Giáo án Đạo đức Lớp 2 - Tuần 17 đến 34

Giáo án Đạo đức Lớp 2 - Tuần 17 đến 34

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau bài học, HS sẽ đạt được:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Nêu được một số tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng.

- Nêu được vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng.

- Thực hiện được việc tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng.

2. Năng lực

a. Năng lực đặc thù

- Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, tìm hiểu và tham gia các hoạt

động xã hội phù hợp.

- Hình thành kĩ năng tự bảo vệ.

b. Năng lực chung: Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

3. Phẩm chất:

- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Câu chuyện, bài hát,. gắn với bài học “Tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi công cộng”;

- Bộ tranh về kĩ năng tự bảo vệ theo Thông tư 43/2000/TT-BGDĐT;

 

docx 45 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 126Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 2 - Tuần 17 đến 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức - Tuần 17
Đánh giá học kì 1
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
1. Năng lực đặc thù : 
	 - Nêu được một số biểu hiện hành vi đã học trong học kì I. 
- Thực hiện được hành động và lời nói thể hiện sự các hành vi đó. 
- Sẵn sàng tham gia hoạt động phù hợp với lứa tuổi để giúp đỡ các bạn gặp khó khăn hoặc có hoàn cảnh không may mắn, các bạn vùng sâu, vùng xa hoặc vùng bị thiệt hại vì thiên tai. 
2. Năng lực chung: 
- Thông qua các hoạt động học, HS phát triển các năng lực sau: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân.
3. Phẩm chất : 
 Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
 - Yêu nước; Yêu quê hương
 - Nhân ái: Biết chia sẻ với người xung quanh 
 - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
 - Chăm chỉ : Chăm chỉ giúp đỡ mọi người.
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo án 
Sách Đạo đức, Phiếu thảo luận.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành: 
Cách tiến hành: 
- GV tổ chức cho HS hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết”. 
- GV đặt câu hỏi:
+ Tình cảm của các bạn trong bài hát được thể hiện như thế nào?
+ Em đã làm gì để thể hiện sự yêu quý bạn bè? 
- GV kết luận, giới thiệu bài.
- Lớp hoạt động tập thể – hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết” (sáng tác: Mộng Lân).
- HS trả lời câu hỏi. 
+ Các bạn trong bài hát rất đoàn kết, yêu thương nhau như anh em một nhà.
+ Em giúp bạn học bài, trực nhật.... 
B. Luyện tập 
Hoạt động 1. Tìm hiểu một bài học về tình bạn qua câu chuyện “Bài học quý”.
a) Mục tiêu: HS biết một bài học quý về tình bạn
b) Cách tiến hành: 
- GV đọc hoặc mời một HS trong lớp đọc câu chuyện Bài học quý trong SGK cho cả lớp nghe. 
- GV yêu cầu HS thảo luận với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
+ Sẻ đã làm gì khi nhận được hộp kê?
+ Chích đã làm gì khi nhặt được những hạt kê?
+ Sẻ đã nhận được từ chích bài học gì về tình bạn?
 - GV khuyến khích HS chia sẻ kết quả thảo luận với cả lớp. 
- GV kết luận. Trong tình bạn, sự chân thành là tố quyết định một tình bạn có thể tồn tại lâu dài hay không. Chúng ta có thể không cần phải nói thật với người kia tất cả mọi lúc, chia sẻ mọi bí mật hoặc luôn luôn ủng hộ mọi quyết định của bạn mình; nhưng chúng ta có thể giữ trong lòng một sự chân thành trong tình bạn. Đơn giản là mình quý người bạn đó thì mình ở cạnh, cảm thấy vui và thoải mái thì chơi, không thì thôi. Sự chân thành ấy đối với chính bản thân chúng ta mới là điều quan trọng.
Tìm hiểu một bài học về tình bạn qua câu chuyện “Bài học quý”. 
- HS trong lớp đọc câu chuyện Bài học quý trong SGK cho cả lớp nghe. 
- HS thảo luận với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi
+ Sẻ khi nhận được hộp kê đã giấu đi ăn hết một mình.
+ Chích gói lại mang về chia cho Sẻ một nửa.
+ Bài học cho Sẻ đó là bài học quý về tình bạn chân thành, luôn nghĩ về nhau.
- HS chia sẻ kết quả thảo luận với cả lớp.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. 
-Khi được tặng hộp kê, sẻ đã giữ lại và ăn một mình. Việc làm của sẻ, ta có thể hiểu được bởi không phải ai cũng sẵn sàng chia sẻ đồ của mình với người khác. Nhưng chích đã làm được, khi có những hạt kê ngon lành, điều đầu tiên chích làm là mang cho người bạn thân nhất của mình. Điều đó thật đáng quý và trân trọng. Việc làm của chích đã cho sẽ thấy được bài học về sự chân thành, luôn nghĩ về nhau trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Hoạt động 2. Tìm hiểu những việc em cần làm để thể hiện sự yêu quý bạn bè.
a) Mục tiêu: . HS biết những việc cần làm để thể hiện sự yêu quý bạn bè.
b) Cách tiến hành: 
- GV chiếu/treo tranh lên bảng để HS quan sát, đồng thời hướng dẫn HS quan sát tranh trong SGK. 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Các bạn trong tranh đang làm gì? Việc làm đó thể hiện điều gì?
+ Em cần làm gì để thể hiện sự yêu quý bạn bè?
- GV cùng HS phân tích, tổng hợp các ý kiến và kết luận.
- HS quan sát tranh trong SGK.
- HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
Để thể hiện sự yêu quý bạn bè, em cần: 
+ Giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn; 
+ Hỏi thăm khi bạn ốm, bạn có chuyện buồn; 
+ Giảng bài cho bạn khi bạn chưa hiểu; 
+ Rủ bạn cùng học, cùng chơi; 
+ Trung thực với bạn; 
+ Biết lắng nghe, tôn trọng bạn; 
+ Chúc mừng khi bạn có niềm vui; 
+ Giữ lời hứa với bạn;
- HS phân tích, tổng hợp các ý kiến và kết luận.
C. Tổng kết 
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. 
Đạo đức -Tuần 18
Bài 8: Bảo quản đồ dùng gia đình (tiết 1)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: 
	 - Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng gia đình.
- Biết vì sao phải bảo quản đồ dùng gia đình.
2. Năng lực 
- Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng gia đình.
- Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng gia đình.
- Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân.
3. Phẩm chất : 
 - Yêu nước; Yêu quê hương
 - Nhân ái: Biết chia sẻ với người xung quanh 
 - Trách nhiệm: Có trách nhiệm bảo quản đồ dùng gia đình
 - Chăm chỉ : Chăm chỉ giúp đỡ mọi người.
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo án , nhạc bài hát cái quạt máy
Sách Đạo đức
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành: 
- GV tổ chức cho HS nghe và hát bài “Cái quạt máy” (Sáng tác: Khánh Vinh)
- GV cho HS thi kể tên những đồ dùng gia đình mà em biết.
- GV nhận xét, kết luận, tuyên dương đội thắng.
- HS nghe và hát theo.
- HS thi đua theo nhóm kể tên các đồ dùng.
- HS lắng nghe.
B. Khám phá 
Hoạt động 1. Tìm hiểu cách bảo quản đồ dùng gia đình và ý nghĩa của việc làm đó
a) Mục tiêu: HS hiểu cách bảo quản đồ dùng gia đình và ý nghĩa của việc làm đó
b) Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Quan sát tranh, nhận xét hành động, việc làm của các bạn trong tranh.
- GV hướng dẫn HS trao đổi, chia sẻ về những việc làm trong mỗi tranh.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận theo nhóm.
- Liên hệ: cho HS trao đổi về việc làm của bản thân, bạn bè trong việc bảo quản đồ dùng gia đình.
- GV kết luận: 
+ Đồ dùng phòng khác: Sắp xếp ngăn nắp, luôn giữ gìn bàn ghế, cốc chén,... sạch sẽ. Nên lau bụi bàn ghế, tủ,... ít nhất 1 tuần/ 1 lần (cùng mọi người trong gia đình) bằng vải mềm.
+ Đồ dùng phòng ngủ: Sắp xếp quần áo, chăn màn và các đồ dùng khác ngăn nắp, gọn gàng...
+ Đồ dùng phòng bếp: Sắp xếp ngắn nắp, gọn gàng, đúng vị trí; vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng; Không nên phơi đồ dùng bằng gỗ nơi có ánh nắng, gần nguồn điện; Không nên sử dụng đồ nhựa để dựng các thức ăn nóng hoặc thức ăn nhiều dầu mỡ;...
+ Đồ dùng khu vực nhà vệ sinh: Thường xuyên lau, rửa nhà vệ sinh sạch sẽ, sau khi tắm nên dùng chổi quét sạch nước trên sàn từ chỗ cao xuống chỗ thấp.
- HS quan sát tranh.
- HS Làm việc cá nhân.
- HS chia sẻ trong nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 2: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS nêu những việc cần làm để bảo quản đồ dùng gia đình
b) Cách tiến hành: 
- GV nêu câu hỏi: theo em, việc bảo quản đồ dùng gia đình có lợi ích gì?
- Hãy kể thêm những việc cần làm để bảo quản đồ dùng gia đình?
- GV nghe và tuyên dương những em có những việc làm đúng, phù hợp
- HS nêu: Bảo quản đồ dùng gia đình giúp đồ dùng luôn sạch sẽ, bền đẹp, sử dụng được lâu dài,... Qua đó giúp em rèn luyện tính ngăn nắp, gọn gàng và có ý thức trách nghiệm trong cuộc sống.
- HS kể trước lớp
C. Tổng kết : - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. 
Đạo đức - Tuần 19
Bài 8: Bảo quản đồ dùng gia đình.
(tiết 2)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
1. Năng lực 
- Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng gia đình.
- Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng gia đình.
- Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân.
2. Phẩm chất : 
 	 - Nhân ái: Biết chia sẻ với người xung quanh 
 - Trách nhiệm: Có trách nhiệm bảo quản đồ dùng gia đình
 - Chăm chỉ : Chăm chỉ giúp đỡ mọi người.
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo án 
Sách Đạo đức
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành: 
- Nêu việc làm để bảo quản đồ dùng trong gia đình?
- GV nhận xét, kết luận.
- GV khen ngợi HS và kết luận.
- HS nêu những việc mình đã làm
B. Luyện tập 
Bài 1. Bày tỏ ý kiến.
a) Mục tiêu: HS đồng tình với những việc làm đúng để bảo quản đồ dùng trong gia đình
b) Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi: Căn cứ vào các tranh trong SGK, nhận xét hành động, việc làm của các bạn trong tranh. 
- Hướng dẫn HS chia sẻ, trao đổi về những việc làm trong mỗi tranh. 
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận. 
- GV tiếp tục cho HS trao đổi, chia sẻ về những việc làm của bản thân, bạn bè và người thân trong việc bảo quản đồ dùng gia đình. 
- GV kết luận. 
Kết luận: 
- GV chốt câu trả lời:
+ Đồng tình với việc làm của bạn Minh (tranh 1) và bạn Hùng (tranh 4) vì bạn Minh biết giúp mẹ lau dọn nhà cửa, bạn Hùng giúp mẹ lau xe đạp. Việc làm của hai bạn thể hiện ý thức trách nhiệm, rèn luyện tính chăm chỉ, cẩn thận, ngăn nắp
+ Không đồng tình với việc làm của bạn Hoa (tranh 2) vì khi phòng bật điều hòa mà mở cửa sẽ tốn điện, điều hòa nhanh hỏng, hình thành thói quen không tiết kiệm, thiếu ý thức trách nhiệm; và việc làm của hia chị em Lan (tranh 3) vì khi dúng gối để chơi đùa sẽ nhanh hỏng, khi rơi xuống nền nhà sẽ bị bẩn
- Nhận xét, tuyên dương.
*Bài 2: Đưa lời khuyên cho bạn
- YC HS quan sát tranh sgk/tr.40, mô tả hành động, việc làm của mỗi bạn trong từng tranh, đưa ra nhận xét về hành động việc làm của các bạn 
- Tổ chức cho HS chia sẻ từng tranh: Em sẽ khuyên bạn điều gì?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- GV KL: Chúng ta cần giữ gìn bảo quản đồ dùng trong gia đình. Không nên: Tắt, mở tivi liên tục sẽ làm hỏng tivi, vẽ lên ghế sẽ khiến ghế bị bẩn; đóng cửa mạnh khi ra vào sẽ làm cửa nhanh hỏng.
- HS làm việc cặp đôi.
- HS chia sẻ, trao đổi về những việc làm tron ... ười đang tập trung xem phim mà các bạn đã đứng lên ngồi xuống đã che màn hình và cười nói làm ồn ào ảnh hưởng đến mọi người đang xem phim.
- Mỗi nhóm HS tự lựa chọn tình huống và thảo luận cách xử lí.
- HS các nhóm thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- HS trả lời cá nhân:
+ Tranh 1: Khuyên Huy cùng các bạn không nên đá bóng dưới lòng đường vì có rất nhiều xe cộ qua lại sẽ dẫn đến tai nạn giao thông và ảnh hưởng đến người tham gia giao thông.
+ Tranh 2: Khuyên hai bạn không nên làm vậy sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, mình nên bỏ vào thùng rác ở gần đó.
+ Tranh 3: Khuyên bạn không nên làm vậy vì ghế đá là nơi để mọi người ngồi nghỉ ngơi nếu bạn làm vậy người khác ngồi sẽ bị bẩn hết quần áo.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- 2 – 3 HS đọc.
- HS chia sẻ.
Đạo đức –tuần 33
BÀI 15: EM TUÂN THỦ QUY ĐỊNH NƠI CÔNG CỘNG (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Nêu được vì sao cần tuân thủ quy định nơi công cộng.
- Thực hiện được các hành vi phù hợp để tuân thủ quy định nơi công cộng.
- Đồng tình với lời nói, hành động tuân thủ quy định nơi công cộng; không đồng tình với những lời nói, hành động vi phạm quy định nơi công cộng.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, tìm hiểu và tham gia các hoạt động xã hội phù hợp.
- Hình thành phẩm chất trách nhiệm, rèn luyện các chuẩn hành vi pháp luật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Kế hoạch bài dạy, SGK, SGV
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
- Khi đến thư viện đọc sách em cần thực hiện những quy định nào?
- Em hãy nêu một số nội quy của trường em?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
2. Dạy bài mới:
2.1. Khởi động:
- Cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Ra chơi vườn hoa.
- Bạn nhỏ trong bài hát đã tuân thủ quy định nơi cộng cộng như thế nào?
- Nhận xét, dẫn dắt vào bài.
2.2. Khám phá:
*Hoạt động 1:Tìm hiểu những quy định cần tuân thủ nơi công cộng.
- GV cho HS quan sát tranh sgk tr.66, tổ chức thảo luận nhóm 4, YC HS tìm hiểu và ghi lại địa điểm và các việc cần tuân thủ tại các địa điểm công cộng trong tranh.
- GV tổ chức HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV hỏi: Theo em, ở những nơi cộng cộng chúng ta cần tuân thủ những quy định nào khác?
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Em cần tuân thủ các quy định phù hợp với từng địa điểm công cộng mà em đến như: Xếp hàng khi mượn sách ở thư viện, không gây ồn ào trên các phương tiện công cộng, tuân thủ các quy định giao thông và giữ vệ sinh đường làng, ngõ xóm,...
*Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của việc tuân thủ quy định nơi công cộng.
- GV yêu cầu HS đọc, quan sát tranh sgk/tr.67 và thảo luận nhóm đôi để mô tả, nhận xét, nêu hậu quả về việc làm của các bạn trong mỗi tình huống
- Tổ chức cho HS chia sẻ.
- Theo em, việc tuân thủ quy định nơi công cộng có ích lợi gì?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV chốt: Tuân thủ quy định nơi công cộng là trách nhiệm của mỗi người. Việc tuân thủ quy định nơi công cộng giúp chúng ta có môi trường vui chơi, giải trí xanh, sạch, đẹp, thoáng mát,...
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.
- Nhận xét giờ học.
- 2-3 HS nêu.
- HS theo dõi.
- Hs thực hiện.
- HS chia sẻ.
- HS thảo luận nhóm 4 kể chuyện theo tranh.
- Đại diện nhóm trình bày, HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận theo cặp.
- HS chia sẻ.
Tranh 1: Các bạn đùa nghịch trong thư viện gây mất trật tự và ảnh hưởng tới các bạn khác đang đọc sách.
Tranh 2: Khi đến vườn bách thú, Mạnh đã ném thức ăn vào chuồng thú bạn đã vi phạm nội quy của vườn bách thú. Hành động đó có thể làm động vật sợ hãi hoặc đau bụng vì ăn thức ăn đó.
Tranh 3: Một số bạn chen lấn, xô đẩy khi lên xe. Gây mất trật tự trên phương tiện có thể làm bạn bị ngã đau, ảnh hưởng đến giao thông.
Tranh 4: Khi tham quan di tích lịch sử, một số bạn viết tên mình lên tường. Việc làm đó đã vi phạm nội quy nơi công cộng và làm mất mĩ quan nơi công cộng.
- 3-4 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ.
Đạo đức – TUẦN 34
BÀI 2: EM TUÂN THỦ QUY ĐỊNH NƠI CÔNG CỘNG (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học để thực hành xử lý tình huống cụ thể.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, tìm hiểu và tham gia các hoạt động xã hội phù hợp.
- Hình thành phẩm chất trách nhiệm, rèn luyện các chuẩn hành vi pháp luật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Kế hoạch bài dạy, SGK, SGV
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
- Nêu việc làm thể hiện em đã tuân thủ nội quy thư viện?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Luyện tập:
*Bài 1: Xác định việc làm em đồng tình hoặc không đồng tình.
- GV cho HS làm việc cá nhân, YC đọc các tình huống trong sgk/tr.68 và cho biết em đồng tình với việc làm nào, không đồng tình với việc làm nào? Vì sao?
- Tổ chức cho HS trình bày ý kiến.
- GV chốt câu trả lời.
- Nhận xét, tuyên dương.
*Bài 2: Xử lí tình huống.
- YC mỗi nhóm HS lựa chọn một tình huống trong sgk/tr.68 – 69 để đưa ra cách xử lí phù hợp nhất.
- Các nhóm đóng vai xử lí tình huống.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
*Bài 3: Đưa ra lời khuyên cho bạn.
- YC HS quan sát tranh sgk/tr.70, đọc lời thoại ở mỗi tranh.
- Tổ chức cho HS chia sẻ từng tranh: Em sẽ khuyên bạn điều gì?
- Nhận xét, tuyên dương.
2.3. Vận dụng:
- YC HS chia sẻ những việc em đã và sẽ làm để tuân thủ quy định nơi công cộng.
- YC HS nhắc nhở những người thân và bạn bè tuân thủ quy định nơi công cộng.
*Thông điệp:
- Gọi HS đọc thông điệp sgk/tr.70.
- Nhắc HS ghi nhớ và vận dụng thông điệp vào cuộc sống. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.
- Nhận xét giờ học.
- 2-3 HS nêu.
- HS làm việc cá nhân.
- 2-3 HS chia sẻ.
+ Đồng tình: với việc làm 2, 3. Vì: Việc làm 2: Lan và mẹ đã tuân thủ nội quy khu tham quan; Việc làm 3: Hải và các bạn đã chấp hành luật giao thông đường bộ.
+ Không đồng tình việc làm 1 và 4. Vì việc làm 1: Trong bệnh viện có rất nhiều bệnh nhân nhưng Hoa đã không giữ im lặng mà cười to làm ảnh hưởng đến ông bị ốm và người bệnh khác; Ở việc làm 4 mọi người đang tập trung xem phim mà các bạn đã đứng lên ngồi xuống đã che màn hình và cười nói làm ồn ào ảnh hưởng đến mọi người đang xem phim.
- Mỗi nhóm HS tự lựa chọn tình huống và thảo luận cách xử lí.
- HS các nhóm thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- HS trả lời cá nhân:
+ Tranh 1: Khuyên Huy cùng các bạn không nên đá bóng dưới lòng đường vì có rất nhiều xe cộ qua lại sẽ dẫn đến tai nạn giao thông và ảnh hưởng đến người tham gia giao thông.
+ Tranh 2: Khuyên hai bạn không nên làm vậy sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, mình nên bỏ vào thùng rác ở gần đó.
+ Tranh 3: Khuyên bạn không nên làm vậy vì ghế đá là nơi để mọi người ngồi nghỉ ngơi nếu bạn làm vậy người khác ngồi sẽ bị bẩn hết quần áo.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- 2 – 3 HS đọc.
- HS chia sẻ.
Tiết 35: Bài: ÔN TẬP CUỐI NĂM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
Sau bài học, học sinh đạt được các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức, kĩ năng, thái độ về các chuẩn mực hành vi: bảo quản đồ dùng cá nhân, bảo quản đồ dùng gia đình, thể hiện cảm xúc bản thân, kiềm chế cảm xúc tiêu cực, tuân thủ quy định nơi công cộng, yêu quê hương.
- Thực hiện được các hành vi theo các chuẩn mực đã học phù hợp với lứa tuổi.
2. Năng lực:
- Phát triển 3 năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù: Phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
3. Phẩm chất:
- Hình thành và phát triển phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ
II. Đồ dùng dạy học:
1.Giáo viên: SGK, SGV, VBT Đạo đức 2, 
2.Học sinh: SGK,VBT Đạo đức 2, đồ dùng học tập,
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trò
I.Khởi động:
Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.	
GV nêu tên trò chơi	
- HĐ1 : Chơi trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”: Nhắc lại tên các bài Đạo đức đã học.	
– Cách chơi như sau: GV đưa ra các hình vẽ gắn liền với nội dung các bài đã học (có thể lấy hình vẽ từ các bài học trong SGK). Dựa vào hình vẽ, HS đoán tên bài học được nói đến. GV có thể chia lớp thành 2 đội chơi để tạo sự cạnh tranh sôi nổi. Đội nào đoán đúng nhiều hơn là đội chiến thắng.
-Dẫn chuyển vào bài mới: Ôn tập cuối học kì II
II. Luyện tập, thực hành	
HĐ2. Trò chơi: “Thi thể hiện kĩ năng bảo quản đồ dùng, thể hiện cảm xúc tích cực và kiểm soát cảm xúc tiêu cực”
 Mục tiêu: HS được củng cố kiến thức, kĩ năng, hành vi bảo quản đồ dùng cá nhân và đồ dùng gia đình và kiểm soát cảm xúc.	
- Cách chơi: Chia lớp thành 4 đội. Mỗi đội thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Gấp gọn áo/chăn đơn.
 + Xếp gọn sách vở, đồ dùng học tập tại bàn học của khu vực đội mình.
+ Viết từ/vẽ khuôn mặt chỉ cảm xúc của mình khi tham gia trò chơi. 
+ Viết từ/vẽ khuôn mặt chỉ cảm xúc của bạn khi tham gia trò chơi. (thực hiện sau khi chơi xong).
- Cách đánh giá: Đội nào làm tốt hơn là đội chiến thắng. GV có thể cho HS đánh giá bằng cách thả tim vào sản phẩm làm tốt của mỗi đội. Đội nào được nhiều tim hơn là đội chiến thắng
-HS tham gia chơi
HĐ3. Vẽ tranh thể hiện quy định nơi công cộng
Mục tiêu: HS được củng cố kiến thức, kĩ năng, hành vi tuân thủ quy định nơi công cộng.	
Cách tiến hành: GV chia lớp thành các nhóm 6.GV yêu cầu mỗi nhóm lựa chọn một nơi công cộng và đưa ra 2 – 3 quy định cần tuân thủ khi đến nơi công cộng đó, vẽ hình minh hoạ dấu hiệu các quy định cần thực hiện 
- Tuân thủ quy định nơi công cộng ở quê hương cũng là một việc làm thể hiện tình yêu với quê hương.	
- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi những HS thực hiện tốt các hành vi thể hiện cảm xúc tích cực và kiềm chế cảm xúc tiêu cực
- HS thực hiện nhiệm vụ
III. Củng cố, dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài 	
- GV đánh giá, nhận xét và chia sẻ với HS. 
- Hôm nay học bài gì?
- Con thích nhất điều gì ở tiết học này	
- Yêu cầu HS thực hiện để hình thành những thái độ, hành vi, phẩm chất tốt
-HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_2_tuan_17_den_34.docx