Giáo án buổi chiều lớp 2 - Nguyễn Thị Tuyết Thanh - Tuần 10

Giáo án buổi chiều lớp 2 - Nguyễn Thị Tuyết Thanh - Tuần 10

I.Mục tiêu :

- Rèn kĩ năng đọc từng câu, từng đoạn trong bài

- Biết chọn câu trả lời đúng ở BT2

II-Hoạt động dạy và học

1.Bài cũ:(5)

-GV tiết tập đọc trước ta học bài gì?

-HS trả lời .

2.Luyện đọc :(15)

-HS mở vở thực hành đọc bài Bà nội

-HS đọc từng câu

-HS ,GV nhận xét .

-HS đọc từng đoạn :HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.

-HS đọc toàn bài thể hiện giọng nhân vật .

- GV nhận xét

3. Chọn câu trả lời đúng.

a)Vì sao bố mẹ vi đón bà nội ở quê lên?

- HS trả lời

 + ý đúng là ý 1:Vì muốn bà nghỉ ngơi dương bệnh.

- GV nhận xét

b) Bà đã làm gì?

- HS làm vào vở và trả lời

+ ý đúng :Bà làm mọi việc cho Vi.

- GV nhận xét

c)Vi cảm thấy thế nào sau buổi đi học về?

- HS làm bài và đọc ý đúng

 

doc 23 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1249Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án buổi chiều lớp 2 - Nguyễn Thị Tuyết Thanh - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 10
 Thứ 3 ngày 25 tháng 10 năm2011
 Luyện Tiếng việt 
 Luyện đọc truyện: Bà nội
I.Mục tiêu :
- Rèn kĩ năng đọc từng câu, từng đoạn trong bài
- Biết chọn câu trả lời đúng ở BT2
II-Hoạt động dạy và học
1.Bài cũ:(5’)
-GV tiết tập đọc trước ta học bài gì?
-HS trả lời .
2.Luyện đọc :(15’)
-HS mở vở thực hành đọc bài Bà nội
-HS đọc từng câu 
-HS ,GV nhận xét .
-HS đọc từng đoạn :HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
-HS đọc toàn bài thể hiện giọng nhân vật .
- GV nhận xét
3. Chọn câu trả lời đúng.
a)Vì sao bố mẹ vi đón bà nội ở quê lên?
- HS trả lời
 + ý đúng là ý 1:Vì muốn bà nghỉ ngơi dương bệnh.
- GV nhận xét
b) Bà đã làm gì?
- HS làm vào vở và trả lời
+ ý đúng :Bà làm mọi việc cho Vi.
- GV nhận xét
c)Vi cảm thấy thế nào sau buổi đi học về?
- HS làm bài và đọc ý đúng
+ ý đúng: Có bà làm cho tất cả thật tuyệt.
d) Nhờ mẹ Vi hiểu ra điều gì?
- HS trả lời. GV nhận xét
+ ý đúng: Bà đang bệnh cần được chăm sóc.
e) Dòng nào dưới đây gồm các từ chỉ hoạt động?
+ ý đúng : đón, lau, rửa.
- HS làm vào vở TH
GV hỏi miệng HS trả lời
 -GV cùng HS nhận xét .
3.Củng cố, dặn dò:(5’)
-GV nhận xét tiết học.
 =======***=========
 Luyện toán
 Ôn số tròn chục trừ đi một số
I.Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 , trường hợp số bị trừ là số tròn chục, số trừ là số có một hoặc hai chữ số.
- Rèn giải bài toán có một phép tính trừ .
III.Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài : 2'
2.Hướng dẫn HS làm bài tập: (25')
Bài 1: Tính.
 50
-
 17
 90
-
 7
 80
-
 6
 70
-
 7
-HS làm bảng con và nêu cách tính
-GV cùng HS nhận xét.
Bài 2: Tìm x
-HS đọc yêu cầu : Tìm x
 a, x + 9 = 30 ; b, 5 + x = 20 ; c, x + 19 = 60
-HS nêu tên thành phần trong phép cộng và cách tìm số hạng chưa biết
-HS làm vào vở nháp, 2 HS lên bảng làm. 
-GV nhận xét. a, x =21 b, x = 15 c, x = 41
Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau
 Có : 3 chục trứng 
 Bán đi : 12 quả
 Còn : qủa trứng?
 HS đọc bài toán.
?Bài toán cho biết gì 
?Bài toán hỏi gì 
?Hai chục bằng mấy
-HS giải vào vở, 1HS lên bảng làm.
	 Bài giải
 Đổi: 3 chục = 30 quả trứng
 Số quả trứng còn lại là:
 30 - 12 = 18 (quả )
 Đáp số : 18 quả trứng
3.Chấm, chữa bài :(5’)
-HS nộp bài , GV chấm và nhận xét.
4.Củng cố, dặn dò:(2’)
-GV nhận xét giờ học.
-Về nhà ôn lại.
 =========***==========
 Tự học
 Luyện đặt tính, giải toán	
 I.Mục tiêu:
-Củng cố kĩ năng tìm một số hạng trong một tổng và đặt tính .
-Rèn kĩ năng giải toán .
II.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài:(2’)
2.Hướng dẫn làm bài tập: (25’)
Bài 1:Đặt tính rồi tính
37 + 47 67 + 23 89 + 11 88 + 12
-HS nêu cách thực hiện và làm bảng con, 2 HS lên bảng làm .
-GV nhận xét.
Bài 2:Tìm x
 x + 5 = 27 6 + x = 18 
 x + 9 = 29 x + 4 = 15
-Muốn tìm số hạng ta làm thế nào ?(ta lấy tổng trừ đi số hạng kia)
-HS làm vào vở, 2 HS lên bảng làm, Hs nhận xét 
-GV chữa bài :x + 5 =27
 x = 27 – 5 
 x = 22
Bài 3:Trong lớp có 45 học sinh,trong đó có 14 học sinh nữ .Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh nam?
-HS đọc bài toán 
?Bài toán cho biết gì
?Bài toán hỏi gì
?Muốn biết học sinh nam là bao nhiêu ta làm phép tính gì
-HS giải vào vở, 1HS lên bảng làm.
-GV cùng HS chữa bài
 =========***========== 	
 Thứ 4 ngày 26 tháng 10 năm 2011
 Luyện Tiếng Việt
 Phân biệt c / k ; l/ n. Dấu hỏi, dấu ngã
I.Mục tiêu
-Rèn kỹ năng phân biệt âm c/ k; l/n
- Rèn kĩ năng đặt dấu hỏi, dấu ngã cho đúng
- Biết điền dấu hỏi, dấu ngã trên chữ in đậm, biết điền dấu thích hợp vào cuối mỗi câu.
 II.Hoạt động dạy học 32’
Giới thiệu bài
Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Điền chữ: c hoặc k.
HS nêu y/c
Bé giở ảnh cưới	Bà cười nhỏ nhẹ:
Thấy mẹ ôm hoa	Cháu ngoan của bà
Cứ hỏi mãi bà	Lúc ấy đang bận
Sao không có bé	Tìm kim cho bà. 
Bài 2: Điền l hoặc n. 
GV y/c HS quan sát hình vẽ để điền vần cho đúng.
Bao lâu rồi thế
Trong căn nhà vắng
Cuội nằm lặng lẽ
Mơ về trần gian.
Nơi tha thiết quá
Tiếng nói xóm làng
Nơi thanh thiết lạ
Hương quỳnh, hương sen.
HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng chữa bài
b) Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm
Dẫu quen nhiều trái lạ
Vẫn nhớ gốc sấu xưa
Đả cho ngọt cho chua
Cả một thờ thơ bé.
- HS làm bài, GV theo dỏi và chữa bài
Bài 4: Em điền vào dấu câu nào? trong bài Trước mặt cũng mưa
- HS đọc thầm và điền dấu vào ô trống
HS làm vào vở, HS đọc bài làm của mình
- GV nhận xét và chữa bài
3.Cũng cố dăn dò:
Nhận xét tiết học
 =========***==========
 	Luyện Toán 
 Ôn tính nhẩm, đặt tính, tìm số hạng
I.Mục tiêu:
-Củng cố cho HS về tính nhẩm, đặt tính
-HS biết cách đặt tính và thực hiện phép tính.
-Biết vẽ đoạn thẳng.
II.Hoạt động dạy học :
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:Tính nhẩm
-GV viết bài lên bảng 
 11 - 3 = ... 11 - 8 = ..........
- HS thảo luận theo nhóm đôi
- HS trả lời kết quả, GV ghi bảng và nhận xét
Bài 2: Đặt tính rồi tính
40 - 8	 60 – 15	90 - 43
GV Hỏi HS về cách đặt tính và thực hiện phép tính.
HS trả lời
2 em lên bảng chữa bài cả lớp làm vào vở
Bài 3: Tìm x
a) x + 2 = 7	b) x + 21 = 37	c) 15 + x = 46
2 em lên bảng chữa bài. Cả lớp làm vào vở TH
HS và GV nhận xét.
Bài 4: HS đọc bài toán
-Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
 HS giải vào vở
 1HS lên bảng giải
 Bài 5: Đố vui
HS đọc y/ c bài tính rồi nối vào vở
Cũng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học
	==========***=========
 Tự học
 Luyện viết bài: Sáng kiến của bé Hà
 I.Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng viết cho HS thông qua bài Sáng kiến của bé Hà
- HS trình bày đúng và đẹp vào vở luyện viết.
II.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: (2’)
2.Hướng dẫn HS viết: (30’)
-HS đọc lại bài Sáng kiến của bé Hà
-GV nhắc nhở HS viết đúng từ biếu, trăm tuổi, điểm mười... và trình bày đúng văn xuôi, dòng đầu tiên lùi vào 1 ô tính từ ngoài lề vào, chữ đầu câu phải viết hoa, tên riêng viết hoa
- HS nhìn vào SGK viết bài vào vở.
-GV theo dỏi và nhắc nhở.
-GV chấm bài và nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò: (2’)
-GV nhận xét bài viết của HS.
-Về nhà nhớ viết đẹp hơn.
 ==========***======== 	 
 Thứ 6 ngày 28 tháng 10 năm 2011
 Luyện Tiếng Việt
 Điền từ cho sẵn. Viết đoạn văn 
I-Mục tiêu:
- HS biết điền từ thích hợp để làm hoàn chỉnh bài đồng giao.
- Biết viết 3 đến 4 câu kể những việc nhà ở em thường giúp ông bà.
II.Hoạt động dạy học 32’
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: HS đọc y/c bài( Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh bài đồng giao: 
GV y/c HS đọc thầm những ý trong vở TH
HS đọc GV y/c HS đọc kí y/c bài và làm bài vào vở.
Bà còng đi chợ đường trơn
Cái tôm cái tép đi đưa bà còng
Đưa bà đến quãng đường cong
Đưa bà vào tận ngõ trong nhà bà.
Tiền bà trong túi rơi ra
Tép tôm nhặt được trả bà mua rau.
-GV hỏi miệng HS trả lời
Bài 2:HS nêu y/c (viết 3 đến 4 câu kể những việc nhà ở em thường giúp ông bà)
-GV hướng dẫn HS quan sát tranh và đọc câu hỏi gợi ý 
-GV hướng dẫn HS làm
 Gợi ý: 
 - Ông, bà bao nhiêu tuổi
 - Ông, bà yêu quý em như thế nào?
 -Em thường làm việc gì giúp ông bà, làm ông bà vui?
-HS làm bài vào vở TH
- GV nhận xét.
Cũng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học
	=========***==========
 Luyện Toán 
 Ôn tính cột dọc, đặt tính, giải toán 
I.Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng thực hiện phép tính trừ đã học.
- Rèn kĩ năng giải toán
II.Hoạt động dạy học: 33’
Bài1:Tính 
 	21	 31	 41	 71	 91
 -	-	-	-	-
	 6 7 5 18 39
 ..	 ..	 .. 	.. 	..
 - GV hướng dẫn HS cách làm
- HS theo dõi và làm bài vào vở 
- HS chữa bài
- GV nhận xét
 Bài 2: Đặt tính rồi tính
 a) 41 – 24	b) 81 – 28	c) 51 - 16
 -HS làm vào vở
 41
- 
 24
 - Gọi HS lên bảng chữa bài
 - GV nhận xét
Bài 3: HS đọc bài toán 
 ?Bài toán cho biết gì 
 ?Bài toán hỏi gì 
? Dạng toán nào đã học 
 - HS làm vào vở. GV chữa bài :Đáp số: 15 ngày
GV chấm chữa bài 
Bài 4: HS nêu y/c a) Vẽ hình tam giác ABC ( Theo mẫu)
A
B
C
GV cho HS làm vào vở
- 1 em lên bản vẽ
b) Viết tiếp vào chỗ chấm:
 Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng BC tại điểm .....
HS đọc và làm bài
GV hỏi miệng HS trả lời
 3.Củng cố : 2’
 GV và HS hệ thống bài 
 =========***==========
. Họat động tập thể
 An giao thông :Đi bộ qua đường an toàn toàn 
I.Mục tiêu : 
-HS biết cách đi bộ, biết qua đường và ở những đoạn đường khác nhau (không có vỉa hè, dường ngõ, vỉa hè có nhiều vật cản... )
 -HS biết quan sát phía trước, phía sau khi qua đường.
-Biết chọn nơi qua đường an toàn.
 HS có thói quen quan sát khi đi trên đườngvà đi qua đường một cách an toàn.
II.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ :(5p)
-Tiết trước ta học bài gì?
-HS trả lời, GV nhận xét.
2.Bài mới :
*Giới thiệu bài: Hằng ngày các em đi học đi chơi ., có lúc các em phải đi bộ . nếu các em không đi đúng quy định luật giao thông có thể xảy ra nguy hiểm .Vậy các em phải chú ý điều gì để đảm bảo an toàn .
*Hoạtđộng 1:HS nhận biết hành vi đúng, sai khi đi bộ trên đường(10p)
-HS quan sát tranh và nhận xét 
+Nững tranh nào có hành vi đúng ?tranh noà có hành vi sai?
 +HS trả lời , HS khác nhận xét .
-GV kết luận :Khi đi bộ trên đường,cá em cần phải đi trên vỉa hè :(ếu đường phố), và đường không có vỉa hè thì phải đi sát lề đường phía tay phải.
-Đi đúng phần đường dành cho người đi bộ (vạch đi bộ qua đường).ở ngã ba, ngã tư . Muốn qua đường phải đi theo tín hiệu đèn hay chỉ dẫn CSGT.
*Hoạt động2:HS biết thực hiện hành vi sai,đúng(15p)
-GV chia lớp thành 4 nhóm và phát cho mỗi nhóm 1phiếu để các nhóm thảo luận.
+Tình huống 1:Nhà em và nhà bạn Hà ở cùng một ngõ hẹp. Em sang nhà Hà rủ Hà đi học. Em và Hà cần đi trên đường như thế nào để đến trường một cách an toàn?
+Tình huống 2:Em cùng đi chợ .Trên đường về đi qua đoạn đường có nhiều vật cản trên vỉa hè .Em và mẹ cần đi như thế nào đẻ đảm bảo an toàn ?
-Các nhóm thảo luận và giải quyết tình huống 
-GV kết luận :Khi đi bộ trên đường các em cần quan sát đường đi, không mải nhìn ngơ, vật lạ ,chỉ qua đường những nơi đường an toàn .Cần quan sát kĩ xe đi lại khi qua đường, nếu thấy không an toàn thì nhờ người lớn giúp đỡ.
3.Củng cố,dặn dò:(2p)
-Các em ai đã thực hiện đúng chưa?
-GV : các em nhớ thực hiện an toàn khi đi trên đường .
 Thứ 2 ngày 10 tháng 11 năm 2008
 Luyện Tiếng việt 
 Luyện đọc : Sáng kiến của bé Hà
I.Mục tiêu:
-Rèn kĩ năng đọc trơn toàn bà ... bảng.
3.Củng cố, dặn dò:(2’)
-Gv nhận xét giờ học 
 Luyện Mĩ thuật 
 Gv chuyên trách dạy 
 Luyện tập 
 Thi biểu diễn bài “Mẹ và cô”
I.Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng biểu diễn trước lớp bài Mẹ và cô.
- Hs thích tham gia và tự nhiên hơn.
II Đia điểm:
Trên sân trường.
III Hoạt động dạy – học:
1.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: (2’)
b.Hướng dẫn hs thực hiện múa hát (25’)
-Hs xếp thành 3 hàng dọc
Gv nêu yêu cầu giờ học.
-Quản ca điều khiển lớp ôn lại bài hát.3 lần:
-Hs hát bài Mẹ và cô.
-Gv theo dỏi ,sửa sai .
-Hs thi biểu diễn.
+Các nhóm lên biểu diễn trước lớp.
-Hs dưới lớp nhận xét.
-Gv nhận xét và động viên.
3.Củng cố, dặn dò :(5’)
-Hs hát lại và kết hợp múa :2 lần
- Gv nhận xét giờ học.
-Về ôn lại .
 Thứ 4 ngày 12 tháng 11 năm 2008 
 Luyện Tiếng việt 
 Ôn luyện từ và câu :Từ ngữ về họ hàng.
 Dấu chấm, dấu chấm hỏi.
I.Mụctiêu :
-Rèn kĩ năng nói về họ hàng (họ nội, họ ngoại)
-Rèn kĩ năng dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi.
-Hs biết dùng từ để chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật, sự vật.
II.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài :(2’)
2.Hướng dẫn Hs làm bài tập :(25’)
Bài 1:Ghi vào mỗi cột sau 4 từ chỉ người trong gia đình, họ hàng em biết:
 Họ nội 
 Họ ngoại 
-Họ nội là những người bà con bên mẹ hay bên bố?
-Hs làm vào vở và đọc lên, lớp cùng Gv nhận xét.
Bài 2:Đặt dấu chấm, dấu chấm hỏi vào chỗ chấm vào ô trống
 Một cụ già lúi húi ngoài vườn trồng cây na nhỏ Người hàng xóm thấy vậy, cười bảo;
 -Cụ ơi, cụ nhiều tuổi sao còn trồng na Cụ trồng chuối có hơn không
-Hs làm vào vở và đọc lên, 1 Hs lên bảng làm
-Gv nhận xét chữa bài .
*Dành cho Hs giỏi 
Bài 1:Điền thêm từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất của người,vật, sự vật trong câu sau:
-Anh thanh niên cầm cái cặp.
-Cô thiếu nữ mặc chiếc áo .
-Em bé chơi với trái bóng.
-Gv Muốn thêm từ chỉ đặc điểm, tính nết chúng cần đặt câu hỏi để biết được cần thêm vào ở đâu và thêm như thế nào?
-VD:Anh thanh niên như thế nào? Cái cặp như thế nào ?
-Anh thanh niên gầy gò mặc chiếc áo xanh cầm cái cặp bằng da.
-Hs làm vào vở và đọc lên 
-Gv chữa bài.
Bài 2:Tóm tắt câu chuyện Sáng kiến của bé Hà bằng 5 câu.
-Hs làm vào vở và đọc lên .
- Gv chấm bài và nhận xét
3.Củng cố, dặn dò :(2’)
-Hs nhắc lại tên bài học.
-Gv hệ thống bài học.
 Luyện toán 
 Luyện dạng :8 + x=10 ;10+ a = 15. Đặt tính
I.Mục tiêu :
-Rèn kĩ năng thực hành tìm một số trong một tổng và đặt tính rồi tính hiệu .
-Hs biết cách thực hiện tìm x và giải toán.
II.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài :(2’)
2.Hướng dẫn làm bài tập: (25’)
Bài 1:Tìm a.
7 + a =10 10 + a =15 22 +a =36 12 + a = 26 9 + a =17 
?a trong phép cộng 7 +a =10 được gọi là gì(a được gọi là số hạng chưa biết )
?Muốn tìm một số hạng ta làm như thế nào(ta lấy tổng trừ đi số hạng kia)
-Hs làm bảng con 2 phép tính,2 Hs lên bảng làm.
-Gv nhận xét .
-Hs làm các phép tính còn lại .
Bài 2:Đặt tính rồi tính 
11 – 7 11 – 8 11 – 5 11 – 4 11 – 9 11 – 6
-Hs nêu cách đặt và làm vào vở,3 Hs lên bảng làm.
-Gv chữa bài .
Bài 3:Số?
Số hạng
17
11
3
 43
Số hạng 
 9
28
Tổng
27
 56
-Hs nêu kết quả và cách làm.
-Gv nhận xét và chữa bài .
*Dành cho Hs khá giỏi
Bài 1:Tìm x
a.x – 13 = 25 + 47 b.x – 45 = 56 -56
-Gv :Ta coi vế phải là hiệu 
-Ta làm như sau 
a. x – 13 = 25 + 47 
 x - 13 = 72 
 x = 72 +13 
 x =85 
-Hs làm ,Gv cùng Hs chữa bài.
Bài 2:Có một thùng dầu, người ta rót ra 2 lít, còn lại trong thùng 24 lít. Hỏi lúc thùng lúc đầu có bao nhiêu lít ?
-Hs đọc bài toán 
?Bài toán cho biết gì
?Bài toán hỏi gì
?Muốn tìm số dầu lúc đầu ta làm phép tính gì
-Hs làm bài vào vở 
Bài giải:Số đầu trong thùng có là :24 +2 = 26 (l)
Đáp số :26 l
3.Chấm bài :(5’)
-Hs nộp bài Gv chấm và nhận xét.
4.Củng cố, dặn dò:(2’)
-Gv hệ thống bài học .
 Tự nhiên và xã hội 
 Ôn tập :Con người và sức khoẻ
I.Mục tiêu:
-Nhớ lại và khắc sâu hơn một số kiến thức vệ sinh ăuống đã học để hình thành thói quen ăn sạch, uống sạch, ở sạch.
-Nhớ lại và khắc sâu các hoạt động của cơ quan vận động và tiêu hoá.
-Củng cố các hành vi vệ sinh cá nhân.
II.Đồ dùng:
-Các hình vẽ ở Sgk
-Tranh vẽ cơ quan tiêu hoá.
III.Hoạt động dạy học:
1.Khởi động :Trò chơi “Nói nhanh, nói đúng” (5’)
-Gv. Các em hãy nói nhanh và đúng các tên bài đã học về chủ đề sức khoẻ và con người
-Hs trả lời Gv nhận xét ghi bảng.
Hoạt động 1: Trò chơi “ xem cử động, nói tên các cơ, xương và khớp xương”.(10’)
-Gv chia nhóm:( 3 em)1 em làm động tác các em còn lại xem tên các cơ xương và khớp xương nào phải cử động? ( Hs lên làm thực hành, Hs khác trong nhóm trình bày làm như thế nào để khoẻ mạnh và chóng lớn)
+Ăn uống, vận động như thế nào?
-Đại diện các nhóm lên trình bày
-Gv cùng lớp nhận xét.
-Muốn cho khoẻ mạnh và chóng lớn ta cần ăn, uống đầy đủ và tập luyện thể dục thường xuyên:
Hoạt động 2: Thi hùng biện(16’) Gv treo tranh minh hoạ
-Gv cho Hs lên bốc thăm và trả lời
+ Vì sao phải ăn uống sạch sẽ?
+ Hãy nêu tên các cơ quan vận động?
+ Hãy nói về sự tiêu hoá thức ăn ở miệng và dạ dày?
+ Làm thế nào để đề phòng bệnh giun?
+ Vì sao lại ăn sạch, uống sạch?
-Hs lần lượt lên bốc thăm và trả lời
-Gv cùng lớp nhận xét
3. Củng cố, dặn dò :(2’)
-Nhận xét giờ học
-Về nhà nhớ thực hiện tốt
 Thứ 5 ngày 8 tháng 11 năm 2008
 Luyện tiếng việt
 Luyện viết câu: Hai sương một nắng
I.Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng viết cho Hs, cách trình bày đẹp, sạch sẽ, cẩn thận hơn.
-Rèn kĩ năng đọc trơn.
II. Hoạt động dạy học
1. Bài củ:(3’)
- Hs nộp bài, Gv chấm và nhận xét
2. Bài mới;
a. Giới thiệu bài:(1’)
b. Hs luyện viết vào vở: (27’)
-Gv viết mẫu lên bảng, hỏi
-Trong câu này con chữ nào có độ cao 2,5 li? 2,25 li, 1.5 li?
-Hs trả lời
-Trong các tiếng có nét gì? 
-Gv hướng dẫn Hs cách trình bày vào vở
-Hs viết bài : 2 trang
-Gv theo dõi, uốn nắn
3. Chấm, chữa bài: (5’)
-Hs nộp bài, Gv chấm và nhận xét sửa sai
4.Ôn đọc bài tập đọc:(20’)
-Hs lần lượt đọc,Hs cùng Gv nhận xét .
5.Cũng cố, dặn dò:(2’)
-Nhận xét giờ học
-Về nhớ luyện viết thêm ở nhà như em:
 Luyện Toán
 Đặt tính, tính dạng 31 –5
I.Mục tiêu:
-Rèn kĩ năng tình theo cột dọc và tình nhẩm .
-Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
II.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài:(2’)
2.Hướng dẫn làm bài tập:(25’)
Bài 1:Tính
31 – 5 = 41 – 6 = 51 – 6 = 61 – 7 = 
41 – 8 = 61 – 5 = 81 – 7 = 91 – 5 =
-Hs làm bảng con, 2 Hs lên bảng làm.
-Hs nhận xét lẫn nhau. Gv chữa bài.
Bài 2:Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:
41 và 6 51 và 9 71 và 8 81 và 8 21 và 6 
-Hs nêu cách làm và làm vào vở.
-Hs lên bảng làm, Hs nhận xét lẫn nhau .
-Gv nhận xét.
Bài 3:Tính
 81 51 41 61 31 
- - - - -
 9 8 7 4 5
- Hs nêu cách tính và làm vào vở.
-Hs và Gv chữa bài.
Bài 4:Một thùng dầu có 51 lít , người ta rót ra 8 lít dầu .Hỏi thùng dầu còn lại bao nhiêu lít dầu?
-Hs đọc bài toán và phân tích bài toán.
-Hs giải vào vở, 1 Hs lên bảng làm .
-Gv chữa bài.
3.Củng có, dặn dò:(2’)
-Gv hệ thống lại bài học.
-Về nhà nhớ học lại bài.
 Thứ 6 ngày 14 tháng 11 năm 2008
 Luyện toán
 Ôn dạng: 31- 5; 51- 15
I.Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng thực hiện phép tính trừ dạng 31- 5; 51-15 và cách đặt tính viết, rèn kĩ năng giải toán
II. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài:(2’)
2.Hướng dẫn Hs làm bài :(25’)
Bài 1:Tính 
 31 31 41 51 51 61 71 81 
 - - - - - - - -
5	 9	 6	 7	 4 2 3 9
-Hs nêu làm bảng con và nêu cách làm.
-Hs cùng Gv nhận xét.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
 31 –14 81 – 27 41 – 9 51 -5 81 – 9 
-Hs làm vào vở, 3 Hs lên bảng làm.
-Hs nhận xét lẫn nhau,Gv chữa bài.
Bài 3:Tìm x
 x + 16 = 41 19 + x = 61
-Hs nêu lại cách tìm một số hạng trong một tổng.
-Hs làm vào bảng con, Hs cùng Gv nhận xét.
Bài 4:Giải bài toán theo tóm tắt sau.
 	51 dm
 ?dm
 27dm 
-Hs nhìn tóm tắt đọc bài toán và giải vào vở,1 Hs lên bảng làm.
-Gv chữa bài.
-Gv chấm bài và nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò:(2’)
-Hs nhắc lại nội dung bài học.
-Gv nhận xét. 
-Về ôn lại bài .
 	 Luyện Tiếng việt 
 Tập làm văn:Kể về người thân
I.Mục tiêu:
-Rèn kĩ năng nói và viết về người thân.
-Hs viết một đoạn văn ngắn kể về người thân.
II.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài :(1’)
2.Hướng dẫn Hs làm bài tập:(25’)
Bài 1:(miệng ) Hãy kể về người thân theo gợi ý sau.
Gv ghi :a.Các em nêu rõ người mình sắp kể là ?Bao nhiêu tuổiTính tình như thế nào?
-Người đó làm nghề gì?Tình cảm của em đối với người đó như thế nào và ngược lại ?
-Hs lần lượt kể hết cả lớp.
-Gv nhận xét và bổ sung.
Bài 2:(viết )
 Hãy viết một đoạn văn ngắn3 đến 5 câutả về người thân theo lời kể của em ở bài tập 1.
-Hs đọc đề bài và làm vào vở, Gv theo dõi giúp đỡ Hs còn lúng túng.
-Hs đọc bài làm Hs và Gv nhận xét .
3.Chấm chữa bài:(5’)
-Hs nộp bài Gv chấm và nhận xét.
4.Củng cố,dặn dò:(1’)
-Gv hệ thống bài học.
	 Hoạt động tập thể 
 An toàn giao thông :
 Ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy
I Mục tiêu:
-Hs biết được những quy định đối với người ngồi trên xe máy, xe đạp.
-Hs miêu tả được các động tác lên, xuống xe và ngồi trên đạp, xe máy.
-Hs luôn có ý thức thực hiện tốt và đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.
II.Đồ dùng:
-Mũ bảo hiểm, tranh ở Sgk.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:Nhận biết các hành vi đúng, saikhi ngồi trên xe máy, xe đạp(15’)
*Mục tiêu:Giúp Hs nhận thức được các hành vi đúng, sai khi ngồi trên xe máy, xe đạp. 
*Cách tiến hành:
-Gv chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát tranh ở Sgk và nhận xét đúng, sai. 
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến.
?Khi lên xuống xe đạp hay xe máy em thường lên phía bên nào
?Để đảm bảo an toàn khi ngồi trên xe máy, xe đạp cần chú ý điều gì
?Vì sao khi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm 
?Đội mũ nhbư thế nào là đúng quy định
-Gv hướng dẫn Hs cách đội mũ bảo hiểm.
-Gv kết luận:Lên xuống xe đạp,xe máy các em phải lên xuống bên trái và ôm chặt vào eo người ngồi trước. 
Hoạt động2:Thực hành lên xuống xe đạp và cách ngồi xe đạp, xe máy:(15’)
-Từng nhóm thực hiện 
-Hs và Gv nhận xét.
-Gv kết luận:Các em cần thực hiện đúng động tác và những quy định khi ngồi trên xe máy và xe đạp để đảm bảo an toàn.
Hoạt động 3:Củng cố, dặn dò:(5’)
?Các em đã làm những động tác nào để đảm bảo an toàn khi ngồi trên xe máy, xe đạp.
-Gv nhận xét giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan10.doc.doc