Đề tài Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2

Đề tài Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2

Tập đọc là một phân môn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chơng

trình Tiếng Việt ở tiểu học. Dạy tốt phân môn Tập đọc không những rèn luyện

cho học sinh kĩ năng đọc mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ phong phú tạo

điều kiện để các em học tốt các phân môn khác. Thông qua môn Tập đọc rèn cho

các em kĩ năng đọc như: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc chính xác, rõ ràng, diễn cảm

để học sinh có những hiểu biết về kiến thức văn học, ngôn ngữ và ngược lại. Đầu

tiên trẻ phải học đọc sau đó trẻ phải đọc để học.

pdf 33 trang Người đăng duongtran Lượt xem 5168Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- PHẦN MỞ ĐẦU 
1.Lí do chọn đề tài 
 1.1. Xuất phát từ yêu cầu dạy học phân môn 
 Tập đọc là một phân môn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chơng 
trình Tiếng Việt ở tiểu học. Dạy tốt phân môn Tập đọc không những rèn luyện 
cho học sinh kĩ năng đọc mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ phong phú tạo 
điều kiện để các em học tốt các phân môn khác. Thông qua môn Tập đọc rèn cho 
các em kĩ năng đọc như: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc chính xác, rõ ràng, diễn cảm 
để học sinh có những hiểu biết về kiến thức văn học, ngôn ngữ và ngược lại. Đầu 
tiên trẻ phải học đọc sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp các em lĩnh hội được 
ngôn ngữ, dùng trong giao tiếp và hoạt động học tập. Nó là điều kiện để cho học 
sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cho cả đời. Phân môn Tập đọc còn 
trau dồi cho học sinh kiến thức Tiếng Việt, kiến thức văn học, kiến thức đời sống 
giáo dục tình cảm, thầm mĩ. Tập đọc là môn khởi đầu, đồng thời cũng là công cụ 
học tập không chỉ trong nhà trường mà còn trong cuộc sống nói chung. Trước hết 
môn tập đọc giúp cho học sinh rèn kĩ năng đọc đúng, ngắt giọng, nhấn giọng , 
đọc diễn cảm một bài văn, khổ thơ làm tiền đề cho việc tìm hiểu bài. Các quá 
trình đó có liên quan mật thiết với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Qua việc 
đọc, học sinh chiếm lĩnh đợc tri thức văn hóa của dân tộc, tiếp thu nền văn minh 
của loài người thông qua sách vở, biết đánh giá cuộc sống xã hội, tư duy. Qua 
hoạt động học, tình cảm thẩm mĩ của các em được nâng cao nên tầm hiểu biết để 
nhìn ra thế giới xung quanh và quá trình nhận thức của các em có chiều sâu hơn. 
Đọc đúng, đọc hay cũng là kĩ năng của ngôn ngữ văn học. Qua đó có tác dụng 
tình cảm, đạo đức cao đẹp cho người học sinh. Đồng thời phát huy óc sáng tạo và 
khả năng tư duy như quá trình phân tích tổng hợp cho các em. 
 1.2. Xuất phát từ thực tế dạy học 
 Qua nghiên cứu thực tế tôi thấy rằng chất lượng dạy tập đọc ở tiểu 
học chưa cao nguyên nhân là do nhiều lượng kiến thức giáo viên còn áp đặt, nặng 
nề, truyền đạt còn quen sử dụng phơng pháp truyền thống, ít gợi ý để học sinh 
khám phá, tìm hiểu.Khả năng đọc của một số giáo viên còn hạn chế, có những 
cách hiểu và cách giải dẫn đến hiệu quả đạt được trong giờ tập đọc chưa cao. 
Thực tế ở các trường tiểu học hiện nay việc học tập theo phương pháp giảng giải. 
Giáo viên còn dựa trên hướng thích chưa đúng về các bài đọc ở tiểu học. Học 
sinh còn thụ động, giờ học khô khan. 
Giáo viên dựa trên hướng dẫn của sách giáo khoa bằng phương thức giáo 
viên hỏi- học sinh trả lời. Chính vì vậy mà đã bộc lộ được nhiều nhược điểm 
trong việc quản lí lớp cũng như khả năng kích thích hứng thú học tập của học 
sinh tham gia tìm hiểu, xây dựng bài. Đặc biệt là việc rèn luyện kĩ năng đọc cho 
học sinh còn hạn chế và sau một giờ, một bài học sinh ít có khả năng đọc hay, 
diễn cảm và hiểu nội dung bài một cách đầy đủ. Học sinh không quan tâm tới 
phương pháp đọc của mình. Do đó, các em rất yếu về năng lực. 
 1.3 Xuất phát từ nhu cầu 
nâng cao nghiệp vụ chuyên môn 
 Phân môn Tập đọc có nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Đọc là 
một hoạt động của lời nói, là quá trình chuyển dạng chữ viết sang lời nói âm 
thanh , là quá trình chuyển tiếp hình thức chữ viết thành đơn vị nghĩa không có 
âm thanh. 
 Cả hai hình thức trên đều không thể tách rời nhau. Chính vì vậy, dạy 
đọc có một ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Nó đã trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu 
tiên đối với người đi học. Đọc là một khả năng không thể thiếu đựơc của con 
người trong thời đại văn minh. 
 Chính vì vậy, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi rất băn khoăn 
những vấn đề tồn tại trên. Vậy tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “ Rèn kĩ năng đọc 
cho học sinh lớp 2”. Với mong muốn nâng cao trình độ nghiệp vụ nhằm giúp học 
sinh biết đọc đúng, hay, có khả năng kể chuyện, giao tiếp tốt, viết đúng chính tả, 
viết được những bài văn có đủ ý, trọn câu và ngày càng yêu thích hứng thú đọc 
sách. 
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu 
 2.1. Đối tượng 
Học sinh khối lớp 2, cụ thể là lớp 2ATrường tiểu học Hướng Tân 
 2.2. Mục đích 
 Tìm ra biện pháp đọc đúng, đọc hay tốt nhất để giúp học sinh học tốt 
phân môn Tập đọc. 
3. Phương pháp nghiên cứu 
Để đạt được mục đích rèn đọc cho học sinh tôi đã sử dụng một số phương 
pháp sau: 
 3.1. Thu thập tài liệu, nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến đề 
tài, tìm hiểu sách giáo khoa Tiếng Việt 2, sách giáo viên. 
3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, phỏng vấn và trao đổi trực tiếp 
học sinh, giáo viên dùng phiếu thăm dò. 
 3.3. Phương pháp trao đổi và toạ đàm với đồng nghiệp. 
 3.4. Kiểm tra đánh giá sau thực nghiệm 
 3.5. Dạy thực nghiệm 
 Để minh hoạ cho các giải pháp và các phương pháp đã nêu ở trên tôi 
đã chọn và dạy một bài trong chương trình lớp 2- Bài: Mùa xuân đến 
B- PHẦN NỘI DUNG 
Chương 1. Nội dung dạy đọc trong chương trình dạy Tập đọc lớp 2 
 1.1. Mục tiêu của việc rèn đọc trong giờ Tập đọc 
 a. Tập đọc là gì ? 
 Môn Tập đọc ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực 
hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực này được thể hiện thống nhất trong 4 
hoạt động tương ứng với chúng là 4 chức năng: nghe, nói, đọc, viết. Như vậy, đọc 
là một hoạt động ngôn ngữ là quá trình chuyển dạng thức viết sang lới nói có âm 
thanh và thông hiểu chúng. Đọc không chỉ là công việc giải quyết một bộ mã ( 
gồm 2 phần) chữ viết và âm thanh nghĩa là nó không phải chỉ là sự đánh vần lên 
thành tiếng theo đúng như kí hiệu chữ viết, mà còn là quá trình nhận thức, để có 
kĩ năng thông hiểu những gì đọc được. Trên thực tế nhiều khi người ta đã không 
hiểu khái niệm đọc một cách đầy đủ. Nhiều chỗ, người ta chỉ nói đến đọc như nói 
việc sử dụng bộ mã chữ âm còn việc chuyền từ âm sang nghĩa đã không được chú 
ý đúng mực. 
 b. ý nghĩa của việc đọc 
 Phần lớn những tri thức, kinh nghiệm của đời sống những thành tựu 
văn hoá khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người 
đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con 
người không thể tiếp thu được nền văn minh của loài người. Không thể sống một 
cuộc sống bình thường, không thể làm chủ trong xã hội hiện đại. Ngược lại, biết 
đọc con người có thể dễ dàng tiếp thu nền văn minh của nhân loại. Vì thế, học có 
những hiểu biết, có khả năng chế ngự một phương tiện văn học cơ bản giúp cho 
họ giao tiếp với thế giới bên trong của người khác, đặc biệt khi đọc bài( Tập đọc, 
học thuộc lòng). Con người không chỉ thức tỉnh về nhận thức, mà còn rung động 
tình cảm nảy nở những ước mơ cao đẹp. Đọc khơi dậy tiềm lực hành động, sức 
sáng tạo, cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc, con người sẽ 
không có điều kiện giáo dục mà xã hội dành cho họ. Họ chỉ hình thành một nhân 
cách toàn diện. Đặc biệt trong thời buổi bùng nổ thông tin, biết đọc ngày càng 
quan trọng vì nó sẽ giúp con người ta sử dụng các nguồn thông tin. Đọc chính là 
học nữa, học mãi đọc để tự học, học cả đời. 
 Chính vì vậy Tập đọc là một phân môn có ý nghĩa to lớn ở tiểu học. Nó 
trở thành một đòi hỏi cơ bản, đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ phải 
học đọc sau đó đọc để học. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn ngữ trong giao 
tiếp và học tập nó cũng là một công cụ để học các môn học khác nó tạo ra hứng 
thú và động cơ học tập. Đồng thời nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự 
học. Tập đọc là khả năng không thể thiếu của con người trong thời đại văn minh. 
Biết đọc sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn, hướng các em tới cái thiện, cái đẹp, 
dạy cho học sinh biết cách suy nghĩ lô gíc, tư duy có hình ảnh. 
 Như vậy việc dạy đọc có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vì nó bao 
gồm nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. 
 c. ý nghĩa của việc rèn kĩ năng đọc qua phân môn Tập đọc 
 Ở tiểu học phân môn Tập đọc có một vị trí rất quan trọng, dạy tốt 
phân môn này là đáp ứng một trong bốn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Đối với học 
sinh lớp 2, việc rèn đọc vô cùng quan trọng nó giúp các em hiểu đúng nội dung 
văn bản. Giáo dục các em lòng yêu sách trở thành một thứ không thể thiếu được 
trong nhà trường và gia đình. Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ và tư duy cho các 
em, giáo dục tư tưởng tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ cho các em. 
 Đọc là giáo dục lòng ham đọc sách hình thành phong cách và thói 
quen làm việc với sách của học sinh. Nói cách khác thông qua việc dạy đọc phải 
giúp cho học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có lợi cho các em 
trong cuộc đời, phải làm cho các em thấy đó là một trong những con đường đặc 
biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển. 
 Ngoài việc dạy đọc còn có nhiệm vụ khác như: 
 - Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, về đời sống và kiến thức về văn học 
cho học sinh. 
 - Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh. 
 - Giáo dục tư tưởng đạo đức, tình cảm thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh. 
 - Giúp học sinh biết đọc để giao tiếp và giải trí. 
1.2. Nội dung phân môn Tập đọc lớp 2 
 a. Nội dung dạy Tập đọc lớp 2 
 Quá trình tìm hiểu nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tôi nhận thấy 
hầu hết các bài tập đọc đều là tác phẩm hoặc đoạn trích của những văn bản có giá 
trị nghệ thuật. Mỗi bài đã được các nhà viết sách lựa chọn nhằm cung cấp cho 
học sinh một kiến thức nhất định. Về nội dung của các bài Tập đọc lớp 2 xoay 
quanh 6 chủ đề lớn: 
 Nhà trường: 8 tuần - 24 tiết 
 Gia đình: 6 tuần -18 tiết 
 Bạn trong nhà: 2 tuần - 6 tiết 
 Thiên nhiên đất nước gồm 7 đơn vị: Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú, 
Sông biển, Cây cối, Bác Hồ, Nhân dân, mỗi chủ điểm 2 tuần riêng chủ điểm 
Nhân dân 3 tuần. 
 Trong số các bài văn xuôi và thơ được đưa vào trong chương trình khá 
đồng đều. Văn xuôi 48,4%; thơ 51,6%. Nội dung các bài văn xuôi ngắn, dễ hiểu, 
dễ đọc và gần gũi với cuộc sống xung quanh các em. Văn xuôi gồm nhiều loại, 
nhiều dạng bài như: miêu tả, kể, vừa kể vừa tả hoặc có cả truyện ngắn. Thể loại 
thơ cũng rất phong phú chủ yếu là thơ vần, thơ lục bát, thơ 4 chữ, 5 chữ. Trong 
đó: Thơ lục bát chiếm 39,6%; Thơ 5 chữ chiếm 23% còn lại là thơ tự do và Ca 
dao. Những câu truyện kể, những bài v ... iếp sức 
 Trên đây là những biện pháp mà tôi đã thực hiện và đã có kết quả. Tuy 
nhiên dù học sinh có tiến bộ ở mức độ nào đi nữa thì sự khen ngợi, động viên kịp 
thời của người thầy, của bạn bè, của gia đình là vô cùng quan trọng. Vì nó phù 
hợp với tâm lí đặc điểm của các em. 
 3.1.4. Luyện đọc diễn cảm 
 Muốn rèn cho các em đọc đọc diễn cảm thì trước hết phải rèn cho 
các em đọc đúng, đọc ngắt giọng và nhấn giọng đã. Đọc diễn cảm là đọc văn bản 
sao cho giọng điệu phù hợp với tình huống miêu tả trong văn bản, thể hiện được 
tình cảm, thái độ, đặc điểm của nhân vật hay tình cảm, thái độ của tác giả đối với 
nhân vật và nội dung miêu tả trong văn bản. Đọc diễn cảm có nhiều mức độ: 
- Biết nhấn mạnh các từ quan trọng trong câu. 
Ví dụ: Trong bài Cây dừa -Tiếng Việt 2 tập 2 trang 88 có câu 
 Cây dừa xanh toả nhiều tàu 
 Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng. 
Khi đọc giáo viên phải lưu ý học sinh đọc nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, 
gợi cảm như: toả, dang tay, gật đầu. 
 - Biết thể hiện ngữ điệu( Sự thay đổi cao độ, trường độ của giọng 
đọc) phù hợp với từng loại câu ( câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến). 
 - Biết đọc giọng phân biệt lời kể của tác giả và lời nhân vật. 
 - Biết đọc phân biệt lời của của các nhân vật. 
 Ví dụ : Trong bài Tập đọc “ Một trí khôn hơn trăm trí khôn” - Tiếng 
Việt 2 tập 2 trang 31- Khi đọc giọng Chồn lúc hợm hĩnh, lúc thất vọng, cuối 
truyện lại rát chân thành. Còn giọng Gà Rừng lúc khiêm tốn, lúc bình tĩnh, tự tin. 
 - Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả trong đoạn 
văn hoặc văn bản . 
 3.2. Dạy thực nghiệm 
 3.2.1. Giới thiệu chung về địa bàn thực nghiệm 
 Vận dụng các biện pháp ở chương 3 tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm như 
sau: 
 a.Nơi thực nghiệm 
Như đã nêu ở phần đầu lớp tôi nghiên cứu chính là lớp tôi chọn dạy thực 
nghiệm:đó là đối tượng lớp 2A Trường tiểu học Hướng Tân 
b.Bài thực nghiệm: Tôi đã chọn bài: Mùa xuân đến. 
Sở dĩ tôi mạnh dạn chọn bài này vì đây là bài văn xuôi, học sinh sẽ đọc hay 
sai cả phát âm , ngắt giọng và nhấn giọng. Song đây lại là bài văn rất hay bởi nội 
dung thật gần gũi với học sinh. 
 kiểm tra đánh giá 
Trong quá trình dạy học tôi luôn áp dụng những biện pháp trên vào giảng 
dạy. Sau đó tôi dã tiến hành khảo sát học sinh như sau: 
Kiểm tra miệng: 
1. Em hãy đọc đúng các từ sau: 
Lên lớp, hoa lá, hoa quả, nũng nịu. 
Ăn lên làm ra, vững bền, tiến lên, ngũ quả 
2. Em hãy đọc đúng đoạn văn văn sau: 
 Chú chim sâu vui cùng vườn cây và các loài chim bạn. Nhưng trong trí 
nhớ thơ ngây của chú còn mãi hình ảnh một cánh hoa mận trắng, biết nở cuối 
đông để báo trước mùa xuân tới. 
 Đáp án bài 2: Chú chim sâu vui cùng vườn cây / và các loài chim bạn.// 
Nhưng trong trí nhớ thơ ngây của chú / còn mãi hình ảnh một cành hoa mận 
trắng, / biết nở cuối đông để báo trước mùa xuân tới.// 
 Tôi đã tiến hành khảo sát học sinh theo nội dung trên và thấy rằng kết 
quả đọc đúng, đọc ngắt giọng và nhấn giọng dẫn đến dọc diễn cảm của học sinh 
được nâng cao nhiều so với kết quả đầu năm, số lỗi mà học sinh mắc phải đã 
giảm đi nhiều nhất là sai về phụ âm đầu l/ n. 
Chất lượng của giờ dạy sau thực nghiệm như sau: 
Luyện phát 
âm 
Ngắt giọng 
Nhấn giọng 
Đọc diễn 
cảm 
Đ
úng 
C
hưa đúng 
Đ
úng 
C
hưa đúng 
Đ
úng 
C
hưa đúng 
Đ
úng 
C
hưa đúng 
ớp 
ĩp 
số 
L L L L L L L L 
A 
4 0 3,3 6,7 7 0,8 9,2 16 6,6 3,4 5 2,5 7,5 
 Qua tiết dạy Tập đọc bài “ Mùa xuân đến nhằm rèn kĩ năng đọc đúng, 
đọc ngắt giọng, nhấn giọng và đọc diễn cảm cho học sinh lớp 2, tôi thu 
được một số kết quả sau: 
 Nâng cao được trình độ của giáo viên: Giáo viên phải dành nhiều thời 
gian nghiên cứu, tham khảo các tài liệu hướng dẫn, sách giáo khoa để dạy phù 
hợp với trình độ của học sinh. Đặc biệt trong khi dạy phân môn Tập đọc nói 
chung với các phân môn khác trong trường tiểu học nói chung, người giáo viên 
cần phải có tính kiên trì, tỉ mỉ, có cách giảng truyền cảm để hướng dẫn các em 
cặn kẽ từng bài, từng phân môn, thu hút sự hứng thú học tập của học sinh. Qua 
đó giáo viên được tư duy khoa học, tạo niềm say mê đối với nghề nghiệp của 
người giáo viên. 
 Nâng cao chất lượng đọc cho học sinh. Dạy Tập đọc theo hướng này 
giúp các em khắc phục được tật nói ngọng, đọc thiếu dấu ở tỉnh Quảng Trị nói 
chung và trường tiểu học Hướng Tân nói riêng. Đặc biệt tôi chú ý đến những học 
sinh còn phát âm sai, sai về ngắt nhịp, đọc chưa hay, chưa diễn cảm. Khuyến 
khích các em ôn luyện tích cực, kích thích hứng thú học tập của các em. Như vậy 
các em nắm được cách đọc, cách ngắt nhịp chính xác nên số học sinh đọc đúng, 
diễn cảm nhiều lên, số học sinh đọc sai lỗi ít đi rõ rệt. Các em thực sự có ý thức 
trong giờ học, hăng hái giơ tay để luyện đọc , để nêu kết quả việc làm của mình. 
Một số học sinh trung bình, nếu các em không có khả năng đọc hay thì các em 
cũng có khả năng đọc đúng, đọc trôi chảy bài văn, bài thơ. Thông qua tiết dạy tôi 
thấy: Đây là một cách thức tích cực giúp cho học sinh say sưa và tự giác học tập, 
rèn cho các em có thói quen bạo dạn, tự nhiên thể hiện được tình cảm của mình 
trước tập thể. Do vậy biện pháp mà tôi đề xuất và áp dụng là phù hợp và đúng 
đắn. Tôi đã đạt kết quả như mong muốn. Chất lượng đọc đã tíên bộ rõ rệt so với 
đầu năm. 
Số học đọc đúng tăng lên 
Số học sinh đọc ngọng ( rất ít) 
Số học sinh đọc ngắt giọng, nhấn giọng và diễn cảm tăng lên nhiều 
C- PHẦN KẾT LUẬN 
 Trong giao tiếp, trong học tập, trong công tác hàng ngày, con người 
luôn phải học hỏi, tiếp thu nền văn minh của xã hội loài người. Vậy mà trong 
những kinh nghiệm cuộc sống, những thành tựu về văn hóa, khoa học, xã hội 
những tư tưởng tình cảm của các thế hệ đi trước và của xã hội đương thời thì 
phần lớn đơn vị ghi lại bằng chữ viết. Do vậy nếu không biết đọc thì con người 
không thể tiếp thu nền văn minh của nhân loại, không có niềm vui, hạnh phúc với 
đúng nghĩa của nó trong xã hội hiện tại. Chính vì vậy dạy học là một việc làm vô 
cùng quan trọng ở tiểu học, trong các giờ học của các môn học nói chung và ở 
phân môn Tập đọc nói riêng việc đọc đúng, hay cho học sinh là nhiệm vụ quan 
trọng hàng đầu. Bởi có đọc được thì học sinh mới có thể học được các môn học 
khác. 
 Để học sinh có khả năng đọc đúng, hay, diễn cảm thì người giáo 
viên phải dạy cho học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm ngay từ những lớp đầu cấp. 
Nhưng không phải bằng cách tăng thời gian luyện đọc mà coi trọng chất lượng 
đọc, mà phải xác định nội dung đọc, hiểu như nhau. Xác định được ngữ liệu nội 
dung từng đoạn của bài để xác định các yếu tố nghệ thuật và giá trị của chúng 
trong diễn đạt nội dung. Giáo viên phải là người đọc mẫu chuẩn, hay. Dạy phải tỉ 
mỉ, kiên trì, nhẹ nhàng. Việc đưa ra hệ thống phiếu bài tập phải đảm bảo các yêu 
cầu, phải thực hiện được mục đích, học sinh phải chiếm lĩnh được một ngôn ngữ 
để dùng trong giao tiếp và trong học tập. Khi giảng dạy cần chú ý đến nội dung 
bài tập đọc. Những bài có yếu tố văn cần có những bài tập giúp học sinh phát 
hiện ra những giá trị tác dụng của chúng trong tác phẩm. 
 Đề tài Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 giúp học sinh pháp âm 
đúng, chuẩn, đọc đúng ngữ liệu, ngắt giọng đúng và hay. Khi dạy giáo viên phải 
đầu tư nhiều thời gian và có đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên và phải chuẩn 
bị cả về đồ dùng dạy học phục vụ cho bài dạy đó thì tiết học mới có hiêụ quả cao. 
Mặc dù còn khó khăn trong trong quá trình thực hiện phương pháp nhưng nếu 
khắc phục được tôi nghĩ đây là một việc làm rất thiết thực trong quá trình nâng 
cao chất lượng đọc cho học sinh, góp phần lớn vào mục tiêu giáo dục tiểu học. 
Với đề tài Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 tôi hi vọng rằng giúp các em 
nâng cao khả năng đọc của mình. Đồng thời thông qua đó góp phần nhỏ bé giúp 
bản thân cũng như đồng nghiệp có cái nhìn đúng hơn về vấn đề “ Đọc” để từ đó 
rèn cho các em biết: Đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm. Thực hiện đề tài này do 
hạn chế về trình độ và thời gian nên tôi chỉ đưa ra một số vấn đề nho nhỏ. Vậy tôi 
mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đọc để đề tài này 
thêm hoàn chỉnh và mong muốn chất lượng được nâng cao. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Minh Thuyết – Sách giáo khoa Tiéng Việt 2 tập 1, Nhà xuất 
bản giáo dục, 2003. 
2. Sách giáo viên Tiếng Việt 2, Nhà xuất bản giáo dục, 2003. 
3. Vở bài tập Tiếng Việt 2, Nhà xuất bản giáo dục, 2003. 
4. Các tạp chí giáo dục tiểu học, báo Giáo dục thời đại và các trang Web 
Giáo dục .WEB EB 
MỤC LỤC 
Mục Nội dung Trang 
 A Phần mở đầu 1 
1 Lí do chọn đề tài 2 
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu 3 
3 Phương pháp nghiên cứu 3 
 B Phần nội dung 
1 
Nội dung dạy đọc trong chương trình Tập 
đọc lớp 2 
5 
1.1 Mục tiêu của việc rèn đọc trong giờ Tập đọc 2 
1.2 Nội dung phân môn Tập đọc lớp 2 4 
1.3 Phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 4 
2 
Thực trạng của việc dạy học phân môn Tập 
đọc lớp 2 
6 
2.1 
Khảo sát qui trình dạy học môn Tập đọc của học 
sinh lớp 2 
6 
2.2 Khảo sát kĩ năng đọc của học sinh lớp 2 7 
3 Một số giải pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 8 
3.1. Một số giải pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 8 
3.1.1 Luyện phát âm 9 
3.1.2 Luyện đọc ngắt giọng 10 
3.1.3 Luyện đọc nhấn giọng 11 
3.1.4 Luyện đọc diễn cảm 12 
3.2 Dạy thực nghiệm 13 
3.2.1 Giới thiệu chung về địa bàn thực nghiệm 13 
 C Phần kết luận 15 
 Tài liệu tham khảo 16 
 D Thay cho lời kết 17 
D- THAY CHO LỜI KẾT 
 Qua moọt naờm hoùc vửứa vaọn duùng lyự thuyeỏt vaứ thửùc tieồn 
khaỷ naờng cuỷa baỷn thaõn toõi thỡ coứn haùn cheỏ, toõi khoõng theồ noựi heỏt 
ủửụùc maứ chổ dửứng laùi ụỷ mửực ủoọ bieỏt ủeỏn ủaõu laứm ủeỏn ủoự, cuứng 
vụựi sửù nhieọt tỡnh, sửù taõm huyeỏt cuỷa ngheà nghieọp. Toõi xin maùo mửùc 
trỡnh baứy heỏt khaỷ naờng cuỷa mỡnh ủeồ “Reứn ủoùc cho hoùc sinh lụựp 
2”. 
 Toõi raỏt mong sửù goựp yự chaõn thaứnh cuỷa ban laừnh ủaùo vaứ 
caực baùn ủoàng nghieọp, sửù hụùp taực cuỷa caực lửùc lửụùng khaực trong vaứ 
ngoaứi nhaứ trửụứng. ẹeồ cho baỷn3 thaõn toõi ngaứy moọt vửừng vaứng hụn 
trong coõng taực giaỷng daùy . 
 Toõi xin chaõn thaứnh caỷm ụn ! 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfREN KI NANG DOC CHO HS LOP 2.pdf