Đề tài Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn

Đề tài Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn

Những năm gần đây, do ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Song, trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học phân môn Tập làm văn là một phân môn rất khó đối với các em học sinh. Đa số các em không thích phân môn này vì việc tìm từ đặt câu khó rất nhiều so với việc các em giải toán.

Vì vậy, trong giờ dạy Tập làm văn, giáo viên chúng ta không ai không trăn trở và tìm đủ mọi cách để hướng dẫn học sinh mình làm được những bài Tập làm văn. Muốn vậy, các em ngay từ khi bước chân vào ngưỡng cửa cấp Tiểu học phải tích luỹ được một vốn văn học đáng kể. Nếu không có "vốn" thì bài làm của các em sẽ trở nên nghèo ý và khô khan. Vậy, làm sao để học sinh phát huy được tính độc lập, sáng tạo của bản thân.

Muốn vậy, học sinh phải có khả năng quan sát tinh tế và giàu óc tưởng tượng, giàu tư duy hình tượng, vốn từ phong phú và quan trọng là các em phải được nói, được viết, được nhận xét, đánh giá kết quả. Để có được một tiết văn tốt, một bài Tập làm văn hay, dồi dào ý tứ thì theo tôi cần phải có một dàn bài chi tiết phong phú.

Nhận thức được tầm quan trọng của môn Tập làm văn, thấy được những nhược điểm, khó khăn mà trên lớp đa số học sinh không phát triển được ý tưởng của mình vì thiếu cơ sở, thiếu " nòng cốt", bản thân tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn”.

 

doc 12 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1059Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, do ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Song, trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học phân môn Tập làm văn là một phân môn rất khó đối với các em học sinh. Đa số các em không thích phân môn này vì việc tìm từ đặt câu khó rất nhiều so với việc các em giải toán.
Vì vậy, trong giờ dạy Tập làm văn, giáo viên chúng ta không ai không trăn trở và tìm đủ mọi cách để hướng dẫn học sinh mình làm được những bài Tập làm văn. Muốn vậy, các em ngay từ khi bước chân vào ngưỡng cửa cấp Tiểu học phải tích luỹ được một vốn văn học đáng kể. Nếu không có "vốn" thì bài làm của các em sẽ trở nên nghèo ý và khô khan. Vậy, làm sao để học sinh phát huy được tính độc lập, sáng tạo của bản thân. 
Muốn vậy, học sinh phải có khả năng quan sát tinh tế và giàu óc tưởng tượng, giàu tư duy hình tượng, vốn từ phong phú và quan trọng là các em phải được nói, được viết, được nhận xét, đánh giá kết quả. Để có được một tiết văn tốt, một bài Tập làm văn hay, dồi dào ý tứ thì theo tôi cần phải có một dàn bài chi tiết phong phú.
Nhận thức được tầm quan trọng của môn Tập làm văn, thấy được những nhược điểm, khó khăn mà trên lớp đa số học sinh không phát triển được ý tưởng của mình vì thiếu cơ sở, thiếu " nòng cốt", bản thân tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn”.
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1/ Đối tượng: 
 Học sinh lớp 5/3 Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
2/ Phạm vi:
 Khi nói đến môn Tiếng Việt thì liên quan đến nhiều phân môn. Tuy nhiên trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu một số biện pháp giúp các em học tốt phân môn Tập làm văn.
II. THỰC TRẠNG CỦA LỚP 5/3:
 Trong quá trình giảng dạy và theo dõi việc học tập của học sinh lớp 5/3 tôi nhận thấy phần nhiều các em còn mơ hồ trong việc dùng từ đặt câu, dựng đoạn, viết bài ... Mức độ hiểu giá trị nghệ thuật, hiểu được nội dung tác phẩm chưa sâu sắc ... đó là một trong những yếu tố hạn chế trong việc viết văn của các em.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1/ Công việc trước tiên là các em phải biết xây dựng một bố cục tốt. Quá trình xây dựng bố cục một bài văn gồm mấy việc sau:
a. Xác định thể loại và yêu cầu về nội dung:
 -Phải xem đề bài thuộc thể loại văn nào ? Kiểu bài gì ? (Văn miêu tả hay kể chuyện ...) để tránh sự nhầm lẫn.
 -Xác định thể loại rồi còn phải biết yêu cầu về nội dung và trọng tâm của bài.
b. Quan sát, tìm ý, lập dàn bài:
Việc tìm ý để làm bài văn cũng như việc tìm nguyên vật liệu để xây nhà vậy. Các em phải có thói quen lập dàn bài không cần phải ghi có thứ tự, nghĩ được ý nào ghi ngay ý ấy, đến khi đủ ý rồi thì mới sắp xếp lại có trật tự theo các ý lớn của dàn bài.
* Mở bài:
Mở bài thì phải đi vào bài ngay. Nếu câu mở đầu viễn vông thì cả bài văn sẽ toàn là những câu thừa, xa đề. Song các em có thể sáng tạo nhiều kiểu mở bài khác sao cho linh hoạt, gọn gàng và đi vào bài ngay một cách tự nhiên.
* Thân bài:
Là phần chính của bài. nội dung thân bài tuỳ thuộc vào từng loại văn. Yêu cầu chính của thân bài là phải thể hiện được trọng tâm và yêu cầu của đề bài. Vì vậy, bước xác định thể loại và xác định trọng tâm của đề bài sẽ làm sáng tỏ rất nhiều cho học sinh khi sắp xếp ý ở thân bài.
* Kết bài:
Phải gọn, tự nhiên để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc, yêu cầu thông thường của đoạn kết là phải gói ghém tất cả những ý chính trong bài rồi phát biểu cảm tưởng của mình. Nếu thiếu phần kết luận sẽ không dính vào nhau. Nhưng vấn đề này còn tuỳ thuộc vào từng loại văn.
c. Ngoài ra các em còn phải biết khi viết văn cố tránh câu dài, từ chưa rõ nghĩa các em không nên dùng.
 - Làm xong bài ta cần sửa dò chính tả vài lần.
 - Làm hết, làm kĩ các bài tập và xem lại nhiều lần các bài văn đã làm, đã chữa kỹ.
 - Đọc kỹ các phần giáo viên đã sửa để tìm hiểu rõ cách làm, biết rõ lý do tại sao làm thế này lại đúng, làm thế kia lại sai.
2/ Bồi dưỡng vốn từ và cảm thụ văn học môn Tiếng Việt qua các phân môn:
a. Phân môn Tập đọc:
 Tập đọc là một phân môn quan trọng, nhờ biết đọc, đọc tốt các em có điều kiện để học các môn học khác trong chương trình tiểu học. Đây là môn học quan trọng bởi vì nó rèn luyện cho học sinh kĩ năng học, rèn luyện trí nhớ cho các em, giúp học sinh trau dồi kiến thức văn học, kiến thức ngôn ngữ, kiến thức đời sống. Nó góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng học tập của học sonh đồng thời giáo dục tình cảm, giáo dục thẩm mỹ, phát triển tư duy cho các em nói chung và giúp các em học tốt phân môn Tập làm văn nói riêng.
 Qua các tiết Tập đọc, tôi đã hướng dẫn học sinh về cách dùng từ ngữ, hình ảnh, tích luỹ các tư liệu văn học.
Ví dụ: Ở bài "Quang cảnh làng mạc ngày mùa" giới thiệu với các em vẻ đẹp của làng quê Việt Nam giữa ngày mùa. Đây là một bức tranh quê được vẽ bằng lời tả rất đặc sắc của nhà văn Tô Hoài. Tác giả quan sát tinh tế và dùng từ rất gợi cảm phục vụ cho kiểu bài văn tả cảnh chẳng hạn:
 + Lúa: vàng xuộm.
 + Nắng: vàng hoe.
 + Xoan: vàng lịm.
 + Lá mít, lá chuối: vàng ối.
 + Tàu đu đủ, lá sắn héo: vàng tươi.
 + Quả chuối: chín vàng.
 + Bụi mía: vàng xọng.
 + Rơm, thóc: vàng giòn.
 + Gà, chó: vàng mượt.
 + Mái nhà rơm: vàng mới.
 + Tất cả: vàng trù phú, đầm ấm.
Qua bài học, giúp các em cảm nhận được rằng: bằng nghệ thuật quan sát rất tinh tế, cách dùng từ chính xác và đầy sáng tạo, tác giả đã vẽ lên bằng lời một bức tranh làng quê vào ngày mùa toàn màu vàng với vẻ đẹp đặc sắc và sống động.
Hay qua bài "Bà tôi" giúp các em rút ra được một số từ ngữ cần thiết phục vụ cho kiểu bài tả người (tả ngoại hình).
 + Tóc: đen, dày kì lạ, như kín hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối.
 + Chải tóc: khẽ nâng mớ tóc lên, ướm trên tay, đưa khó khăn chiếc lược thưa vào mớ tóc dày.
 + Giọng nói: trầm bỗng như tiếng chuông đồng.
 + Đôi mắt: lonh lanh tia sáng dịu hiền, ấm áp tươi vui.
 + Đôi má: ngăm ngăm có nhiều nếp nhăn.
 + Lưng: hơi còng nhưng đi lại vẫn nhanh nhẹn.
- Trên đây là một số dẫn chứng tiêu biểu mà qua mỗi bài học tôi đã cung cấp cho các em. Ngoài ra, dạy một số bài Tập đọc, tôi đã đặt yêu cầu cao hơn cho học sinh khá giỏi, gợi những nội dung cho học sinh suy nghĩ như:
 + Khai thác đánh giá tâm trạng nhân vật.
 + Phát hiện bố cục bài văn (các phần sắp xếp theo trật tự nào, có gì mới hơn so với những bài vừa học).
 + Tìm hiểu ý nghĩa của bài văn (chủ đề, tác dụng giáo dục).
 + Nêu cảm nghĩ của bản thân sau khi đọc bài văn.
Từ các nội dung đó tôi đặt câu hỏi cho học sinh trả lời. Quá trình suy nghĩ và trả lời sẽ giúp học sinh cảm thụ sâu sắc bài văn, có thể bình luận bài văn và nhận xét nhân vật.
b. Phân môn Luyện từ và câu:
 Qua nhiều năm dạy lớp 5 và nghiên cứu mức độ hiểu biết của học sinh, bản thân tôi nhận thấy rằng: học sinh có hiểu được các từ ngữ, phân biệt được các từ hoặc xác định được câu và hiểu được giá trị nghệ thuật của tác phẩm lệ thuộc rất lớn vào các biện pháp, thủ thuật của giáo viên. Làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh là nhiệm vụ của việc dạy luyện từ và câu ở Tiểu học. Cần đặc biệt coi trọng việc mở rộng vốn từ theo hệ thống liên tưởng, so sánh. Cụ thể như mở rộng vốn từ theo hệ từ đồng nghĩa, trái nghĩa và từ đồng âm.
 Tôi chú ý mở rộng vốn từ cho học sinh vì học sinh hiểu thêm một từ mới là biết thêm một khái niệm, việc cung cấp vốn từ ngữ cho học sinh với việc hướng dẫn các em vận dụng vốn từ ngữ đó trong hoạt động nói, viết nhằm tích cực góp phần xây dựng tiềm lực cho các em trong việc học môn Tập làm văn là môn có tính chất tổng hợp cao nhất đối với toàn bộ quá trình học tập môn Tiếng việt của học sinh ở bậc Tiểu học.
 Trong những giờ Tiếng việt tăng cường, tự học tôi thường cho các em tìm những từ ngữ theo từng đề tài nhỏ để làm tăng vốn từ:
Ví dụ: Tìm những từ ngữ chỉ làn da trắng của em bé trong bài "Tả em bé đang tuổi tập nói, tập đi". (Trắng ngà, trắng hồng, trắng mịn như tuyết, trắng như gà bóc ...)
Hoặc: tả ngoại hình của một người mà em yêu quý (thầy giáo, cô giáo ...)
 Dáng cô mảnh mai, thon thả, cân đối, dáng người vừa, không cao lắm ...
Ví dụ: Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây: đẹp, to lớn, học tập .
 + Đẹp: đẹp đẽ, đèm đẹp, xinh, xinh xắn, xinh đẹp, ...
 + To lớn: to đùng, to tướng, to kềnh, vĩ đại, khổng lồ ...
 + Học tập: học, học hành, học hỏi ...
- Cần chú trọng nhân vốn từ cho học sinh lên một cách nhanh chóng bằng các biện pháp hướng dẫn các em tìm từ ghép cùng gốc (đỏ tươi, đỏ chói ...)
- Cần chú ý đúng mức việc hướng dẫn học sinh các từ ngữ xoay quanh một đề tài nhằm phục vụ trực tiếp cho việc đặt câu và làm văn của học sinh.
- Phải luôn quan tâm đến việc dạy các thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ nhằm giúp các em có nhận thức, cảm thụ về tiếng mẹ đẻ, để giúp các em có cách diễn đạt nhuần nhị, trong sáng và sinh động khi làm văn.
c. Ngoài ra, trong những tiết tìm ý, lập dàn bài tôi thường giúp các em phát hiện nhiều từ ngữ mới để phục vụ cho thể loại, kiểu bài mà các em đang học.
Ví dụ: Văn liệu tả người.
* Ngoại hình:
 + Tuổi tác: Chừng tám tuổi, tuổi ngoài ba mươi, tám mươi tuổi thọ, đấy là một người khoảng 25 đến 30; 
 Mơi sinh ra chưa tròn một năm.
 + Tầm vóc: Dáng người nhỏ bé.
 Thân hình cao lớn.
 Vóc dáng mảnh khảnh, thanh tú.
 Dáng người cân đối, thướt tha.
 Lưng còng ...
 + Cái đầu, trán: Đầu tròn, tóc đen mượt.
 Đầu dài, tóc đen huyền.
 Đầu hói, vài cọng tóc bạc phất phơ.
 Trán vồ - trán thấp - trán rộng.
 + Khuôn mặt: Vuông vắn, trái xoan - dài, xương xương - bầu bĩnh - tươi tỉnh - buồn ủ rũ ...
 + Mũi: To, nhỏ, tẹt - cao - thấp - hếch - nhô - dọc dừa ...
 + Đôi mắt: Đôi mắt to, đen, sắc sảo - trũng sâu - lờ đờ - nhìn ngây thơ - đôi mắt có nét nhìn ngay thẳng, trung thực.
 + Đôi má: Đôi má hồng đầy đặn - Đôi gò má cao và nhô lên - Đôi má hóp...
 + Thân mình, nước da:
 Thân mình gân guốc với làn da đen sạm.
 Thân mình mảnh mai với làn da trắng hồng.
 Thân mình khoẻ mạnh, đôi tay đôi chân cân đối được phủ bởi lớp da màu bồ quân.
 + Điệu bộ: Đàng hoàng, chững chạc, láu táu, nghiêm trang - tháo vát - bẽn lẽn ...
* Tính tình:
 Khoác lác, huyên thuyên, bình dân, trầm tĩnh, thật thà, vui vẻ, cởi mở, vị tha, nhân từ, bao dung độ lượng, đảm dang, hoạt bát, ngăn nắp ...
d. Đối với những học sinh yếu về môn Tập làm văn, tôi có thể cung cấp thêm những câu hoặc đoạn văn mẫu (không theo thứ tự của dàn bài) để các em luyện tập thêm ở nhà qua đó giúp các em hiểu thêm về cách dùng từ, đặt câu, diễn đạt, hành văn ...
Ví dụ 1: Điền vào chỗ trống một số từ ngữ thích hợp để tạo thành đoạn văn miêu tả "Tả hình dáng cô giáo em".
 Cô có vóc người ..........., nước da ............., mái tóc .................... Điểm đặc biệt nhất trên gương mặt thanh tú của cô là đôi mắt. Đôi mắt cô ..............
Ví dụ 2: Căn cứ vào dàn bài tả người, em hãy sắp xếp các câu sau đây theo một thứ tự hợp lí để thành bài văn đúng, mạch lạc với đề bài "Tả một người thân trong gia đình em (chú ý những nét nổi bật về ngoại hình, tính tình và hoạt động của người đó)".
 (1) Mẹ em suốt ngày buôn bán ở chợ.
 (2) Tất cả công việc nhà đều do chị Ba em đảm đang.
 (3) Là một thiếu nữ tuổi đôi mươi, chị em có thân hình nẩy nở, mập mạp.
 (4) Nước da chị ngăm đen.
 (5) Khuôn mặt chị đầy đặn, sáng sủa.
 (6) Mái tóc dài, đen mượt, xoã loà xoà trên bờ vai, luôn luôn chải chuốt gọn gàng.
 (7) Đôi má lúm đồng tiền, đỏ hồng.
 (8) Cặp mắt bồ câu đen láy, lonh lanh.
 (9) Đôi mày lưa thưa, cong cong hình lá liễu.
 (10) Chiếc mũi dọc dừa.
 (11) Bờ môi đỏ như son.
 (12) Mình chị vạm vỡ, ngực to.
 (13) Tay chân thon, mềm dịu.
 (14) Chị thường mặc quần dài đen ống chật và áo cánh vải thô màu xanh xám.
 (15) Chị hay mang đôi dép nhựa nâu, cao gót.
 (16) Tính chị rất siêng.
 (17) Sau khi nghỉ trưa, chị may vá, giặt, ủi quần áo.
 (18) Ngay khi gà gáy, chị đã thức giấc nhóm lửa, nấu nước, pha sữa, quét dọn nhad cửa ...
 (19) Sau đó, chị đi mua thức ăn về dọn cho cả nhà điểm tâm.
 (20) Khoảng tám giờ, chị xách giỏ đi chợ.
 (21) Chị đi bộ rất giỏi.
 (22) Chợ cách nhà hơn ba cây số mà chị đi, về và mua sắm không đầy vài giờ.
 (23) Khi về đến nhà, chị lay hoay làm bếp.
 (24) Ngoài bữa cơm ngon cho gia đình, chị còn lo nuôi cả bầy heo và gà.
 (25) Tối đến chị dọn dẹp bếp núc, nhà cửa và giường ngủ cho em.
 (26) Hết sáng lại chiều, hết ngày lại đêm, bấy nhiêu công việc chị cứ làm đi làm lại.
 (27) Mải miết làm việc chỉ chả còn thì giờ để giải trí.
 (28) Thế mà không bao giờ chị cau có, suy bì cùng chị Hai là người thường chơi nhiều hơn làm việc.
 (29) Em rất mến chị Ba vì đức tính đáng quý đó.
- Sau mỗi bài luyện tập như vậy, tôi đều dành thời gian kiểm tra, nhận xét để giúp các em lần sau làm bài tốt hơn.
e. Ngoài ra, trong tiết Tập làm văn, tôi không chỉ hướng dẫn học sinh xác định đúng thể loại, kiểu bài mà còn hướng dẫn, rèn luyện cho học sinh cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn khi viết văn.
1/ Dùng từ:
 *Dùng từ đúng: Dùng từ đúng có hai mặt, đó là dùng từ đúng âm và dùng từ đúng nghĩa.
a. Dùng từ đúng âm: Biện pháp tốt nhất để giúp học sinh dùng từ đúng âm đó là rèn viết chính tả, viết đúng chính tả. Muốn đạt được yêu cầu này, giáo viên cần cho học sinh nhìn cách viết đúng, nghe nói đúng để rồi bản thân các em sẽ viết đúng, bên cạnh đó, khi giảng dạy cần giảng cho học sinh hiểu rõ nghĩa của từ, các em sẽ hạn chế được phần nào lỗi dùng từ không đúng âm.
 Ví dụ: Đúng âm	 Không đúng âm
 Phiêu bạt Phiêu bạc
 Trong trắng Chong chắng
 Cần mẫn Cầng mẫng
b. Dùng từ đúng nghĩa:
Dùng từ phải đảm bảo độ chính xác, đồng thời biểu hiện được tư tưởng, tình cảm một cách rõ ràng.
* Dùng từ hay:
a. Dùng từ chính xác: Là cách dùng từ không những đúng âm, đúng nghĩa mà còn đạt được yêu cầu không thể thay bằng bất kì từ nào khác.
b. Dùng từ có hình ảnh : Là cách dùng từ có thể vẽ ra trước mắt người đọc bức tranh của cuộc sống tạo cho người đọc có cảm giác được nhìn thấy tận mắt, sờ tận tay sự vật được miêu tả ...
2/ Đặt câu:
 + Về mặt nội dung, ý của mỗi câu phải thống nhất với chủ đề nhỏ của đoạn văn và với chủ đề chung của bài văn.
 + Các câu trong đoạn văn phải gắn bó với nhau, liên kết với nhau ... Ngoài ra còn phải có câu nối đoạn để liên kết đoạn văn trên và dưới.
 + Phải chú ý đến quy tắc dùng dấu câu để đảm bảo mối liên hệ ngữ pháp giữa các câu và giữa các thành phần trong câu với nhau.
3/ Dựng đoạn:
 + Mỗi đoạn văn phải được sắp xếp ý có trật tự trước - sau.
 + Phải chú ý đến quy tắc viết đoạn văn: đoạn văn là phần văn bản tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng.
Kết quả: Qua thực tế giảng dạy theo phương pháp như trên, kết quả cho thấy các em học sinh lớp tôi có tiến bộ trong giờ Tập làm văn. 
Đây là bảng tổng kết qua các đợt khảo sát chất lượng:
Các giai đoạn
Năm học 2005 -2006 Tsố học sinh : 31
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Giai đoạn 1
4
7
22.6%
11
35.5%
9
29%
Giai đoạn 2
3
9.7%
10
32,2%
7
22.6%
6
19.4%
5
16.1%
Giai đoạn 3
6
19.4%
17
54.8%
8
25.8%
Các giai đoạn
Năm học 2006 - 2007 Tổng số học sinh :30
Giỏi
Giỏi
Giỏi
Giỏi
Giỏi
SL
SL
SL
SL
SL
SL
SL
SL
SL
SL
Giai đoạn 1
 9
 30
 11
 36.6%
 5
16.7% 
 5
16.7% 
Giai đoạn 2
4
13.3%
14
4.67%
7
23.3%
2
6.7%
3
10%
C. KẾT LUẬN 
	Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi cũng đã rút ra được một số kinh nghiệm đó là:
1/ Về phía giáo viên :
- Giáo viên cần chú trọng, cần diễn đạt đúng, đủ và rõ ý bằng lời văn tự nhiên, chân thành có sự hỗ trợ của ngữ điệu, củ chỉ, nét mặt...
- Quan tâm hướng dẫn học sinh cách trình bày mạch lạc các ý, các đọan...
- Cần phải tích cực làm giàu vốn từ cho học sinh, càng giàu bao nhiêu thì sự lựa chọn từ càng lớn, càng chính xác, sự trình bày tư tưởng của học sinh càng rõ ràng đặc sắc bấy nhiêu.
- Không ngừng tiếp thu và vận dụngcác tài liệu, các chuyên đề đổi mới của ngành để đưa vào giảng dạy sao cho phù hợpvới tình hình thực tế học sinh ở lớp.
- Tổ chức các hình thức luyện tập để học sinh học tốt môn này.
2/ Về phía học sinh :
Trong quá trình học được luyện tập nhiều nên học sinh sẽ tiến bộ. Trong giờ Tập làm văn học sinh diễn đạt được bài theo từng phần dưới sự hướng dẫn của giáo viên, không những các em nói được mà còn ghi nháp được những cái hay và biết gạn lọc được những chi tiết không hợp lí, thừa để tránh và nhờ vậy mà trong tiết học, học sinh cũng rất hoạt động vì đã sẵn ý, từ và dàn bài đã lập.
Tóm lại: Học tập qua sách vở là con đường ngắn nhất, nhanh nhất, để mở mang kiến thức, làm giàu vốn từ ngữ, bồi dưỡng niềm vui, kích thích cảm hứng viết văn.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi trong quá trình dạy lớp 5. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp và sự chỉ bảo của Hội đồng duyệt sáng kiến kinh nghiệm các cấp. 
 Hoà Hiệp Bắc, ngày 20 tháng 12 năm 2006 
 	 Người thực hiện 
 Nguyễn Thị Hồng Tương
MỤC LỤC
 Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ :............................................................................1
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI.................................................................... 2
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...............................2 
II. THỰC TRẠNG CỦA LỚP 5/3 :..................................................2
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :........................................................2
C. KẾT LUẬN : ..............................................................................11

Tài liệu đính kèm:

  • docMot vai kinh nghiem giup hoc sinh hoc tot phan monTaplam van.doc