HS đọc cả bài -GV theo dỏi, uốn nắn *Nhóm 2: HS giỏi làm Bài 1: Với ba chữ số 2, 1 , 4. Hãy lập các số có ba chữ số . -GV gợi ý: Lập các số có ba chữ từ ba chữ số đã cho. -HS làm vào vở, GV chữa bài: từ ba số đã cho ta lập được các số là: 214, 142, 412, 421, 444. 222, 111,. -GV chấm và nhận xét Bài 2: Hai số có hiệu bằng 46 , nếu giữ nguyên số trừ và giảm số bị trừ đi 7 đơn vị thì hiệu mới bằng bao nhiêu? -GV gợi ý : Trong phép trừ mà giữ nguyên số trừ giảm số bị trừ bao nhiêu đơn vị thì hiệu giảm đi bấy nhiêu đơn vị. -HS phân tích bài toán và làm vào vở -GV chữa bài : Hiệu mới là : 46 – 7 = 39 * Nhóm 3: Vẽ đề tài mà em thích -GV hướng dẫn HS cách thực hiện bài vẽ +Vẽ khung tranh, vẽ hình ảnh chính, hình ảnh phụ, tô màu -GV giúp đỡ HS hoàn thành 3.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học ===========***========== Thứ 6 ngày 4 thán 5 năm 2012 Luyện Tiếng việt Ôn : Viết đoạn văn về ngắn về bạn Thủy I.Mục tiêu: -Rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn về người bạn -Rèn kĩ năng kể lại câu chuyện Con búp bê vải II.Hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài: (2’): Ôn lại cách viết bài văn về người bạn, kể lại câu chuyện đã được đọc 2.Hướng dẫn làm bài tập: (28’) Bài tập 1: HS đọc yêu cầu : Viết 3- 4 câu nhận xét về bạn Thủy (truyện “Con búp bê vải”)dựa vào vào gợi ý sau đây. -Thủy là cô bé tính tình như thế nào?(nhân hậu ,thương người ,hiền hậu ,đáng yêu,) - Việc làm nào của Thủy cho em biết điều đó? - Em có tình cảm như thế nào với bạn Thủy? - HS làm bài vào vở thực hành và đọc bài làm của mình cho cả lớp nghe - GV theo dỏi và gợi ý *GV chấm bài và nhận xét - GV cho HS tham khảo bài mẫu Bài làm Thủy là một cô bé có lòng nhân hậu .Một hôm, nhân ngày sinh nhật mẹ đưa Thủy ra chợ mua quà.Khi đi hết chợ thì Thủy không chọn được gì , vì đồ chơi làm cho Thủy hoa mắt.Nhưng cuối cùng ,Thủy đã chọn mua con búp bê làm bằng vải của bà cụ ngồi dưới trời gá rét.Tuy con búp bê không đẹp nhưng em thấy bà cụ ngồi ban hàng thật là tội nghiệp.Em rất thích cái tính của bạn. Bài tập 2: Dành cho HS khá, giỏi *Kể lại câu chuyện “con búp bê vải” - HS thảo luận nhóm đôi kể lại câu chuyện - HS kể trước lớp - GV cùng HS nhận xét 3.Củng cố, dặn dò (2’) -GV nhận xét giờ học -Về ôn lại bài. ===========***========== Luyện Toán Ôn về phép nhân, chia. Giải toán I.Mục tiêu: -Củng cố ghi nhớ bảng nhân, bảng chia đã học. -Củng cố kĩ năng giải toán, lập số. II.Hoạt động dạy học: *Hướng dẫn làm bài tập(28’) Bài 1: Tính nhẩm: a.200+400=600 500+300=800 800-200=600 900-500=400 -HS thảo luận nhóm đôi - HS nối tiếp nhau nêu phép tính và kết quả - GV ghi kết quả - HS làm vào vở thực hành câu b,c - GV cùng HS chữa bài b.45 : 5 = 9 24 : 4 = 6 35 : 5 = 7 10 : 2 = 5 20 : 2 = 10 27 : 3 = 9 30 : 3 =10 32 : 4 = 8 c.4 x 8 = 32 5 x 5 = 25 3 x 7 = 21 2 x 6 = 12 Bài2: HS đọc yêu cầu: Viết số thích hợp vào ô trống: a.964=900+ 0+ 4 b.888< 8 8 - HS làm vào vở, GV chữa bài Bài3: HS đọc bài toán và phân tích ? Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì - HS giải vào vở, 1 HS lên chữa bài Bài giải 8 hộp bánh có tất cả số cái bánh là. 4x8=32(cái bánh) Đáp số:32 cái bánh * GV chấm bài và nhận xét Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi: Đố vui: - HS làm bài và chữa bài - GV nhận xét a.Lập các số có 3 chữ số:7;8;9 *789;798;879;897;987;978. b.Lập các số tròn chục có 3 chữ số:0;5;6 *560;650. *Củng cố, dặn dò: (2’) -GV cùng HS hệ thống lại bài -GV nhận xét giờ học. -Về ôn lại bài ===========***=========== Hoạt động tập thể Trò chơi: Chi chi chành chành, Lộn cầu vồng a- mục tiêu - HS biết cách chơi trò chơi " Chi chi chành chành", trò chơi "Lộn cầu vồng", tham gia hào hứng , chủ động b- đồ dùng GV : Kẻ sân chơi c- hoạt động dạy – học I - Kiểm tra : 5 phút HS ôn lại 1-2 trò chơi đã học II - Bài mới : 1. Gíơi thiệu bài : 1 phút GV cho HS nhắc lại chủ điểm sinh hoạt của tháng 2. Hướng dẫnHS tham gia trò chơi : 15 phút a , Trò chơi " Chi chi chành chành" - Nhằm rèn luyện phản xạ nhanh, thư giãn Chuẩn bị : HS đứng quay mặt vào nhau từng đôi một Cách chơi : GV hô " Chuẩn bị !" thì 1 trong 2 em xoè bàn tay ra, em kia đặt ngón trỏ vào giữa lòng bàn tay bạn. GV hô " Bắt đầu ! ", cả lớp đọc ĐT câu đồng dao sau, trong lúc đó, em đặt ngón tay có thể chuyển từ bàn tay này sang bàn tay kia của bạn. Sau chữ "ập " thì nhanh chóng rút tay ra: " Chi chi chành chành- Cái đanh thổi lửa- Con ngựa đứt cương- Ba vương ngũ đế- ù à, ù .........ập ! " b. Trò chơi " Lộn cầu vồng " 12 phút -GV hướng dẫn cách chơi -HS chơi thử 3 .Nhận xét, đánh giá : 2 phút GV nhận xét chung tiết học , tuyên dương tinh thần học tập của HS Thứ 4 ngày 5 tháng ... , nuôi lợn. c.Bán vải, dày dép, sách vở.... d.Làm dày, vải mặc, bánh kẹo... e.Giữ trật tự làng xóm, phố phường, khối, .... -HS thảo luận theo cặp -Đại diện một số nhóm trình bày. -Nhóm khác nhận xét bổ sung. -GV chốt ý chính: a.Bác sĩ; b.nông dân; c.bán hàng; công nhân; e. công an. Bài tập 3: Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ chấm. Tuấn nói với Ngọc: - Chiều qua ...... cậu Hùng ..... câu Nam .... cậu Trung chơi cờ ca- rô cả buổi .... không học hành gì cả ..... Thật lãng phí thời gian ! Ngọc thắc mắc: -Sao cậu biết? -Tớ ngồi xem từ đầu đến cuối mà. -HS nêu cách làm và làm vào vở, 1HS lên bảng làm. -GVnhận xét. -GV gọi HS đọc lại bài ở bảng. *Dành cho HS khá giỏi: Bài tập 1: Tìm và ghi lại cặp từ trái nghĩa có trong mỗi câu sau a.Trên dưới một lòng. b.Trong ấm ngoài êm. c.Trước sau như một. d.Lên thác xuống ghềnh. -HS làm vào vở và đọc lên -GV nhận xét: a.trên - dưới; b.trong - ngoài; c.trước - sau; lên - xuống Bài tập 2:Thành ngữ nào nói về người nông dân a.Chân lấm tay bùn. b.Lên thác xuống ghềnh. c.Ngồi mát ăn bát vàng. -HS làm vào vở và đọc lên -GV nhận xét: a.Chân lấm tay bùn. -GV chấm bài và nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò: (2’) -HS cùng GV hệ thống lại bài. -GV nhận xét giờ học. ----------***----------- Luyện Toán Kiểm tra cá nhân về phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 . Giải toán I.Mục tiêu: -Kiểm tra trí nhớ của học sinh và cộng, trừ viết có nhớ trong phạm vi 100. -Củng cố về kĩ năng giải toán. II.Đồ dùng -Phiếu học tập ghi các câu hỏi. III.Hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài: (2’) -Tiết học hôm nay cô kiểm tra lại việc ghi nhớ các bảng cộng trừ đã học và giải toán có lời văn. 2.Hướng dẫn làm bài tập: (28’) Bài 1: Kiểm tra đọc -GV gọi lần lượt từng HS lên bốc thăm và đọc thuộc lòng các bảng cộng ,trừ đã học +Đọc thuộc lòng 7 cộng với một số +Đọc thuộc lòng 8 cộng với một số +Đọc thuộc lòng 6 cộng với một số +Đọc thuộc lòng 12 trừ đi một số +Đọc thuộc lòng 13 trừ đi một số +Đọc thuộc lòng 14 trừ đi một số -HS lần lượt lên bốc và đọc. -GV ghi điểm - Bài 2: Tính + - + + -HS nêu cách thực hiện và làm vào vở, 1HS lên bảng làm. -GV nhận xét. Bài 3: Đặt tính rồi tính 27 + 6 ; 9 + 32 ; 15 + 24 ; 96 - 17 ; 58 - 36 -HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm -GV cùng HS nhận xét. Bài 4: Một cửa hàng ngày đàu bán được 73 m vải, ngày sau bán được ít hơn ngày đầu 27 m vải. Hỏi ngày sau bán được bao nhiêu mét vải? ?Bài toán cho biết gì ?Bài toán hỏi gì ?Bài toán thuộc dạng toán nhiều hơn hay ít hơn -HS phân tích và giải vào vở, 1HS lên bảng làm Bài giải Ngày sau bán được là : 73 - 27 = 46 (m) Đáp số: 46 m vải -HS cùng GV nhận xét. *Dành cho HS khá giỏi Bài 1: Số? 390 + 506 = 506 + + 50 + 8 = 200 + 258 -HS làm vào vở, 1HS lên chữa bài -GV nhận xét. Bài 2: Tìm tổng của số lớn nhất có hai chữ số và bé nhất có ba chữ số -GV gợi ý: Số lớn nhất có hai chữ số là số nào, số bé nhất có ba chữ số là số nào? ?Tìm tổng ta làm phép tính gì. -HS làm vào vở và đọc kết quả. -GV nhận xét: Đáp số : 199 -GV chấm bài và nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò: (2’) -HS cùng Gv hệ thống lại bài học. -GV nhận xét giờ học. -Về ôn lại các bảng cộng, trừ đã học. ---------***---------- Thứ 5 ngày 6 tháng 5 năm 2009 Luyện tiếng việt Luyện viết bài : Lượm I.mục tiêu: -Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, nhận ra lỗi sai, rồi viết lại cho đúng và trình bày đúng thể thơ 4 chữ. -HS có ý thức trình bày sạch đẹp. II.Hoạt động dạy-học: 1.Giới thiệu bài: (2’) 2.HS viết bài vào vở: (28’) -GV viết lên bảng: Bài thơ sau có viết sai một số lỗi chính tả em hãy phát hiện ra chỗ sai và viết đúng vào vở. Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu ngênh ngênh. Ca nô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như co chim chích Nhãy trên đường làng ..... Một hôm nào đó Như bao hôm nào Chú đồng chí nhỏ Bỏ thư vào bao. Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Thư đề “thượng khẩn” Sợ chi hiểm ngèo. -HS đọc thầm để phát hiện lỗi sai. -HS viết đúng vào vở luyện viết 2 trang. -GV theo dỏi. -GV chấm chữa bài cho HS. -GV chữa bài : 3.Củng cố, dặn dò: (2’) -GV nhận xét giờ học. -Về nhà luyện viết thêm. Luyện Toán Ôn về cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 1000 Giải toán I.Mục tiêu: -Củng cố kĩ năng cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 1000. - Tìm số hạng, số bị trừ, số trừ. Giải toán II.Hoạt động dạy học: Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Tính nhẩm 241 + 300 = 533 + 40 = 831 - 36 = 728 - 200 = 576 + 120 = 216 - 16 = -HS trả lời miệng kết quả. -GV ghi bảng kết quả. Bài 2: Đặt tính rồi tính 403 + 86 ; 70 + 819 ; 768 - 253 ; 569 - 44 ; 938 - 7 -HS nhắc lại cách đặt tinh theo cột dọc. -HS làm vào vửo, 1HS lên bảng làm -Lớp cùng GV nhận xét. Bài 3: Tìm x x + 37 = 82 x - 315 = 463 789 - x - 564 -HS nêu tên thành phần trong phứep cộng, phép trừ. ?Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào ?Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào ?Muốn tìm số trừ ta làm thế nào -HS nhắc lại -HS làm bài vào vở, 2HS lên bảng làm -GV cùng HS nhận xét. Bài 4: Trường Tiểu học Nguyễn Du quyên góp được 436 quuyển vở, Trường Tiểu học Nguyễn Trãi quyên góp được nhiều hơn Trường Tiểu học Nguuyẽn Du 52 quyển vở. Hỏi trường Tiểu học Nguyễn Trãi quyên góp được bao nhiêu quyển vở? -HS đọc bài toán và phân tích ?Bài toán cho biết gì ?Bài toán hỏi gì -HS làm vào vở, 1HS lên bảng giải. Bài giải Trường Tiểu học Nguyễn Trãi quyên góp được là 436 + 52 = 488 (quyển) Đáp số : 488 quyển vở Bài 5: Lớp 2A trồng được 138 cây, lớp 2A trồng được nhiều hơn lớp 2B 34 cây. Hỏi lớp 2B trồng được bao nhiêu cây? -HS đọc bài toán tóm tắt rồi giải vào vở. -1HS lên bảng làm Tóm tắt Lớp 2A: 138 cây Lớp 2B: 34 cây ? cây Bài giải Lớp 2B trồng được số cây là: 138 - 34 = 104 (cây) Đáp số : 104 cây -HS cùng GV nhận xét. *.Củng cố, dặn dò: (2’) -GV cùng HS hệ thống lại bài. -GV nhận xét giờ học. -Về ôn lại bài. ---------***--------- Thứ 6 ngày 8 thán 5 năm 2009 Luyện Toán Ôn về phép nhân, phép chia trong bảng đã học. Giải toán I.Mục tiêu: -Kiểm tra việc ghi nhớ bảng nhân, bảng chia đã học và nhân, chia viết. -Củng cố kĩ năng tìm số bị chia, giải toán. II.Hoạt động dạy học: *Hướng dẫn làm bài tập(28’) Bài 1: Đọc bảng nhân, chia 2, 3, 4, 5 -HS lần lượt lên bảng đọc thuộc lòng -HS cùng GV nhận xét, ghi điểm. Bài 2: Tính 3 x 5 = ; 5 x 7 = ; 4 x 3 = ; 2 x 6 = ; 45 : 5 = ; 27 : 3 = ; 36 : 4 = ; 32 : 4 = ; 21 : 3 = ; 9 : 3 = ; -HS làm vào vở, 4 SH lên bảng làm. -Lớp cùng GV nhận xét. Bài 3: Tìm y y: 3 = 4 y : 5 = 2 y : 2 = 8 y : 4 = 6 -HS nêu tên thành phần trong phép chia ?Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào -HS nhắc lại quy tắc tìm số bị chia. -HS làm vào vở, 2 HS lên bảng làm. -Lớp cùng GV nhận xét. Bài 4: Mỗi chuồng có 5 con gà .Hỏi 6 chuồng như thế có bao nhiêu con gà? -HS đọc bài toán và giải vào vở -1SH lên bảng giải Bài giải 6 chuồng có số con gà là: 5 x 6 =30 (con) Đáp số : 30 con gà -GV chấm bài và nhận xét. *Củng cố, dặn dò: (2’) -GV cùng HS hệ thống lại bài -GV nhận xét giờ học. -Về ôn lại bài ----------***------------- Luyện Tiếng việt Đáp lời khen ngợi, an ủi .Tả ngắn về Bác Hồ I.Mục tiêu: -Rèn kĩ năng đáp lời khen ngợi và đáp lời an ủi. -Rèn kĩ năng viết một đoạn văn ngắn tả về Bác Hồ. II.Hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài: (2’): Ôn lại cách đáp lời khen ngợi và an ủi . Tả ngắn về Bác Hồ 2.Hướng dẫn làm bài tập: (28’) Bài tập 1:Nói đáp lời của em trong các trường hợp sau. a.Em đi mua báo giúp ông, ông khen em ngoan. b.Trời mưa em giúp bác chuyển củi vào bếp, bác khen em. Em giải được bài toán khó, các bạn khen em. -HS thảo luận theo nhóm đôi. -Đại diện một số nhóm trình bày lời đáp. -HS cùng GV nhận xét. Bài tập 2: Viết lời đáp của em trong các trường hợp sau a.Em bé nhà hàng xóm làm hỏng đồ chơi của em. Mẹ an ủi : “Em còn nhỏ, con đừng giận. Con còn có nhiều đồ chơi khác cơ mà.” ......................................................................................................................... b.Em rất nản chí vì tậph bơi mãi mà vẫn chưa biết bơi. Ông em động viên : “Cứ kiên trì luyện tập thì nhất định cháu sẽ bơi được.” .......................................................................................................................... -HS làm vào vở và đọc bài làm. -GV cùng HS nhận xét. Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn tả về Bác Hồ qua ảnh. -HS quan sát ảnh Bác Hồ và viết vào vở. -GV theo dỏi -HS đọc bài làm. -GV chấm bài và nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò (2’) -GV nhận xét giờ học -Về ôn lại bài. ----------***----------- Hoạt động tập thể Vệ sinh trường, lớp I.Mục tiêu: -HS biết làm vệ sinh trường, lớp sạch sẽ. -Có ý thức giữ vệ sinh lớp học. -Giáo dục HS biết cách bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp II.Đồ dùng: -Chổi, , sọt rác, hót rác, giẻ lau , chậu nước. II.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: (2’) -Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. -GV nhắc nhở. 2.Bài mới: (30’) a.Giới thiệu bài .(2’) bHướng dẫn HS làm vệ sinh: -GV hỏi: ?Lau cửa, tủ cần đến dụng cụ gì (khăn lau tẩm nước, ..) ?Quét nhà dùng đến dụng cụ gì (chổi, sọt rác, hót rác) -HS trả lời: -GV chia nhóm theo dụng cụ: +Nhóm 1 : Nhặt rác xung quanh trường lớp. +Nhóm 2: Quét nhà. +Nhóm 3: Lau cửa, tủ, bảng -Các nhóm thực hiện. -GV theo dõi, nhắc nhở. -Các nhóm đánh giá lẫn nhau. -GV tuyên dương các nhóm 3. Củng cố dặn dò: (4’) ?Vì sao ta lại làm vệ sinh trường, lớp? ?Vậy muốn cho trường lớp sạch, đẹp ta phải làm gì? -HS trả lời: -GV: Các em nhớ thực hiện tốt hơn vệ sinh môi trường xung quanh để bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. Tiết 1 1. a.Ngày sinh nhật Thủy , mẹ cùng Thủy đi phố đồ chơi để làm gì? *Để Thủy chọn mua món quà em thích. b.Vì sao đi gần hết phố ,Thủy vẫn chưa mua được quà gì? *Vì đồ chơi nhiều đến hoa mắt,thứ gì Thủy cũng thích. c.Con búp bê vải mà Thủy mua có đặc điểm gì? *Khâu bằng mụn vải ,mặt độn bông , hai mắt chấm mực không đều nhau. d.Vì sao Thủy mua ngay con búp bê đó? *Vì em thương bà cụ bán hàng dưới trời lạnh. e.Câu “ Thủy rất thương bà cụ ngồi dưới trời lạnh .” được cấu tạo theo mẫu nà trong 3 mẫu dưới đây ? *Ai thế nào?
Tài liệu đính kèm: