Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 7 - Năm 2011-2012

Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 7 - Năm 2011-2012

Môn: TẬP ĐỌC

Tiết 19+20 Bài: NGƯỜI THẦY CŨ

I. Mục tiêu:

Ở tiết học này, HS:

-Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu; biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài.

-Hiểu ND: Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ. (trả lời được các CH trong SGK).

-GD học sinh biết kính trọng thầy cô giáo.

- KNS: Xác định giá trị; tự nhận thức về bản thân; lắng nghe tích cực; hợp tác.

II. Đồ dùng dạy học :

- Tranh minh hoạ SGK.

- BP viết sẵn câu cần luyện.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 26 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 311Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 7 - Năm 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 03 tháng 10 năm 2011
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 19+20 Bài: NGƯỜI THẦY CŨ
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
-Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu; biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài.
-Hiểu ND: Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ. (trả lời được các CH trong SGK).
-GD học sinh biết kính trọng thầy cô giáo.
- KNS: Xác định giá trị; tự nhận thức về bản thân; lắng nghe tích cực; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ SGK.
- BP viết sẵn câu cần luyện.
III. Các hoạt động dạy học 
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
- Cho học sinh hát đầu giờ.
2.Kiểm tra: 
-Đọc và TLCH bài: Ngôi trường mới.
- Nhận xét đánh giá .
3. Bài mới. 
HĐ 1.Giới thiệu bài:
- Nhân dân ta có câu: “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Những bài học trong tuần 7,8 gắn với chủ điểm Thầy co sẽ giúp các em hiểu thêm về tấm lòng của thầy, cô giáo với học sinh và tình cảm biết ơn của học sinh đối với thầy, cô giáo.
Truyện đọc mở đầu tuần- Người thầy cũ- kể chuyện một chú bộ đội về trường thăm lại thầy giáo cũ. Thầy giáo ấy bây giờ đang dạy con trai của chú. Chúng ta hãy đọc truyện để biết bạn học sinh nghĩ gì khi nhìn thấy bố của mình đến thăm thầy giáo cũ.
HĐ 2. HD luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài.
8. HD đọc câu.
- Huớng dẫn đọc từ khó: lễ phép, mắc lỗi, cửa sổ, nhớ mãi. 
- Yêu cầu đọc nối tiếp câu.
*. HD đọc đoạn.
-HD HS chia đoạn.
-HD HS đọc câu khó trong đoạn: 
+ Nhưng // hình như hôm ấy/ thầy có phạt em đâu!//
- Giọng thầy: vui vẻ, trìu mến.
+ Lúc ấy/ thầy bảo.// trước khi làm việc gì,/ cần phải nghĩ chứ!/ Thôi,/ em về đi,/ thầy không phạt em đâu.//
- Giọng của chú Khánh: lễ phép, cảm động.
+ Em nghĩ:// Bố cũng có lần mắc lỗi,/ thầy không phạt/ nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi.//
- Cho HS đọc đoạn lần 1.
- HD HS giải nghĩa từ:
+ Giải thích: xúc động
+ Giải thích: hình phạt
*. Luyện đọc trong nhóm.
- Yêu cầu luyện đọc theo cặp.
- Cho HS thi đọc đoạn cá nhân, nhóm.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- Cho HS đọc đồng thanh.
 Tiết 2
HĐ 3. HD tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn, bài kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
* Bố Dũng đến trường làm gì?
+ Thử đoán xem vì sao bố Dũng lại tìm gặp thầy ở ngay trường.
- Khi gặp thầy giáo cũ, bố Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào?
Giải thích: Lễ phép
- Bố Dũng nhớ nhấy kỷ niệm nào về thầy?
- Dũng nghĩ gì khi bố đã về?
- Câu chuyện giúp ta hiểu điều gì?
HĐ 4: HD luyện đọc lại.
- GV đọc mẫu.
- Gợi ý HS nêu cách đọc từng đoạn, toàn bài.
- Cho HS luyện đọc đoạn 2 trong nhóm, cá nhân.
- Cho HS thi đọc phân vai từng đoạn.
- Nhận xét, đánh giá.
4.Củng cố, dặn dò: 
- Chúng ta đã thấy được tình cảm thầy trò thật là đẹp đẽ, cao cả.
- Về nhà đọc lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- 3 học sinh đọc kết hợp trả lời câu hỏi.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- Học sinh luyện đọc đúng cá nhân.
- Mỗi học sinh đọc một câu.
- Bài chia 3 đoạn, nêu các đoạn.
- HS luyện ngắt câu dài, khó đọc cá nhân, nhóm.
- HS đọc đoạn lần 1.
- Đọc chú giải, lắng nghe.
- Xúc động: có cảm súc mạnh.
- Hình phạt: hình thức phạt người có lỗi.
- HS đọc theo cặp.
- Các nhóm cử đại diện thi đọc .
- 1 học sinh đọc cả bài.
- Học sinh đọc đồng thanh.
- HS đọc thầm đoạn, bài kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
- Bố Dũng đến trường gặp thầy giáo cũ.
- Vì bố nghỉ phép muốn đến chào thầy giáo ngay./ Vì bố là bộ đội đóng quân ở xa, ít được về nhà
- Bố vội bỏ mũ trên đầu, lễ phép chào thầy.
- Lễ phép: Tỏ sự kính trọng.
- Nhớ nhất kỷ niệm thời đi học, có lần trèo qua cửa sổ, thầy chỉ bảo ban nhắc nhở mà không phạt.
- Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố vẫn tự nhận đó là hình phạt để ghi nhớ mãi và không bao giờ mắc lỗi lại nữa.
- Nhớ ơn, kính trọng và yêu quý thầy giáo.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- Nêu.
- HS luyện đọc cá nhân, nhóm.
- 3 nhóm cử đại diện thi đọc theo vai.
- Nhận xét - bình chọn.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TOÁN
Tiết 31 Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS:
-Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
- Bài tập cần làm: Bài 2, bài 3, bài 4.
- KNS: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian, giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng dạy-học:
- GV: Giáo án + SGK.
- HS: Dụng cụ học tập, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
-Gọi HS lên bảng giải bài toán theo tóm tắt sau:
Tổ 1 17 cái thuyền
Tổ 2 ít hơn tổ 1 7 cái thuyền 
Tổ hai................... cái thuyền ?
-Nhận xét ghi điểm - nhận xét chung.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Hôm nay, chúng ta học bài: Luyện tập. Ghi tựa bài lên bảng.
 HĐ 2. Hướng dẫn thực hành:
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài, giáo viên giảng cho học sinh hiểu và trình bày bài giải.
 Bài 3: Rèn kỹ năng giải toán về ít hơn, nhiều hơn.
-Phân tích giúp HS hiểu “anh hơn em 5 tuổi” có thể hiểu là “em kém anh 5 tuổi” ngược lại.
- HS giải vào vở.
Bài 4: 
- Cho HS xem tranh SGK.
-Gọi 1 HS lên bảng giải, HS còn lại giải vào vở.
4. Củng cố, dặn dò
- Khuyến khích học sinh khá giỏi thực hiện thêm bài tập 1.
-Về nhà làm vở bài tập, chuẩn bị bài sau: Kilôgam.
- Nhận xét tiết học.
- HS lên bảng thực hiện, em khác làm vào nháp.
Nhận xét, bổ sung.
-HS nêu yêu cầu bài tập.
-HS đặt đề toán.
Giải
Tuổi em là
16 - 5 = 11 (tuổi)
 Đáp số: 11 tuổi
-HS nêu yêu cầu.
-HS đặt đề toán và giải.
Giải
Tuổi anh là:
11 + 5 = 16 (tuổi)
 Đáp số: 16 tuổi
- Quan sát, nhận xét.
Giải
Số tầng của toà nhà thứ hai
16 - 4 = 12 (tầng)
 Đáp số: 12 tầng
- Thực hiện.
- Lắng nghe và thực hiện.
 Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 7 Bài: CHĂM LÀM VIỆC NHÀ 
(Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
Ở bài học này, HS:
-Biết: Trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng để giúp đỡ ông bà, cha mẹ.
-Tham gia một số việc phù hợp với khả năng.
*HSKG: Nêu được ý nghĩa của làm việc nhà. Tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng.
-Yêu thích tham gia làm việc nhà, phê phán hành vi lười nhác việc nhà.
II. Đồ dùng dạy-học
GV: SGK, tranh, phiếu thảo luận.
HS : Vật dụng: chổi, chén, khăn lau bàn
III. Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức. 
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
-Yêu cầu HS đọc ghi nhớ tiết học trước.
- Nêu nhận xét chung về thực hiện gọn gàng, ngăn nắp (thể hiện trong hoc ở trường, ở nhà).
3. Bài mới 
HĐ 1. Giới thiệu: 
- Để nhà cửa gọn gàng ngăn nắp thì chúng ta phải chăm làm việc nhà. Những việc trong nhà là những việc như thế nào? Hôm nay ta cùng tìm hiểu qua bài Chăm làm việc nhà.
HĐ 2. Thảo luận nhóm
-GV đọc diễn cảm bài thơ “Khi mẹ vắng nhà” của Trần Đăng Khoa.
-Phát phiếu thảo luận nhóm và cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi ghi trong phiếu:
1. Bạn nhỏ đã làm gì khi mẹ vắng nhà?
2. Thông qua những việc đã làm, bạn nhỏ muốn bày tỏ tình cảm gì với mẹ?
3. Theo các em, mẹ bạn nhỏ sẽ nghĩ gì khi thấy các công việc mà bạn đã làm?
-Kết luận: Bạn nhỏ làm các việc nhà vì bạn thương mẹ. Muốn chia sẽ nổi vất vả với mẹ. Việc làm của bạn mang lại niềm vui và sự hài lòng cho mẹ. Chăm làm việc nhà là một đức tính tốt mà chúng ta nên học tập.
HĐ 3. Trò chơi.
- GV chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5 HS
- GV phổ biến cách chơi:
+ Lượt 1: Đội 1 sẽ cử một bạn làm một công việc bất kì. Đội kia phải có nhiệm vụ quan sát, sau đó phải nói xem hành động của đội kia là làm việc gì. Nếu nói đúng hành động - đội sẽ ghi được 5 điểm. Nếu nói sai - quyền trả lời thuộc về HS ngồi bên dưới lớp.
+ Lượt 2: Hai đội đổi vị trí chơi cho nhau.
+ Lượt 3: Lại quay về đội 1 làm hành động (chơi khoảng 6 lượt)
- Tổ chức cho HS chơi thử.
- Cử ra Ban giám khảo và cùng với Ban giám khảo giám sát hai đội chơi.
- Nhận xét HS chơi và trao phần thưởng cho các đội chơi.
- Kết luận: Chúng ta nên làm những công việc nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
HĐ 4. Tự liên hệ bản thân.
-Yêu cầu 1 vài HS kể về những công việc mà em đã tham gia.
-GV tổng kết các ý kiến của HS.
-GV kết luận: Ở nhà, các em nên giúp đỡ ông bà, cha mẹ làm các công việc phù hợp với khả năng của bản thân mình.
4. Củng cố, dặn dò.
-GV tổng kết các ý kiến của HS.
-Chuẩn bị tiết sau: Thực hành Chăm làm việc nhà.
-Nhận xét tiết học.
- Hát.
-2 HS đọc bài học.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài. 
- HS nghe GV đọc sau đó 1 HS đọc lại lần thứ hai.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Ví dụ:
1. Khi mẹ vắng nhà, bạn nhỏ đã luộc khoai, cùng chị giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ vườn, quét sân và quét cổng.
2. Thông qua những việc đã làm, bạn nhỏ muốn thể hiện tình yêu thương đối với mẹ của mình.
3. Theo nhóm em khi thấy các công việc mà bạn nhỏ đã làm, mẹ đã khen bạn. Mẹ sẽ cảm thấy vui mừng, phấn khởi.
- Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.
*HSKG: Nêu được ý nghĩa của làm việc nhà.
- HS nghe và ghi nhớ.
- 2 đội chơi: Mỗi đội 5 em.
- Lắng nghe và tham gia.
- Đội thắng cuộc là đội ghi được nhiều điểm nhất.
- Đội thắng cuộc nhận phần thưởng
- Một vài HS kể.
- HS cả lớp nghe, bổ sung và nhận xét xem bạn làm những công việc nhà như thế đã phù hợp với khả năng của mình chưa, đã giúp đỡ ông bà, cha mẹ chưa.
- Trao đổi, nhận xét của HS cả lớp.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
Thứ ba ngày 04 tháng 10 năm 2011
Môn: CHÍNH TẢ (tập chép)
Tiết 13 Bài: NGƯỜI THẦY CŨ
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS:
Chép chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi. 
Làm được BT2; BT(3) a / b 
GD học sinh có ý thức rèn chữ, giữ vở đẹp, yêu thích môn học chính tả.
KNS: Lắng nghe tích cực; hợp tác; quản lý thời gian; giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV :BP Viết sẵn bài, viết các bài tập 2,3.
HS: Vở ghi, bảng con
III. Các hoạt động dạy-học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra : 
- Đọc cho HS viết các từ: Mái trường, rung động, trang nghiêm.
- Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới: 
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. HD tập chép.
* Đọc đoạn viết.
- GV đọc đoạn viết.
*. HD tìm hiểu đoạn viết. 
- ... ắng nghe và quan sát GV thao tác.
-HS nhắc cách tính: 
 6 + 5 = 11
-HS thực hiện trên que tính để lập bảng 6 cộng với 1 số.
-HS đọc cá nhân.
- Học sinh thi đố nhau.
-HS điền kết quả.
-Đặt tính thực hiện.
5
6
7
- Thực hiện theo yêu cầu GV.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn : THỦ CÔNG
Tiết 7 Bài: GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY KHÔNG MUI
I. Mục tiêu: 
Ơ tiết học này, học sinh: 
- Biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui.
- Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. 
- Với học sinh khéo tay : Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp phẳng, thẳng. 
- KNS : Tự nhận thức ; quản lý thời gian ; lắng nghe tích cực ; thể hiện sự tự tin. 
II. Đồ dùng dạy-học
 - GV: Mẫu thuyền phẳng đáy không mui bằng giấy thủ công.
 - HS: Dụng cụ học tập.
III. Các hoạt động dạy - học :	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra :
 - GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
 - GV nhận xét việc chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: 
HĐ 1.Giới thiệu: 
- Hôm nay, chúng ta tập gấp thuyền phẳng đáy không mui. GV ghi bảng.
HĐ 2. Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét: 
- Cho học sinh quan sát mẫu thuyền phẳng đáy không mui (H1).
- Gợi ý để học sinh nói về tác dụng của thuyền vật liệu làm thuyền trong thực tế.
 - Mở dần thuyền mẫu cho đến khi trở lại là tờ giấy HCN ban đầu.
HĐ 3. Hướng dẫn mẫu:
* Bước 1: Gấp các nếp gấp cách đều.
- Đặt ngang tờ giấy thủ công HCN lên bàn, mặt kẻ ô ở trên (H2). Gấp đôi tờ giấy theo chiều dài được (H3). Gấp đôi mặt trước theo đường gấp ở (H3) được (H4). Lật (H4) ra mặt sau, gấp đôi như mặt trước được (H5).
* Bước 2: Gấp tạo thân và mũi thuyền.
- Gấp theo đường dấu gấp của (H5) sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài được (H6). Tương tự, gấp theo đường dấu gấp (H6) được (H7). Lật (H7) ra mặt sau, gấp 2 lần giống như (H5), (H6) được (H8). Gấp theo dấu gấp của (H8) được (H9). Lật mặt sau (H9) gấp giống như mặt trước được (H10)
* Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui.
- Lách 2 ngón tay cái vào trong 2 mép giấy, các ngón còn lại cầm 2 bên phía ngoài, lộ các nếp vừa gấp vào trong lòng thuyền (H11). Miết dọc theo 2 cạnh thuyền vừa lộn cho phẳng sẽ được thuyền phẳng đáy không mui (H12).
- Trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò.
- Các em về xem tiếp cách gấp các đồ vật tiếp theo.
- Chuẩn bị bài sau: Gấp thuyền phẳng không mui ( Tiết2).
- Nhận xét tiết học.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Quan sát, nêu nhận xét.
- Quan sát và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
- 2 HS lên tháo tác lại theo hướng dẫn.
- HS còn lại quan sát.
- Thực hành trên giấy nháp.
- Trưng bày phần sản phẩm đã thực hiện được.
- Lắng nghe và thực hiện.
Thứ sáu ngày 07 tháng 10 năm 2011
Môn: CHÍNH TẢ (Nghe - viết)
Tiết 14 Bài: CÔ GIÁO LỚP EM
I. Mục tiêu: 
Sau tiết học này, học sinh:
Nghe- viết chính xác bài CT , trình bày đúng hai khổ thơ đầu của bài Cô giáo lớp em .
Làm được BT2 , BT( 3 ) a / b 
GD học sinh có ý thức rèn chữ, giữ vở đẹp, yêu thích môn học chính tả.
KNS: Lắng nghe tích cực; quản lý thời gian; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: BP Viết sẵn các bài tập 2,3.
HS: Vở ghi, bảng con
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1, ổn định tổ chức: 
- Cho HS hát đầu giờ.
2, Kiểm tra: 
- Đọc cho HS viết bảng con, bảng lớp các từ: xúc động, cửa sổ, cổng trường, mắc lỗi.
- Nhận xét, đánh giá. 
3, Bài mới: 
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. HD nghe- viết
* Đọc đoạn viết.
- Đọc đoạn chính tả nghe viết.
*. HD tìm hiểu đoạn viết.
- Khi cô dạy viết, gió và nắng như thế nào?
*. HD nhận xét các hiện tượng chính tả.
- Mỗi dòng thơ có mấy chữ.
- Chữ đầu của mỗi dòng thơ viết như thế nào?
* HD viết từ khó:
- Yêu cầu viết từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: dạy, trang vở, giảng.
- Nhận xét - sửa sai.
*Đọc cho HS viết bài:
- Đọc đoạn viết.
- GV quan sát, uốn nắn tư thế ngồi viết của học sinh.
- Đọc chậm từng câu, từng bộ phận của câu, mỗi câu hoặc bộ phận của câu đọc 3 lần.
*. Đọc soát lỗi.
- Đọc lại bài, đọc chậm.
* Chấm, chữa bài:
- Thu 7- 8 bài chấm điểm.
- Nhận xét, đánh giá.
HĐ 3. HD làm bài tập:
* Bài 2: 
- Treo bảng phụ nội dung bài tập 2.
- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi.
* Bài 3: 
- Yêu cầu làm bài- chữa bài.
- Nhận xét - đánh giá.
4, Củng cố - dặn dò: 
- Nhắc những em bài viết mắc nhiều lỗi về viết lại.
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
- Nhận xét, đánh giá. 
- Lấng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Nghe - 2 học sinh đọc lại.
- Gió đưa thoảng hương nhài, nắng ghé vào cửa lớp xem các bạn học bài.
- Mỗi dòng thơ có 5 chữ.
- Các chữ đầu viết hoa.
- Viết bảng con.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Nghe và đọc thầm theo
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe, viết bài.
- Soát lỗi dùng bút chì gạch chân chữ sai.
- Lắng nghe và sửa sai.
* Tìm tiếng theo vần.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm đọc bài làm của nhóm mình.
+ Vui: vui vẻ, vui thích, vui sướng, mừng vui
+ Thuỷ: tàu thuỷ, thuỷ tề, nguyên thuỷ, thuỷ thủ,
- Nhận xét. 
* Điền vào chỗ trống:
- Nối tiếp nêu:
 Quê hương là cầu tre nhỏ
 Mẹ về nón lá nghiêng che 
 Quê hương là đêm trăng nhỏ
 Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.
- Nhận xét.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết 7 Bài: KỂ NGẮN THEO TRANH.
LUYỆN TẬP VỀ THỜI KHÓA BIỂU.
I. Mục tiêu
Sau tiết học này, học sinh: 
- Dựa vào 4 tranh minh họa, kể được câu chuyện ngắn có tên “Bút của cô giáo” (bài tập 1).
- Dựa vào thời khóa biểu hôm sau của lớp để trả lời được các CH ở bài tập 3.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị thời khóa biểu của lớp để thực hiện yêu cầu của bài tập 3.
- KNS: Giao tiếp; thể hiện sự tự tin; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy-học
Giáo viên : Tranh, SGK.
Học sinh :SGK, thời khóa biểu.
III. Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn dịnh tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra học sinh dưới lớp phần lập mục lục truyện thiếu nhi.
- 2 Học sinh lên bảng.
- Nhận xét học sinh trên bảng và học sinh làm bài tập ở nhà.
3. Bài mới 
HĐ 1.Giới thiệu bài
- Các em đã biết đọc Thời khóa biểu, giờ học TLV hôm nay các em sẽ thực hành viết lại TKB lớp mình và kể lại câu chuyện Bút của cô giáo.
HĐ 2. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1: (Làm miệng)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Treo tranh lên bảng 
- Hướng dẫn: Đầu tiên, các em quan sát từng tranh, đọc lời các nhân vật trong mỗi tranh để hình dung sơ bộ diễn biến của câu chuyện. Sau đó, dừng lại ở từng tranh, kể nội dung từng tranh. Có thể đặt tên cho 2 bạn học sinh trong tranh để tiện gọi.
Tranh 1:
- Tranh vẽ cảnh ở đâu? 
- Hai bạn đang làm gì?
- Bạn trai nói gì? 
- Bạn gái trả lời ra sao?
- Gọi HS kể lại nội dung
- Gọi HS nhận xt bạn.
Tranh 2:
- Tranh 2 vẽ cảnh gì?
- Tường nói gì với cô?
- Yêu cầu học sinh tập kể tranh 2.
Tranh 3:
- Tranh 3 vẽ cảnh gì?
- Hai bạn nhỏ đang làm gì?
- Yêu cầu học sinh tập kể tranh 3.
Tranh 4:
- Tranh vẽ cảnh ở đâu?
- Bạn đang nói chuyện với ai?
- Bạn đang nói gì với mẹ?
- Mẹ bạn nói gì?
- Gọi học sinh kể lại câu chuyện.
* Bài 2: (Viết)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu học sinh tự làm.
- Theo dõi và nhận xét bài làm của học sinh.
* Bài 3: (Làm miệng)
- Yêu cầu đọc đề.
- Câu hỏi:
a. Ngày thứ hai có mấy tiết?
b. Đó là những tiết gì?
c. Em cần mang những quyển sách gì đến trường?
*GV nhắc nhở HS chuẩn bị thời khoá biểu của lớp để thực hiện yêu cầu bài tập 3.
4. Củng cố - dặn dò
- Vừa rồi lớp mình học câu chuyện: Bút của cô giáo. Bạn nào có thể đặt tên khác cho câu chuyện không? (Chiếc bút mực, Cô giáo của em)
- Về tập kể và viết được TKB của lớp.
- Nhận xét tiết học.
- Đọc phần bài làm. 
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
-Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Lắng nghe và thực hiện.
- HS kể lại nội dung.
- HS nhận xt bạn.
-Học sinh tập kể tranh 2.
-Học sinh tập kể tranh 3.
-Học sinh tập kể lại câu chuyện.
-Học sinh đọc yêu cầu bài.
-Học sinh tự làm.
-Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Hoạt động cá nhân.
- Lập TKB ngày hôm sau của lớp.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
	Môn: TOÁN
Tiết 35 Bài: 26 + 5
I. Mục tiêu: 
Sau tiết học này, học sinh:
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26+5.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn.
- Biết thực hành đo độ dài đoạn thẳng.
- KNS: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy-học:
	- GV: Giáo án + SGK + 2 bó 1 chục que tính và 11 que tính rời.
	- HS: Dụng cụ học tập, SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
-Gọi HS đọc bảng 6 cộng với 1 số.
-Gọi HS lên bảng giải bài tập.
-Nhận xét ghi điểm - nhận xét chung.
3. Bài mới:
HĐ1.Giới thiệu:
- Hôm nay, chúng ta học bài. 26 + 5. Ghi tựa bài lên bảng.
HĐ 2. Giới thiệu phép cộng: 26 + 5.
-GV nêu bài toán: có 26 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
-HDHS tương tự như bài 29 + 5.
-GV ghi bảng 26 + 5 = ?
-Gọi HS lên bảng đặt tính và tính.
HĐ 3. HD Thực hành:
* Bài 1: (dòng 1) Gọi HS lên bảng nêu cách tính và tính.
-HS còn lại làm vào vở.
* Bài 3: Luyện tập giải toán về nhiều hơn. -HS làm bài vào vở.
* Bài 4: HS thực hành đo đoạn thẳng.
- Thao tác để HS thấy:
 7cm + 5cm = 12cm.
- Từ đó độ dài đoạn thẳng AC bằng tổng độ dài 2 đoạn thẳng AB và BC.
4. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc lại bảng 6 cộng với 1 số.
- Cho HS thi nói nhanh kết quả trong bảng 6 cộng với 1 số.
-Về nhà làm vở bài tập, chuẩn bị bài sau:6 cộng với 1 số : 36 + 15.
-Nhận xét tiết học.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhạn xét, đánh giá.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Lắng nghe và quan sát GV thao tác.
-HS quan sát và làm theo HD của GV.
-HS nhắc lại cách tính.
26 + 5 = 31.
- Làm theo yêu cầu.
 (các bài còn lại làm tương tự)
Giải
Số điểm 10 tháng này là
16 + 5 = 21 (điểm 10)
 Đáp số: 21 điểm 10
Đoạn thẳng AB dài 7cm
Đoạn thẳng BC dài 5cm
Đoạn thẳng AC dài 12cm
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_7_nam_2011_2012.doc