Hoạt động 1: Khởi động
- GV cho học sinh múa để tạo hứng thú khi vào tiết học.
- GV cho HS tham gia trò chơi “Chuyền điện” để kiểm tra phần học thuộc bảng nhân 2 của tiết trước.
- GV nhận xét, giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Khám phá)
- Yêu cầu HS tìm trong bộ đồ dùng và lấy ra 1 thẻ gồm 5 chấm tròn.
- GV đưa ra các câu hỏi: 5 chấm tròn được lấy mấy lần? Có tất cả mấy chấm tròn?
- Yêu cầu HS nêu phép nhân tương ứng.
- HS lần lượt trả lời.
- GV lần lượt làm như vậy đối với 5 × 2 và 5 × 3
- GV yêu cầu HS nhận xét về tích của bảng nhân 5.
- Yêu cầu HS đoán phép nhân tiếp theo trong bảng nhân 5 là: 5 × 4.
- HS làm việc nhóm đôi hoàn thành bảng nhân 5. Một nhóm lên bảng hoàn thành.
- Các nhóm nhận xét câu trả lời của bạn.
- HS đọc lại bảng nhân 5.
- HS nhận xét thừa số thứ nhất, thừa số thứ hai và tích của bảng nhân 5.
- HS nhẩm thuộc bảng nhân 5.
- HS thi đọc bảng nhân 5.
Hoạt động 3: Luyện tập – Thực hành
TRƯỜNG TH SƠN TRUNG BỘ PHẬN: TỔ KHỐI 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do-Hạnh phúc Phú Hội, ngày 19 tháng 3 năm 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 2 NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH I. ĐẶT VẤN ĐỀ Chương trình GDPT 2018 giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đối với bậc Tiểu học, Chương trình GDPT 2018 nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Năm học 2021 – 2022 là năm học đầu tiên áp dụng Chương trình GDPT 2018 đối với khối lớp 2. Việc dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có sự đầu tư và nghiên cứu bài học một cách tỉ mỉ, xây dựng kế hoạch bài dạy càng cụ thể, chi tiết thì tiết học mới sinh động và phát huy được tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên năm nay thời gian dịch bệnh kéo dài nên giáo viên gặp không ít khó khăn, nhất là việc áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học trong dạy học môn Toán nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Bên cạnh kĩ năng đọc – viết – nói – nghe thì kĩ năng tính toán cũng vô cùng quan trọng với học sinh. Với đối tượng học sinh khối lớp 2 năm học 2021-2022 với 5 lớp (1 lớp ở phân trường Phú An) với tổng số 184 học sinh, trong đó nữ 94 em, học sinh dân tộc 156 em. Qua quan sát các giờ học toán, các em có phát biểu xây dựng bài tuy nhiên vẫn còn nhiều em còn lơ là chưa chú ý học tập, chưa chủ động hoạt động chiếm lĩnh kiến thức dẫn đến tiết học chưa sôi nổi. Nhận thấy được điều này, để nâng cao chất lượng giờ học toán của học sinh góp phần nâng cao kết quả học tập của các em, tổ khối 2 thực hiện chuyên đề “Dạy học môn Toán lớp 2 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh” làm nội dung sinh hoạt động chuyên môn theo nghiên cứu bài học. II. THỰC TRẠNG 1. Giáo viên Năm học 2021 – 2022, tổ khối 2 có 7 thành viên, trong đó có 6 giáo viên (5 giáo viên chủ nhiệm, 1 giáo viên buổi 2). Tất cả giáo viên yêu nghề, yên tâm công tác, quan tâm học sinh. Giáo viên tham gia đầy đủ các đợt tập huấn chuyên môn, xem trực tiếp các tiết dạy minh họa. Đa số giáo viên nhiệt tình trong giảng dạy, tích cực đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm học sinh từng lớp góp phần phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo định hướng của Chương trình GDPT 2018. Bên cạnh đó vẫn còn một vài giáo viên còn giảng dạy theo lối cũ, chưa vận dụng hình thức cũng như phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, chưa có nhiều tiết dạy áp ứng dụng CNTT vẫn đến tiết học chưa sôi nổi, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo Chương trình GDPT 2018. 2. Học sinh Đa số học sinh ngoan, ham học, đọc trôi chảy - viết rõ ràng, có kĩ năng tính toán khá tốt thuận lợi cho việc giảng dạy của giáo viên cũng như quá trình học tập của các em. Các em được học 2 buổi/ngày thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức và rèn luyện các kĩ năng. Một số em tính toán còn chậm, quên kiến thức. Đa số học sinh là con em đồng bào dân tộc gốc Tây Nguyên nên còn rụt rè ít phát biểu. Thời gian dịch bệnh kéo dài đa số học sinh không có phương tiện để học qua truyền hình và trực tuyến. Nền nếp học tập của một số em chưa tốt, các em thường xuyên vắng học nên ảnh hưởng không ít đến việc tiếp thu kiến thức. Một số phụ huynh do hoàn cảnh gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học của các em còn khoán trắng cho nhà trường. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP 1. Giáo viên cần học tập nghiên cứu Chương trình GDPT 2018 Giáo viên cần không ngừng tham gia học tập các chuyên đề do các cấp tổ chức, tự nghiên cứu chương trình tổng thể GDPT 2018 trong đó có môn Toán lớp 2. Tự học các trang mạng trực tuyến như: https://taphuan.nxbgd.vn, https://hanhtrangso.nxbgd.vn https://hoatieu.vn, https://vndoc.com và tự học tập nhằm trau dồi chuyên môn. Tích cực học tập, học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp. GV không ngừng tự nghiên cứu một số quan điểm biên soạn sách giáo khoa Toán 2, những điểm mới cơ bản, cấu trúc sách, cấu trúc bài học. Vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực. Sử dụng phương tiện dạy học phù hợp với học sinh lớp 2,. 2. Giáo viên cần nắm vững nội dung chương trình môn Toán lớp 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống Việc nắm vững nội dung chương trình môn Toán giúp người giáo viên hiểu rõ hơn về nội dung các bài học, từ đó có sự chủ động hơn trong việc chuẩn bị cũng như soạn KHBD chi tiết, giúp tiết dạy sinh động hơn. Chương trình GDPT 2018, môn Toán lớp 2 có cấu trúc sách và cấu trúc bài học như sau. Cấu trúc sách: SGK Toán 2 thiết kế các nội dung theo chủ đề, mỗi chủ đề được biên soạn gồm nhiều bài, mỗi bài học gồm nhiều tiết học thay vì một tiết học như trước. Cách tiếp cận này sẽ giúp GV chủ động, linh hoạt hơn trong giảng dạy tuỳ theo thực tế của lớp học. Cụ thể nội dung dạy học Toán 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống có cấu trúc gồm 14 chủ đề (học kì 1: 7 chủ đề, học kì 2: 7 chủ đề), với 75 bài học (học kì 1: 36 bài học gồm 90 tiết, học kì 2: 39 bài học gồm 85 tiết). Cấu trúc mỗi bài thường gồm các phần: Phần Khám phá giúp HS tìm hiểu kiến thức mới, phần Hoạt động giúp HS thực hành kiến thức ở mức độ cơ bản, phần Luyện tập giúp HS thực hành, củng cố kiến thức và phần Trò chơi giúp HS ôn tập, vận dụng và mở rộng kiến thức thông qua hệ thống các bài tập cơ bản và nâng cao. Chúng ta thấy SGK Toán 2 được biên soạn theo định hướng kết nối tri thức với cuộc sống, trong đó đảm bảo tính cơ bản, sáng tạo và thực tiễn. Do đó, cách tiếp cận luôn xuất phát từ thực tiễn đến trừu tượng, thông qua quan sát, trải nghiệm một số ví dụ cụ thể để HS rút ra quy luật. Các kiến thức được giới thiệu một cách trực quan, đi vào bản chất trước khi đi sâu vào kĩ thuật hay năng lực tính toán. Nội dung, hệ thống các bài tập, ví dụ minh họa được thiết kế theo định hướng phát triển năng lực, đảm bảo khả năng phân hóa cao, phục vụ cho tất cả các đối tượng HS sử dụng sách. Cách trình bày bài giải bài toán có lời văn được đơn giản hoá, phù hợp với các bước tư duy của HS nhằm tránh việc áp dụng rập khuôn trong giải toán. Nhiều nội dung lịch sử, địa lí, văn học, khoa học và công nghệ được lồng ghép và tích hợp, không chỉ giúp HS cảm thấy sự gần gũi của toán học mà còn tăng thêm hiểu biết vốn sống cho các em. Các nội dung luyện tập được thể hiện dưới dạng hoạt động, trò chơi giúp GV cùng HS có thể trải nghiệm và tổ chức lớp học một cách đa dạng. Phần kênh hình đặc biệt được chú trọng đảm bảo tính xuyên suốt, tính lôgic và thẩm mĩ cao trong toàn bộ cuốn sách. Từng chi tiết nhỏ như tính phù hợp về trang phục vùng miền, thời tiết, bối cảnh đều được cân nhắc rất kĩ lưỡng. Tuyến nhân vật xuyên suốt được xây dựng giúp HS cảm thấy gần gũi và tương tác nhiều với cuốn sách, bao gồm: hai chị em Mai, Mi và hai bạn Việt và Nam học cùng lớp Mai và bạn Rô-bốt, nhân vật đặc biệt rất thông minh và tinh nghịch. Các bạn nhỏ trong bộ sách sẽ lớn lên theo từng lớp và hi vọng sẽ trở thành những người bạn thân thiết của mỗi HS trong những năm tháng học trò. 3. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực, hình thức tổ chức đa dạng Giáo viên cần chú ý chuẩn bị hệ thống câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu phù hợp với từng bài cụ thể. Phương pháp dạy học trong Toán 2 (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) tuân theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học là đa dạng hóa các hình thức tổ chức, phương pháp và phương tiện dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS. Giáo viên cần sử dụng linh hoạt nhiều hình thức tổ chức trong một tiết học để kích thích sự hợp tác, trao đổi của học sinh. Trong khi học sinh làm việc nhóm giáo viên cần quan sát và dành thời gian làm việc với những học sinh hay nhóm cần hỗ trợ. 3. Phương tiện dạy học Phương tiện dạy học có vai trò rất quan trọng trong dạy học Toán 2, chủ yếu là các bộ đồ dùng học tập môn Toán, các phương tiện hỗ trợ (máy tính, tivi, máy chiếu,..), ngoài ra chuẩn bị thêm như bảng phụ, video, đồ vật trực quan, các thẻ từ để tổ chức các hoạt động một cách sinh động và hiệu quả. 4. Tăng cường kiểm tra, đánh giá theo hướng đổi mới Đánh giá theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 thông tư ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học áp dụng với lớp 2 bắt đầu từ năm học 2021-2022. Phẩm chất gồm 5 phẩm chất (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm) đánh giá học sinh thông qua các biểu hiện về: Tình yêu thiên nhiên, quê hương, Tổ quốc; Yêu thương, quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình, yêu quí bạn bè, thầy cô và những người xung quanh; Đi học đầy đủ, đúng giờ, hoàn thành nhiệm vụ học tập; Thật thà trong học tập, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình; Có ý thức giữ gìn vệ sinh, sinh hoạt nền nếp, Năng lực chung: + Năng lực tự chủ và tự học; + Năng lực giao tiếp và hợp tác; + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực đặc thù: + NL tư duy và lập luận toán học; + NL mô hình hoá toán học; + NL giải quyết vấn đề toán học; + NL giao tiếp toán học; + NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 5. Thường xuyên liên hệ với phụ huynh. Giáo viên thường xuyên trao đổi với phụ huynh thông qua nhóm Zalo, VNPT, điện thoại về tình hình học tập của học sinh để phối hợp cùng với phụ huynh có những biện pháp giúp học sinh học tập tốt nhằm phát triển toàn diện cho học sinh. 6. Tổ chức dạy học dạng bài Hình thành kiến thức mới Bài 40: Bảng nhân 5. Gồm các bước sau: Hoạt động 1: Khởi động - GV cho học sinh múa để tạo hứng thú khi vào tiết học. - GV cho HS tham gia trò chơi “Chuyền điện” để kiểm tra phần học thuộc bảng nhân 2 của tiết trước. - GV nhận xét, giới thiệu bài mới. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Khám phá) Yêu cầu HS tìm trong bộ đồ dùng và lấy ra 1 thẻ gồm 5 chấm tròn. GV đưa ra các câu hỏi: 5 chấm tròn được lấy mấy lần? Có tất cả mấy chấm tròn? - Yêu cầu HS nêu phép nhân tương ứng. HS lần lượt trả lời. GV lần lượt làm như vậy đối với 5 × 2 và 5 × 3 GV yêu cầu HS nhận xét về tích của bảng nhân 5. Yêu cầu HS đoán phép nhân tiếp theo trong bảng nhân 5 là: 5 × 4. HS làm việc nhóm đôi hoàn thành bảng nhân 5. Một nhóm lên bảng hoàn thành. Các nhóm nhận xét câu trả lời của bạn. HS đọc lại bảng nhân 5. HS nhận xét thừa số thứ nhất, thừa số thứ hai và tích của bảng nhân 5. HS nhẩm thuộc bảng nhân 5. HS thi đọc bảng nhân 5. Hoạt động 3: Luyện tập – Thực hành Bài tập 1: HS đọc đề bài. Nêu yêu cầu đề bài. Phân tích bảng gồm mấy cột? mấy hàng? HS nêu cách thực hiện. Cả lớp hoàn thành bài vào SGK bằng bút chì. 1 HS lên làm thư kí viết lại đáp án, cả lớp “Chuyền điện” nêu đáp án. Bài tập 2: Đọc yêu cầu. Nêu yêu cầu đề bài. HS làm nhóm 2 nối vào sách. Cả lớp chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”. GV phổ biến luật chơi, các nhóm tham gia chơi. Các nhóm đọc lại kết quả. GV nhận xét. Hoạt động 4: Vận dụng HS chọn câu trắc nghiệm vào bảng con. 1 HS lên kiểm tra đáp án. * Củng cố, dặn dò: HS chia sẻ về tiết học: Em thích hoạt động nào nhất? GV dặn dò. IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận Sau khi áp dụng các giải pháp trên vào các tiết dạy, các em hình thành được bảng nhân 5, thuộc bảng nhân 5 và vận dụng được vào giải quyết vấn đề toán học thông qua các dạng bài tập cơ bản. Vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Dạy học theo hướng tích cực hóa, phát huy tối đa năng lực học tập của từng học sinh cũng là một yếu tố góp phần đưa chất lượng dạy học đi lên. Đánh giá, nhận xét kịp thời, tuyên dương những tiến bộ của các em theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 thông tư ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học áp dụng với lớp 2 bắt đầu từ năm học 2021-2022. 2. Đề xuất Giáo viên tăng cường cho học sinh ôn luyện và vận dụng thành thục không chỉ bảng nhân 5 và kể cả bảng nhân 2 đã học, phát huy “Đôi bạn cùng tiến” giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập. Đối với các em chậm tiến bộ, giáo viên dành nhiều thời gian để hướng dẫn. Tập trung hướng dẫn cho các em ghi nhớ và thuộc bảng nhân 5 ngay tại lớp. Thường xuyên phối hợp với phụ huynh ở nhà nhắc nhở các em ôn tập thêm. Giáo viên thể hiện tiết dạy chuyên đề: Cô: Touneh Sang Hồng Nguyện – dạy lớp 2a3: Phú Hội, ngày 19 tháng 3 năm 2022 NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO Cil Múp K’ Hương
Tài liệu đính kèm: