Đề tài Biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để rèn luyện đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học

Đề tài Biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để rèn luyện đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học

 Giáo dục là tiền đề quan trọng nhất, quyết định sự tăng trưởng sự tăng trưởng của mọi lĩnh vực xã hội trải qua hơn 50 nẵmây dựng và phát triển nền giáo dục nước ta gắ bó chặt chẽ với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc, xây dựng CNXH dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

 Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã dạy:

 “ Có tài mà không có đức thì vô dụng

 Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó ”

 Và : “ Đạo đức là cái gốc của người cách mạng ”

 

doc 17 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1285Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để rèn luyện đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A - phần mở đầu
I . lí do chọn đề tài:
	Giáo dục là tiền đề quan trọng nhất, quyết định sự tăng trưởng sự tăng trưởng của mọi lĩnh vực xã hội trải qua hơn 50 nẵmây dựng và phát triển nền giáo dục nước ta gắ bó chặt chẽ với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc, xây dựng CNXH dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
	Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã dạy:
	“ Có tài mà không có đức thì vô dụng
	Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó ”
	Và : “ Đạo đức là cái gốc của người cách mạng ”
	Như vậy: ta thấy đạo đức là cái gốc, đắc trưng thể hiện nhân cách của mỗi người. Do vậy, công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường tiểu học có vai trò hết sức quan trọng. Lời dạy của Bác Hồ cũng chính là mục tiêu giáo dục của Đảng, Nhà nước ta trong thời kì mới hiện nay.
	Đại hội Đảng khóa VIII BCH TW Đảng ta đã khẳng định : “ Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu  ”. Văn kiện Đại hội Đảg VIII đã nêu rõ:
“ Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo là quuốc sách hàng đầu nhăm nâg cao dân trí , đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài  ”
	Mục tiêu giáo dục nước ta nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng đều nhằm tạo ra những con người có phẩm chất đạo đức tốt, có tri thức đạo đức tốt, có tri thức khoa học văn minh, đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước trong thời kì mới. Tri thức và đạo đức không phải tự có trong mỗi người mà nó được hình thành và phát triển bắt đầu từ trong nhà trường tiểu học là yếu tố rất quan trọng không thể thiếu bởi nó là tiền đề cho việc dạy – học các môn văn hóa đạt hiệu quả tốt .
	Có thể nói tất cả các hoạt động diễn ra trong nhà trường tiểu học từ nhỏ đến lớn đều cần có sự tổ chức hoạt động một cách chặt chẽ, thống nhất và khoa học dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng. Để đạt hiệu quả, người hiệu trưởng phải nắm vững chỉ tiêu kế hoạch nói chung và các mục tiêu phấn đấu của nhà trường nói riêng, trên cơ sở đó xác định nhiệm vụ của biện pháp chỉ đạo phù hợp với điều kiện đặc điểm của địa phương và nhà trường .
	Bậc học tiểu học ở nước ta là nơi dành cho trẻ em ở độ từ 6 đến 11 tuổi, là môi trường giáo dục đầu tiên đưa trẻ hòa nhập sinh hoạt cộng đồng rèn luyện xây dựng phát triển nhân các đạo đức, trí lực, thẩm mĩ, thể chất sau này theo một quy mô lớn, rất khoa học và hệ thống
	Trong nhà trường tiểu học hoạt động của các em diễn ra song song giữa học di đôi với thực hành, học mà chơi và chơi và học. Do đó ngoài học các môn văn hóa trong giờ lên lớp các em còn phải được tham gia các hoạt đông vui chơi, trí thông qua các hoạt động nghoài giờ lên lớp. Các hoạt động này giữ một vị trí quan trọng trong việc giáo dục truyền thống đạo đức,lối sống nhân văn cho trẻ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chính là bộ phận cấu thành trong hoạt động dạy – học giáo dục toàn diện .
	Trên thực tế, xã hội ta hiện nay dang chịu tác động ảnh hưởng sự phát triển như vũ bão nền khoa học kỹ thuật và công nghệ. Sự bùng nổ thông tin kinh tế trên toàn cầu, sự phân hóa xã hội giàu nghèo ngày càng rõ rệt do đặc điểm của nền kinh tế thị trường, chính sách đối ngoại của Đảng, nhà nước. Trong đời sống kinh tế, văn hóa xã hội xuất hiện nhiều ảnh hưởng tích cực, tiêu cực tác động chi phối tới quá trình giáo dục trong nhà trường phổ thông. Hiện tượng trẻ em hư hỏng, lang thang lêu lỏng không còn là con số nhỏ. Nhiều em vi Phạm pháp luật ở độ tuổi vị thành niên, tình trạng đạo đức trẻ em xuống cáp ở đây có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến .
	Nhà trường chưa thực sự coi trọng giáo dục đạo đức cho học sinh. Việc rèn luyện giáo dục đạo đức qua 5 điều Bác Hồ dạy ở nhiều trường, nhiều nơi không được tổ chức hoạt động thường xuyên .
	Gia đình chưa quan tâm tới việc giáo dục con cái, buông lỏng, phó mặc cho nhà trường giáo dục hoặc hoặc nuông chiều quá mức, lam hư hỏng con cái, bố mẹ chưa thục sự làm gương mẫu mực, chưa tạo ra được môi rường giáo dục tốt ở gia đình trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày trẻ em dễ bị ảnh hưởng xấu bên ngoài xã hội, các ảnh hưởng này do nền kinh tế mở cửa các thành phần kinh tế, các nước trong khu vực cũng như trên thế giới du nhập, đầu tư vào nước ta cùng với làn sóng bùng nổ công nghệ thông tin, sự tăng trưởng nền kinh tế xã hội những ảnh hưởng thông tin đại chúng, sách báo phim ảnh đồi trụy  Các tệ nạn xã hội đang từng ngày, từng giờ ảnh hưởng trực tiếp tới các em .
	Nghị quyết tw 2 khóa VIII về định hướng phát triển chiến lược giáo dục đào tạo trong thời kì mới và nhiệm vụ giáo dục đào tạo đến năm 2000 đã chỉ rõ: “ Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH – HĐH đất nước
	Với quan điểm chiến lược phát triển giáo dục của Đảng trẻ em ngày nay ngày càng có điều kiện phát triển thuận lợi về nhiều mặt, phát huy được mọi khả năng học tập. Về mặt pháp lý trẻ em được bảo vệ, chăm sóc để phát triển trên cơ sở một hệ thống các luật:
	Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
	Luật giáo dục phổ cập giáo dục tiểu học .
	Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em .
	Chính vì thế vấn đề đặt ra cho sự nghiệp giáo dục tiểu học có nhiệm vụ rất to lớn. Nhiệm vụ, vai trò người Hiệu trưởng là phải tập trung định hướng lựa chọn tìm những giải pháp thích hợp nhất để nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện .
	Trong hoạt động giáo dục tiểu học hiện nay việc giáo dục rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp là việc làm không thể thiếu. Giáo dục nghoài giờ lên lớp ngoài tác dụng khơi sâu, củng cố, mở rộng những kiến thức đã được học nó còn giúp các em hình thành những kỹ năng, kỹ sảo, hiện thực hóa những phẩm chất đạo đức mà các em đã được tiếp thu trên lớp. Các hoạt động ngoài giờ là môi trường tốt nhất để các em bộc lộ tâm tư tình cảm, những hành vi đạo đức của mình trong cộng đồng xã hội. Với tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong quá trình giáo dục người Hiệu trưởng cần tiến hành chỉ đạo tốt các hoạt động giáo dục song song giữa giáo dục trên lớp với giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho các em học sinh. chỉ đạo tốt vấn đề này là nhiệm vụ thên chốt của người Hiệu trưởng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
	Qua quá trình thực hiện công tác bản thân và những nhận thức trên cơ sở lý luận quản lý thực tế ở trường tôi nhận thấy trong quá trình quản lý mỗi hoạt động giáo dục trong nhà trường người Hiệu trưởng phải có những định hướng hoạt động cụ thể phù hợp điều kiện thực tế .
	Với nhận thức trên cũng như ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nên tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để rèn luyện đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học ”. Nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra cho sự nghiệp giáo dục đào tạo
II . Mục đích nghiên cứu.
	Nhằm kiểm nghiệm lại trên thực tế, đánh giá việc vận dụng những kiến thức đã được học và thực tế trong việc chỉ đạo các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của người Hiệu trưởng trường tiểu học .
	Tìm hiểu nguyên nhân, tìm ra các biện pháp khắc phục kiến nghị với các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương tham gia hưởng ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để rèn luỵện, giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
III . đối tượng – phạm vi nghiên cứu:
	1. Đối tượng nghiên cứu:
	Các hoạt động ngoại khóa được tổ chức trong và ngoài trường tiểu học .
	2 . Phạm vi nghiên cứu:
	Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất phong phú và đa dạng do vậy đề tài này chỉ di sâu tập chung nghiên cứu một số hoạt động cụ thể trong trường tiểu học Nậm Cần huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu.
	Do thời gian hạn chế cho nên tôi chỉ tập chung nghiên cứu một số hoạt động hoạt động ngoài giờ trên 3 khối 3 – 4 – 5 từ đó rút ra một số kinh nghiệm chỉ đạo phục vụ cho bản thân .
IV . nhiệm vụ nghiêncứu :
	Đề tài này góp phần khẳng định và làm sáng tỏ cơ sở lý luận khoa học về vắn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp .
	Trên cơ sở lý luận và qua thực tế nhìn nhận đánh giá lại quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học từ thực tiễn, kinh nghiệm của một số cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm giàu kinh nghiệm rút ra một số kinh nghiệm và tìm giải pháp thích hợp, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ sự nghiệp giáo dục đề ra.
V . Phương pháp nghiên cứu :
	Xuất phát từ mục đích, yêu cầu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu để hoàn thành đề tài .
	+ Nghiên cứu các văn kiện của Đảng và một số tài liệu có liên quan
	+ Luật giáo dục .
	+ Điều lệ trường tiểu học, các đề cương, giáo trình và các tài liệu giảng dạy của các thầy cô giáo về vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh .
	+ Thâm nhập thực tế, quan sát, phỏng vấn, nghe báo cáo các kinh nghiệm của giao dục thông qua hoạt động ngoài giờ các cách thức tổ chức các hoạt động này .
	+ Thông kê đối chiếu kết quả .
B . nội dung
Chương I :
Một số cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục, rèn
luyện đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua các
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
	I . Cơ sở lý luận :
	Giáo dục đạo đức là một bộ phận cấu thành của quá trình giáo dục toàn diện, đây là nhiệm vụ của toàn xã hội, các ngành các cấp trong cộng đồng đặc biệt dưới sự quản lý, chỉ đạo của nghành Giáo dục đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực cho tương lai những người làm chủ công cuộc CNXH – HĐHđất nước, nhanh chóng đưa đất nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu tiến kịp và hòa nhập với các nưởctong cộng đồng khu vực và trên thế giới .
	Nghị quyết IV – BCHTW Đảng VII nêu rõ : “ Muốn đào tạo ra những con người có tri thức, có tài năng, có phẩm chất đạo đức tốt, phục vụ cho công cuộc đổi mới của nhà nước, cần phải giáo dục cho các em chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dung nhân văn của bản sắt dân tộc, tiếp thu những văn hoa văn hóa nhân loại  ”
	Quan điểm của Đảng ta là cần phải đổi mới nội dung, phương pháp thường xuyên trong việc dạy học các môn khoa học công nghệ  đặc biệt là đẩy mạnh giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức thẩm mĩ và rèn luyện thể chất cho các em học sinh thực hiện t ... Cần .
	Qua đợt này số giờ điểm tốt tăng lên rõ rệt có ít nhất trong tổng số giờ 22 Giờ dạy đạt đăng kí dạy giỏi, học sinh thực sự cố gắng học tập yêu mến bạn bè kính trọng và biết ơn các thầy cô giáo .
	Tình cảm thầy trò được củng cố thể hiện qua các giờ dạy sinh hoạt tập thể tinh thần đoàn kết ngày càng gắn bó, giúp đỡ cùng nhau tiến bộ tạo niềm tin lòng say mê trong hoạt động giáo dục dạy học.
	Kết quả đợt thi văn Nghệ đạt được như sau:
	* Giải văn nghệ :
Cơ cấu giải
Tên lớp
Điểm trường
Nhất
4
4
5
Trung tâm
Nà phát
Trung Tâm
Nhì
4
1
Trung tâm
Nà phát
Ba
2
3
5
Trung tâm
trung tâm
Hua Cần
K-K
1
3
1+2
Hua Puông
Nà Phát
Hua Cần
	Các kết quả hoạt động thể hiện rõ mục tiêu phấn đấu của học sinh tinh thần yêu nghề của tập thể giáo viên.
	2.3 : Chủ điểm tháng 12 :“ Chúng em yêu quý anh bộ đội ”
	2.3.1 : Lý do :
	Học sinh hiểu ý nghĩa lịch sử ngày 22 / 11
	2.3.2 : Mục đích yêu cầu :
	Giáo dục tư tưởng học sinh biết yêu quý anh bộ đội .
	Học sinh ý thức trách nhiệm, nhiệm vụ với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Để có được bình yên là nhờ các chú bộ đội đang ngày đêm bảo vệ nơi biên giới tổ quốc .
	2.3.3 : Các hình thức thời gian hoạt động :
	Hiệu trưởng chỉ đạo Đội thiếu niên tập duyệt đội hình đội ngũ trang phục gọn gàng sạch sẽ học tập tư thế tác phông anh bộ đội cụ Hồ .
	Phong trào diễn văn nghệ bắt đầu từ 25/11đến hết ngày 23/12.
	- Từ 25/11 đến 19/12 tập văn nghệ .
	- Từ 19/12 tổ chức cho học sinh tham quan các gia đình thương binh liệt sĩ .
	- Ngày 22/12 : Tổ chức kỷ niệm trọng thể ngày quân đội nhân dân, ngày quốc phòng toàn dân. mời đại diện quân sự xã về nói chuyện về ngày 22/12.
	2.3.4 : Kết quả :
	Học sinh hiểu sâu sắc chuyền thống lịch sử ngày 22/12 các em thực sự tự hào về lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của ông cha ta gây ấn tượng gắn bó tình cảm yêu mến hình ảnh anh bộ đội có lý tưởng phấn đấu học tập trở thành anh bộ đội cụ Hồ.
	Kết quả văn nghệ :
	- Giải nhất : Lớp 4 trung tâm
	- Giải nhì : Lớp 5 trung tâm
	- Giải ba : Lớp 4 Nà phát
	Kết quả hoạt động tình nghĩa .
	Nhà trường tổ chức một buổi chiều giúp đỡ những việc nhỏ những gia đình thương binh liệt sĩ tại xã .
	2.4 : Chủ điểm hoạt động tháng 3 :“ Tiến bước lên Đoàn ”
	2.4.1 : Lí do :
	Học sinh ý thức được vai trò trách nhiệm của thanh thiếu niên đối với đất nước
	Giáo dục tư tưởng cho thanh thiếu niên theo lý tưởng của Đoàn.
2.4.2 : mục đích yêu cầu :
	Giáo dục học sinh biết tích cực lao động và học tập phấn đấu phát huy truyền thống lí tưởng của đoàn .
Học sinh hiểu được ý nghĩa ngày 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ .
	2.4.3 : Các hình thức hoạt động :
	* Với ngày 8/3 :
	Phát động phong trào học tốt dành nhiều điểm 10 dâng lên thầy cô các mẹ các chị tùy theo sức của mình, giúp đỡ cha mẹ các công việc trong gia đình .
	Tổ chức cho các em tặng hoa cho các cô giáo các chị và mẹ biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 8/3 .
	* Với ngày 26/3 :
	Hoạt động này rất sôi nổi với tất cả học sinh lứa tuổi thanh thiếu niên .
Hiệu trưởng chỉ đạo đoàn thanh niên biểu diễn văn nghệ thi sáng tác tìm hiểu về truyền thống lịch sử của Đoàn
	Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức mít tinh kỉ niệm ngày 26/3 .
	2.4.4 : Kết quả :
	Qua đợt 8/3 có rất nhiều thành tích học sinh đạt được. Trong học tập nhiều điểm cao, trong giảng dạy nói chung các giáo viên đã nâng rõ rệt . Số giờ dạy giỏi từ 30% lên 40% - 50% .
	* Kết quả thi đua :
	- Giải tập thể :
	Nhất : 4 Trung tâm
	Nhì : 5 Trung tâm
	Ba : 1 Hua cần
	Giải cá nhân với tinh thần học tập tốt:
Giải
Họ & tên HS
Lớp
Điểm trường
BA
La thị Thoan
Hà văn Tiến
Vì văn Ngoan
Tòng Thị Tình
Lò Văn Thoan
1
4
5
4
4
Trung tâm
Trung tâm
Trung tâm
Trung tâm
Trung tâm
K-K
Lò Văn Viên
Tòng Văn Hương
Lò Văn Thạnh
Lò Văn Kim
Lò Văn Ngoan
4
5
5
5
5
Trung tâm
Trung tâm
Trung tâm
Trung tâm
Trung tâm
	Kết quả học sinh tăng lên rõ rệt nhiều em có ý thức giúp đỡ Ông, Bà làm tốt công việc ở nhà .
	Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tổ chức học sinh lao động giúp đỡ những gia đình thương binh liệt sĩ , ngoài gia kết hợp với Đoàn thanh niên , BGH chỉ đạo phối hợp với địa phương tổ chức cho học sinh tham gia các lao động xã hội ở trên địa bàn .
	Lao động tập thể trồng cây, lao động gây quỹ, tổ chức các hoạt động tình nghĩa với các gia đình chính sách hàng năm .
	Hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao phối hợp với địa phương tổ chức hoạt động quán triệt tốt 5 điều Bác Hồ dạy thông qua các hoạt động .cụ thể háo được chuẩn mực hành vi đạo đức trong các quan hệ xã hội .
	*Tổng kết thống kê chất lượng rèn luyện đạo đức cho học sinh
	Biểu 1 : Kết quả giáo dục đạo đức học kì I năm học 2007 – 2008
Hạnh kiểm
Khối
Thực hiện Đầy Đủ
T- hiện chưa Đầy Đủ
Ghi chú
SL
%
SL
%
I
41
91,1
03
9.9
KT
II
46
93.9
03
6.1
KT
III
35
100
0
IV
41
100
0
V
35
89.7
04
10.3
KT
Cộng
198
95.2
10
KT
Biểu 2: Kết quả rèn luyện đạo đức học kì II năm học 2007 – 2008
Hạnh kiểm
Khối
Thực hiện Đầy Đủ
T- hiện chưa Đầy Đủ
Ghi chú
SL
%
SL
%
I
II
III
IV
V
Cộng
II . Một số kinh nghiệm kiến nghị :
1 . Giáo dục nhà trường – gia đình :
	Hiệu trưởng phải chỉ đạo tốt các hoạt động ở trên lớp phải tiến hành song song với hoạt động ngoại khóa có thể nói thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp là chìa khóa cho các em mở đường hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng làm phong phú thêm vốn tri thức cho các em . Các hoạt động trong và ngoài nhà trường cần tiến hành phối hợp nhịp nhàng Hiệu trưởng có lịch hoạt động kế hoạch hàng tuần nội dung yêu cầu cụ thể cân đối .
	Kết hợp chặt chẽ các lực lượng tham gia hoạt động ngoài giờ kết hợp tốt với gia đình, nhà trường, xã hội trong nhà trường là Hiệu trưởng giáo viên chủ nhiệm tổng phụ trách đội . ngoài nhà trường là phụ huynh học sinh, lãnh đạo địa phương 
	Các hoạt động ngoại khóa phải tổ chức thường xuyên liên tục với nhiều thể loại hình thức đa dạng phù hợp tân lí sinh lí lứa tuổi học sinh .
	Nhà trường phải thường xuyên xây dựng tu sửa cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ, xây dựng tư cách dùng chung, cờ, trống, sân bãi tập 
Việc tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ Hiểu trưởng phải xem như một tiêu chuẩn để đánh giá công tác chủ nhiệm về xếp loại giáo viên .
	Khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ Hiệu trưởng phải chỉ đạo và quan tâm đến chất lượng mục đích giáo dụccác hoạt động đó. Sau đó phối hợp với giáo viên chủ nhiệm bán chuyên trách đội và địa phương cùng phối hợp tiến hành .
	Trong quá trình giáo dục luân phải tạo gia mối liên hệ thông tin kịp thời giữa nhà trường và gia đình phối hợp phụ huynh học sinh cùng nhà trường thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ năm học .
2 . Giáo dục xã hội :
	Vai trò nòng cốt đoàn thanh niên, cùng các đoàn thể xung quanh nhà trường .
	Hiệu trưởng phải làm sao huy động tốt sự ủng hộ các tổ chức bên ngoài xã hội đối với trường học .
	Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục .
III . ý kiến đề xuất:
	Nhà trường cần quan tâm tạo điệu kiện cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động ngoài giờ .
	Qua các hoạt động cần có sự đánh giá khen thưởng khích lệ động viên các tập thể cá nhân đạt thành tích tốt. Rút ra bài học kinh nghiệm khắc phục thiếu sót cho các lần sau .
	Hiệu trưởng tham mưu lãnh đạo địa phương khai thác được sự ủng hộ hội cha mẹ học sinh nâng cấp cơ sở vật chất đảm bảo cho các hoạt động dạy hộc nhà trường
C - kết luận
	- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động giáo dục cơ bản. Được tổ chức thực hiện có mục đích, có kế hoạch được tiến hành ngoài giờ lên lớp. Thông qua đó nhằm giáo dục, rèn luyện thể chất, đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh.
	Hoạt động ngoài giờ đối với học sinh tiểu học có nhiệm vụ và tác dụng là phương tiện nhận thức thế giới quan với nội dung nghiên cứu vấn đề này. Khi rèn luyện, giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tôi mong muốn thu được kết quả cao nhất. Với vai trò, vị trí, nhiệm vụ của hoạt động ngoài giờ lên lớp, trong quá trình giáo dục cần đảm bảo sự gắn bó, phối hợp giữa giáo dục trên lớp và ngoài giờ lên lớp. Bởi hai hoạt động này luôn hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình giáo dục.
 người viết
 Hồ Đức Bình
ý kiến xác nhận của hội đồng thẩm định
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	Phòng giáo dục Than uyên
trường tiểu học xã nậm cần
h&g
Sáng kiến kinh nghiệm
 giáo dục đạo đức
cho học sinh tiểu học Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp
	 Người thực hiện: Hồ Đức Bình
	 Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường tiểu học xã Nậm Cần
 Huyện Than Uyên - Tỉnh Lai Châu
 Năm học: 2007 – 2008 
--------T-------

Tài liệu đính kèm:

  • docSANG KIEN BINH.doc