Đề thi môn Toán Lớp 5 - Năm học 2011-2012

Đề thi môn Toán Lớp 5 - Năm học 2011-2012

A/PHẦN TRẮC NGHIỆM:

 Chọn và ghi chữ cái đặt trước câu trả lời đúng vào bài làm:

Câu 1: Số 97 8057 chữ số 5 thuộc hàng nào?

 A. 5 B. 50 C. 500 D. 5000

Câu 2: Số “Bảy m¬ươi lăm phẩy hai mư¬ơi mốt” viết là:

A. 705,201 B. 75,21 C. 75,201 D. 705,21

Câu 3: Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì đơn vị lớn gấp đơn vị bé là:

 A. 1 lần B. 100 lần C. 10 lần D. 1000 lần

Câu 4: Một xe máy đi một quãng đường dài 70 km trong 2 giờ. Hỏi vận tốc của xe máy đó là bao nhiêu km/giờ?

A. 20 km/giờ. B. 30 km/giờ. C. 35 km/giờ D. 50 km/giờ

Câu 5: Đổi 6km512m = .km

 A. 6,512 B. 651,2 C. 6512 D. 651,2

 

doc 11 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 844Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Toán Lớp 5 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC 
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ II
LÝ THƯỜNG KIỆT
NĂM HỌC 2011-12
Môn: Toán- lớp 5
Thời gian 40 phút (Không kể thời gian chép đề)
	A/PHẦN TRẮC NGHIỆM:
	Chọn và ghi chữ cái đặt trước câu trả lời đúng vào bài làm:
Câu 1: Số 97 8057 chữ số 5 thuộc hàng nào?
	A.	5	B.	50	 C.	500	D.	5000
Câu 2: Số “Bảy mươi lăm phẩy hai mươi mốt” viết là:
A. 705,201	B. 75,21	C. 75,201	D. 705,21
Câu 3: Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì đơn vị lớn gấp đơn vị bé là:
	A.	1 lần	B.	100 lần	C.	10 lần	D.	1000 lần	
Câu 4: Một xe máy đi một quãng đường dài 70 km trong 2 giờ. Hỏi vận tốc của xe máy đó là bao nhiêu km/giờ?	
A. 20 km/giờ.	B. 30 km/giờ.	C. 35 km/giờ	D.	50 km/giờ
Câu 5: Đổi 6km512m =.km 
	A.	6,512	B.	651,2	C.	6512	D.	651,2
Câu 6: Một lớp học có 30 học sinh trong đó có 12 học sinh nam. Hỏi số học sinh nam chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp:
	A.	150%	B.	60%	C.	66%	D.	40%
B/TỰ LUẬN: 
Câu 1: Thực hiện phép tính:
a. 3,254 + 5,678	 b. 7,284 – 5,596
c. 4,56 x 34	 d. 1344 : 24
Bài 3: Tìm X.
	a/ X + 67 = 128	b/ X : 12 = 45
Bài 2: Một xã có 450 ha đất trồng mì. Diện tích đất trồng lúa ít hơn diện tích đất trồng mì 175 ha. Tính tổng diện tích đất trồng lúa và đất trồng mì của xã đó? 
*Ghi chú: Thời gian làm bài được phép kéo dài không quá 10 phút
Mô Ray, ngày 23 / 4 / 2012
	Khối trưởng
	 	 Phạm Quang Tín
TRƯỜNG TH LÝ THƯỜNG KIỆT 	 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM 
 	 ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ II 
 	 	 NĂM HỌC : 2011 - 2012
 	 MÔN : TOÁN - LỚP 5
Phần
Câu
Đáp án
Điểm
Hướng dẫn chấm
Trắc nghiệm
1
2
3
4
5
6
D
B
B
C
A
D
0,5
0,5
0,5
1,0
0,5
1,0
HS khoanh tròn đúng đáp án cho điểm theo từng phần
Tự Luận
1
 a/ 3,254 
 + 5,678 
 8,932 
b/ 7,284
- 5,596
 1,688
c/ 4,56 
 x 34 
 1822
 1368
 155,02
d/ 1344 24
 144 56
 0 
a/ X + 67 = 128 
 X = 128 - 67
 X = 61	 
b/ X : 12 = 45
 X = 45 x 12
 X = 540
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,5
0,25
0,25
0,5
0,25
3
Giải:
Diện tích đất trồng lúa của xã là
 450 - 175 = 275 (ha)
Diện tích đất trồng mì và đất trồng lúa của xã
 450 + 275 = 725 (ha)
 Đáp số: 725 ha
0,25
0,5
0,25
0,75
0,25
HS trình bày đầy đủ như đáp án cho điểm theo từng phần.
* Lưu ý: Điểm môn toán làm tròn 0,5 = 1 
TRƯỜNG TIỂU HỌC 
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ II
LÝ THƯỜNG KIỆT
NĂM HỌC 2011-2012
Môn: tiếng việt- lớp 5
	A. KIỂM TRA PHẦN ĐỌC:
	I.ĐỌC THÀNH TIẾNG : 
	Học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn trong các bài sau và trả lời một câu hỏi tương ứng với mỗi đoạn.
Bài 1: “Một vụ đắm tàu” (STVL5T2-trang 108-109 )
	HS đọc đoạn 1 “Từ đầusống với họ hàng”
	Hỏi: Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta?
	HS đọc đoạn 2 “ Đêm xuống.quang cảnh thật hỗn loạn.”
	Hỏi: Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương?
Bài 2: “ Công việc đầu tiên”STV5/2-trang 126-127)
	HS đọc đoạn 1 “ Từ đầu..mới làm được chớ”
	Hỏi: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?
	HS đọc đoạn 2 “ Nhận công việc đầu tiên.vừa sáng tỏ.”
	Hỏi: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này?
Bài 3: “ Út Vịnh” (STVL5T2-trang 46,47)
	Đoạn 1 “ Từ đầu .ném đá lên tàu”
	Hỏi: Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường xảy ra sự cố gì?
	Đoạn 2 “ Tháng trước..không chơi dại như vậy nữa”
	Hỏi: Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?
	ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN ĐỌC TIẾNG
GV gọi HS lần lượt lên bốc thăm (phiếu do GV chuẩn bị), HS đọc một trong 4 bài và trả lời câu hỏi tương ứng với đoạn vừa đọc.
	I. Phần đọc
	1. Đọc tiếng: (5 điểm)	
	- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm
	(Đọc sai từ 3-5 tiếng: trừ 0,5 điểm; đọc sai quá 6 tiếng: 0 điểm)
	- Đọc ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
	(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 3-5 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 6 chỗ trở lên: 0 điểm)
	- Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm
	(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm).
	- Tốc độ đọc đạt yêu cầu (90-120 tiếng/ phút): 1 điểm
	+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu (70-80 tiếng/ phút): 0,5 điểm
- Trả lời đúng các câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm.
ĐÁP ÁN CÂU HỎI
	Bài1 : Một vụ đắm tàu.
	Câu hỏi TL đoạn 1:
Giu-li-ét-ta đang trên đường về nhà và rất vui vì sắp gặp lại bố mẹ, còn Ma-ri-ô về quê sống với họ hàng vì bố cậu mới mất.
	Câu hỏi TL đoạn 2:
	Cô quỳ xuống bên Ma-ri-ô, lau máu trên trán bạn, rồi dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên máI tóc băng cho bạn.
	Bài2: Công việc đầu tiên.
	Câu hỏi TL đoạn 1:
	Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là việc rảI truyền đơn.
	Câu hỏi TL đoạn 2:
	Vừa mừng, vừa lo; bồn chồn, thấp thỏm; ngủ không yên; lục đục dậy từ nửa đêm.
	Bài 3: Út Vịnh.
	Câu hỏi TL đoạn 1:
	Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường xảy ra sự cố: lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh, lúc thì ai đó tháo ốc gắn các thanh ray, lắm khi trẻ chăn trâu còn ném đá lên đường tàu.
	Câu hỏi TL đoạn 2:
	Út Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn- một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi Sơn mới hiểu.
HS trả lời đúng câu hỏi 1 điểm. ( Tùy mức độ HS đạt được, GV ghi điểm)
	-----------------------------------*&*-------------------------------
II.ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP: (Thời gian 40 phút)
 HS đọc thầm đoạn văn sau:
	a. Đoạn văn: 	CẢNH SẮC MÙA XÂN VÙNG TRUNG DU
Thủy chợt nhận ra mùa xuân khi cô mở hai cánh cửa sổ nhìn ra bên ngoài. Trước mắt Thủy, cảnh sắc hiện ra thật huy hoàng. Lớp cỏ non đã lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp đến cuối tầm mắt. Những con đường mòn cũng trở nên mềm mại lượn khúc, lúc ẩn lúc hiện trông nhẹ như những chiếc khăn voan bay lửng lơ trong gió. Xa hơn một ít, dãy núi đá vôi bỗng nhiên sừng sững uy nghi hơn mọi ngày. Thủy hình dung nó như những thành quách lâu đài cổ từ những thế kỉ xa xưa nào đó. Mới tháng trước đây thôi, mùa đông đã làm cho tất cả trở nên hoang vu, già cỗi, Những quả đồi gầy xác, những con đường mòn khẳng khiu. Và dãy núi đá vôi kia ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng. Mùa xuân kì diệu đã làm thay đổi tất cả. Mọi vật sáng lên, trẻ ra dưới ánh nắng óng mượt như nhung. Đôi mắt Thủy bao trùm lên mọi cảnh vật. 
	Dựa vào nội dung bài đọc ghi lại chữ cái trước ý trả lời vào bài làm:
Câu 1: Bài văn miêu tả cảnh vật vào mùa nào?
	A. Mùa đông.	C.	Mùa xuân.
	B. Mùa hè.	D.	Mùa thu.	
Câu 2: Trước mắt Thủy cảnh sắc mùa xuân hiện ra như thế nào? 
	A. Huy hoàng.
	B. Tráng lệ.
	C. Hùng vĩ.
Câu 3: Thủy hình dung dãy núi đá vôi giống như cái gì ?
	A. Đồ chơi trẻ con.
	B. Thành quách lâu đài cổ.
	C. Những toa tàu.
Câu 4: Dấu phẩy trong câu: “Xa hơn một ít, dãy núi đá vôi bỗng sừng sững uy nghi hơn mọi ngày” có tác dụng ngăn cách.
	A. Trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
	B. Các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
	C. Các vế câu ghép.
Câu 5: Chọn từ thích hợp thay thế vào chỗ trống trong câu: “Lớp cỏ non lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy.đến cuối tầm mắt” .
A. Thẳng tắp.
B. xa xôi.
C. tít tắp.
B. PHẦN VIẾT
	I. Chính tả: Nghe-Viết (Thời gian 25 phút)
	GV đọc, HS nghe - viết bài “Con gái” (STV L5T2-trang 112).
	Viết đầu bài và đoạn “ Mẹ sắp sinh em béTức ghê.”
	II. Tập làm văn: (40 phút).
	Đề bài: Tả cảnh trường em trước buổi học. 
Mô Ray, ngày 23 / 4 / 2012
	Khối trưởng
	 	TRƯỜNG TH LÝ THƯỜNG KIỆT 	 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM 
 	 ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ II 
 II. Đọc thầm: (5 điểm).	
Câu 1: C	(1 điểm) 	 Câu 4: A (1 điểm)
	Câu 2: A	(1 điểm) 	 Câu 5: C (1 điểm)
	Câu 3: B 	(1 điểm) 
	B. Phần viết: (10 điểm)
	1. Chính tả (5 điểm)
- Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm.
-Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai-lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh ; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm.
-Viết thiếu một chữ trừ 0,5 điểm.
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao-khoảng cách-kiểu chữ, trình bày bẩn...bị trừ 0,5 điểm toàn bài. Sai những lỗi giống nhau trừ 1 lần điểm
	2. Tập làm văn :
	a.Đáp án :
	 Mở bài: (1 điểm.)
	+ Giới thiệu được cảnh định tả là cảnh gì ? tả cảnh vào thời điểm nào?
	Thân bài: (3 điểm.)
	+ Tả bao quát toàn cảnh. (1 điểm)
	+ Tả từng chi tiết cụ thể từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian (2 điểm)
	Kết luận: (1 điểm.)
	+ Nêu tình cảm của em với cảnh được miêu tả.
b.Đánh giá cả về nội dung và hình thức diễn đạt.
	-Mở bài : 1 điểm
	-Thân bài : 3 điểm
	-Kết bài : 1 điểm
	- 5 điểm : Bài làm hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, sinh động, đúng đề tài. Không mắc lỗi về diễn đạt ngữ pháp, chính tả, trình bày rõ ràng, cẩn thận.
	- 4điểm : Bài làm hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, tương đối sinh động ; đúng đề bài ; không mắc lỗi về diễn đạt, ngữ pháp, chính tả ; trình bày sạch sẽ.
	- 3 điểm : Bài làm hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, đúng đề bài ; mắc lỗi về diễn đạt, ngữ pháp, chính tả từ 3-4 lỗi.
	- 2 điểm : Bài làm chưa hoàn chỉnh, hoặc sơ lược, sai lỗi chính tả, diễn đạt nhiều.
	- 1 điểm : Bài làm sơ lược hoặc tản mạn, hoặc chung chung, chữ viết xấu sai nhiều lỗi chính tả.
* Cách tính điểm kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt :
-Bài kiểm tra Đọc : 10 điểm (gồm 5 điểm về đọc thành tiếng, 5 điểm về phần đọc thầm (đọc hiểu) và làm bài tập ; có thể cho đến 0,5 điểm) . 
-Bài kiểm tra Viết : 10 điểm (gồm 5 điểm về Chính tả, 5 điểm về Tập làm văn; có thể cho đến 0,5 điểm) .
-Điểm kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt (điểm chung) là trung bình cộng của 2 bài kiểm tra Đọc-Viết (được làm tròn 0,5 thành 1) 
PHIẾU ĐỌC
Bài 1: “Một vụ đắm tàu” (STVL5T2-trang 108-109 )
	HS đọc đoạn 1 “Từ đầusống với họ hàng”
	Hỏi: Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta?
Bài 1:	“Một vụ đắm tàu” (STVL5T2-trang 108-109 )
HS đọc đoạn 2 “ Đêm xuống.quang cảnh thật hỗn loạn.”
	Hỏi: Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương?
Bài 2: “ Công việc đầu tiên”STV5/2-trang 126-127)
	HS đọc đoạn 1 “ Từ đầu..mới làm được chớ”
	Hỏi: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?
Bài 2: “ Công việc đầu tiên”STV5/2-trang 126-127)
	HS đọc đoạn 2 “ Nhận công việc đầu tiên.vừa sáng tỏ.”
	Hỏi: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này?
Bài 3: “ Út Vịnh” (STVL5T2-trang 46,47)
	Đoạn 1 “ Từ đầu .ném đá lên tàu”
	Hỏi: Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường xảy ra sự cố gì?
Bài 3: “ Út Vịnh” (STVL5T2-trang 46,47)
Đoạn 2 “ Tháng trước..không chơi dại như vậy nữa”
	Hỏi: Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?
PHÒNG GIÁO DỤC SA THẦY	 ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ II
TRƯỜNG TH LÝ THƯỜNG KIỆT 	 NĂM HỌC 2011 -2012
	 Môn: Lịch sử- Địa lí -lớp 5 (thời gian 35 phút)
Phần I: Em hãy ghi lại chữ cái trước ý đúng của mỗi câu hỏi sau vào bài làm:
Câu1: Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 nhằm mục đích gì? :
A.	Làm mồ chôn giặc Pháp.
B. 	Giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc. Khai thông đường liên lạc quốc tế.
C. 	Phô trương sức mạnh với Pháp.
Câu 2: Vì sao đất nước ta phải chịu nỗi đau chia cắt?
A. 	Vì Thực dân Pháp xâm lược nước ta một lần nữa.
B. 	Vì việc bàn bạc giữa các nước chưa xong.
C. 	Vì Đế Quốc Mĩ âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.
Câu 3: Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì?
Đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam.
 Giao thông liên lạc Bắc- Nam được thuận lợi.
Khai thác lâm sản. 
Câu 4: Núi và cao nguyên của châu Á chiếm:
A. 	 diện tích. 	C. 	 diện tích.
B.	 diện tích.	D. 	 diện tích.
Câu 5: Châu Á có khí hậu:
A. 	Hàn đới 	C.	Nhiệt đới.
B. 	Ôn đới 	D.	Ôn đới, nhiệt đới, hàn đới.
Câu 6: Đại dương nào lớn nhất ?
	A.	Đại Tây Dương.	B.	Ấn Độ Dương.
	C.	Thái Bình Dương.	D.	Bắc Băng Dương.
Phần II: Học sinh làm bài trả lời câu hỏi vào giấy kiểm tra.
Câu1: Hiệp định Pa-ri về Việt Nam diễn ra trong thời gian nào, nội dung chính của hiệp định là gì?
Câu 2: Quyết định khóa VI của Quốc hội Việt Nam thống nhất năm 1976 đã có những quyết định trọng đại gì ?
Câu 3: Khu vực Đông Nam Á có đặc điểm gì?
Câu 4: Hãy nêu vị trí địa lí và khí hậu của châu Âu?
Mô Ray, ngày 23 tháng 4 năm 2012
 Khối trưởng
 Phạm Quang Tín
 ĐÁP ÁN-HƯỚNG DẪN CHẤM
	MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ
Phần
Câu
Đáp án ( thang điểm 10)
Điểm
TRẮC NGHIỆM
1
2
3
4
5
6
B
C
A
A
D
C
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
TỰ LUẬN
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Hiệp định Pa-ri về Việc Nam diễn ra trong thời gian từ ngày 27-1-1973. nội dung chính của hiệp định là:
- Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam
- Phải chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam; Phải rút toàn bộ quân Mĩ và đồng minh ra khỏi Việt Nam. 
-Phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam. 
Quyết định khóa VI của Quốc hội Việt Nam thống nhất năm 1976 đã có những quyết định:
-Lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quyết định Quốc huy.Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng; Quốc ca là bài Tiến quân ca; Thủ đô là Hà Nội.
- Thành phố Sài Gòn được đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh. 
Khu vực Đông Nam Á có đặc điểm gì?
-Khu vực Đông Nam Á chủ yếu có khí hậu gió mùa nóng ẩm.
- ở đây sản xuất nhiều loại nông sản và khai thác khoáng sản. 
Vị trí địa lí và khí hậu của châu Âu: 
-Châu Âu nằm ở phía tây châu Á; có ba mặt giáp biển và đại dương. 
-Khí hậu châu Âu chủ yếu nằm trong đới khí hậu ôn hòa.
2,0 đ
0,75
0,5
0,75
2,0 đ
1,5
0,5
1,5
1,0
0,5
1,5
1,0
0,5
	* Điểm bài thi làm tròn 0,5 thành 1
 PHÒNG GIÁO DỤC SA THẦY	 ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ II
TRƯỜNG TH LÝ THƯỜNG KIỆT 	 Năm học 2011-2012
	 Môn: Khoa học- lớp 5 (thời gian 35 phút)
A. Phần trắc nghiệm
Ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng vào bài làm:
Câu 1: Trong các động vật dưới đây, con vật nào đẻ nhiều con trong một lứa?
A.	Bò 	B.	Trâu 	C.	Lợn	D.	Khỉ 
Câu 2: Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là:?
	A.	Sự thụ tinh	B.	Sự thụ phấn	C.	Sự nảy mầm.	D.	Hợp tử.
Câu 3: Môi trường bao gồm những gì?
Thực vật, động vật và con người.
Nhà ở, trường học, làng mạc, thành phố, nhà máy.
Đất đá, nước, không khí, nhiệt độ, ánh sáng.
Tất cả những thành phần tự nhiên và những thành phần nhân tạo (kể cả con người).
Câu 4: Trong các nguồn năng lượng dưới đây, nguồn năng lượng nào không phải là nguồn năng lượng sạch (Khi sử dụng năng lượng đó sẽ tạo ra khí thải gây ô nhiễm môi trường)
A. Năng lượng mặt trời.	B. Năng lượng gió.
C. Năng lượng nước chảy.	D. Năng lượng từ than đá, xăng, dầu, khí đốt.
Câu 5: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là gì?
A. 	Hoa B.	Rễ C. Lá	D.	Thân
B. Học sinh làm bài trả lời câu hỏi vào giấy kiểm tra.
Câu 6: Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá:
Câu 7: Việc phá rừng ồ ạt dẫn đến hậu quả gì?
Câu 8: Động vật phần lớn được chia làm mấy giống? Động vật sinh sản bằng cách nào?
 Mô Ray, ngày 23 tháng 4 năm 2012
 Khối trưởng
 Phạm Quang Tín
ĐÁP ÁN-HƯỚNG DẪN CHẤM
	MÔN KHOA HỌC
Phần
Câu
Đáp án ( thang điểm 10)
Điểm
TRẮC NGHIỆM
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
C
B
D
D
A
0,5
0,5
0,5
1,0
0,5
TỰ LUẬN
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá:
+ Phá rừng để làm nương rẫy,lấy củi, lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng 
+Phá rừng để lấy đất làm nhà, làm đường, 
Việc phá rừng ồ ạt dẫn đến hậu quả:
+Khí hậu bị thay đổi; lũ lụt; hạn hán xảy ra thường xuyên.
+Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.
+Động thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
- Đa số động vật được chia làm hai giống đó là giống đực và giống cái.
- Động vật sinh sản bằng cách đẻ trứng hoặc đẻ con.
2,5 đ
1,5
1,0
3,0 đ
1,0
0,5
1,5
1,5
1,0
0,5
	* Điểm bài thi làm tròn 0,5 thành 1

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_toan_lop_5_nam_hoc_2011_2012.doc