Đề thi Toán + Tiếng Việt giữa học kì I lớp 4

Đề thi Toán + Tiếng Việt giữa học kì I lớp 4

1. Đặt tính: 450370 + 6025. Các đặt tính đúng là:

a. 450370

 6025

b. 450370

 6025

c. 450370

 6025

2. Kết quả phép cộng 508323 + 467895 là:

a. 976118 b. 976218 c. 965218

3. Đặt tính: 546327 - 30839. Các đặt tính đúng là:

a. 546327

 30839

b. 546327

 30839

c. 30839

 546327

4. Kết quả phép trừ 318257 - 269486 là:

a. 48771 b. 48871 c. 49771

5. Đặt tính rồi tính kết quả

a. 367428 + 281657 b. 483925 + 294567 c. 593746 + 64528

 

doc 9 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Toán + Tiếng Việt giữa học kì I lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Đặt tính: 450370 + 6025. Các đặt tính đúng là:
+
a. 450370
 6025
+
+
b. 450370
 6025
+
c. 450370
 6025
2. Kết quả phép cộng 508323 + 467895 là: 
a. 976118
b. 976218
c. 965218
3. Đặt tính: 546327 - 30839. Các đặt tính đúng là:
-
a. 546327
 30839
-
b. 546327
 30839
-
c. 30839
 546327
4. Kết quả phép trừ 318257 - 269486 là: 
a. 48771
b. 48871
c. 49771
5. Đặt tính rồi tính kết quả
a. 367428 + 281657
b. 483925 + 294567
c. 593746 + 64528
6. Đặt tính rồi tính kết quả
a. 649072 - 178526
b. 86154 - 40729
c. 608090 - 515264 
7. Đánh dấu X vào ô thích hợp
Câu
Đúng
Sai
a. 43975 + 6485 = 50476
b. 5617 + 312 x 2 = 6241
c. 390061 + 3650 = 393711
d. 319 + 18 x 4 = 390
8. Tìm x:
 a. x +363=3838	 	 b.	x - 707 = 3535 
9. Tính giá trị biểu thức 
 5125 – 125 : 5
ĐÁP ÁN
-
1c ; 2b ; 3b ; 4a
5. Đặt tính rồi tính kết quả
a. 367428 + 281657
+
 367428
 281657
 649085
b. 483925 + 294567
+
 483925
 294567
 778492
c. 593746 + 64528
+
 593746
 64528
 658274
6. Đặt tính rồi tính kết quả
a. 649072 - 178526
 649072
 178526
 470546
b. 86154 - 40729
 86154
 40729
 45425
c. 608090 - 515264
 608090
 515264
 92826
7. Đánh dấu X vào ô thích hợp
Câu
Đúng
Sai
a. 43975 + 6485 = 50476
x
b. 5617 + 312 x 2 = 6241
x
c. 390061 + 3650 = 393711
x
d. 319 + 18 x 4 = 390
x
8. 
 a. x + 363 = 3838 b. x - 707 = 3535	
 x = 3838 - 363 x	 = 3535 + 707 
 x = 3475 x = 4242 
9.
 5125 – 125 : 5 = 5125 – 25 
 = 5100 
TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TOẢN
Họ tên HS:... 
Lớp:. 
Điểm
Chữ kí GT + GK
KIỂM TRA GIỮA KỲ I
Năm học: 2010 – 2011
Môn :Tiếng viết (Đọc) lớp 4
Ngày tháng năm 2010
( Thời gian làm bài 40 phút)
A – ĐỌC HIỂU – LUYỆN TỪ VÀ CÂU (5điểm)
* Dựa vào nội dung bài “Khoét sáo diều”. Chọn và khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
 A.Đọc thầm : Khoét sáo diều
	Ông Cả Nam là một người ưa thú chơi diều và là một tay khoét sáo diều khét tiếng cả vùng. Những chiếc sáo ông làm ra, tiếng đổ rất hay và phân biệt rất rõ là sáo chim, sáo còi, sáo cồng hay sáo đẩu.
	Sáo chim là thứ sáo thường để đeo vào những con chim thi, tiếng kêu vút và dài. Sáo còi tiếng to hơn sáo chim, the thé và cũng kéo dài. Sáo cồng kêu rổn rổn từng tiếng ro ro ròn ròn. Tiếng sáo đẩu ngân vang lưng trời và kêu đều như lời ca của một cung nữ.
	Ông chọn những ống tre nhỏ, già làm mình sáo. Lựa được ống tre, ông phải gọt ngoài, róc trong để làm mảnh hẳn ống tre. Lại phải khoét ở giữa ống tre một lỗ thông suốt để luồn cọng sáo, nơi khoét đó phải làm kín trong lòng để giữ gió thì sáo mới kêu. Rồi dùng sơn để gắn sao cho cân, cho đều và kín. Còn miệng sáo, ông phải dùng gỗ mỏ, thứ gỗ vừa mềm, vừa dai, vừa chịu được nắng mưa, không co, không giãn.
	Tất cả những tinh vi đó vẫn chưa là chỗ chính. Chỗ chính là nơi miệng sáo phải khoét thế nào cho sáo đón gió thành tiếng kêu mình muốn. Miệng sáo còi cần khoét nhỏ và dày, như vậy lòng sáo hút được nhiều gió, nó sẽ rít lên. Còn sáo đẩu và sáo cồng thì miệng phải khoét rộng và vòng cung ngăn ngắn. Như thế hơi gió thi nhau vào, hết đợt nọ đến đợt kia, sẽ tạo thành những tiếng sáo ngân nga dìu dịu.
	Trước khi tặng ai một chiếc sáo, bao giờ ông cũng đứng lên, cầm sáo quay một vòng cho nó kêu, vẻ mặt hân hoan như được vật gì quý lắm.
 Theo Toan Ánh
1. Ông Cả Nam nổi tiếng cả vùng về điều gì ?
a. Về tài khoét sáo diều.
b. Về thú chơi diều.
c. Về tài thổi sáo.
2. Những tiếng sáo của ông Cả Nam có gì đặc biệt ?
a. Tiếng sáo kêu rổn rổn từng tiếng ro ro ròn ròn.
b. Tiếng sáo kêu đều đều như lời than của một cung nữ.
c. Tiếng sáo đổ rất hay, phân biệt rõ các loại sáo với nhau.
3. Ông Cả Nam làm sáo bằng những vật liệu nào?
a. Làm bằng những ống tre non, thân nhỏ.
b. Thân sáo làm bằng ống tre, miệng sáo làm bằng gỗ mỏ.
c. Làm bằng thứ gỗ mềm, dai, co dãn, chịu được nắng mưa.
4.Chỗ tinh vi nhất trong cách khoét sáo diều của ông Cả Nam là gì?
a. Cách róc bên trong ống tre để ống tre mỏng đi	
b. Cách khoét lỗ ở giữa ống tre để luồn cọng sáo.	
c. Cách khoét miệng để sáo đón gió thành tiếng kêu mính muốn.
5. Từ chính trực nghĩa là:
a. Ngay thẳng, thật thà.
b. Thật thà, cần cù.
c. Ngay thẳng, lanh lợi.
d. Thẳng thắn, hiền lành.
6. Tiếng “yêu” gồm những bộ phận nào?
a. Chỉ có vần.
b. Vần và thanh.
c. Âm đầu và vần.
d. Âm đầu, vần và thanh.
7. Thành ngữ tục ngữ nào khuyên ta biết yêu thương đoàn kết giúp đỡ nhau:
a. Lá lành đùm lá rách.
b. Trâu buộc ghét trâu ăn.
c. Máu chảy ruột mềm.
d. Lá rụng về cội.
8. Danh từ là những từ:
a. Những từ chỉ người và vật.
b. Những từ chỉ màu sắc.	
c. Những từ chỉ sự vật(người, vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị	).
d. Những từ chỉ hành động.
B - ĐỌC TIẾNG (5điểm)
Học sinh bốc thăm đọc một đoạn một trong các bài tập đọc sau: (trong thời gian 1 phút)
1. Bài: “Thư thăm bạn” (Đoạn 2: Từ Hồng ơi .......... bạn mới như mình. Sgk trang 25, 26) 
- Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng.
( Nhưng chắc hồng cũng tự hào về tấm gương dũng cảm của ba xả thân cứu người giữa dòng nước lũ. Mình tin rằng theo gương ba, Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này. Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và có cả những người bạn mới như mình.)
2. Bài: “Người ăn xin” (Đoạn 2: Từ Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia .......... không có gì cho ông cả. Sgk trang 30) 
- Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối ông lão ăn xin như thế nào?
( Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ cậu chân thành thương xót ông lão, tôn trọng ông, muốn giúp ông)
3. Bài: “Những hạt thóc giống” (Đoạn 3: Từ Mọi người đều sững sờ .......... thóc giống của ta. Sgk trang 47) 
- Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm?
( Mọi người sững sờ, ngạc nhiên, sợ hãi thay cho Chôm vì chôm dám nói thật, sẽ bị trừng phạt)
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT ĐỌC – LỚP 4
I. ĐỌC HIỂU – LUYỆN TỪ VÀ CÂU (5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
a
c
b
c
a
b
a
c
Điểm 
0,5
0,5
0,5đ
0,5đ
0,5đ
1đ
0,5đ
1đ
II. Đọc tiếng: 5 điểm
- Giỏi: ( điểm 4,5- 5) HS đọc lưu loát , trôi chảy, thể hiện được cảm xúc của bài đọc
- Khá: ( điểm 3,5- 4) HS đọc tương đối lưu loát , trôi chảy, thể hiện được cảm xúc của bài đọc
- Trung bình: ( điểm 2,5- 3) HS đọc tương trôi chảy, thể hiện cảm xúc của bài ở mức tương đối.
- Yếu: ( điểm 1- 2) Kĩ năng đọc và diễn cảm còn yếu.
TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TOẢN
Họ tên HS:... 
Lớp:. 
Điểm
Chữ kí GT + GK
KIỂM TRA GIỮA KỲ I
Năm học: 2009 – 2010
Môn :Tiếng viết (Viết) lớp 4
Ngày tháng năm 2009
I. CHÍNH TẢ: (5 điểm)
1. Bài viết : (4 Điểm) 
 VŨ TÚ NAM
 Trích “Từ dòng sông ấy”
2. Bài tập: ( 1 điểm)
 Điền vào chỗ trống x hay s
 .....uôi dòng ; cuộc ...ống ; .... ách vở, .......ông đất
II. TẬP LÀM VĂN (5điểm)
Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho một người thân( ông bà, cô giáo cũ, bạn cũ,...) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT ( VIẾT) LỚP 5
I. CHÍNH TẢ: ( 5 Điểm) 
1. Bài viết: (4 Điểm) 
Những cánh bướm bên bờ sông
Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn ở bờ sông bắt bướm. Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, đủ sắc màu. Con xanh biếc pha đen như nhung bay nhanh loang loáng. Con vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng. Con bướm quạ to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn, có hình đôi mắt tròn, vẻ dữ tợn
 VŨ TÚ NAM
 Trích “Từ dòng sông ấy”
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn, sạch đẹp (4 điểm)
- Bốn lỗi chính tả ( Sai : phụ âm đầu , vần, dấu thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 1 điểm.
- Lưu ý: Chữ xấu, bài viết không sạch sẽ trừ 0,5 điểm cho toàn bài.
2. Bài tập chính tả ( 1 điểm)
Học sinh điền đúng mỗi chỗ đạt 0,25 điểm ( xuôi dòng ; cuộc sống, sách vở, xông dất)
II. TẬP LÀM VĂN( 5 Điểm) 
Yêu cầu : Học sinh viết được bài văn ( khoảng 15 đến 20 dòng ) đúng thể loại văn tả đồ vật. Bài viết cần đạt những yêu cầu sau:
1. Nội dung : ( 3,5 điểm) GV có thể cho điểm dựa vào các gợi ý sau : 
a. Phần đầu thư : ( 0,5 điểm) 
- Nêu được thời gian, địa điểm và lời thưa gửi.
b. Phần chính: (2,5 điểm)
- Nêu được mục đích, lí do viết thư.
- Thăm hỏi tình hình của người nhận thư và lời chúc mừng năm mới đối với người nhận thư
c. Phần cuối thư: ( 0,5 điểm)
- Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hen
- Chữ kí và tên hoặc họ, tên.
2. Hình thức : ( 1,5 điểm)
-Viết đúng thể loại văn viết thư theo yêu cầu đề. Bố cục mạch lạc, đủ 3 phần.
- Biết sử dụng câu văn giàu hình ảnh, sinh động không khuôn sáo theo mẫu. Viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng và trình bày sạch đẹp.
Lưu ý : Nếu bài sai quá 5 lỗi về dùng từ, đặt câu ( câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ; câu sai ngữ pháp,) thì trừ 0,5 điểm cho toàn bài.
- Không cho điểm tối đa đối với những bài viết trình bày xấu, chữ viết không rõ ràng, sai qui định.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_TOAN_TV_GKI_LOP_4_CUC_HAY.doc