Giáo án An toàn giao thông (chuẩn kiến thức)

Giáo án An toàn giao thông (chuẩn kiến thức)

An toàn giao thông

AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM KHI ĐI TRÊN ĐƯỜNG .

 I. Mục tiêu :

- HS nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường. HS nhận biết những nguy hiểm thường có khi đi trên đường .

- Biết phân biệt những hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường: biết cách đi trong ngõ hẹp, nơi hè phố bị lấn chiếm, qua ngã tư.

- Đi bộ trên vỉa hè, không đùa nghịch dưới lòng đường để đảm bảo an toàn .

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Tranh minh hoạ SGK, phiếu giao việc

- HS: SGK

 

doc 11 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 701Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án An toàn giao thông (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An toàn giao thông
AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM KHI ĐI TRÊN ĐƯỜNG .
 I. Mục tiêu :
- HS nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường. HS nhận biết những nguy hiểm thường có khi đi trên đường .
- Biết phân biệt những hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường: biết cách đi trong ngõ hẹp, nơi hè phố bị lấn chiếm, qua ngã tư.
- Đi bộ trên vỉa hè, không đùa nghịch dưới lòng đường để đảm bảo an toàn .
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Tranh minh hoạ SGK, phiếu giao việc
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS
2. Bài mới: GV giới thiệu bài
Hoạt động 1: Giới thiệu an toàn và nguy hiểm
- GV nêu một số tình huống, câu hỏi giúp HS biết thế nào là an toàn và nguy hiểm
 + Đá bóng dưới lòng đường. Ngồi sau xe máy không bám vào người lái. Chạy đuổi nhau gây ngã... là nguy hiểm
 + Đi đường không để xảy ra va quẹt, không bị ngã, bị đau... là an toàn
- GV chia bốn nhóm, cho HS quan sát 5 tranh SGK và TLCH: Tranh vẽ hành vi nào là an toàn , nguy hiểm ? Vì sao ?
- GV nhận xét, kết luận 
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm
- GV chia lớp 4 nhóm, phát phiếu giao việc
+ N1: Em và bạn ôm quả bóng ra sân. Quả bóng tuột khỏi tay, lăn xuống đường. Em làm thế nào để lấy được bóng?
 + N2: Em cùng mẹ chuẩn bị qua đường, cả hai tay mẹ đều bận xách túi. Em sẽ làm thế nào để cùng mẹ qua đường ?
 + N3: Em cùng các bạn đi học về, đến chỗ có vỉa hè rộng, các bạn rủ em chơi đá cầu. Em có cùng chơi không? Em sẽ nói gì với bạn?
 + N4: Các bạn đứng bên kia đường rủ em đến nhà thiếu nhi chơi nhưng trên đường đang có nhiều xe qua lại. Em làm thế nào để qua đường đi với bạn?
- GV nhận xét, chốt ý đúng
Hoạt động 3: An toàn trên đường đến trường 
- Cho HS nói về an toàn trên đường đi học
- GV nhận xét, chốt ý
3. Củng cố , dặn dò :
- An toàn là gì ?
- Nguy hiểm là gì ?
- Về nhà thực hiện đúng những gì đã học .
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện trình bày
- HS nêu cá nhân
- 2 HS nêu 
- 2 HS nêu 
* Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................
.........................................................................................................................................
_______________________________
An toàn giao thông
TÌM HIỂU ĐƯỜNG PHỐ
I. Mục tiêu :
19
- HS kể tên mô tả đường phố nơi em ở hoặc đường phố các em biết ( rộng hẹp, biển báo, vỉa hè)ø. HS biết sự khác nhau của đường phố, ngõ ( hẻm ) ngã ba, ngã tư ...
- Nhớ tên và nêu được đặc điểm đường phố ( hoặc nơi em sống). Nhận biết được các đặc điểm cơ bản về an toàn và không an toàn của đường phố .
- HS thực hiện đúng qui định đi trên đường phố .
II. Đồ dùng dạy học :
- GV: Bốn tranh nhỏ SGK 
- HS: quan sát con đường em đi học 
III . Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Khi đi bộ trên đường phố , em thường đi ở đâu để được an toàn ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1 : Tìm hiểu đặc điểm đường phố nhà em (trường em) 
- GV chia 6 nhóm yêu cầu HS nhận xét về đặc điểm con đường em đi học 
 + Từ nhà đến trường qua những cây cầu nào, con đường đá hay đất .
 + Em thấy xe cộ qua lại như thế nào ?
 + Xe máy, ô tô, xe đạp ...đi trên đường nhiều hay ít?
+ Khi đi trên đoạn đường có xe chạy em cần chú ý điều gì ?
- GoÏi các nhóm nêu kết quả
- GV nhận xét, kết luận
Hoạt động 2: Tìm hiểu đường phố an toàn, chưa an toàn 
- GV chia lớp 4 nhóm, phát mỗi nhóm một bức tranh .
- Gọi các nhóm nêu kết quả
- GV nhận xét đánh giá ý kiến trình bày của các nhóm .
- GV kết luận
3. Củng cố, dặn dò
- Hãy kể tên các đường phố mà em biết ?
- GV chốt bài học, liên hệ GD
- Nhận xét tiết học
- 2 HS nêu
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nêu kết quả thảo luận
- HS thảo luận những hành vi , đường phố nào là an toàn , chưa an toàn .
- Đại diện nhóm lên gắn tranh trình bày ý kiến . Nhóm khác bổ sung 
- HS nêu cá nhân
* Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................
.........................................................................................................................................
___________________________
An toàn giao thông
ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN
I. Mục tiêu:
- Ôn lại kiến thức về đi bộ và qua đường đã học ở lớp một. HS biết cách đi bộ, biết qua đường trên những đoạn đường có tình huống khác nhau (vỉa hè có nhiều vật cản, không có vỉa hè, đường ngõ).
- HS biết quan sát phía trước khi qua đường. Biết chọn nơi an toàn qua đường 
- Ở những đoạn đường nhiều xe cộ qua lại tìm người lớn đề nghị gip1 đỡ khi qua đường. HS có thói quen quan sát trên đường đi, chú ý khi đi đường.
II. Đồ dùng dạy học :
- GV: 5 tranh vẽ SGK. Phiếu học tập ghi các tình huống của HĐ 3.
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ:Hiệu lệnh của CSGT
và biển báo hiệu GTĐB
- GoÏi 2 HS nêu và làm mẫu tư thế của CSGT
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát tranh 
- GV chia lớp thành 5 nhóm, cho các nhóm quan sát hình vẽ SGK và nhận xét hành vi đúng, sai 
- GV hỏi : 
 + Những hành vi nào, của ai là đúng ?
 + Những hành vi nào, của ai là sai ?
- Gọi các nhóm trình bày
- GV nhận xét
 + Nếu đi bộ ở những đường không có vỉa hè hoặc vỉa hè bị lấn chiếm hay đi trong ngõ, các em cần đi như thế nào ?
 + Ở ngã tư, ngã năm muốn qua đường các em cần chú ý điều gì ?
- GV nhận xét, kết luận
Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm 
- GV chia lớp 4 nhóm, phát mỗi nhóm một câu hỏi tình huống. Yêu cầu các nhóm thảo luận tìm ra cách giải quyết
+ TH1: Nhà em và nhà bạn Lan ở cùng một ngõ hẹp. Em sang nhà bạn Lan rủ Lan đi học. Em và Lan cần đi trên đường như thế nào để đến trường ,một cách an toàn.
+ TH2: Em và mẹ cùng đi chợ. Trên đường về đi qua đoạb đường có nhiều vật cản trên vỉa hè. Em và mẹ cần đi như thế nào đền đảm bảo an toàn ? 
+ TH3: Hôm nay em và chị đang đi học ở trường THPT cùng đi học về, phải qua đường nơi không có đèn tín hiệu và vạch đi bộ qua đường. Trên đường có nhiều xe cộ đi lại. Em và chị cần phải qua đường như thế nào để đảm bảo an toàn ?
+ TH4: Em muốn qua đường nhưng quãng đường ấy có rất nhiều xe cô qua lại. Em phải làm gì để qua đường được an toàn ?
- Gọi đại diện trình bày
- GV hỏi thêm:
 + Không nên qua đường ở những nơi thế nào ?
 + Khi đi bộ qua đường nơi không có tín hiệu ta phải quan sát đường như thế nào ?
 + Theo em điều gì sẽ xảy ra nếu các em không thực hiện tốt những quy định khi đi bộ trên đường?
 - GV nhận xét kết luận
3. Củng cố, dặn dò:
- GV chốt nội dung bài, liên hệ GD HS chấp hành đúng những quy định khi đi bộ qua đường
- Nhận xét tiết học
- Các nhóm quan sát hình vẽ thảo luận nhận xét hành vi đúng sai ở mỗi bức tranh.
- Đại diện nhóm lên trình bày ý kiến và giải thích lí do 
- HS nêu cá nhân
- HS nêu cá nhân
- Các nhóm thảo luận tìm ra cách giải quyết.
- Đại diện 4 nhóm trình bày
- HS trả lời cá nhân
* Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................
.........................................................................................................................................
_________________________
An toàn giao thông
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. Mục tiêu:
- HS biết một số loại xe thường thấy đi trên đường bộ. Phân biệt xe thô sơ và xe cơ giới và biết tác dụng của các loại phương tiện giao thông.
- Biết tên các loại xe thường thấy. Nhận biết được các tiếng động cơ và tiếng còi của ô tô và xe máy để tránh nguy hiểm.
- Không đi bộ dưới lòng đường. Không chạy theoo hoặc bám theo ô tô, xe máy đang đi.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh vẽ SGK. Tranh trên đường có nhiều loại xe đang lưu thông
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Đi bộ và qua đường an toàn
- GoÏi 2 HS TLCH:
+ Không nên qua đường ở những nơi như thế nào?
 + Khi đi bộ trên đường em cần thực hiện tốt điều gì?
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Nhận diện các phương tiện giao thông 
- Cho HS quan hình trang 19 và 20 hỏi:
 + Nêu tên các loại xe có trong hình?
 + So sánh và phân biệt hai loại phương tiện giao thông ở các hình trang 19 và 20?
- Gọi các nhóm trình bày
- Nhận xét, chốt ý
- Các PTGT ở H1(xe cơ giới) và H2 (xe thô sơ) có điểm gì giống và khác nhau:
 + Đi nhanh hay chậm?
 + Khi đi phát ra tiếng động lớn hay nhỏ?
 + Chở hàng ít hay nhiều?
 + Loại nào dễ gây nguy hiểm hơn?
- GV nhận xét, chốt ý
- GV giới thiệu thêm các loại xe ưu tiên: xe cứu thương, xe cứu hoả, xe công an. Khi đi đường gặp các loại xe này mọi người phải nhường đường cho xe đi trước.
Hoạt động 2: Trò chơi
- GV chia lớp 4 nhóm, yêu cầu HS tìm các loại phương tiện giao thông đường bộ và ghi ra bảng phụ
- Gọi đại diện dán và đọc kết quả
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- GV hỏi thêm:
 + Nếu đi về quê em thích đi ô tô, xe máy, xe đạp  Vì sao?
 + Em có được chơi đùa hay đi lại dưới lòng đường không? Vì sao?
 - GV nhận xét kết luận
Hoạt động 3: Quan sát tranh
- Cho HS xem tranh trên đường có nhiều xe qua lại, hỏi:
 + Trong tranh có các loại xe nào đang đi lại trên đường?
 + Khi qua đường em cần chú ý đến các loại phương tiện nào?
3. Củng cố, dặn dò:
- Kể tên các loại phương tiện giao thông đường bộ mà em biết?
- GV chốt nội dung bài, liên hệ GD HS chấp hành đúng luật giao thông
- Nhận xét tiết học
- 2 HS trả lời
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm lên trình bài
- HS nêu cá nhân
- HS nêu cá nhân
- Các nhóm thảo luận 3 phút
- HS nêu cá nhân
- HS trả lời cá nhân
- 2-3 HS nêu
* Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................
.........................................................................................................................................
An toàn giao thông
NGỒI AN TOÀN TRÊN XE ĐẠP, XE MÁY
I. Mục tiêu:
- HS biết những quy định đối với người ngồi trên xe đạp, xe máy. Mô tả được các động tác khi lên, xuống và ngồi trên xe đạp, xe máy.
- HS thể hiện thành thạo động tác lên, xuống xe đạp, xe máy. Thực hiện đúng động tác đội mũ bảo hiểm.
- HS thực hiện đúng động tác và những quy định khi ngồi trên xe. Có thói quen đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh vẽ SGK. Mũ bảo hiểm.
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: PTGT đường bộ
- GoÏi 2 HS TLCH:
 + Kể tên một số PTGT cơ giới mà em biết?
 + Hằng ngày các em đến trường bằng phương tiện gì?
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Nhận biết hành vi đúng, sai khi ngồi sau xe đạp, xe máy
- Cho HS quan hình trang 21, 22 và nhận biết những hành vi đúng, sai khi ngồi trên xe đạp, xe máy
- Gọi các nhóm trình bày 
- Nhận xét, chốt ý
- GV hỏi thêm:
 + Khi lên, xuống xe đạp, xe máy em thường trèo lên ở phía bên trái hay bên phải?
 + Khi ngồi trên xe máy, em ngồi phía trước hay phía sau người điều khiển xe? Vì sao?
+ Khi đi xe máy tại sao chúng ta cần đội mũ bảo hiểm?
 + Đội mũ bảo hiểm như thế nào là đúng?
 + Khi đi xe máy quần áo, giày dép phải như thế nào?
- GV nhận xét, chốt ý
- GV giới thiệu và làm mẫu cách đội mũ bảo hiểm cho HS quan sát. Gọi vài HS lên thực hành.
Hoạt động 2: Trò chơi thực hành
- GV chia lớp 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và giải quyết các tình huống bằng cử chỉ hành vi đúng.
 + TH1: Em được bố chở em đến trường bằng xe máy. Em hãy thể hiện cá động tác lên xe, ngồi xe và xuống xe
+ TH2: Mẹ đưa em đến trường bằng xe đạp, trên đường đi gặp bạn cùng lớp được bố chở bằng xe máy. Bạn vẫy gọi em bảo đi nhanh đến trường để chơi. Em thể hiện thái độ và động tác như thế nào?
- Gọi đại diện trình bày
- GV nhận xét kết luận
3. Củng cố, dặn dò:
- Điều gì sẽ xảy ra nếu các em không thực hiện đúng những quy định khi ngồi trên xe đạp, xe máy?
- GV chốt nội dung bài, liên hệ GD HS chấp hành đúng những quy định khi ngồi trên xe đạp, xe máy.
- Nhận xét tiết học
- 2 HS trả lời
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm lên trình bài
- HS nêu cá nhân
- 2 nhóm cùng 1 tình huống
- Các nhóm thảo luận 
- Các nhóm trình bày
- HS nêu cá nhân
* Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................
.........................................................................................................................................
An toàn giao thông
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
I. Mục tiêu:
- HS biết các phương tiện giao thông đường thủy: phương tiện có động cơ và phương tiện thô sơ. Biết mô tả, nhận biết các loại phương tiện giao thông đường thủy.
- Có hành vi đúng, an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy.
- Có ý thức và thói quen thực hiện đúng các quy định và có hành vi an toàn khi đi trên phương tiện giao thông đường thủy.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh tàu thuyền, phà, ghe đi trên sông
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy
- GoÏi 2 HS TLCH:
 + Khi lên, xuống xe máy, em thường lên, xuống phía bên nào?
 + Để đảm bảo an toàn, khi ngồi trên xe đạp, xe máy em cần chú ý điều gì?
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Chia lớp 4 nhóm, đính tranh các PTGT đường thủy lên bảng, yêu cầu các nhóm chỉ và nêu phương tiện nào hoạt động bằng động cơ, phương tiện nào là thô sơ
- Gọi đại diện trình bày
- GV nhận xét, chốt ý
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi:
 + Phương tiện GT đường thủy nào đi ven biển?
 + Phương tiện GT đường thủy nào đi trên sông?
 + Khi đi trên tàu, thuyền, em phải làm gì để giữ an toàn?
- GV nhận xét kết luận 
Hoạt động 3: Trò chơi
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5 HS
- Nêu luật chơi: Khi GV nêu PTGT hoạt động bằng động cơ, HS thực hiện quay tròn 2 tay ở trước ngực. Khi nêu PTGT đường thủy thô sơ, HS làm động tác chèo
- Nhóm nào thực hành sai thì GV gọi nhóm khác. Cuối cuộc nhận xét, tuyên dương nhóm chơi tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV chốt nội dung bài, liên hệ GD 
- Nhận xét tiết học
- 2 HS trả lời
- 4 nhóm thảo luận nhóm đôi
- Đại diện các nhóm lên trình bài
- HS nêu cá nhân
- HS chơi lần lượt
* Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................
.........................................................................................................................................
An toàn giao thông
BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
I. Mục tiêu:
- HS hiểu ý nghĩa của một số biển báo hiệu giao thông đường thuỷ thông dụng.
- HS nhận xét nhanh chóng và chính xác các biển báo đã học.
- HS có ý thức chú ý các biển báo hiệu lệnh của cảnh sát giao thông đường thuỷ và nhắc nhở mọi người trong gia đình noi theo
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Các biển báo hiệu giao thông đường thuỷ: 2 biển cấm đậu, 2 biển cấm phương tiện thô sơ, 2 biển chỉ dẫn được phép đậu
III. Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ:: Phương tiện giao thông đường thuỷ
- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Kể tên các loại phương tiện giao thông đường thuỷ mà em biết? Phương tiện nào là thô sơ, phương tiện nào hoạt động bằng động cơ?
2. Bài mới: GV giới thiệu bài – ghi tựa
Hoạt động 1. Hoạt động nhóm
- GV chia lớp 3 nhóm, giao cho mỗi nhóm 1 biển báo
- Yêu cầu HS quan sát và nêu: hình dạng, màu sắc, hình vẽ bên trong
- Gọi đại diện nêu kết quả thảo luận
- GV nhận xét và nêu ý nghĩa từng biển báo
Hoạt động 2. Thực hành kĩ năng
- Chia lớp 2 nhóm
- GV để 3 loại biển báo lên bàn
- GV nêu tên từng biển báo 
- GV nhận xét, kết luận
Hoạt động 3: Trò chơi: 
- GV chia lớp 2 nhóm và chia cho mỗi nhóm 3 biển báo
- GV nêu tên từng biển báo
- GV nhận xét tuyên dương nhóm đưa biển báo đúng, nhanh
3. Củng cố dặn dò
- GV chốt lại đặc điểm các biển báo cấm, biển chỉ dẫn
- GV liên hệ giáo dục
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS ôn lại các bài đã học
- 2 HS trả lời
- Các nhóm thảo luận ( 3 phút)
- Đại diện 3 nhóm nêu
- Mỗi nhóm cử 3 bạn
- HS lựa chọn đúng biển báo GV nêu
- HS đưa nhanh biển báo tương ứng
19
* Rút kinh nghiệm: ..
.

Tài liệu đính kèm:

  • docAN TOAN GIAO THONG.doc