Đây là một kỹ năng khó đạt nhất trong các kĩ năng của phân môn Tập làm văn

Đây là một kỹ năng khó đạt nhất trong các kĩ năng của phân môn Tập làm văn

Ngày nay đất nước ta đang thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá để tiến tới “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Một trong những vấn đề chiến lược để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp ấy là yếu tố con người. Để đào tạo được con người đáp ứng nhưng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, Giáo dục và Đào tạo phải giải quyết hàng loạt những vấn đề quan trọng trong đó vấn đề có tính chiến lược là đổi mới phương pháp dạy học. Vấn đề này đã được nghị quyết lần thứ 2 BCH – TƯ khoá 8 khẳng định: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học và tự nghiên cứu của học sinh.”

 Giáo dục Tiểu học là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông. Vì vậy phương pháp dạy học ở bậc tiểu học có tầm quan trọng đặc biệt . Việc hình thành cho học sinh phương pháp học tập đúng đắn hình thành nếp tư duy sáng tạo ngay từ khi các em bắt đầu đến trường phổ thông

 

doc 26 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1064Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đây là một kỹ năng khó đạt nhất trong các kĩ năng của phân môn Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I. Phần mở đầu
I.1.Lý do chon đề tài.
Ngày nay đất nước ta đang thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá để tiến tới “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Một trong những vấn đề chiến lược để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp ấy là yếu tố con người. Để đào tạo được con người đáp ứng nhưng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, Giáo dục và Đào tạo phải giải quyết hàng loạt những vấn đề quan trọng trong đó vấn đề có tính chiến lược là đổi mới phương pháp dạy học. Vấn đề này đã được nghị quyết lần thứ 2 BCH – TƯ khoá 8 khẳng định: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học và tự nghiên cứu của học sinh.”
	Giáo dục Tiểu học là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông. Vì vậy phương pháp dạy học ở bậc tiểu học có tầm quan trọng đặc biệt . Việc hình thành cho học sinh phương pháp học tập đúng đắn hình thành nếp tư duy sáng tạo ngay từ khi các em bắt đầu đến trường phổ thông
Hiện nay giáo dục nước ta vấn đề đổi mới phương pháp dạy ở bậc Tiểu học đang diễn ra một cách sôi động, được nghiên cứu ứng dụng rộng rãi trên bình diện cả về mặt lí luận cũng như về mặt thực tiễn. Việc dạy học theo hướng “ Tích cực hoá người học” hay “ hướng tập trung vào học sinh” tăng cường dạy phương pháp học tổ chức cho học sinh hoạt động để các em có thể tự chiếm lĩnh kiến thức bằng chính hoạt động học của mình là định hướng cơ bản trong đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học.
Trong các môn học ở tiểu học môn Tiếng Việt là môn có vị trí hết sức quan trọng. Nó cung cấp vốn ngôn ngữ, xây dựng nền tảng kiến thức, ban đầu và còn là công cụ giúp cho học sinh học các môn học khác. Đặc biệt phân môn Tậm làm văn là phân môn tổng hợp toàn bộ kiến thức đã học ở trong tuần từ các phân môn: Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ các câu. Với mục tiêu rèn học sinh ở cả bốn kỹ năng nghe, đọc, nói, viêt trong đó kĩ năng viết “một đoạn văn ngắn “ là yêu cầu cơ bản khá trọng tâm ở phân môn Tập làm văn lớp 2.
Qua thực tế giảng dạy ở nhiều năm tôi thấy dạy học sinh viết đoạn văn ngắn là kiểu bài rất khó. Hầu hết các giáo viên đều cho rằng: “ Đây là một kỹ năng khó đạt nhất trong các kĩ năng của phân môn Tập làm văn”.
Bởi vậy hiệu quả giờ dạy học sinh viết đoạn văn còn rất hạn chế. Một phần người dạy chưa tìm ra quy trình và phương pháp dạy thích hợp. Hơn nữa đây là loại bài tập hoà toàn mới đối với học sinh lớp 2.Vì các em từ ở lớp 1 lên và đến bây giờ các em mới bắt đầu làm quen với thể loại này. Với đối tượng này vốn từ, kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ còn hạn chế. Học sinh chưa hiểu sâu sắc về nghĩa các từ ngữ và bản chất của câu nên khi viết một đoạn văn các em thường bộc lộ các điểm yếu về cách diễn đạt như: từ bị lặp nhiều, câu không rõ nghĩa, các câu trong đoạn văn còn lộn xộn, viết đoạn văn mang tính chất trả lời câu hỏi. Học sinh thường dập khuôn theo hướng dẫn mẫu của giáo viên.
 Vì những lý do trên tôi mạnh dạn nghiên cứu kiểu bài tập: “ Viết đoạn văn ngắn” kể (tả) về người, vật, cuộc sống xung quanh trong phân môn Tập làm văn lớp 2, để góp phần nâng dần chất lượng học Tập làm văn nói riêng và học Tiếng Việt nói chung trong nhà trường Tiểu học.
I.2.Mục đích chọn đề tài	
	Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu, đề xuất những biện pháp góp phần vào đổi mới cách dạy học sinh viết đoạn văn ngắn trong phân môn Tập làm văn lớp 2.Từ cách đổi mới phương pháp dạy của thầy góp phần đổi mới cách học của trò. Phát huy hết khả năng tự phát hiện của học thông qua cách tổ chức câu. ý sao cho lô gích, cách sử dụng từ chính xác và hay khi viết. 
I.3.Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2008 đến đầu tháng 5 năm 2009.
Nghiên cứu ở hai lớp 2A và 2C của trường Tiểu học Hưng Đạo, Đông Triều, Quảng Ninh.
1.4 Đóng góp mới về mặt lí luận về mặt thực tiễn
 Cách viết một đoạn văn ngắn để kể( tả) về người, vật, cuộc sống xung quanh trong phân môn Tập làm văn lớp 2.Việc xây dựng các kiến thức đó được dựa trên các kiến thức đã học ở lớp dưới, qua các phân môn tập đọc, luyện từ và câu, chính tả, kể chuyện. Trên cơ sở đó học sinh được mở rộng, đa dạng và phức tạp trừu tượng hơn. Song hầu hết ở các dạng viết giáo viên nên kết hợp sử dung các tranh minh hoạ sách giáo khoa, cảnh tự nhiên xung quanh trẻ đặc biệt phải có hệ thống câu hỏi lô gích. Giáo viên hướng dẫn sử dụng các từ ngữ phù hợp với nội dung bài, các câu văn đúng về nội dung, và ngữ pháp. Quá trình đó đòi hỏi thầy dạy phải biết kết hợp nhiều phương pháp mới đem lại hiệu quả cao như : Quan sát, đàm thoại, vấn đáp, phương pháp thực hành theo mẫu.......
 Đề tài góp phần khắc phục được hạn chế về cách viết một đoạn văn ngắn với câu văn cộc lốc, không đúng ngữ pháp, hay câu văn không rõ ràng, sự sắp xếp các câu văn không lô gích.Giúp học sinh có kĩ năng viết đoạn văn. Bồi dưỡng lòng say mê yêu thích con người cảnh vật xung quanh các em.
Trường Tiểu học Hưng Đạo có 17 lớp . Trung bình mỗi lớp khoảng hơn 30 học sinh. Cơ sở vật chất thiếu thốn. Không có đủ phòng học cho lớp học hai buổi trong ngày mà các lớp phải học vào ngày thứ 7.Học sinh thuộc vùng nông nghiệp khả năng tiếp thu bài không đều, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến chất lượng học tập của con em họ .
Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn tương đối tốt . Có nhiều giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở. Giáo viên trẻ chiếm số lượng đông, nhiệt tình hăng hái trong công việc nhưng kinh nghiệm chưa cao.
 Trường đã nhiều năm được huyện, tỉnh khen. 
 Năm học 2008- 2009 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2C gồm 33 học sinh (24 nữ). Số học sinh giỏi: 9 em; khá 27 em; trung bình 6 em. Khả năng tiếp thu của các em ở mức trung bình. Quá trình học theo phương pháp mới còn nhiều em tự phát hiện chậm 
II- Phần nội dung
II.1. Chương I: Tổng quan
- Đề tài hướng dẫn học sinh viết đoạn văn ngắn nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong môn tập làm văn bao gồm các nội dung cụ thể như: 
- Nghiên cứu kĩ nội dung chơng trình, SGK, vở bài tập về nội dung các loại sách tham khảo tiếng việt lớp 2 để GV nắm chắc trọng tâm của chuơng trình môn học
- Điều tra tình hình thực tiễn những vấn đề có liên quan đến đề tài: 
 + Trao đổi với đồng nghiệp để đánh giá khả năng nhận thức dạy học sinh viết đoạn văn ngắn để từ đó rút ra bài học có giá trị.
+ Dự giờ của giáo viên cùng khối 2 để nắm bắt phơng pháp giảng dạy hưóng dẫn học sinh viết đoạn văn ngắn để rút ra bài học kinh nghiệm quý báu.
+ Đề xuất một số giải pháp về hướng dẫn học sinh viết đoạn văn ngắn trong phân môn tập làm văn. Đề ra phương án thiết kế một số tiết dạy hướng dẫn học sinh viết đoạn văn ngắn từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cùng với kết quả nghiên cứu của đề tài
II.2 Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu
II.2.1. Cơ sở lý luận:
II.2.1.1. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 2:
	Học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 2, các em vừa chuyển hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập. Các em hiếu động, ham chơi, sự tập trung cho học tập và chú ý chưa cao. Tư duy của các em nặng về trực quan cụ thể, tư duy trừu tượng chưa phát triển. Do đó khi tổ chức dạy học giáo viên phải linh hoạt sáng tạo thì mới có hiệu quả.
II.2.1.2. Đặc điểm về chương trình sách giáo khoa:
 Như chúng ta đã biết ở lớp một học sinh mới chỉ dừng lại ở mức độ tập nói ( viết) câu nó nội dung theo chủ đề bà học hoặc tìm tiếng nói có âm vần vừa học. Các em được phép tiếng và nói những câu đơn giản, riêng lẻ có nội dung gần gũi với cuộc sống của các em hoặc ở các bài tập đọc. Song đến lớp 2 các em đã phải viết đoạn từ 1 đến 3 câu rồi cao hơn từ 4 đên 5 câu kể về một sự việc đơn giản mình cũng chứng kiến (tham gia) hoặc tả sơ lược về người, vật xung quanh các em. ở học kỳ I chủ yếu các em được viết đoạn từ 3 đến 5 câu kể về ngườ thân như: Cô giáo, ông, bà, anh, chị, em và rộng hơn là toàn thể gia đình.
- Song đến học kỳ II các em được viết đoạn tả con vật ( chim ), tả cảnh ( biển), tả cây cối, tả người (ảnh Bác Hồ). Tuần 34 và 35 học sinh được kể về những việc làm mà bản thân chứng kiến hoặc tham gia .
	Xen kẽ giữa các bài tập có yêu cầu kể ( tả) nối trên có 2 dạng bài kể tả con vật được viết đầy đủ song sáo trộn trật tự câu nhằm mục đích củng cố về liên kết câu, gắn kết ý 
	Mở đầu ngay ở tuần 1 sách giáo khoa đã giới thiệu cách kể theo nội dung tranh sau đó viết thành đoạn. đây chính là hình thức giứp học sinh vận dụng linh hoạt kỹ năng vốn hiểu biết khi học phân môn kể chuyện vào viết đoạn 
	Nói chung kiến thức trong sách giáo khoa được sắp xếp một cách hợp lí, lôgic đi từ đơn giản đến phức tạp, từ cách nhìn thực tế đến sự vận dụng vốn sống, vốn hiểu biết để viết đoạn. Học sinh được dạy các kĩ năng kể tả đơn giản. Song không phải kể lại hoặc tả lại câu chuyện cảnh vật theo nội dung bài tập đọc dựa vào lời kể (tả) của tác giả mà các em được kể ( tả ) những gì có và diễn ra trong cuộc sống xung quanh. Điều này đã phát huy tính tích cực, chủ đông, sáng tạo của học sinh trong kĩ năng viết đoạn. Do đó ta có thể khẳng định rằng sách giáo khoa Tiếng Việt 2 đặc biệt chú trọng tới rèn kĩ năng viết đoạn cho học sinh.
II.2.2. Cơ sở thực tiễn:
	Việc day cho học sinh viết đoạn chính là quá trình giáo viên khơi dậy sự hiểu biết và cảm nhận của các em về người, vật và cuộc sống xung quanh. Điều đó đòi hỏi giáo viên dạy cho học sinh có cách tổ chức câu ý sao cho lôgic, cách sử dụng từ chính xác và hay khi viết. Song thực tế chỉ ra rằng một số học sinh lớp 2 khó nhận thức được việt sắp xếp ý ( cảm nhận của mính) theo trật tự đúng. Vốn sống của các em còn hạn chế do đó khi diễn đạt học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Sự sắp xếp tổ chức câu trong đoạn còn rời rạc. Các câu độc lập về nội dung chưa có sự liên kết và lôgic  Đôi khi các em còn viết câu không rõ ý, từ lặp lại nhiều
II.2.3. Thực trạng nghiên cứu: 
	Qua thực tế giảng dạy và dự giờ thăm lớp, tôI nhận thấy việc dạy viết đoạn ngắn cho học sinh lớp 2 hiệu quả còn nhiều hạn chế cơ bản do máy nguyên nhân sau  ... mừng chị Liên”.
- HS trả lời: Yêu cầu nói lời của em.
Để chúc mừng chị Liên
- Học sinh nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. 
Học sinh đóng vai nói lời chia vui.
Học sinh trả lời: Em cần nói tự nhiên với tháI độ chân thành và vui mừng.
- Học sinh đọc yêu cầu bài – Lớp đọc thầm theo: “ Hãy viết từ 3 đến 5 câu kể về anh, chị, em ruột hoặc anh, chị,họ của em”)
- Viết từ 3 đến 5 câu. 
- Viết về anh, chị, em ruột (hoặc anh, chị, em họ)
Viết về 1 người.
- Yêu cầu em kể về người đó.
- HS tự trả lời.
HSTL: Trước tiên là giới thiệu tên sau đó đến hình dáng cá tính cách và cuối cùng là tình cảm của em.
 HS làm vào vở.
 HS đổi vở đọc bài, nhận xét và sửa câu, từ cho bài của bạn.
Nhiều học sinh đọc bài viết trước lớp đồng thời đọc câu bạn đã sửa cho mình. HS khác bổ sung.
 HSTL; Bài chia vui. Kể về anh chị em.
Khi người khác có niềm vui.
Giọng tự nhiên, thái độ chân thành, vui mừng.
II.4.Kết quả đạt được
	Sau một thời gian áp dụng biện pháp nói trên trong việc dạy học sinh viết đoạn văn ngắn, tôi đã kiểm tra học sinh 2 lớp 2A và 2C để lấy số liệu.
Lần 1: Tuần 15 ngày 12 tháng 12 năm 2008.
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về anh chị em của em ruột ( hoặc anh chị em họ của em)
Thời gian làm bài :15 phút
Đối tượng 66học sinh lớp 2.
Kết quả đạt được như sau:
Điểm
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Lớp
Sĩ số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2A
33
4
12
8
24.2
11
33.3
10
30.3
2C
33
9
27
12
36.7
10
30.3
2
6
Lần 2: Tuần 21: Ngày 06 tháng 02 năm 2009
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về một loài chim mà em yêu thích.
	Thời gian: 15 phút
	Đối tượng : 66 học sinh lớp 2
Kết quả đạt được như sau:
Điểm
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Lớp
Sĩ số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2A
33
4
16
11
33.4
11
33.4
7
21.2
2C
33
14
42.5
12
36.5
7
21
Lần 3: Tuần 27: Ngày 19 tháng 03 năm 2009
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 câu nói về con vật mà em yêu thích.
	Thời gian: 15 phút
	Đối tượng : 66 học sinh lớp 2
Kết quả đạt được như sau:
Điểm
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Lớp
Sĩ số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2A
33
5
17.2
9
31.0
9
27.0
6
20.8
2C
33
18
55
10
30.5
5
15
	Nhìn chung vào các bảng kết quả trên cho thấy cách tổ chức học sinh viết đoạn ngắn theo hướng đã trình bày ở trên giúp học sinh có kĩ năng viết đoạn chắc chắn, thành thạo, chất lượng đoạn văn viết của học sinh tăng lên rõ rệt qua từng đợt kiểm tra. Nếu như đợt 1 tỉ lệ điểm yếu của lớp thực nghiệm vẫn còn 2 em( đạt 6.%) Đến đợt 2 tỉ lệ lệ điểm yếu đã không còn nữa. Trong khi đó tỉ lệ điểm giỏi tăng từ 9 em (đạt 27%) ở đợt 1 lên 14 em ( 42.5%) ở đợt 2 và 18 em ( đạt 55%) ở đợt 3.
	Bên cạnh đó ở lớp đối chứng tỉ lệ điểm giỏi đạt rất thấp dao động từ 4 đến 5 em ( đạt 12% đến 15%) trong 3 đợt kiểm tra. Riêng điểm yếu đến lần kiểm tra thứ 3 vẫn còn 6 em ( 13.8%)
	Mặt khác qua quá trình dạy thực nghiệm trên lớp 2C tôi thấy giờ học diễn ra sôi nổi. Học sinh tiêp thu bài một cách chủ động. Song điều đáng nói hơn cả là hiện tượng nói câu không rõ, nghĩa không trọn ý không còn nữa. Học sinh đã biết dùng những từ ngữ giàu hình ảnh, câu viết khá sinh động. Khi viết về các con vật và con người xung quanh mình. Thời gian hoàn thành đoạn viết trong các lần kiểm tra cũng nhanh hơn so với lớp đối chứng.
	Điều đó chứng tỏ cách dạy viết đoạn văn theo hướng đã trình bày ở trên đã đem lại kết quả đầy khả quan, cần được phát triển để thực sự nâng cao chất lượng viết đoạn nói riêng và học Tiếng Việt nói chung cho học sinh lớp 2.
III.Phần kết luận – Kiến nghị
III.1. Phần kết luận
	Quá quá trình nghiên cứu phương pháp dạy học sinh viết đoạn văn ngắn ở học sinh lớp 2, tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau.
	Trước hết người giáo viên phảI tâm huyêt với nghề, luôn tìm tòi, học hỏi, tao đổi kiến thức, cập nhập với những vấn đề mới của xã hội để có phương pháp dạy phù hợp.
	Nắm chắc nội dung chương trình sách giáo khoa Tiếng việt 2 nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Đặc biệt cần nắm chắc, hiểu rõ những vấn đề, kiến thức đổi mới của Tiếng Việt 2 so với chương trình cảI cách giáo dục từ đó có những sáng tạo, cảI tiến về mặt phương pháp sao cho phù hợp với từng bài dạy cụ thể, từng đối tượng học sinh.
	Cần xác định rõ mục đích – yêu cầu của bài dạy, các bước dạy viết đoạn văn ngắn cho học sinh.
	Thường xuyên dự giờ, quan sát, tìm hiểu thực tế đê rút ra ưu nhược điểm của phương pháp giảng dạy mình đang thực hiện từ đó có hướng khắc phục.
	Phải có phương tiện tối thiểu cần thiết phục vụ bài giảng
 Tranh minh hoạ, bảng phụ. Song cần lưu ý rằng: Hãy sử dụng triệt để đồ dùng sẵn có như: Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa, cảnh tự nhiên xung quanh trẻ.
	Dạy học bằng phương pháp trên khơi dậy hứng thú học tập lòng say mê ham thích học hỏi của học sinh, cần làm cho học sinh cảm thấy mỗi giờ học như một buổi đi thăm quan, khám phá những điều mới lạ có trong cuộc sống xung quanh các em không nên gò ép các em theo một khuôn thước nhất định mà cần phát huy tính sáng tạo, chủ động của học sinh.
Qua nghiên cứu thực trạng dạy – học viết đoạn văn ngắn ở lớp 2 tôi thấy việc rèn học sinh kĩ năng viết đoạn là việc làm vô cùng quan trọng. Công việc này đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo song cũng cần kiên trì, chịu khó trong suốt quá trình giảng dạy Tập làm văn nói chung và dạy học sinh viết đoạn văn nói riêng. Việc dạy học sinh viết đoạn theo hướng nêu trên đã đem tới sự tiến bộ vượt bậc không chỉ ở riêng phân môn Tập làm văn mà trong các giờ kể chuỵên ngôn ngữ kể của các em cũng sát thực và giau hình ảnh hơn
	Trên đây là kinh nghiệm của tôi nhằm nâng cao chất lượng viết đoạn trong phân môn Tập làm văn nói riêng và chất lượng học Tiếng Việt ở tiểu học nói chung. Trong khi viết không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong được sự đóng góp của các nhà nghiên cứu các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp.
III.2. Phần kiến nghị
*Về sách giáo khoa.
Một số bài tập làm văn có nội dung sắp xếp chưa được hợp lý.
Ví dụ: ở tuần 8 đây là tiết đầu tiên học sinh được làm quen với kiểu bài: Kể ngắn theo câu hỏi.
 Sách giáo khoa đưa ra 3 nội dung.
+ Nói lời mời nhờ yêu cầu đề nghị.
+ Kể ngắn theo câu hỏi.
+ Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nói về cô giáo hoặc ( thầy giáo cũ ) của em dựa vào các câu trả lời ở nôI dung 2 .
Đến tuần 10 đây là tiết thứ 2 ( không kể tuần ôn tập) và là tiết thứ 3 ( tính cả tuần ôn tập ). Học sinh được học kiểu bài kể về người thân. Sách giáo khoa chỉ đưa 2 nội dung.
+ Kể về ông, bà( hoặc người thân) của em dựa vào các câu gợi ý.
+ Viết đoạn văn ngắn kể về ông bà người thân của em dựa theo yêu cầu bài 1 
	Như vậy đáng lẽ các giờ có kiểu bài mới, học sinh bắt đầu được làm quen sạch giáo khoa nên sắp xếp số lượng nội dung ít hơn để giáo viên có điều kiện khắc sâu, rèn cặp, tạo kỹ năng chắc chắn cho học sinh.
* Về phía nhà trường:
	Cần tổ chức các đợt giao lưu trao đổi về nội dung phương pháp dạy học với các trường bạn một cách thường xuyên hơn để mỗi giáo viên chúng tôi có cơ hội mở rộng sự hiểu biết, học tâp phương pháp giảng dạy.
*Về phía sở giáo dục và phòng giáo dục
Nội dung và phương pháp giảng dạy của lớp 2 trong phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng việt nói chung gần như hoàn toàn mới với giáo viên.. Sở Giáo dục, Phòng giáo dục nên tổ chức thường xuyên hơn nữa các cuộc hội thảo , phổ biến kinh nghiệm của các chuyên viên sở, phòng ; giáo viên có phương pháp giảng dạy tốt cho những giáo viên trực tiếp giảng dạy như chúng tôi. để chúng tôIikịp thời có những biện pháp khắc phục tồn tại trong cách giảng dạy của mình.
IV. Tài liệu tham khảo – Mục lục
IV.1. Tài liêu tham khảo
- Sách Tiếng việt tập 1, 2
- Vở bài tập Tiếng việt tập 1, 2
- Sách giáo viên tiếng việt tập 1, 2
- Sách thiết kế tiếng việt tập 1, 2
- Phương pháp dạy học tiếng việt ở Tiểu học.
IV. 2. Mục lục
Tên mục
Trang
I. Phần mở đầu
I.1. Lý do chọn đề tài
I.2 Mục đích chọn đề tài
I.3. Thời gian nghiên cứu
I.4. Đóng góp mới về mạt lí luận, về mặt thực tiễn
II. Phần nội dung
II.1. Chương I: tổn quan
II.2. Chưong 2: nội dung vấn đề nghiên cứu
II. 2.1. Cơ sở lí luận
II.2.1.1. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh lớp 2
II.2.2. Cơ sở thực tiễn
II.2.3. thực trạng nghiên cứu
II.2.3.1. Về phía giáo viên
II.2.3.2. Về phía học sinh
II.2. 4. Thực tế khảo sát 
II.3. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
II.3.1. Về nhận thức giáo viên
II.3.2. Về nội dung
II.3.3. Về phương pháp
II.3.4. Dạy thực nghiệm
II.3.4.1. Các bước tiến hành dạy thực nghiệm
II.3.4.2. Bìa dạy thực nghiệm
II.4. Kết quả đạt được
III. Phần kết luận – Kiến nghị
IV. Tư liệu tham khảo
1
2
2
2
3
4
4
4
4
4
4
5
6
7
8
9
9
9
9
9
14
14
19
22
23
V. Nhận xét của trường
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
VI. Nhận xét của Phòng giáo dục & đào tạo	
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kienkinh nghiem hay lam.doc