Như tôi đã trình bày ở trên, bên cạnh những em đọc chuẩn, viết đúng theo nghĩa của từ, tiếng còn có một số em viết sai vì phương ngữ, nhất là địa bàn vùng ven Đà Nẵng. Tại địa bàn này, học sinh thường sai, cụ thể như sau:
Những tỉếng có nguyên âm i/iê: kim/kiêm; chim/chiêm.
Những tiếng có âm cuối:
- i/y: hay/hai; tay/tai.
- n/ng: uốn/uống; nắn(nắn nót)/nắng(trời nắng);trườn/trường.
- c/t: mặt/mặc;chiếc/chiết; tiết/tiếc.
Những từ có thanh điệu hỏi, ngã: sẻ/sẽ; rủ/rũ;
Còn học sinh ở nơi khác chuyển đến, đa số các em từ miền Bắc và Bắc Trung Bộ nên các em thường sai, cụ thể:
- Âm đầu l/n: long/năm; là/nà
- Âm đầu ch/tr: chuyện/truyện; châu/trâu; che/tre
- Âm đầu s/x: sương/xương; song/xong; sa/xa
- Thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng: rả/rã/rạ.
A PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài: Trong một văn bản, dù ngắn hay dài để người đọc dể hiểu, hiểu đúng ý, đúng nghĩa của câu thì điều cần nhất là gì ? Nhất là ở thời đại thông tin này, tất cả các văn bản được in, được trình bày cân đối, rõ, đẹp. Nhưng hãy tưỏng tượng xem, nếu như trong văn bản đó, một từ, một ngữ nào in sai chính tả ( dù là một con chữ, một vần, một thanh...) thì điều gì sẽ xảy ra? Nhất định người đọc sẽ không hiểu ý nội dung mà văn bản muốn diễn đạt. Và muốn hiểu ý diễn đạt của văn bản, người đọc phải đọc lại dòng trên, phải suy ngẫm...Nói chung việc này vừa mất thời gian, lại vừa không có thẩm mĩ. Vì vậy, ta có thể nói, việc dạy chính tả trong nhà trường, nhất là ở bậc Tiểu học, có vị trí vô cùng quan trọng. Phân môn này giúp học sinh hình thành năng lực thói quen viết đúng Tiếng Việt văn hoá, Tiếng Việt chuẩn mực. Chính tả là phân môn có tính chất công cụ. Nó cung cấp cho trẻ em những quy tắc sử dụng hệ thống chữ viết, làm cho trẻ em nắm những quy tắc đó và hình thành kĩ năng viết( và đọc, hiểu chữ viết) thông thạo Tiếng Việt. Phân môn chính tả còn có nhiệm vụ giải quyết vấn đề dạy cho trẻ em biết chữ để học tiếng, dùng chữ để học các môn học khác và để sử dụng trong giao tiếp. Nên có thể nói chính tả là môn học có tính chất thực hành. Bởi lẽ để hình thành kỹ năng, kỹ xảo chính tả cho học sinh phải cho các em thông qua việc thực hành luyện tập. Do đó, trong phân môn này, các quy tắc, các quy tắc chính tả, các đơn vị kiến thức mang tính chất lí thuyết không được bố trí trong tiết dạy riêng mà dạy lồng trong hệ thống bài tập chính tả. Về cơ bản, chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm, nghĩa là mỗi âm vị được ghi bằng một con chữ. Hay nói cách khác, giữa cách đọc và cách viết phải thống nhất với nhau. Đọc như thế nào phải viết như thế ấy. Nhưng giữa đọc và viết có quy trình hoạt động trái ngược nhau dù chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu tập đọc là sự chuyển hoá văn bản viết thành âm thanh thì chính tả lại là sự chuyển hoá dưới dạng âm thanh thành văn bản viết. Như trên đã nói, giữa cách đọc và cách viết phải thống nhất với nhau là nguyên tắc chung. Nhưng trong thực tế mối quan hệ giữa đọc và viết khá phong phú, đa dạng. Cụ thể, chính tả Tiếng Việt không dựa hoàn toàn vào cách phát âm thực tế của một phương ngữ nhất định nào vì cách phát âm thực tế của một phương ngữ đều có những sai lệch so với chính âm, nên không thể thực hiện phương châm " Nói thế nào viết như thế đó" nhất là học sinh ở Đà Nẵng nói chung và nói riêng là ở địa phương nơi tôi đang công tác. Vì thế tôi đã chọn đề tài " Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3/3 viết đúng chính tả" để rèn học sinh viết đúng từng chữ, từng từ, từng câu không nhất thiết là học sinh yếu. II. Đối tượng nghiên cứu : Việc rèn kĩ năng học sinh viết đúng chính tả, đúng quy tắc, đúng âm, thanh, vần...tôi sẽ thực hiện ở lớp 3/3 trong năm học 2008-2009 này với các biện pháp đề ra III. Nhiệm vụ của đề tài: Với các biện pháp đề ra để hướng dẫn học sinh đọc đúng, viết đúng nhất là những em yếu hoặc những em nói sai về phương ngữ và như trên đã trình bày: "Không nhất thiết là học sinh yếu". Các em phải nắm được cơ bản hệ thống qui tắc chuẩn, thống nhất chính tả trong Tiếng Việt quy tắc liên kết khi viết các chữ, quy tắc nhận biết và thể hiện chức năng của chữ viết... Cùng với các phân môn khác của Tiếng Việt như: Tập viết, Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn...Chính Tả cũng góp phần bồi dưỡng những tình cảm và phẩm chất tốt đẹp qua sử dụng ngôn ngữ: Tính khoa học, tính chính xác, tính thẩm mĩ... Từ đó các em dễ áp dụng vào thực tế như viết(đọc) đúng các yêu cầu đề, đặt câu trong tiết luyện từ và câu, đặc biệt là bài làm(nói và viết) trong bài tập làm văn... IV. Vai trò của giáo viên Tiểu học: Chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm học nhưng thực tế cho thấy, muốn viết đúng chính tả thì việc nắm nghĩa từ rất quan trọng " vì hiểu nghĩa từ" là một trong những cơ sở giúp người học viết đúng chính tả. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy, trong thực tế sự lĩnh hội kiến thức của các em hoàn toàn không giống nhau. Hơn nữa cách phát âm từng vùng, phương ngữ chính đều còn có những chỗ chưa chuẩn xác mà sai lệch. Như ở địa bàn Hoà Hiệp Bắc, ngoài học sinh địa phương(Thuỷ Tú, Kim Liên...) còn có học sinh từ nơi khác chuyển đến do hoàn cảnh phải theo bố mẹ chuyển công tác từ nơi khác đến nơi này làm việc. Vì thế cho nên trong một lớp học, trong giờ học một số em rất lúng túng do chưa phân biệt rõ âm đầu, vần, hoặc thanh điệu khi nghe giáo viên nói hoặc đọc chính tả. Nên muốn các em viết đúng không riêng giáo viên văn hoá mà các giáo viên bộ môn cũng phải tham gia trong việc rèn cho các em nói đúng, nghe đúng, đọc đúng, viết đúng, đúng theo nghĩa của từ viết trong văn bản, trong văn cảnh...do đó trước khi dạy chính tả giáo viên cần nắm rõ lỗi chính tả phổ biến của học sinh để lựa chọn nội dung thích hợp. B. PHẦN NỘI DUNG I. Thực trạng viết chính tả của học sinh: Như tôi đã trình bày ở trên, bên cạnh những em đọc chuẩn, viết đúng theo nghĩa của từ, tiếng còn có một số em viết sai vì phương ngữ, nhất là địa bàn vùng ven Đà Nẵng. Tại địa bàn này, học sinh thường sai, cụ thể như sau: Những tỉếng có nguyên âm i/iê: kim/kiêm; chim/chiêm... Những tiếng có âm cuối: - i/y: hay/hai; tay/tai... - n/ng: uốn/uống; nắn(nắn nót)/nắng(trời nắng);trườn/trường... - c/t: mặt/mặc;chiếc/chiết; tiết/tiếc... Những từ có thanh điệu hỏi, ngã: sẻ/sẽ; rủ/rũ; Còn học sinh ở nơi khác chuyển đến, đa số các em từ miền Bắc và Bắc Trung Bộ nên các em thường sai, cụ thể: - Âm đầu l/n: long/năm; là/nà - Âm đầu ch/tr: chuyện/truyện; châu/trâu; che/tre - Âm đầu s/x: sương/xương; song/xong; sa/xa - Thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng: rả/rã/rạ... Còn phải kể đến những học sinh khuyết tật hoà nhập, nói lắp, nói ngọng và cả những em tiếp thu bài chậm...những em này một phần bị ảnh hưởng tâm lí, một phần có thể gia đình chưa quan tâm đúng mức nên việc rèn đọc, rèn viết thật khó. Vì vậy thời gian dành cho các em phải kiên trì, phải xuyên suốt trong từng tiết học và thực hiện cả năm học. Năm nay, tôi được Ban Giám Hiệu phân công chủ nhiệm lớp 3/3. Sĩ số 32 học sinh(có 14 nữ). Lớp có những mặt ưu sau: - Ngày từ đầu năm các em đủ đồ dùng học tập - Các em biết đọc biết viết - Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình Tồn tại: - Đa số học sinh là dân địa phương nên dễ viết sai chính tả vì phương ngữ. Ngay đầu năm, qua một tuần thực dạy và khảo sát chất lượng tôi đã chú ý đến các em và lập danh sách để phụ đạo như sau: - Huỳnh Thị Phượng yếu Toán và Tiếng Việt - Đặng Thị Như Mỹ yếu Toán và Tiếng Việt - Đinh Văn Lực đọc chậm viết sai nhiều lỗi chính tả - Lý Minh Tuấn phát âm sai(ngọng) - Trần Phước Thiện (khuyết tật học hoà nhập) Khi chấm bài trong các tiết chính tả, tôi đã chú ý, điều tra cơ bản để nắm rõ lỗi chính tả phổ biến của học sinh. Nhất là bài viết của các em thường mắc nhiều lỗi(dù mỗi em sai mỗi lỗi khác nhau) cũng như cách đọc của các em, có những từ ngữ mà các em phát âm sai không giống nhau. II. Các biện pháp rèn học sinh viết đúng chính tả: Như trên đã trình bày, chính tả Tiếng Việt là loại chính tả ngữ nghĩa. Đây là một đặc trưng quan trọng về phương diện ngôn ngữ của chính tả Tiếng Việt. Nên trong tiết dạy mỗi giáo viên cần linh hoạt để giúp học sinh nhanh chóng làm quen với hình thức của các câu chữ vì học sinh Tiểu học có khả năng ghi nhớ máy móc rất tốt. Nắm được tâm lí nầy, tôi đã vận dụng nhiều nguyên tắc, nhiều phương pháp, nhiều hình thức trong giờ dạy. Biết được em nào thường viết sai chính tả, lỗi sai thường gặp là gì, tôi chú ý chọn lựa, sử dụng để xây dựng các quy tắc chính tả giúp học sinh ghi nhớ cách viết một cách khái quát, một cách có hệ thống. Với những em viết sai các âm cuối, trong các tiết dạy tôi chú ý giúp các em hiểu nghĩa từ và nhận xét cách viết của từ, để từ đó giúp các em nhớ và viết đúng. Ví dụ: mặc và mặt: - mặc(âm cuối c):được viết trong các từ mặc áo quần, mặc cả... - mặt(âm cuối t) :được viết trong các từ mạt trời, mặt trăng, khuôn mặt,,, Những em thường sai khi viết các chữ ghép với âm ng/ ngh tôi giúp các em nhớ bằng cách luôn cho các em nhớ: - ng ghép với các âm: a, ă ,â,o, ô,ơ u, ư - ngh ghép với các âm: e,ê, i Với những em nói ngọng(như em Lý Minh Tuấn) thường sai âm đầu th(thành âm kh: VD: chiến thắng em phát âm thành chiến khắng). Giờ tập đọc( phần luyện đọc tôi luôn gọi em đọc và hướng dẫn em đọc đúng các tiếng, các từ có âm đầu "th". Và trong giờ viết chính tả tôi yêu cầu em tìm và viết bảng con các từ, tiếng em dễ viết sai đó. Còn một số em từ nơi khác chuyển đến như em Hoàng Long và em Tươi( là học sinh từ miền Bắc chuyển vô),các em hay sai âm đầu l và n.Đây là những em tiếp thu bài nhanh nên dù chưa phát âm đúng( VD: miền Nam=miền lam; cái lá=cái ná...) nhưng trong bài chính tả các em viết ít sai (có thể nói là không sai) lỗi nào. Riêng em Thiện là học sinh khuyệt tật hoà nhập nên việc viết sai chính tả không phải là điều lạ. Em tiếp thu bài chậm nhưng việc học thì lại tuỳ hứng và thích dỗ dành. Nên với em, tôi thường nhỏ nhẹ để hướng dẫn em viết từ em thường viết sai trên bảng, sau đó hướng dẫn em đọc đúng. Những từ khó, thì cho em đánh vần. Tuy nhiên, vẫn còn chờ kết quả cuối kỳ I và cuối năm. III. Biện pháp thực hiện: Để thực hiện tốt việc giúp học sinh viết đúng chính tả, tôi đã soạn ra các biện pháp sau để áp dụng trong các tiết dạy. 1. Lập đôi bạn cùng tiến: Đầu năm, sau một tuần thực dạy, tôi đã sắp xếp chỗ cho các em theo "đôi bạn cùng tiến"". Một em giỏi(khá) ngồi với em học yếu, thuận lợi hơn các em trong nhóm ở gần nhà nhau để các em dễ dàng giúp nhau trong học tập. 2. Chuẩn bị bài ở nhà: Trong một tuần có hai tiết chính tả - thứ ba và thứ sáu . Ở lớp ba có hai loại bài chính tả : Chính tả nghe đọc và Chính tả nhớ viết(Loại bài Chính tả tập chép chỉ có vài tiết ở đầu năm học), ở loại bài chính tả nào, tôi cũng cho các em về nhà đọc lại bài viết tiết trước rồi đọc bài viết tiết sau ba hoặc bốn lần. Để chuẩn bị bài tiết sau, các em tập viết các từ khó hoặc các em viết cả bài viết vào vở nháp hay viết vào vở luyện viết ở nhà. Lên lớp trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ, lớp phó học tập sẽ kiểm tra và báo cáo giáo viên chủ nhiệm . 3. Trong giờ tập đọc: Trong Tiếng Việt đối với học sinh Tiểu học, việc rèn luyện bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết luôn liên quan và thống nhất với nhau chặt chẽ. Như vậy, "đọc" cũng đóng vai trò quan trọng cho học sinh viết đúng chính tả (VD: Những em đọc ngọng, đọc sai, trong giờ tập đọc sẽ được luyện đọc và các em sẽ ghi nhớ để nói đúng, viết đúng hơn). 4. Tiết chính tả: Tiết học này, tôi chú ý nội dung bài dạy với tình hình thực tế mắc lỗi của học sinh. Tôi sử dụng phương pháp "Nhớ từng chữ một". Ở lớp ba, các em đã học cơ bản về cách viết tên riêng nước ngoài và các vần khó như: ui/uôi ; iêc/ iêt ; ong/ ông...( và các từ học sinh dễ viết sai vì phương ngữ) Với tên riêng nước ngoài (thường là các phiên âm), tôi hướng dẫn cho các em cách đọc và cách viết hoa( Vì tên riêng nước ngoài có nhiều tiếng, mỗi tiếng lại có nhiều bộ phận như: Mat-xcơ-va, En-ri-cô...và giữa các bộ phận có gạch nối). Để các em đọc đúng, viết đúng, tôi đã gọi các em yếu đọc nhiều lần để hướng dẫn các em nhận biết, sửa chữa và đọc đúng hơn sau đó cho các em viết vào bảng con-viết và đọc lại. Trong quá trình hướng dẫn tôi hoặc gọi học sinh nhắc lại cách viết hoa tên nước ngoài khác với tên Việt Nam. Còn các vần khác, những vần các em dễ sai và sai nhiều do phương ngũ ngoài hình thức viết bằng bảng con tôi còn rèn các em viết đúng bằng trò chơi. 5.Vận dụng trong trò chơi: Đa số các bài tập chính tả thường được vận dụng trong trò chơi, dù có nhiều dạng bài tập như: Tìm từ qua gợi ý; điền âm hoặc vần vào chỗ trống; tìm tiếng với các vần, âm cho sẵn...Ở mỗi dạng bài tập tôi thường tổ chức cho các em chơi trò chơi khác nhau như: "Tìm nhanh tìm đúng; Bắt vần; Đố chữ... Với phương pháp trò chơi này sẽ gây cho các em sự hứng thú, tính nhanh nhẹn và qua hoạt động trò chơi kiến thức kỹ năng viết đúng chính tả của các em sẽ được góp phần củng cố. 6. Phần dặn dò: Trong một tuần có hai tiết chính tả vào thứ ba và thứ sáu. Chương trình lớp ba có ba loại bài chính tả( Chính tả tập chép, Chính tả nghe viết và Chính tả nhớ viết). Loại bài Chính tả tập chép chỉ có hai đến ba tiết ở đầu năm để các em làm quen. Còn CT nhớ viết cũng có nhưng chủ yếu chính vẫn là loại bài CT nghe viết nhiều nhất trong cả năm học. Với những em yếu viết sai nhìêu lỗi chính tả tôi dặn các em ở nhà phải đọc bài tiết trướcvà bài viết tiết sau và viết bài viết đó vào vở ở nhà vừa kết hợp giúp các em rèn chữ viết, vì thường những em học yếu thường viết chữ cẩu thả. Ngày hôm sau, tôi hoặc lóp phó học tập kiểm tra và hỏi để biết các em thấy khó viết từ nào để hướng dẫn các em viết đúng hơn, riêng loại bài CT nhớ viết thì yêu cầu học sinh tái hiện lại hình thức chữ viết của một văn bản đã được học thuộc. Tuy trong giờ tập đọc, các em đã được luyện học thuộc bài nhưng trước khi viết chính tả, tôi cũng cho học sinh đọc lại văn bản hai, ba lượt để tạo tâm thế viết bài và có cơ sở tái hiện lại văn bản. Tôi cũng không quên lưu ý các em đọc và tập viết đúng các từ khó, các từ mà các em thường viết sai. 7. Trao đổi cùng phụ huynh: Bên cạnh những biện pháp tôi đã nêu ra để thực hiện còn biện pháp nữa không kém phần quan trọng là gặp và trao đổi riêng với phụ huynh. Trước hết, tôi nêu những mặt yếu của học sinh rồi nhờ phụ huynh theo dõi và giúp đỡ các em trong thời gian học ở nhà. Và trong tiếp xúc hằng ngày của gia đình, phụ huynh có thể giúp các em phát âm đúng và hiểu nghĩa đúng của từ (VD:mặc và mặt, uốn và uống...)Hoặc nếu vì phụ huynh có công việc(làm ca hay đi công tác...)thì ủng hộ cho các em việc học nhóm(những em ở gần nhà nhau...) Học nhóm với các bạn, các em sẽ tiếp thu nhanh vì các em cùng lứa tuổi, cùng ngôn ngữ trong giao tiếp. Các em lại vô tư, hồn nhiên nên có thể giúp nhau bất cứ lúc nào trong học tập, trong lao động, trong vui chơi . IV. Kết quả đạt được : Với sự nhiệt tình trong công tác giảng dạy, với sự mong mỏi các em mau có tiến bộ cùng với các kế hoạch và các biện pháp đã đề ra để thực hiện, tôi thấy các bài viết chính tả của các em dần có tiến bộ dù chưa nhiều. Đến cuối kỳ I, em Lực đã viết khá hơn, những từ sai vì " nói thế nào viết như thế ấy do phương ngữ" em đã nhận ra (VD: các từ có âm cuối như i-y, các từ có vần mà âm cuối là c-t, n-ng, các từ có âm giữa và nguyên âm đôi i-iê...). Còn em Tuấn, dù phát âm vẫn còn ngọng nhưng em đã khắc phục được trong bài viết, bài viết ít lỗi hơn, những từ sai của em chỉ là những từ khó. Và em Thiện( HSKTHN) bài viết chưa phải hoàn toàn như mong muốn nhưng tôi tin em sẽ tiến bộ vì em rất thích được điểm cao và thích được khen trước lớp. Nói chung, việc rèn viết chính tả ở lớp tôi như vậy là đạt kết quả tuy chưa mỹ mãn nhưng tôi sẽ cố gắng tiếp tục rèn thêm cho các em trong suốt kỳ II để các em đạt kết quả cao hơn, vì đây là việc làm không phải một ngày, một tháng mà là thời gian dài, có thế suốt trong thời gian các em ngồi dưới mái trường Tiểu học. C. PHẦN KẾT LUẬN Trước kết quả đạt được ở lớp tôi đang chủ nhiệm trong năm học 2008-2009, tôi nghĩ tôi sẽ áp dụng trong những năm học tới và tôi sẽ càng cố gắng nhiều hơn để kinh nghiệm nhỏ này thêm đầy đủ, hoàn thiện, để có thêm những biện pháp mới thực hiện áp dụng, hướng đẫn giúp các em nhớ và nắm kỹ, nắm đúng cách viết chính tả(các quy tắc chính tả), để bài viết của các em cũng như cách diễn đạt của các em trong giao tiếp đúng hơn, làm cho người nghe và người đọc hiểu ý các em diễn đạt hơn. Vậy tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ chân thành từ Ban giám hiệu, từ các bạn đồng nghiệp để đề tài này được hay hơn, trọn vẹn hơn, phong phú hơn. Tôi xin ghi nhận và chân thành cảm ơn.
Tài liệu đính kèm: