Đề tài Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2

Đề tài Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2

Trong các môn học ở tiểu học, môn Toán có vị trí quan trọng vì môn học này không chỉ cung cấp cho học sinh các kiến thức ban đầu về số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học; và yếu tố thống kê đơn giản mà còn hình thành ở các em kĩ năng tính toán, khả năng tư duy, suy luận, kích thích trí tưởng tượng, hình thanh phương pháp tự học và làm việc khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.

Trong dạy - học toán ở tiểu học, việc giải toán có lời văn chiếm một vị trí quan trọng. Thông qua hoạt động giải toán “có lời văn” học sinh có thể:

+ Củng cố các kiến thức đã học.

+ Trình bày, diễn đạt, lập luận chặt chẽ, lôgíc.

+ Dần hình thành phương pháp “giải quyết vần đề” linh hoạt trong những tình huống khác nhau.

+ Bước đầu tập vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tiễn cuộc sống

Ngoài ra thông qua hoạt động giải toán có lời văn của học sinh, người giáo viên có thể :

+ Đánh giá được trình độ học toán của học sinh trong lớp.

+ Phát hiện được những hạn chế, nhược điểm cũng như những năng lực đặc biệt của các đối tượng học sinh trong lớp.

 

doc 11 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1642Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ nhất
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các môn học ở tiểu học, môn Toán có vị trí quan trọng vì môn học này không chỉ cung cấp cho học sinh các kiến thức ban đầu về số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học; và yếu tố thống kê đơn giản mà còn hình thành ở các em kĩ năng tính toán, khả năng tư duy, suy luận, kích thích trí tưởng tượng, hình thanh phương pháp tự học và làm việc khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.
Trong dạy - học toán ở tiểu học, việc giải toán có lời văn chiếm một vị trí quan trọng. Thông qua hoạt động giải toán “có lời văn” học sinh có thể:
+ Củng cố các kiến thức đã học.
+ Trình bày, diễn đạt, lập luận chặt chẽ, lôgíc.
+ Dần hình thành phương pháp “giải quyết vần đề” linh hoạt trong những tình huống khác nhau.
+ Bước đầu tập vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tiễn cuộc sống
Ngoài ra thông qua hoạt động giải toán có lời văn của học sinh, người giáo viên có thể :
+ Đánh giá được trình độ học toán của học sinh trong lớp.
+ Phát hiện được những hạn chế, nhược điểm cũng như những năng lực đặc biệt của các đối tượng học sinh trong lớp.
Với những lý do đó, trong học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp Hai nói riêng, việc học toán và giải toán có lời văn là rất quan trọng và rất cần thiết. Để thực hiện tốt mục tiêu đó, giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm biện pháp giảng dạy thích hợp, giúp các em giải bài toán một cách vững vàng, hiểu sâu được bản chất của vấn đề cần tìm, mặt khác giúp các em có phương pháp suy luận toán lôgic thông qua cách trình bày, lời giải đúng, ngắn gọn, sáng tạo trong cách thực hiện. Từ đó giúp các em hứng thú, say mê học toán.
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc giải toán có lời văn, từ thực tế học của học sinh lớp 2A6 tôi đã tìm một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2.
PHẦN HAI
 NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
Giải toán là một thành phần quan trọng trong chương trình giảng dạy môn toán ở bậc tiểu học. Nội dung của việc giải toán gắn bó chặt chẽ với nội dung của số học và số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản và các yếu tố đại số, hình học có trong chương trình.
Việc giải toán góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy. Khi giải một bài toán, tư duy của học sinh phải hoạt động một cách tích cực vì các em cần phân biệt cái gì đã cho và cái gì cần tìm, thiết lập các mối liên hệ giữa các dữ kiện giữa cái đã cho và cái phải tìm; Suy luận, nêu nên những phán đoán, rút ra những kết luận, thực hiện những phép tính cần thiết để giải quyết vấn đề đặt ra v.v... Hoạt động trí tuệ có trong việc giải toán góp phần giáo dục cho các em ý trí vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, chu đáo làm việc có kế hoạch, thói quen xem xét có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm, óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo v.v...
Toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế. Nội dung bài toán được thông qua những câu văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên quan đến cuộc sống thường xẩy ra hành ngày. Cái khó của bài toán có lời văn là phải lược bỏ những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán học của bài toán, hay nói cách khác là chỉ ra các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và nêu ra phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số bài toán.
Đề bài của bài toán có lời văn bao giờ cũng có hai phần:
- Phần đã cho hay còn gọi giả thiết của bài toán.
- Phần phải tìm hay còn gọi kết luận của bài toán.
Ngoài ra, trong đề toán có nêu mối quan hệ giữa phần đã cho và phần phải tìm hay thực chất là mối quan hệ tương quan phụ thuộc vào giả thiết và kết luận của bài toán.
Việc hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn còn hạn chế. Giáo viên chưa tập trung hướng dẫn học sinh phương pháp giải toán theo các bước nhất định, chưa hướng dẫn các em tìm hiểu sâu đề bài, việc tóm tắt bài toán chưa được chú trọng đúng mức. học sinh khi giải toán còn máy móc, chưa đọc kĩ đề, chưa hiểu hết từng từ, từng chữ trong bài, chưa thấy được mối liên hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Một số em còn không tóm tắt bài toán đã ghi ngay lời giải; các phép tính và lời giải không khớp nhau. Có em còn đặt tính ngược, ghi không đúng đáp số, trình bày một bài toán chưa khoa học, chưa cân đối giữa lời giải và phép tính.
Các biện pháp hướng tóm tắt bài toán có lời cho học sinh lớp 2:
Thông thường, để giải một bài toán có lời văn, dù là học sinh lớp 2, thì học sinh phải qua các bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu đề bài
Để có kết quả làm bài đúng, học sinh cần phải hiểu kĩ nội dung của đề bài. Vì vậy việc đọc kĩ đề bài là rất cần thiết. 
Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm; tóm tắt bài toán.
Bước 3: Lập kế hoạch giải
Bước 4: Giải bài toán
Bước 5: Kiểm tra kết quả và ghi đáp số.
Tuy nhiên, ở lớp 2, học sinh chỉ học dạng toán có lời giải bằng một phép tính nên bước tìm hiểu đề và ghi lời giải học sinh thường không hay gặp vướng mắc nhiều mà chủ yếu vướng mắc ở bước tóm tắt bài toán. Trong khuôn khổ của sáng kiến này tôi xin trìnhbày tập trung vào bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa cái đã cho vầcí phải tìm; tóm tắt bài toán.
Giải pháp 1: Tóm tắt bài toán bằng lời
Tóm tắt bằng lời là việc dùng những kí hiệu và lời để lược bỏ những lời văn không còn giá trị về mặt lôgíc trong bài toán, để học sinh dễ nhận ra các yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố đó hơn.
Ví dụ 1: Bài 2 (trang 13)
Nhà bạn Mai nuôi 22 con gà, nhà bạn Lan nuôi 18 con gà. Hỏi cả hai nhà nuôi được tất cả bao nhiêu con gà?
Việc tóm tắt bài toán này học sinh thường không hay vướng mắc, không hay gặp sai sót.
Tóm tắt:
Nhà Mai nuôi: 22 con gà
Nhà Lan nuôi: 18 con gà
Tất cả : ... con gà?
Tuy nhiên, tôi vẫn nhấn mạnh cho học sinh biết khi tóm tắt bài toàn này, hai dòng đầu là những cái đã cho của bài toán, dòng thứ 3 là cái phải tìm nên cần phải đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu.
Với dạng bài toán nhiều hơn, ít hơn vẫn tóm tắt tương tự như vậy.
Ví dụ 2: Bài 4 (trang 26), bài toán về nhiều hơn
Em 7 tuổi, anh hơn em 5 tuổi. Hỏi anh bao nhiêu tuổi?
Tóm tắt
Em : 7 tuổi
Anh nhiều hơn em: 5 tuổi
Anh : ... tuổi?
Ví dụ 3: Bài 3 (trang 54), bài toán về ít hơn
Đội Hai trồng được 92 cây, đội Một trồng được ít hơn đội Hai 38 cây. Hỏi đội Một trồng được bao nhiêu cây?
Tóm tắt
Đội Hai trồng : 92 cây
Đội Một trồng ít hơn đội Hai: 38 cây
Đội Một trồng : ... cây?
Đến đầu học kì II, khi đã được học các bảng nhân và bảng chia, học sinh phải làm những bài toán có áp dụng 1 phép nhân hoặc 1 phép chia thì việc tóm tắt bài toán lại theo một cách khác. Tôi hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán bằng hai dòng (một dòng là cái đã cho, một dòng là cái phải tìm). Tuy nhiên, học sinh cần nắm rõ một số từ ngữ để khi tóm tắt được thuận lợi. (“mỗi” ở đây có nghĩa là 1). 
Ví dụ 4: Bài 2 (trang 95)
Mỗi con gà có 2 chân. Hỏi 6 con gà có bao nhiêu chân?
Dạng toán này tôi thường kết hợp hỏi học sinh rồi thao tác ghi tóm tắt theo câu trả lời của các em một vài lần cho các em quen.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Vậy mỗi ở đây là mấy con gà?
+ Vậy là cô có thể ghi như sau:
1 con gà có: 2 chân
+ Bài toán hỏi gì?
+ Vậy cô viết như sau: 
6 con gà : ... chân?
+ Các em quan sát vào phần tóm tắt của cô, chú ý vào cột thứ nhất ( giáo viên vừa nói vừa dùng thước đặt dọc theo cột đằng trước dấu hai chấm) đều có đơn vị là gì?
+ Vậy cột thứ hai, đều có đơn vị là gì?
G giải thích để học sinh hiểu thực tế đây là cái chân.
+ Khi tóm tắt dạng toán này các em phải chú ý gì?
+ Cho biết mỗi con gà có hai chân.
+ là một con gà
H: Theo dõi
+ Bài toán hỏi 6 con gà có bao nhiêu chân?
+ Đều có đơn vị là con gà
+ Đều có đơn vị là chân
+ Các số có cùng đơn vị phải để thẳng cột nhau.
Đến khi tóm tắt bài toán giải bằng một phép tính chia cũng tương tự. Nhưng nếu các em không nắm chắc được quy định các “các số có cùng đơn vị thì phải để thẳng cột với nhau” thì rất khó mà tóm tắt, và khó nhìn vào tóm tắt có thể nhận thấy được cách giải.
Ví dụ 5: Bài 2 (trang 109)
Có 12 cái kẹo chia đều cho 2 bạn. Hỏi mỗi bạn được mấy cái kẹo?
Nếu học sinh lười tư duy sẽ tóm tắt như sau:
Tóm tắt:
12 cái kẹo : 2 bạn
1 bạn : ... cái kẹo?
Nếu nhìn vào tóm tắt bài toán này, học sinh sẽ không nhận ra được mối liên hệ giữa số bạn và số cái kẹo ( Nếu lên lớp 3 các em sẽ thấy đây là bài toán rút về đơn vị, lên lớp 5, đây là bài toán quan hệ tỉ lệ : số bạn giảm đi 2 lần thì số kẹo được chia cũng phải giảm đi 2 lần). Vì thế nhiều em đã lúng túng không biết làm phép tính nhân hay phép tính chia.
Tôi đã yêu cầu học sinh so sánh theo cột để học sinh nhận thấy các đơn vị trong cột này chưa cùng nhau, nên ta phải đổi vế của dữ kiện đầu. 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Vậy 2 bạn được chia mấy cái kẹo? 
+ 12 cái kẹo chia đều cho 2 bạn.
+ Hai bạn được chia 12 cái kẹo.
Từ đó học sinh có thể tóm tắt được bài toán như sau:
Tóm tắt
2 bạn: 12 cái kẹo
1 bạn: ... cái kẹo?
Ở lớp 2, ngoài cách tóm tắt bằng lời, tôi còn hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. Ưu điểm của cách tóm tắt này là ngắn gọn. Nhưng với học sinh lớp 2, mới bắt đầu làm quen với kiểu tóm tắt này nên vẫn còn gặp rất nhiều vướng mắc.
Giải pháp 2: Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng
Ví dụ 1: Bài 4 (trang 55) 
Vừa gà vừa thỏ có 42 con, trong đó có 18 con thỏ. Hỏi có bao nhiêu con gà?
Tôi đã hướng dẫn học sinh như sau:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Cô thể hiện số gà và thỏ bằng một đoạn thẳng ( giáo viên vừa vẽ vừa nói). Vừa gà vừa thỏ có tất cả bao nhiêu con?
+ Cô viết 42 con
+ Trong đó có bao nhiêu con thỏ? 
+ Cô kẻ một vạch ở gần giữa để biểu thị số gà và số thỏ. Đã biết số thỏ rồi, cô viết vào đây ( giáo viên vừa nói vừa viết). Vậy đoạn thẳng còn lại biểu thị số con nào?
+ Số con gà đã biết chưa? 
+ Số gà chưa biết nên cô ghi chữ con và đánh dấu chấm hỏi vào đây.
+ Bài toán cho biết vừa gà vừa thỏ có 42 con, trong đó có 18 con thỏ.
+ Có tất cả 42 con.
+ Có 18 con thỏ.
+ Biểu thị số con gà.
+ Chưa biết có bao nhiêu con gà?
42 con
 con gà?
18 con thỏ
Tóm tắt
Với học sinh lớp 2, tôi hướng dẫn các em kẻ các ngoặc biểu diễn bằng ngoặc vuông vì nó dễ, chỉ cần theo dòng kẻ ô li là được.
	Với dạng toán nhiều hơn, ít hơn, tôi lại hướng dẫn học sinh tóm tắt khác.
	Ví dụ 2: Bài 3 (trang 43)
	Thùng thứ nhất có 16l dầu, thùng thứ hai có ít hơn thùng thứ nhất 2l dầu. Hỏi hai thùng có bao nhiêu lít dầu?
16l dầu
	Tóm tắt
2l dầu
Thùng 1:
Thùng 2:
 l dầu?
Tôi lưu ý học sinh khi tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng một đầu đoạn thẳng của cả hai đại lượng đó phải thẳng nhau. Có như vậy ta nhìn vào sơ đồ mới biết đại lượng nào nào nhiều hơn hơn, đại lượng nào ít hơn. 
3. Hiệu quả của sáng kiến:
Qua việc nghiên cứu, vận dụng những kinh nghiệm của bản thân vào quá trình hướng dẫn học sinh giải toán, các em nắm được phương pháp giải bài toán, hình thành được kĩ năng giải toán, giúp các em học tốt mạch kiến thức này. Học sinh không còn thấy khó, ngại học phần giải toán mà ngược lại các em lại hứng thú, say mê học tập, kết quả học tiến bộ hơn, hiểu được bản chất không lệ thuộc vào bài mẫu.
- Kết quả đạt được cụ thể ở lớp như sau:
Thời gian kiểm tra
Tổng số học sinh
Kết quả
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Cuối kì I
32
12
13
6
1
Cả năm
32
22
9
1
0
So sánh kết quả cuối kì I và kết quả cả năm thì thấy kết quẩmc năm tăng lên rõ rệt, loại giỏi tăng từ 12 em lên 22 em, học sinh trung bình giảm từ 6 em xuống còn 1 em, không còn học sinh yếu kém.
Phần thứ ba
KẾT LUẬN
Những kết quả mà chúng tôi đã thu được trong quá trình nghiên cứu không phải là cái mới so với kiến thức chung về môn toán ở bậc tiểu học, song lại là cái mới đối với bản thân tôi. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã phát hiện và rút ra nhiều điều lý thú về nội dung và phương pháp dạy học giải toán có lời văn ở bậc tiểu học. Tôi tự cảm thấy mình được bồi dưỡng thêm lòng kiên trì, nhẫn lại. Bản thân người thầy phải tích cực tự học, nắm vững mục tiêu, nhiệm vụ của môn Toán toàn cấp tiểu học nói chung và môn Toán lớp Hai nói riêng ; phải nắm vững chương trình, đặc điểm cấu trúc của môn Toán ở tiểu học để thấy được mối quan hệ giữa các mạch kiến thức, sự liên quan giữa các kiến thức đã học và chuẩn bị cho bài học tiếp theo.
Quá trình thiết kế bài dạy buộc người giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung, phải tìm cách thức hoạt động của thầy và trò sao cho phù hợp với nhận thức của học sinh, nhưng lại nhẹ nhàng, thoải mái, tạo cho học sinh có nhu cầu học tập.
Ngoài ra, giáo viên cần phải đổi mới phương pháp đánh giá. Học sinh được tự đánh giá bài làm qua việc thử lại cách giải bài toán, đánh giá bài làm của bạn qua việc kiểm tra chéo, trao đổi nhóm hoặc cả lớp. Giáo viên thường xuyên chấm, chữa bài để kịp thời phát hiện những lỗ hổng trong kiến thức của học sinh và có hướng bồi dưỡng kịp thời.
Người giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao, sâu sát đến từng học sinh , tạo sự gần gũi, tin tưởng để các em có thể bộc lộ những ưu điểm và những hạn chế của bản thân. Giáo viên không chỉ yêu cầu học sinh giải đúng, làm đủ mà cần rèn cho học sinh tác phong làm việc, cách trình bày, cách lập luận lôgíc. 
Cuối cùng, giáo viên còn phải luôn tự rút ra những kinh nghiệm và học hỏi đồng nghiệp, học hỏi qua sách tham khảo để có thể hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn bằng ngôn ngữ dễ hiểu nhất, ngắn gọn và chuẩn xác.
Ý kiến đề xuất: Tổ chuyên môn và nhà trường tăng cường tổ chức chuyên đề về cách tóm tắt bài toán có lời văn cho giáo viên các khối lớp, để thuận tiện cho việc hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán từ đó có cơ sở để nâng cao chất lượng giải toán có lời văn trong chương trình tiểu học.
 Hữu Nghị, ngày 22 tháng 2 năm 2011
 Người thực hiện
 	Lê Thị Thuý Hằng
Ngày  tháng  năm 2011
TRƯỜNG TIỂU HỌC HỮU NGHỊ
Ngày  tháng  năm 2011
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GD& ĐT THÀNH PHỐ HOÀ BÌNH

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN LE HANG.doc