Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 13 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 13 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc

Tiết 1+2: TẬP ĐỌC

BÔNG HOA NIỀM VUI

I. MỤC TIÊU:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.

-Đọc trơn toàn bài: Biết ngắt nghỉ hới đúng.

-Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Chi, cô giáo).

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

-Hiểu nghĩa các từ mới: lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn.

3. Giáo dục học sinh cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ học sinh trong câu chuyện.

II. CHUẨN BỊ:

-Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

-Tranh ảnh những bông cúc dại đoá hoặc hoa thật.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 20 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 421Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 13 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010
Tiết 1+2: TẬP ĐỌC 
BÔNG HOA NIỀM VUI
I. MỤC TIÊU:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
-Đọc trơn toàn bài: Biết ngắt nghỉ hới đúng.
-Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Chi, cô giáo).
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
-Hiểu nghĩa các từ mới: lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn.
3. Giáo dục học sinh cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ học sinh trong câu chuyện.
II. CHUẨN BỊ:
-Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
-Tranh ảnh những bông cúc dại đoá hoặc hoa thật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) Mẹ
-Gọi 2 HS đọc thuộc bài kết hợp câu hỏi, trả lời.
? Trong bài thơ người mẹ đã làm gì để con ngủ ngon giấc?
? Người mẹ được so sánh hình ảnh gì trong bài?
-Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút)
TIẾT 1
*Hoạt động 1: Luyện đọc. (28 phút)
-GV đọc mẫu lần 1.
-Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng câu.
-GV rút ra từ luyện đọc và cách giải nghĩa một số từ khó trong bài.
-GV đưa bảng phụ viết sẵn một số câu dài.
-GV hướng dẫn học sinh đọc từng câu.
-Đọc từng đoạn.
-GV hướng dẫn học sinh đọc theo nhóm.
-GV tổ chức cho các nhóm thi đọc.
Bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay nhất.
-Cả lớp đọc đồng thanh.
-HS theo dõi.
-HS nối tiếp đọc từng câu đến hết bài.
-HS phát âm một số từ khó đọc: sáng sớm, dịu cơn đau, lộng lẫy, mặt trời, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo.
-HS đọc nối tiếp các câu trong bài.
-HS ngắt nghỉ câu:
Những bông hoa màu xanh/ lộng lẫy dưới ánh nắng mặt trời buổi sáng//
Em hãy hái thêm hai bông nữa/ Chi ạ// Một bông cho em/. Một bông cho mẹ/ vì cả bố và mẹ/ em đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo//
-HS đọc.
-Các nhóm thi đọc cá nhân, đòng thanh. (từng đoạn, cả bài).
TIẾT 2
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
(15 phút)
? Mỗi sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì?
? Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa niềm vui?
? Khi biết vì sao Chi cần bông hoa cô giáo đã nói gì?
? Câu nói ấy cho thấy thái độ của cô giáo như thế nào?
? Theo em bạn Chi có những đức tính gì đáng quý?
*Hoạt động 2: Luyện đọc lại: (15 phút)
-GV đọc mẫu lần 2.
-Nêu cách đọc diễn cảm.
+Lời người kể thong thả.
+Lời Chi cầu khẩn.
+Lời cô giáo dịu dáng trìu mến.
-GV tổ chức cho học sinh đọc theo nhóm.
3. Củng cố dặn dò: (3 phút)
-Học tập Chi em sẽ làm gì?
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau.
-Tìm những bông hoa Niềm Vui để vào bệnh viện thăm bố, làm cho bố dịu cơn đau.
-Theo nội quy của trường không nên hái hoa trong vườn.
-Cô bảo: “Em sẽ hái thêm nữa Chi ạ!
Một bông hoa cho em vì trái tim nhân hậu của em, một bông hoa cho mẹ vì cả bố và mẹ đã dạy cho em trở thành một cô bé hiếu thảo”.
-Cô cảm ơn trước tấm lòng thơm thảo của Chi, rất khen ngợi bạn.
-Chi hiếu thảo, thật thà biết tôn trọng nội quy của nhà trường.
-HS nghe.
-Các nhóm phân vai.
 +Người dẫn chuyện.
 +Bạn Chi.
 +Cô giáo.
-Nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay nhất.
----------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: TOÁN 
14 TRỪ ĐI MỘT SỐ 14 – 8
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
-Biết tự lập bảng trừ 14 trừ đi một số.
-Vận dụng bảng trừ đã học để làm tính và giải toán.
II. CHUẨN BỊ:
-1 bó 1 chục que tính và 4 que tính rời.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
-Gọi 2 học sinh lên bảng.
Đặt tính rồi tính:
63 – 35 73 – 29
92 – 45 83 – 27
-GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút)
HĐGV
HĐHS
*Hoạtg động 1: Tổ chức cho học sinh hoạt động với 1 bó 1 chục que tính và 4 que tính rời để lập bảng trừ.
-Lấy bó 1 chục que tính và 4 que tính rời.
-GV hỏi: Có tất cả bao nhiêu que tính?
? Lấy 8 que tính từ 14 que tính. em hãy tính xem kết quả là bao nhiêu, sau đó nêu cách tính?
-GV gọi học sinh nêu cách tính.
-Chốt lại và h/ dẫn cách tính nhanh nhất.
Vậy 14 – 8 = ?
-Gọi HS nêu cách đặt tính và tính kết quả.
-Gọi 2, 3 học sinh nhắc lại.
-Lập bảng trừ: 14 trừ đi một số.
(14 phút)
-HS thao tác cùng giáo viên.
-Có 14 que tính.
HS thực hiện sau đó tìm ra kết quả là 6 que tính.
-HS nêu.
-Đặt tính:
14
- 8
 6
+Viết 14 sau đó viết 8 dưới 4, ghi dấu trừ và kẻ gạch ngang.
+Lấy 14 trừ 8 bằng 6.
-HS nêu.
-HS thuộc bảng trừ bằng phương pháp xoá dần.
*Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành.
(15 phút)
 Bài 1: Tính nhẩm.
GV gọi HS nêu yêu cầu của đề bài.
HS thực hiện.
 Bài 2: Tính theo cột dọc.
Ghi đề bài.
-3 HS lên bảng, dưới lớp làm bài vào VBT.
14
- 6
8
14
- 9
5
14
- 7
7
 Bài 3: Tính hiệu biết số bị trừ và số trừ.
-Yêu cầu học sinh tự làm bài và chữa bài.
-HS thực hiện.
 14
 - 5
 9
 14
 - 7
 7
 Bài 4: bài toán (bảng phụ)
-Gọi 1 học sinh đọc đề toán.
-Nhận xét, sửa sai.
4. Củng cố dặn dò: (3 phút)
-Nêu lại cách đặt tính và tính đối với phép trừ 14 - 8
-Nhận xét tiết học.
-HS đọc đề.
-HS giải:
Số quạt điện cửa hàng đó còn lại là:
14 – 6 = 8 (quạt điện)
 Đáp số: 8 quạt điện.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2010
Tiết 1: CHÍNH TẢ
BÔNG HOA NIỀM VUI
I/ MỤC TIÊU:
 - Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài “Bông hoa niềm vui’
 - Làm đúng các bài tập phân biệt iê/ yê; r/ d thanh hỏi/ thanh ngã.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ viết sẵn các bài tập. Viết bài “Bông hoa niềm vui”
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổ định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
 - Gọi 2 hocï sinh lên bảng viết một số từ: lặng yên, tiếng nói, đêm khuya, ngọn gió, lời ru, giấc ngủ, đưa võng.
 - Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Giới thiệu bài: (1 phút)
*Hoạt động 1: HD tập chép. (7 phút)
- GV đọc đoạn viết trên bảng phụ.
? Cố giáo cho phép Chi hái thêm 2 bông nữa? Vì sao?
? Những chữ nào trong bài chính tả viết hoa?
- GV cho học sinh luyện viết các tiếng khó, dễ lẫn.
- GV nhận xét, sửa sai.
- 2 HS đọc lại.
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp làm vào bảng con; hãy, hái, nữa, trái tim, nhân hậu, dạy dỗ, hiếu thảo.
*Hoạt động 2: HS chép bài vào vở. 
(13 phút).
- Yêu cầu hocï sinh nhìn bảng chép bài vào vở.
- GV chấm bài và nhận xét.
- HS chép đoạn viết vào vở.
- Soát lỗi chính tả.
- Trao đổi cặp để kiểm tra.
- HS nộp bài 1/3 lớp.
*Hoạt động 3: Luyện tập. (10 phút)
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
+ Tìm từ có chứa tiếng iê, yê.
Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu của BT2.
 Bài tập 3: (lựa chọn).
- Gọi 2 hocï sinh lên bảng thực hiện, dưới lớp các em làm vào vở bài tập.
- Nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố - Dặn dò: (3 phút)
- GV chốt lại nội dung chính của bài học.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại các từ đã viết sai vào cuối trang vở.
- HS nêu: 
- Đặt câu phân biệt nghĩa của từ:
 Mở, mỡ, nửa, nữa.
 Bé mở cửa đón mẹ về.
 Miếng thịt này rất nhiều mỡ.
 Mẹ chia cho em một nữa quả cam.
 Bé ăn thêm hai thìa bột nữa.
 Nhiều học sinh đọc bài làm của mình.
- Cả lớp nhận xét.
----------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2: KỂ CHUYỆN
BÔNG HOA NIỀM VUI
I/ MỤC TIÊU:
Rèn kĩ năng nói:
 - Biết kể đoạn mở đầu câu chuyện “Bông hoa niềm vui” theo 2 cách:
 - Theo trình tự trong câu chuyện và thay đổi một phần trình tự.
 - Dựa vào tranh và trí nhớ, biết kể lại nộidung chính của câu chuyện (đoạn 2, 3) bằng lời của mình.
 - Biết tưởng tượng thêm chi tiết trong đoạn cuối câu chuyện. 
Rèn kĩ năng nghe: lắng nghe bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh hoạ trong SGK.
 - 3 bông cúc giấy màu xanh để đíng hoạt cảnh.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
 - Gọi 2 học sinh nối tiếp kể lại câu chuyện “Sự tích cây vú sữa”
 - Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: (1 phút)
*Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện. 
(10 phút).
- Kể đoạn đầu theo hai cách.
+ Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài.
+ GV hướng dẫn học sinh lần lượt kể từng cách.
? Sáng sớm tính mơ Chi vào vườn hoa để làm gì?
? Chi tặng cho bố nhân dịp nào?
- GV mời 2 học sinh kể.
- HS đọc.
- Cách 1: Theo trình tự câu chuyện.
- Hái hoa Niềm Vui tặng bố.
- Bố đau phải nằm bệnh viện.
- Cách 2: Đảo vị trí các ý trong đoạn.
Lấy ý ở đoạn cuối câu chuyện của đoạn 1 kể trước.
Bố của Chi đnag nằm bệnh viện. Em muốn tặng bố một bông hoa Niềm vui, để bố chịu cơn đau. Mới sớm tính mơ Chi đã vào vườn hoa của trường 
- 2 HS lần lượt kể.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
*Hoạt động 2: Dựa vào tranh kể lại đoạn 2, 3 bằng lời kể của mình. (14 phút)
- GV treo tranh minh hoạ.
? Tranh 1 có nội dung là gì?
? Tranh 2 có nội dunglà gì?
- HS quan sát tranh trả lời câu hỏi.
- Chi vào vườn hoa của trường để tìm bông hoa Niềm vui.
- Cô cho phép Chi hái 3 bông hoa.
 1 bông cho bố ốm.
 1 bông chomẹ.
 1 bông cho Chi.
- Mời đại diện 3 nhóm thi kể trước lớp.
- GV nhận xét, góp ý về cách dùng từ, diễn đạt, cách biểu cả ...  sẽ?
? Những hình nào cho biết mọi thành viên trong gia đình đều tham gia giữ vệ sinh xung quanh nhà ở?
? Giữ sạch môi trường xung quanh nhà có lợi gì?
Bước 2: Làm việc ở lớp.
- GV bổ sung thêm về việc làm của mọi người.
Phát quang bụi rậm xung quanh nhà, cọ rửa, giữ vệ sinh chuồng nuôi gia súc, giữ sạch vệ sinh nhà xí, giữ vệ sinh chung giếng nước và khai thông cống rãnh.
Kết luận:
- HS quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5 SGK/28, 29.
- HS trả lời.
H1, 2 , 3, 4, 5.
- Để giữ môi trường sạch, sức khoẻ được khoẻ mạnh, tránh bệnh tật.
- Một số nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung.
*Hoạt động 2: Đóng vai. (13 phút)
Bước 1 : Làm việc cả lớp.
- GV yêu cầu các em liên hệ đến việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở sạnh sẽ.
? Ơû địa phương em có tổ chức làm vệ sinh ngõ xóm hàng tuần không?
- Nói về tình trạng ngõ xóm nơi em ở.
Bước 2: Làm việc theo cặp.
- Các nhóm tự nghĩa ra các tình huống để tập cách nói với mọi người trong gia đình về những gì đã học được trong bài này.
Nêu cách ứng xử các tình huống và xung phong đóng vai.
Bước 3: Đóng vai.
- Cả lớp chọn lựa cách ứng xử và đóng vai của nhóm đóng hay.
Kết luận.
3. Củng cố – Dặn dò: (3 phút)
- GV chốt lại nôïi dung chính của bài học.
- Nhận xét tiết học.
- Cần giữ gìn vệ sinh môi trường để chống bệnh tật.
HS đóng vai.
---------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 19 tháng 11 năm 20010
Tiết 1: CHÍNH TẢ
 QUÀ CỦA BỐ
I/ MỤC TIÊU:
 - Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài quà của bố.
 - Tiếp tục luyện tập viết đúng chính tả các chữ có iê, yê. Phân biệt các phụ âm đầu hoặc thanh dễ lẫn: d/ gi,thanh hỏi/ thanh ngã.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
 - Gọi 2 hocï sinh đồng thời lên bảng viết một số từ khó.
	Yếu ớt, kiến đen, khuyên bảo, mở cửa, thịt mỡ, con rối, nói dối.
 - Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút)
*Hoạt động 1:Hướng dẫn nghe viết. 
(18 phút)
- GV đọc đoạn đầu của bài viết: “Quà của bố”
- Hướng dẫn nội dung;
? Quà của bố đi câu về có những gì?
- Hướng dẫn nhận xét.
? Trong bài chính tả này có mấy câu?
? Những chữ đầu câu viết như thế nào?
? Câu nào có dấu hai chấm
- Hướng dẫn viết tiếng khó.
- GV đọc từng câu đến hết bài.
- Thu vở chấm, nhận xét.
- HS theo dõi đọc.
  cà cuống, niềng niễng, hoa sen đỏ, cá sộp, cá chuối.
- Có 4 câu.
- Viết hoa.
- Câu 2: HS viết vào bảng con.
- Lần nào, cà cuống, niềng niễng, nhộn nhạo, toả, thơm lừng, quẫy, tóc nước, thao láo.
- HS viết vào vở.
- HS soát lỗi xong nộp bài 1/3 lớp.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập. 
(12 phút)
 Bài tập 2: tìm những tiếng có chứa iê hoặc yê?
- Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện.
- GV và học sinh nhận xét.
- HS lên bảng điền vào bảng phụ.
- Cả lớp làm bài vào VBT.
 Câu chuyện, yên lặng.
 Viên gạch, luyện tập.
 Bài 3: điền vào chỗ chấm chữ in đậm dấu hỏi, ngã.
(GV treobảng phụ).
- GV và học sinh nhận xét.
3. Củng cố – Dặn dò: ( 4 phút)
- Hướng dẫn viết lại một số từ mà các em đã viết sai.
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện.
 Làng tôi có luỹ tre xanh.
 Có sông Tô Lịch chảy quanh xòm làng.
 Trên bờ vải, nhãn hai hàng.
 Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
 Ca dao.
------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2: TẬP LÀM VĂN
 KỂ VỀ GIA ĐÌNH
I/ MỤC TIÊU:
Rèn kĩ năng nghe và nói:
- Biết kể về gia đình mình theo gợi ý.
- Biết nghe bạn kể để nhận xét, góp ý.
Rèn kĩ năng viết: Dựa vào những điều đã nói, viét được một đoạn (3 đến 5 câu) kể về gia đình. Viết rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ, VBT tiếng việt, SHD, tranh SGk.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
 - Gọi 1 học sinh nhắc lại thứ tự cách làm khi nghe và gọi điện thoại.
 - Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút)
*Hoạt động 1: HĐHS làm bài tập 
 Bài tập 1: (Miệng) 
( 30 phút)
- Kể về gia đình em.
Bài tập yêu cầu các em kể về gia đình chứ không phải trả lời câu hỏi. Các câu hỏi chỉ là gợi ý để kể. Có thể kể nhiều hơn 5 câu nhưng không nhất thiết phải kể dài.
- GV nhận xét câu, bổ sung.
- HS nêu yêu cầu và đọc phần gợi ý.
- HS đọc thầm câu hỏi.
- 1 HS khá giỏi kể về gia đình mình.
- HS kể trong nhóm. (xưng tôi khi kể với bạn)
- 3,4 học sinh kể trước lớp.
“Gia đình em gồm 4 người. Bố mẹ em đều làm ruộng. Chị em đang học lớp 8 A trường Quang Trung. Còn em đang học trường tiểu học Lý Thường Kiệt. Mọi người trong gia đình em rất thương yêu nhau. Em rất tự hào về gia đình của em.”
 Bài tập 2: (viết). 
- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn học sinh chú ý dùng từ đặt câu cho đúng và rõ ý. Viết xong đọc lại bài, phát hiện và sửa sai.
- GV nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố – Dặn dò: (3 phút)
- GV chốt lại nội dung chính của bài học.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà hoàn thành bài tập của mình.
- Dựa vào những điều đã kể ở bài tập 1. hãy viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về gia đình em.
- HS làm bài vào vở.
- Đọc trước lớp về bài làm của mình.
- Cả lớp nhận xét, góp ý.
--------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: TOÁN
15, 16, 17, 18 TRỪ ĐI MỘT SỐ
I/ MỤC TIÊU:
 - Giúp học sinh biết thực hiện phép tính trừ để lập bảng trừ 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- Biết thực hiện phép tính trừ đặt theo cột dọc.
- Làm bài nhanh, biết suy luận.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - 1 bó 1 chục và 8 que tính rời.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
 - Gọi 2 học sinh đồng thời lên bảng thực hiện các phép tính
36 + 25 18 + 47
x – 16 = 34 x + 17 = 51
 - 1 học sinh lên bảng giải toán: bài 4/ 64.
 Cửa hàng có số máy bay là:
 84 – 15 = 39 (máy bay)
 Đáp số: 39 máy bay.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp: (1 phút)
*Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh lập bảng trừ. 
(20 phút).
Bước 1: 15 - 6
- GV nêu bài toán.
+ Có 15 que tính bớt đi 6 que tính còn lại mấy que tính.
? Làm thế nào để tìm được số que tính còn lại?
- GV yêu cầu học sinh sử dụng que tính để tìm ra kết quả.
? 15 bớt đi 6 còn mấy?
? Vậy 15 trừ đi 6 còn mấy?
- HS nghe và phân tích đề toán.
- Thực hiện phép trừ 15 – 6
HS thao tác trên que tính.
- Còn 9.
- Còn 9.
Bước 2: 15 – 7
- Tương tự như trên GV trả lời miệng.
 15 bớt 7 = ?
 15 bớt 8 = ?
 15 bớt 9 = ?
HS trả lời miệng.
 15 bớt 7 còn 8.
 15 bớt 8 còn 7.
 15 bớt 9 còn 6.
- 16 trừ đi một số.
+ GV nêu đề bài toán.
+ Có 16 que tính, bớt đi 9 que tính. hỏi ? ? Còn lại mấy que tính?
? Vậy 16 trừ 9 còn mấy?
HS thao tác trên que tính và trả lời.
- 16 bót 9 còn 7.
- 16 – 9 = 7
- 17, 18 trừ đi một số.
- GV cho học sinh thảo luận nhóm để tìm ra kết quả.
 17 – 8 = 9
 17 – 9 = 8
 18 – 9 = 9
- Qua các đề toán và các thao tác tình của học sinh. GV lập bảng trừ.
- Hướng dẫn học sinh đọc thuộc. 
- HS nêu miệng.
 15 – 6 = 9 16 – 7 = 9 17 – 8 = 9
 15 – 7 = 8 16 – 8 = 8 17 – 9 = 8
 15 – 8 = 7 16 – 9 = 7 18 – 9 = 9
 15 – 9 = 6 
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
*Hoạt động 2: Luyện tập. ( 12 phút).
 Bài 1:tính.
- Yêu cầu học sinh nhớ lại bảng trừ và ghi ngay kết quả vào vở bài tập.
- Yêu cầu học sinh báo cáo kết quả.
- HS thực hiện.
- HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả của từng phép tính.
- Nhiều học sinh trả lời.
3. Củng cố dặn dò: (3 phút)
- Cho học sinh đọc thuộc lại bảng cộng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà các em đọc thuộc lại bảng cộng.
- HS nhìn đề bài toán rồi trả lời câu hỏi.
HS trả lời.
------------------------------------------------------------------------
Tiết 5: SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN 13
I. MỤC TIÊU:
-Nhận ra ưu khuyết điểm trong tuần, có hướng khắc phục trong tuần đến.
-HS biết phế và tự phê.
-Giáo dục học sinh có ý thức, tự giác nhận và sửa khuyết điểm của mình.
II. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN.
-Sổ ghi chép các hoạt động xảy ra trong tuần.
-Phương hướng hoạt động trong tuần tới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐGV
HĐHS
1. Ổn định: 
2. Nội dung, nhận xét trong tuần.
*Hoạt động 1: Nhận xét.
-Lớp trưởng nhận xét tình hình hoạt động của tuần 13 qua các mặt
+Học tập.
+Nền nếp.
+Đạo đức, tác phong
*Hoạt động 2: Giáo viên tổng kết.
-Trong tuần qua lớp 2A đạt được các mặt hoạt động sau.
Học tập: có nhiều em yếu đã cố gắng nổ lực trong học tập. Tuy nhiên viết chính tả còn 4 em sai từ 7 – 8 lỗi trong bài.
Nền nếp: 1 HS bỏ ra ngoài.
-Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc.
-HS nghe
-Tổ xuất sắc 3 cá nhân.
*Hoạt động 3: phương hướng tuần 14
-Tiếp tục giữ vững phong trào rèn chữ, giữ vở.
-Rèn chữ viết đúng mẫu.
-Phấn đấu học tốt, không vi phạm nề nếp 
HS viết vào sổ lên lạc tự đánh giá xếp loại bản thân.
*Hoạt động 4: Sinh hoạt văn nghệ.
-Lớp phó phụ trách văn nghệ điều khiển.
-HS tham gia sinh hoạt văn nghệ của lớp.
---------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_13_nam_hoc_2010_2011.doc