TOÁN
TIẾT 111: SỐ BỊ CHIA – SỐ CHIA – THƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được số bị chia – số chia – thương.
- Biết cách tìm kết quả của phép chia.
- Làm được BT 1, 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC :
Các thẻ từ ghi sẵn như nội dung bài học trong sách giáo khoa .
Tuần 23 Thứ hai ngày 1 tháng 2 năm 2010 Toán Tiết 111: Số bị chia – Số chia – Thương I. Mục tiêu: - Nhận biết được số bị chia – số chia – thương. - Biết cách tìm kết quả của phép chia. - Làm được BT 1, 2. II. Đồ dùng dạy và học : Các thẻ từ ghi sẵn như nội dung bài học trong sách giáo khoa . Số bị chia Số chia Thương III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh. 1. Kiểm tra bài cũ : - Gọi học sinh lên bảng làm bài : +Điền dấu thích hợp vào ô trống : 2 x 3 2 x 5 ; 10 : 2 2 x 4 +Điền dấu thích hợp vào ô trống: 12 20 : 2 - Giáo viên và học sinh nhận xét ghi điểm . 2. Bài mới : a. Hoạt động 1: giới thiệu bài . b. Hoạt động 2: Giới thiệu số bị chia, số chia, thương - Giáo viên viết : 6 : 3 và yêu cầu học sinh tìm kết quả của phép tính này . - Giáo viên giới thiệu ( Vừa giới thiệu vừa gắn thẻ từ lên bảng ): Trong phép chia 6 : 2 = 3 thì 6 là số bị chia , 2 là số chia , 3 là thương . -Giáo viên hỏi : +6 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3 ? +2 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3 ? +3 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3 ? +Số bị chia là số như thế nào trong phép chia ? +Số chia là số như thế nào trong phép chia ? +Thương là gì ? GV: 6 chia cho 2 bằng 3, 3 là thương trong phép chia 6 chia 2 bằng 3, nên 6 : 2 cũng là cũng là thương của phép chia này. +Hãy nêu thương của phép chia 6 : 2 = 3 ? - Yêu cầu học sinh nêu tên gọi các thành phần và kết quả trong phép chia của 1 số phép chia . - Giáo viên nhận xét, ghi điểm . c. Hoạt động 3: Luyện tập thực hành . *Bài 1 : - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài . - Yêu cầu học sinh đọc bài trong sách giáo khoa. - Viết lên bảng 8 : 2 và hỏi : 8 chia 2 được mấy ? - Hãy nêu tên gọi của các thành phần và kết quả của phép chia trên . - Vậy phải viết các số của phép chia này vào bảng ra sao ? - Yêu cầu học sinh làm bài . - Gọi học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng . - Nhận xét và cho điểm học sinh . *Bài 2: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Yêu cầu học sinh tự làm bài . - Yêu cầu học sinh nhận xét bài trên bảng của bạn, sau đó giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh . 3. Củng cố, dặn dò : - Giáo viên nhận xét tiết học , tuyên dương . - Về nhà học thuộc các phép tính chia trong bài , nêu tên gọi các thành phần và kết quả của từng phép tính . - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở nháp - 2 HS nhắc lại tên bài *6 chia cho 2 bằng 3 . - Học sinh theo dõi - Học sinh trả lời. *6 gọi là số bị chia . *2 gọi là số chia . *3 gọi là thương. *Là 1 trong hai thành phần của phép chia ( hay là số được thành các phần bằng nhau ). *Là thành phần thứ hai trong phép chia( hay là số các phần bằng nhau được chia ra từ số bị chia ). *Thương là kết quả trong phép tính chia hay cũng chính là giá trị của 1 phần . *Thương là 3 , thương là 6 : 2 . - HS nêu - 1 HS nêu y/c - Tự tìm hiểu đề bài . *8 chia 2 được 4. *Trong phép chia 8 : 2 = 4 thì 8 là số bị chia, 2 là số chia, 4 là thương . *Viết 8 vào cột số bị chia 2 vào cột số chia và 4 vào cột thương - 2 em lên bảng , dưới lớp làm vào vở . - Nhận xét bài bạn và tự kiểm tra bài mình . *Tính nhẩm . - 2 em lên bảng, mỗi em làm 4 phép tính gồm 2 phép tính nhân và 2 phép tính chia theo đúng cặp, dưới lớp làm vào vở . - Nhận xét bài bạn và tự kiểm tra bài mình . - Học sinh nêu nhận xét. Tập đọc Tiết 67 + 68: Bác sĩ Sói I. Mục tiêu : - Đọc trôi chảy từng đoạn, toàn bài. Nghỉ hơi đúng chỗ. - Hiểu ND: Sói gian ngoan bày mưu lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại. (TL CH 1, 2, 3, 5) - HS khá , giỏi trả lời được CH 4. II. Đồ dùng dạy và học: - Tranh minh họa bài tập đọc. - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III. Các hoạt động dạy và học. TIếT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh. 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi: Cò và Cuốc - Giáo viên nhận xét, tuyên dương, ghi điểm . 2. Bài mới: Giới thiệu bài. a. Hoạt động 1: Luyện đọc. *Đọc mẫu: - Giáo viên đọc mẫu . - Yêu cầu học sinh đọc lại . *Luyện phát âm - Yêu cầu HS tìm từ khó, giáo viên ghi lên bảng . - Cho học sinh đọc, tập trung vào những học sinh mắc lỗi phát âm: rỏ dãi, hiền lành, lễ phép, lựa miếng, huơ, khoan thai, cuống lên, giở trò, giả giọng, bật ngửa, vỡ tan, rên rỉ. - Theo dõi uốn nắn, nhận xét tuyên dương. *Luyện đọc đoạn và ngắt giọng: - Gọi học sinh đọc chú giải . - Giáo viên hỏi: Bài này có thể chia làm mấy đoạn? Các đoạn phân chia như thế nào? - Trong bài tập đọc có lời của những ai ? - Gọi học sinh đọc đoạn 1 - Giáo viên giảng từ: khoan thai là gì ? - Y/c HS tìm cách mgắt gọng của câu văn thứ 3: Nó bèn kiếm một cặp kính đeo lên mắt,/ một ống nghe cặp vào cổ,/ một áo choàng khoác lên người,/ một chiếc mũ thêu chữ thập đỏ chụp lên đầu . // - Đoạn văn này là lời của ai ? - Gọi học sinh khác đọc lại đoạn 1, sau đó hướng dẫn học sinh đọc đoạn 2. - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 : - Đoạn văn này là lời của ai ? - Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn 2 . - Gọi học sinh đọc đoạn 3 . - Đọc đoạn này phải chú ý tìm cách ngắt giọng câu văn cuối bài và luyện đọc lại : Thấy Sói đã cúi xuống đúng tầm , / nó tung vó đá một cú trời giáng , / làm sói bật ngửa , / bốn cẳng huơ giữa trời , / kính vỡ tan , / mũ văng ra // - Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn 3. Giáo viên nghe và chỉnh sửa . *Đọc cả bài: - Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo đoạn . - Đọc trong nhóm. - Giáo viên theo dõi, uốn nắn. - Thi đọc - Giáo viên và học sinh khác nhận xét tuyên dương. - 2 HS đọc và TLCH - 2 HS nhắc lại tên bài - Học sinh lắng nghe . - 1 học sinh khá đọc lại toàn bài, lớp đọc thầm theo. - Học sinh tìm và nêu. - 5 đến 7 học sinh đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh. - 1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi sách giáo khoa. - Theo dõi và trả lời . *Có lời người kể chuyện, lời của Sói, của Ngựa - 1 học sinh đọc đoạn 1. *Là thong thả không vội . - Học sinh tìm cách ngắt giọng và hai em đọc lại . *Đoạn văn này là lời của người kể chuyện . - 1 số học sinh đọc lại đoạn 1. - 1 Học sinh khá đọc. *Lời đối thoại giữa Sói và Ngựa - 2 học sinh đọc bài - Học sinh luyện đọc đoạn 2. - 1 Học sinh khá đọc. - Học sinh tìm cách ngắt . - Một số học sinh đọc lại . - 3 HS đọc nối tiếp đến hết bài - 4 em 1 nhóm đọc cho nhau nghe. - 3 học sinh đọc 3 đoạn TIếT 2 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh b. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. - Gọi học sinh đọc đoạn 1 của bài. - Giáo viên nêu câu hỏi: +Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa ? +Vì thèm rỏ dãi mà Sói quyết tâm lừa Ngựa để ăn thịt. Sói đã lừa Ngựa bằng cách nào ? +Ngựa bình tĩnh giả đau như thế nào ? +Sói làm gì khi giả vờ khám chân cho Ngựa ? +Sói định lừa Ngựa nhưng cuối cùng lại bị Ngựa đá cho một cú trời giáng , em hãy tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá (Hướng dẫn học sinh đọc kỹ hai câu cuối bài để tả lại cảnh này ) - Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 3 . - Chia học sinh thành các nhóm nhỏ, mỗi nhón có 4 em, sau đó yêu cầu học sinh thảo luận với nhau để chọn tên gọi khác cho câu chuyện và giải thích vì sao lại gọi tên gọi đó ? - Qua cuộc đấu trí của Sói và Ngựa câu chuyện muốn gửi đến chúng ta điều gì ? c. Hoạt động 4 : Luyện đọc lại bài . - Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc lại bài theo hình thức phân vai . 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. - Về học bài và chuẩn bị bài sau. - 1 học sinh đọc, lớp nhẩm theo. - Học sinh suy nghĩ và trả lời. *Sói thèm rỏ dãi. *Sói đóng giả làm bác sỹ đang đi khám bệnh để lừa Ngựa. *Khi phát hiện ra Sói đang đến gần. Ngựa biết là cuống lên thì chết bèn giả đau, lễ phép nhờ bác sỹ Sói khám cho cái chân sau đang bị đau. *Sói định lựa miếng đớp sâu vào đùi Ngựa cho Ngựa hết đường chạy. - Học sinh phát biểu ý kiến theo yêu cầu - 1 học sinh đọc bài. - Thảo luận và ra ý kiến của nhóm. *Qua câu chuyện Sói lừa Ngựa không thành lại bị Ngựa dùng mưu trị lại, tác giả muốn khuyên chúng ta hãy bình tĩnh đối phó với những kẻ độc ác giả nhân, giả nghĩa. - Luyện đọc lại bài . Thứ ba ngày 2 tháng 2 năm 2010 Toán Tiết 112: Bảng chia 3 I. Mục tiêu: Giúp học sinh : - Lập và nhớ được bảng chia 3. - Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 3). - Làm được BT 1, 2. II. Đồ dùng dạy và học : Các tấm bìa , mỗi tấm bìa có 3 hình tròn . III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh lên bảng: +Viết phép chia và tính kết quả: a. Phép chia có số bị chia, số chia lần lượt là : 8 và 2 . b. Phép chia có số bị chia, số chia lần lượt là : 12 và 2 . +Đọc thuộc lòng bảng chia 2. - Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. b. Hoạt động 2: Lập bảng chia 3. - Giáo viên gắn lên bảng 4 tấm bìa có 3 chấm tròn, sau đó nêu bài toán: Mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn. Hỏi 4 tấm bìa có mấy chấm tròn? - Hãy nêu phép tính thích hợp để tìm số chấm tròn có trong cả 4 tấm bìa . - Nêu bài toán: Trên các tấm bìa có tất cả 12 chấm tròn. Biết mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn . Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa ? - Hãy đọc phép tính thích hợp để tìm số tấm bìa mà bài toán yêu cầu. - Giáo viên viết lên bảng phép tính : 12 : 3 = 4 và yêu cầu học sinh đọc phép tính này. - Tiến hành tương tự với 1 vài phép tính khác. c. Hoạt động 3: Học thuộc lòng bảng chia. - Yêu cầu học sinh đọc bảng chia 3 vừa xây dựng được. Giáo viên xóa dần kết qủa học sinh đọc. - Yêu cầu học sinh tìm điểm chung của các phép tính chia trong bảng chia 3. - Có nhận xét gì về kết quả của các phép chia trong bảng chia 3. - Giáo viên chỉ vào các số đem chia cho 3, yêu cầu học sinh đọc . - Đây chính là dãy số đếm thêm 3 bắt đầu từ số 3 - Giáo viên chỉ bất kỳ 1 phép tính nào đó trong bảng để học sinh đọc. - Gọi 1 số em luyện học thuộc tại lớp. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương, ghi điểm. d. Hoạt động 4: Luyện tập thực hành *Bài 1: Gọi học sinh nêu yêu cầu bài. - Học sinh tự làm bài. - Giáo viên nhận xét sửa bài đưa ra kết quả đúng: 6 : 3 = 2 9 : 3 = 3 18 : 3 = 6 21 : 3 = 7 24 : 3 = 8 3 : 3 = 1 12 : 3 = 4 15 : 3 = 5 30 : 3 = 10 27 : 3 = 9 *Bài 2 : - Yêu cầu học sinh đọc đề và nêu câu hỏi mời bạn trả lời cùng t ... ắc lại tên bài. *Cô bán vé trả lời: Có chứ . *Bạn nhỏ nói: Hay quá! *Bạn nhỏ đã thể hiện sư lịch sự đúng mực trong giao tiếp. *Ví du: Tuyệt thật ./ Thích quá ! Cô bán cho cháu một vé với./ . - 2 học sinh lên đóng vai và diễn lại tình huống trong bài. Học sinh cả lớp theo dõi. - 2 HS đoc y/c - 1 vài cặp thực hành trước lớp . - 1 em đọc yêu cầu, cả lớp cùng suy nghĩ . - Học sinh đóng vai theo cặp. - 1 cặp học sinh đóng lại tình huống - Lớp nhận xét đưa ra lời đáp khác (nếu có) - Học sinh giải quyết tình huống . - 2 học sinh lần lượt đọc bài. - Lớp chép vào vở. Toán Tiết 114: Luyện tập I. Mục tiêu : - Thuộc bảng chia 3. - Biết giải bài toán có một phép tính chia (trong bảng chia 3). - Biết thực hiện phép chia có kèm đơn vị (chia cho 3; cho 2) - Làm được BT 1, 2, 4. II. Đồ dùng dạy và học Chuẩn bị một số bài tập. III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ - Giáo viên đưa một số hình kẻ 1 , 1 và 1 để 2 3 4 học sinh quan sát và nêu kết quả với những hình đã lấy đi 1 3 - Giáo viên nhận xét và ghi điểm . 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài . b. Hoạt động 2: Luyện tập . *Bài 1 : - Nêu yêu cầu của bài - Yêu cầu học sinh tự làm bài - Yêu cầu các em khác nhận xét bài làm của bạn - Yêu cầu học sinh đọc bảng chia 3. *Bài 2: - Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài . - Yêu cầu học sinh tự làm bài . - Giáo viên gọi HS đọc, sửa bài và nhận xét. *Bài 4: Gọi học sinh đọc đề bài +Bài toán cho biết gì ? +Bài toán hỏi gì ? - Yêu cầu sinh làm bài . - Giáo viên sửa bài và nhận xét đưa ra kết quả đúng: Tóm tắt 3 túi : 15 kg gạo 1 túi :.kg gạo ? Giải Mỗi túi có số kg gạo là. 15 : 3 = 5( kg gạo ) Đáp số : 5 kg gạo . - GV chấm một số bài nhận xét, tuyên dương . 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tốt. - 3 em trả lời - 2 HS nhắc lại tên bài. - Một em nêu. - Hai em lên bảng làm , lớp làm vào vở . - Một vài em nhận xét . - 3 đến 4 em đọc. - 1em nêu. - 4 em lên bảng làm. - Học sinh đổi vở sửa bài - Hai em đọc. *Có 15 kg gạo chia đều 3 túi * Mỗi túi có bao nhiêu kg? - 1 học sinh tóm tắt bài, 1 học sinh giải, dưới lớp làm vào vở . Thứ sáu ngày 5 tháng 2 năm 2010 chính tả: ngày hội đua voi ở tây nguyên Toán Tiết 115: TìM MộT THừA Số CủA PHéP NHÂN I. Mục tiêu : - Nhận biết được thừa số, tích, tìm một thừa số bằng cách lấy tích chia cho thừa số kia. - Biết tìm thừa số x trocng các dạng BT: x x a = b; a x x = b (với a, b là các số bè và phép tính tìm x là nhân hoặc chia trong phạm vi bảng tính dã học). - Biết giải bài toán có 1 phép chia (trong bảng chia 3). - Làm được BT 1, 2. II. Đồ dùng dạy và học : - 3 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 2 chấm tròn ( tam giác , hình vuông ) - Thẻ từ ghi sẵn: Thừa số, thừa số, tích. III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh. 1. Kiểm tra bài cũ : - Giáo viên vẽ lên bảng 4 hình : hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật. Gọi học sinh lên tìm những hình đã tô màu 1 hình. 3 - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm thừa số. *Nhận xét: - Giáo viên cho học sinh lấy 3 tấm bìa mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn . - Nêu bài toán: Có 3 tấm bìa như nhau, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu chấm tròn ? - Hãy nêu phép tính giúp em tìm được số chấm tròn có trong 3 tấm bìa . - Nêu tên gọi của các thành phần và kết quả trong phép nhân trên . - Gắn các thẻ từ lên bảng để định danh tên gọi các thành phần và kết qủa của phép nhân trên: 2 x 3 = 6 Thừa số Thừa số Tích Dựa vào phép x trên, lập các phép (:) tương ứng. - Giới thiệu: Để lập được phép chia 6 : 2 = 3 chúng ta lấy tích ( 6 ) trong phép nhân 2 x 3 = 6 chia cho thừa số thứ nhất ( 2 ) được thừa số thứ hai ( 3 ). - Giới thiệu tương tự với phép chia : 6 : 3 = 2 . - 2 và 3 là gì trong phép tính nhân 2 x 3 = 6? - Vậy ta thấy, nếu lấy tích chia cho một thừa số ta sẽ có thừa số kia . - Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào? *Hướng dẫn tìm thừa số x chưa biết. - Viết lên bảng x x 2 = 8 và nói chúng ta sẽ học cách tìm thừa số chưa biết này . - x là gì của phép nhân x x 2 = 8? - Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào? - Hãy nêu phép tương ứng ? - Vậy x bằng bao nhiêu ? - Giáo viên viết phép tính lên bảng yêu cầu học sinh đọc lại . - Như vậy chúng ta tìm được x = 4 để 4 x 2 = 8 . - Viết lên bảng : 3 x x = 15, yêu cầu HS làm. - Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - Giáo viên sửa bài, bổ sung. - Muốn tìm thừa số trong phép nhân ta làm như thế nào ? - Yêu cầu cả lớp học thuộc lòng quy tắc trên . c. Hoạt động 3 : Luyện tập , thực hành . *Bài 1: - Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó gọi học sinh lên đọc bài trước lớp . - Giáo viên nhận xét, cho điểm . *Bài 2: - Bài yêu cầu gì ? - x là gì trong phép tính của bài ? - Yêu cầu học sinh tự làm bài . x x 3 =12 3 x x = 21 x = 12 : 3 x = 21 : 3 x = 4 x = 7 - Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn, sau đó chữa bài . - Hỏi học sinh vừa lên bảng làm bài: Tại sao trong phần b , để tìm x em lại lấy 12 chia cho 3 ? - Hỏi tương tự phần c . - Nhận xét và cho điểm học sinh . 3. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu học sinh nêu lại cách tìm 1 thừa số của phép nhân . - Giáo viên nhận xét tiết học , tuyên dương . - Về nhà học thuộc các bảng nhân . - 2 em lên bảng làm bài - 2 HS nhắc lại tên bài. - 1 học sinh lên bảng thao tác, dưới lớp làm. *Có 6 chấm tròn . *Phép nhân : 2 x 3 = 6 *2 và 3 là thừa số; 6 là tích - Học sinh gắn thẻ từ vào phép tính . *Phép chia 6 : 2 = 3 . - Học sinh lắng nghe . *Là thừa số. *Muốn tìm thừa số này, ta lấy tích chia cho thừa số kia. *x là thừa số của phép nhân . *Ta lấy tích chia cho thừa số còn lại . *x = 8 : 2 *x = 4 *x x 2 = 8 x = 8 : 2 x = 4 - 1 em lên bảng, lớp làm vào bảng con . *Muốn tìm một thừa số trong phép nhân ta lấy tích chia cho thừa số đã biết . - Đọc cá nhân, đọc đồng thanh . - Học sinh làm bài, 1 em đọc bài làm của mình trước lớp. *Tìm x *x là thừa số chưa biết trong phép nhân . - Học sinh lên bảng làm bài cả lớp làm vào vở bài tập . - 1 HS nhận xét – Chữa bài. *Vì x là thừa số trong phép nhân x x 3 = 12, nên để tìm x chúng ta phải lấy tích là 12 chia cho thừa số đã biết là 3 . - 1 học sinh nêu. Tự nhiên và xã hội Tiết 23: ÔN TậP: Xã HộI I. Mục tiêu: - Kể về được gia đình, trường học của em, nghề nghiệp chính của người dân nơI học sinh ở. - So sánh về cảnh quan thiên nhiên, nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn và thành thị. II. Đồ dùng dạy học: - Các câu hỏi chuẩn bị trước có nội dung về chủ đề về xã hội . - Cây cảnh treo các câu hỏi . - Phần thưởng . III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh lên kiểm tra: +Nêu tên các bài chúng ta đã học về xã hội ? +Những bài đó nói lên điều gì ? - Giáo viên nhận xét, tuyên dương, ghi điểm . 2. Bài mới: Giới thiệu bài a. Hoạt động 1: Thi nói về gia đình , nhà trường và cuộc sống xung quanh . - Yêu cầu học sinh quan sát tranh sưu tầm và nghiên cứu sách giáo khoa để nói về nội dung đã được học. - Nhóm 1 nói về gia đình . *Những công việc hằng ngày của các thành viên gia đình là : Ông bà nghỉ ngơi, bố mẹ đi làm, em đi học *Vào những lúc nghỉ ngơi mọi người trong gia đình đều vui vẻ . Bố đọc báo, mẹ và ông bà chơi với em. *Đồ dùng trong nhà có những loại: +Đồ sứ có: bát, đĩa . + Đồ nhựa có: xô , chậu, bát +Để giữ đồ đẹp bền khi sử dụng phải cẩn thận. Sắp xếp ngăn nắp. - Nhóm 2 nói về nhà trường - Nhóm 3 nói về cuộc sống xung quanh . - Giáo viên nhận xét cách chơi và phát thưởng . b. Hoạt động 2: Làm phiếu học tập. - Giáo viên phát phiếu bài tập cho cả lớp và yêu cầu 1. Đánh dấu x vào ô trước các câu em cho là đúng. a.Chỉ cần giữ gìn môi trường ở nhà . b.Cô hiệu trưởng có nhiệm vụ đánh trống báo hết giờ . c.Không nên chạy nhảy ở trường , để giữ an toàn cho mình và các bạn . d.Chúng ta có thể ngắt hoa ở vườn trường để tặng thầy cô nhân ngày 20 tháng 11 . e.Đường sắt dành cho tàu hỏa đi lại . g.Bác nông dân làm việc trong nhà máy . h.Không nên ăn thức ăn ôi thiu để phòng bệnh ngộ độc. i.Thuốc tây cần để xa tầm tay trẻ em . 2. Nối các câu ở cột A với câu ở cột B : Phòng tránh ngộ độc xung quanh nhà ở và trường học Phòng tránh té ngã khi ở nhà Giữ sạch môi trường bền đẹp Cần phải giữ gìn đồ giành cho phương tiện dùng trong gia đình ô tô, xe máy, xe đạp Đường bộ khi ở trường *Bài 3: Hãy kể tên a.Hai ngành nghề ở vùng nông thôn. b. Hai ngành nghề ở hành phố. c.Ngành nghề ở ịa phương bạn - Giáo viên, nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, tuyên dương 1 số em. - Về học bài chuẩn bị chương tự nhiên . - 2 em lên bảng trả lời. - 2 HS nhắc lại tên bài - Học sinh thảo luận nhóm và minh họa . - Các nhóm trình bày. Nhóm khác nghe và nhận xét bổ sung . - Học sinh tự đánh dấu. - Học sinh tự nối . - Học sinh kể . thủ công: gấp cắt dán phong bì( tiết 2) I.mục tiêu: - Biết cách gấp, cắt, dán phong bì. - Gấp, cắt, dán được phong bì. Nếp gấp, đường cắt, đường dán tương đối phẳng. Phong bì có thể chưa cân đối. - HS khá giỏi đường cắt, dán cân đối. II. Đồ dùng: - GV: Phong bì mẫu, giấy mầu, kéo, hồ dán. - HS: Giấy mầu, kéo, hồ dán III. Các hoạt động dạy- học: hoạt động của gv hoạt động của hs 1.Quy trình gấp, cắt dán phong bì - GV chi HS nêu lại quy trình gấp, cắt, dán phong bì + B1: gấp phong bì + B2: cắt phong bì + B3: dán thành hình phong bì 2. HS thực hành gấp, cắt, dán phong bì - GV tổ chức cho HS gấp, cắt, dán phong bì. - GV theo dõi, uốn nắn 3. Trưng bày sản phẩm - GV cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm - Nhận xét bình chọn sản phẩm đẹp 4. Nhận xét tiết học: Dặn chuẩn bị bài sau - Gấp 2 bên vào khoảng 1 ô rưỡi để lấy đường dấu gấp. - Mở đường dấu gấp ra, cắt theo đường dấu gấp, cắt bỏ phần gạch chéo. - HS thực hành gấp. - HS viết trên phong bì tên người gửi, người nhận. - Trưng bày sản phẩm. - Nhận xét đánh giá. xác nhận của ban giám hiệu:
Tài liệu đính kèm: