Bài soạn môn Tiếng Việt 2 - Tuần 32

Bài soạn môn Tiếng Việt 2 - Tuần 32

I.Mục đích yêu cầu:

- Đọc trơn toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng. Bài Chuyện quả bầu

- Biết đọc với giọng kể phù hợp với nội dung mỗi đoạn.

- Hiểu nội dung bài: Các dân tộc trên đất nước Việt nam là anh em một nhà có chung một tổ tiên. Từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu quí các dân tộc anh em.

II.Đồ dùng dạy - học:

G: Tranh SGK

H: SGK.

III.Các hoạt động dạy - học:

 

doc 11 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1200Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Tiếng Việt 2 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
( Từ 19 /4 đến /23/4)
Thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2010
Tập đọc
Chuyện quả bầu
I.Mục đích yêu cầu:
- Đọc trơn toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng. Bài Chuyện quả bầu
- Biết đọc với giọng kể phù hợp với nội dung mỗi đoạn. 
- Hiểu nội dung bài: Các dân tộc trên đất nước Việt nam là anh em một nhà có chung một tổ tiên. Từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu quí các dân tộc anh em.
II.Đồ dùng dạy - học:
G: Tranh SGK
H: SGK.
III.Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: (3P) 
- Đọc bài: Cây và hoa bên Lăng Bác
B.Bài mới:(33p )
1,Giới thiệu bài: 
2,Luyện đọc
a)Đọc mẫu:
b)HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu
 + Từ khó: lạy van, ngập lụt, biển nước, lấy làm lạ, lao xao, lần lượt,...
- Đọc từng đoạn trước lớp
 Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng,/ mây đen ùn ùn kéo đến.//....mênh mông.//
- Đọc bài
3,Hướng dẫn tìm hiểu bài (14p)
- Con dúi mách vợ chồng người đi rừng cách thoát nạn lũ lụt
- Hai người làm theo lời dúi và thoát chết. Sau bảy tháng khi 2 vợ chồng chui ra từ khúc gỗ, mặt đất vắng tanh không còn một bóng người.
- Người vợ sinh ra một quả bầu. Từ trong quả bầu chui ra người Khơ - mú, Thái, Mường, Dao, Hmông, Ê-đê, Ba - na, Kinh,...
* Các dân tộc trên đất nước Việt nam là anh em một nhà có chung một tổ tiên.
4,Luyện đọc lại: (18P)
5,Củng cố - dặn dò: (3P)
- Nội dung câu chuyện
- Về học bài và CB bài sau .
H: Đọc và trả lời câu hỏi 
H+G: Nhận xét, đánh giá
G: Giới thiệu trực tiếp
 Ghi tên bài
G: Đọc mẫu toàn bài, nêu cách đọc
H: Nối tiếp đọc từng câu
G: Phát hiện từ, tiếng HS phát âm chưa chuẩn ghi bảng
H: Đọc đúng một số từ ngữ
H: Nhiều em tiếp nối nhau đọc đoạn
G: HD học sinh đọc đoạn 2
H: Phát hiện cách đọc
- Đọc trước lớp vài lần cho đúng
H: Đọc từng đoạn trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
H: Đọc toàn bài một lượt
G: Gọi học sinh đọc từ chú giải cuối bài
G: Nêu câu hỏi SGK và câu hỏi gợi mở
- HD học sinh lần lượt trả lời 
H: Phát biểu
H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý chính
G: Ghi bảng
H: Nêu nội dung chính của bài
H: Nối tiếp đọc toàn bài 1 lượt
- Nêu cách đọc từng đoạn
- 3 học sinh đọc lại 3 đoạn theo HD của GV
H: Tập đọc bài trong nhóm
- Thi đọc trước lớp
H+G: Nhận xét, đánh giá.
G:Hệ thống toàn bài 
- Nhận xét chung giờ học
- Giao việc
Thứ ba ngày 20 tháng 4 năm 2010
Kể chuyện
Chuyện quả bầu
I.Mục đích yêu cầu:
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn câu chuyện với giọng phù hợp. Kể lại được toàn bộ câu chuyện theo cách mở đầu mới, kể tự nhiên, phối hợp điệu bộ, nét mặt, thay đổi giọng phù hợp với nội dung.
II.Đồ dùng dạy học:
G: Tranh minh hoạ SGK.
H: SGK
III.Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: (3P) 
- Chiếc rễ đa tròn
B.Bài mới: (33p )
1,Giới thiệu bài: 
2,Hướng dẫn kể chuyện: 
a) Dựa vào tranh kể đoạn 1, 2 của câu chuyện
b) Kể lại đoạn 3
Gợi ý:
- Người vợ sinh ra quả bầu
- Hai người thấy có tiếng lao xao trong quả bầu
- Những con người bé nhỏ sinh ra từ quả bầu
c)Kể toàn bộ câu chuyện theo cách mở đầu dưới đây
 Đất nước ta có 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có tiếng nói riêng, có cách ăn mặc riêng. Nhưng tất cả các dân tộc ấy đều sinh ra từ một mẹ. Chuyện kể rằng......
3,Củng cố, dặn dò: (3P)
- Nội dung bài 
- Về học bài CB bài sau
H: Tiếp nối kể 
H+G: Nhận xét
G: Nêu nội dung yêu cầu của tiết học
 Ghi đầu bài
H: Quan sát nội dung từng tranh 
G: Kể nhanh nội dung từng tranh( 1,2)
H: Lắng nghe, nắm nội dung
G: HD học sinh dựa vào tranh tập kể đoạn 1, 2
H: Tập kể trong nhóm 2
- Kể nối tiếp nội dung 2 bức tranh trước lớp
H+G: Nhận xét
G: Nêu yêu cầu
H: Đọc thầm gợi ý SGK
H: kể mẫu đoạn 3
- Tập kể trong nhóm đôi đoạn 3
- Kể trước lớp
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá.
G: Nêu yêu cầu
H: Đọc đoạn mở đầu (BP)
G: Kể mẫu theo đoạn mở đầu
H: lắng nghe, nhận biết cách kể có mở đầu mới
G: Gọi đại diện các nhóm kể toàn bộ câu chuyện
H: Nối tiếp kể lại câu chuyện
H+G: Nhận xét, đánh giá.
G: Hệ thống toàn bài
- Nhận xét tiết học
- Giao việc
Chính tả 
Tập chép: chuyện quả bầu
I.Mục đích yêu cầu:
- Nghe viết chính xác trình bày đúng nội dung một đoạn văn trong bài. Viết hoa đúng các tên dân tộc
- Làm đúng bài tập phân biệt các cặp âm - vần dễ lẫn l/ n
- Rèn tính cẩn thận cho HS
II.Đồ dùng dạy - học:
G: Phiếu bài tập, nội dung bài tập 2a và 3a
H: Vở chính tả, bảng con
III.Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: (3P) 
-Viết các từ ngữ có r/d/gi
B.Bài mới:((33p)
1,Giới thiệu bài: 
2,Hướng dẫn nghe - viết:
a)Chuẩn bị:
- Từ: Khơ mú, Thái, Tày, Nùng, Mường, Dao, Hmông, Ê-đê, Ba-na, Kinh
b)Viết bài:
c)Chấm - chữa bài:
d,Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 2a:
 năm nay, thuyền nan lênh đênh, ngày này, chăm lo, qua lại
Bài 3a:
- Vật dùng để nấu cơm: nồi
- Đi qua chỗ có nước: lội
- Sai sót, khuyết điểm: lỗi
3,Củng cố, dặn dò: (3P)
- Cách trình bày đoạn chép
- Về học bài và CB bài sau .
H: Viết bảng con
H+G: Nhận xét, đánh giá
G: Nêu mục đích, yêu cầu, 
 Ghi tên bài
G: Đọc đoạn viết một lần(BP)
H: Đọc lại một lần 
G? Nêu nội dung đoạn văn
H: Viết một số từ khó
H: Nhận xét các hiện tượng chính tả cần lưu ý( Cách trình bày, các tiếng cần viết hoa, ....)
G: Đọc đoạn viết cho HS nghe
H: Nhìn bảng phụ viết bài
G: Theo dõi cách viết bài của HS, uốn nắn HS viết đủng tư thế,....
G: Đọc bài cho HS soát lỗi
H: Soát lỗi
G: Thu bài chấm bài của 1 số HS (10 bài)
- Nhận xét lỗi chung trước lớp
G: Nêu yêu cầu
H: Làm vào phiếu học tập
H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
G: Hệ thống toàn bài
- Nhận xét tiết học
- Giao việc
Thứ tư ngày 21 tháng 4 năm 2010
Tập đọc
Tiết 96 :Tiếng chổi tre
A.Mục đích yêu cầu:
- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ. Biết đọc bài thơ với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu nội dung bài: Chị lao công rất vất vả để giữ sạch, đẹp phố phường. Biết ơn chị lao công, quí trọng lao động của chị, em phải có ý thức giữ vệ sinh chung.
- Học thuộc lòng bài thơ.
II) Đồ dùng dạy - học:
- GV: SGK, tranh minh hoạ SGK 
- HS: SGK, bảng con
III.Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: (3P)
- Chuyện quả bầu
B.Bài mới: (34P)
1,Giới thiệu bài:
2,Luyện đọc:
a-Đọc mẫu:
b-Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu
+ Từ khó: lắng nghe, chổi tre, xao 
xác, quét rác,....
- Đọc từng đoạn
 Những đêm hè/ Khi ve ve/ Đã ngủ//
 Tiếng chổi tre/Xao xác/Hàng me//
- Đọc bài
3,Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Những đêm hè rất muộn khi con ve không kêu nữa, chỉ nghe tiếng chổi tre của chị lao công
- Vẻ đẹp mạnh mẽ của chị lao công
- Chị lao công làm việc rất vất vả, biết ơn chị em hãy giữ gìn vệ sinh chung
* Chị lao công rất vất vả để giữ sạch, đẹp phố phường. Biết ơn chị lao công, quí trọng lao động của chị, em phải có ý thức giữ vệ sinh chung.
4,Hướng dẫn học thuộc lòng
5,Củng cố- dặn dò: (3P)
- Nội dung bài 
- Về học bài CB bài sau
H: Đọc bài + TLCH tìm hiểu ND bài
H+G: Nhận xét, đánh giá
G: Giới thiệu bài trực tiếp
 Ghi đầu bài
G: Đọc mẫu toàn bài, nêu giọng đọc
H: Tiếp nối đọc từng dòng thơ
Luyện đọc đúng
H: Đọc nối tiếp khổ thơ
G: HD học sinh đọc từng ý thơ
H: Phát hiện cách đọc đúng
- Luyện đọc câu khó ( cá nhân, cả lớp)
H: Đọc từ chú giải cuối bài 
H; Luyện đọc đoạn trong nhóm
- Đại diện nhóm thi đọc trước lớp
H+G: Nhận xét, bổ sung
H: Đọc toàn bài 1 lượt
G: Nêu câu hỏi, HD học sinh lần lượt trả lời từng câu hỏi SGK
H: Trả lời
H+G: Nhận xét đúng sai, chốt lại ý chính
H: Nhắc lại ý chính từng đoạn
G : Kết luận , Nêu nội dung bài
H: Nhắc lại
G: HD học thuộc lòng từng dòng, đoạn, cả bài theo cách xoá dần
H: Luyện đọc( cá nhận, nhóm đôi, cả lớp)
- Đọc thuộc bài trước lớp
H+G: Nhận xét, đánh giá.
G :Hệ thống toàn bài 
- Nhận xét tiết học
- Giao việc
Thứ năm ngày 22tháng 4 năm 2010
Luyện từ và câu
Từ trái nghĩa, dấu chấm, dấu phẩy
A.Mục đích yêu cầu:
- Bước đầu làm quen với khái niệm từ trái nghĩa
- Củng cố cách sử dụng các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy
II.Đồ dùng dạy học:
G: Bảng phụ viết nội dung BT2
H: SGK. Vở ô li
III.Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: (3P) 
- Chữa BT2 tuần 31
B.Bài mới: (34P)
1,Giới thiệu bài:
2,Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Xếp các từ... thành từng cặp có nghĩa trái ngược nhau
a) đẹp - xấu; nóng - lạnh; thấp - cao; ngắn - dài
b) lên - xuống; yêu - ghét; khen - chê
c) trời - đất; trên - dưới; ngày - đêm
Bài 2: Chọn dấu chấm hay dáu phẩy điền vào mỗi ô trống trong đoạn văn sau :
- Chủ tịch Hồ Chí Minh nói : Đòng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao ,Gia – rai hay Ê- đê , Xơ - đăng hay Ba – na Và các dân tộc ít người khác đếu là con cháu Việt Nam.
4 :Củng cố- dặn dò: (3P)
- Nội dung bài 
- Về học bài và CB bài sau .
H: Lên bảng chữa bài
H+G: Nhận xét, đánh giá
G: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học
 Ghi đầu bài
G: Yêu cầu học sinh đọc to yêu cầu của bài
H: Trao đổi nhóm hoàn thành BT
- Trưng bày kết quả nhóm
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá
H: Nêu yêu cầu BT
- Lên bảng làm bài(BP)
- Cả lớp làm bài vào vở
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá
H: Đọc bài sau khi làm xong trước lớp
G : Kết luận - Đánh giá
G: Hệ thống toàn bài
- Nhận xét tiết học
- Giao việc
Tập viết
Tiết 32: chữ hoa Q ( kiểu 2)
I.Mục đích, yêu cầu:
 - HS viết đúng chữ hoa Q, tiếng Quân( viết đúng mẫu, đều nét, và nối chữ đúng quy định) thông qua BT ứng dụng
 - Viết cụm từ ứng dụng: Quân dân một lòng bằng cỡ chữ nhỏ
II.Đồ dùng dạy – học:
 - GV: Mẫu chữ viêt hoa Q, tiếng: Quân. Bảng phụ viết: Quân dân một lòng
 - HS: Vở tập viết 2- T2, bảng con, phấn
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ: ( 2' )
 - Viết: M, mắt sáng
B.Bài mới (34 P)
 1. Giới thiệu bài 
 2. Hướng dẫn viết bảng con 
 a.Luyện viết chữ hoa: Q
 - Cao 2,5 ĐV
 - Rộng 2,5 ĐV
 - Gồm 1 nét 
 b.Viết từ ứng dụng: Q
 Quân dân một lòng
3.Viết vào vở 
4.Chấm, chữa bài 
5.Củng cố- Dặn dò ( 3' )
- Qui trình viết chữ hoa 
- Về hoàn thành bài về nhà
H: Viết bảng con 
H+G: Nhận xét, đánh giá
G: Nêu yêu cầu của tiết học
 Ghi đầu bài
G: Gắn mẫu chữ lên bảng
H: Quan sát, nhận xét về độ cao, chiều rộng, số lượng nét, cỡ chữ
G: HD qui trình viết( vừa nói vừa thao tác)
H: Tập viết trên bảng con
G: Quan sát, nhận xét , uốn sửa 
H: Đọc từ ứng dụng ( bảng phụ)
G: Giới thiệu từ ứng dụng
G: Giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ
H: Viết bảng con Quân
G: Quan sát, uốn nắn
G: Nêu yêu cầu 
H: Viết vào vở( Mỗi cỡ chữ 1 dòng)
G: Theo dõi giúp đỡ HS
G: Chấm bài của 1 số HS
- Nhận xét lỗi trước lớp
H: Nhắc lại cách viết 
G: Nhận xét chung giờ học.
- Giao việc
Thứ sáu ngày 23 tháng 4 năm 2010
Chính tả: (nghe - viết)
Tiếng chổi tre
I.Mục đích yêu cầu:
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng 2 khổ thơ cuối của bài Tiếng chổi tre
- Biết cách trình bày bài thơ tự do
- Làm đúng các bài tập: phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn l/ n
II) Đồ dùng dạy - học:
- GV: SGK, bảng phụ 
- HS: SGK, bảng con
III.Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: ( 3' )
- Viết : nấu nướng, lội nước, lỗi lầm, lo lắng, vội vàng
B.Bài mới: ( 34 )
1,Giới thiệu bài:
2,Hướng dẫn nghe - viết:
a)Chuẩn bị:
- Từ khó: cơn giông, lặng ngắt, gió rét, giữ sạch lề
b-Viết bài:
c-Chấm chữa bài:
d,Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: điền vào chỗ trống l hay n
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Bài 2: Thi tìm nhanh từ ngữ chứa tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu l hoặc n
3Củng cố, dặn dò: (3P)
- Cách trình bày đoạn chép
- Về học bài và CB bài sau.
H: Viết bảng con
H+G: Nhận xét, bổ sung, chữa lỗi
G: Nêu mục đích yêu cầu
 Ghi đầu bài
G: Đọc đoạn viết 1 lần
G: HD học sinh nắm ND nội dung đoạn viết
H: Nhận xét các hiện tượng chính tả khác
( Cách trình bày, những chữ viết hoa trong bài, tiếng khó)
- Tập viết những tiếng dễ sai
G: Đọc đoạn viết cho HS nghe
- Đọc lần lượt từng câu cho HS viết
H: Viết bài
G: Theo dõi cách viết bài của một số em
G: Đọc bài cho HS soát lỗi
H: Soát lỗi
G: Thu bài chấm bài của 1 số HS (10 bài)
- Nhận xét lỗi chung trước lớp
H: Nêu yêu cầu BT
H: Nêu miệng kết quả
H+G: Nhận xét, bổ sung
G: Nêu yêu cầu
H: Thi tìm từ theo kiểu tiếp sức
H+G: Nhận xét, đánh giá kết quả chơi
G: Hệ thống toàn bài
- Nhận xét tiết học
- Giao việc
Tập làm văn
Tiết 32: Đáp lời từ chối - đọc sổ liên lạc
I.Mục đích yêu cầu:
- Biết đáp lời từ chối của người khác với thái độ lịch sự, nhã nhặn
- Biết thuật lại chính xác nội dung sổ liên lạc.
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
II.Đồ dùng dạy học:
G: Bảng phụ, tranh minh hoạ SGK
H: Tranh minh hoạ: SGK
III.Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: (5P) 
- Nói lời đối thoại
B.Bài mới: ( 34p )
1,Giới thiệu bài: 
2,Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1: Đọc lời các nhân vật trong tranh
HS1: Cho tớ mượn truyện với!
HS2: Xin lỗi, tớ chưa đọc xong.
HS1: Thế thì tớ mượn sau vậy.
 Khi nào bạn đọc xong cho tớ mượn nhé.
Bài 2: Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau:
a) Em muốn mượn bạn quyển truyện. Bạn bảo: '' Truyện này tớ cũng đi mượn''
b) Em nhờ bố làm giúp em bài tập vẽ. Bố bảo: '' Con cần tự làm bài chứ''
c) Em xin đi chợ cùng mẹ. Mẹ bảo: '' Con ở nhà học bài đi''.
Bài 3: Đọc và nói lại nội dung một trang sổ liên lạc của em
3,Củng cố - dặn dò: (3P)
- Nội dung bài
- Về học bài và CB bài sau .
H: Nói lời đối thoại 
HS1: Cậu nhảy dây thật giỏi.....
HS2: Cám ơn cậu....
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá.
G: Giới thiệu bài trực tiếp
 Ghi đầu bài
H: Đọc yêu cầu bài
G: HD học sinh nói lời đối thoại
H: Tập nói trong nhóm đôi
Từng cặp thực hiện trước lớp
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá
G: Nêu yêu cầu
H: Tập nói lời đáp trong trường hợp a
- Tập nói trong nhóm các trường hợp còn lại
- Nối tiếp nói lời đáp trước lớp
H+G: Nhận xét, đánh giá.
H: Bình chọn bạn nói lời đáp hay nhất
H: Nêu yêu cầu bài tập
G: HD cách thực hiện BT
H: Đọc và nói lại nội dung một trang sổ liên lạc của em
H+G: Nhận xét, bổ sung
G:Hệ thống toàn bài
- Nhận xét chung giờ học
- Giao việc
Tổ trưởng ký duyệt
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTv 32.doc