I. Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Lập được bảng nhân 3.
- Nhớ được bảng nhân 3.
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3).
- Biết đếm thêm 3
- Tính đúng nhanh, chính xác. (HS khá, giỏi.)
2. Kỹ năng:
- Thành lập bảng nhân 3 (3 nhân với 1, 2, 3, . . . , 10) và học thuộc lòng bảng nhân này.
- Biết giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân. (trong bảng nhân 3).
- Biết đếm thêm 3.
- Tính đúng nhanh, chính xác. (HS khá, giỏi.)
TUẦN 20: Ngày dạy: Thứ TOÁN. BẢNG NHÂN 3. I. Yêu cầu: 1. Kiến thức: Lập được bảng nhân 3. Nhớ được bảng nhân 3. Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3). Biết đếm thêm 3 Tính đúng nhanh, chính xác. (HS khá, giỏi.) 2. Kỹ năng: Thành lập bảng nhân 3 (3 nhân với 1, 2, 3, . . . , 10) và học thuộc lòng bảng nhân này. Biết giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân. (trong bảng nhân 3). Biết đếm thêm 3. Tính đúng nhanh, chính xác. (HS khá, giỏi.) 3. Thái độ: GDHS yêu thích học Toán, có tính cẩn thận khi làm toán. II. Chuẩn bị: GV: 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 3 chấm tròn hoặc 3 hình tam giác, 3 hình vuông. Kẻ sẵn nội dung BT 3 lên bảng. * Hình thức tổ chức: Trực quan, hỏi đáp, thực hành, TLN. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định: Hát. 2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập. Tính: 2 cm x 8 = 2 cm x 5 = Nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: Nội dung: Hoạt động 1: Hướng dẫn lập bảng nhân 3. Gắn 1 tấm bìa có 3 chấm tròn lên bảng và hỏi: Có mấy chấm tròn? Ba chấm tròn được lấy mấy lần? Ba được lấy mấy lần? 3 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 3 x 1 = 3 (ghi lên bảng phép nhân.) Gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng và hỏi: Có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn, vậy 3 chấm tròn được lấy mấy lần? Vậy 3 được lấy mấy lần? Hãy lập phép tính tương ứng với 3 được lấy 2 lần. 3 nhân với 2 bằng mấy? Viết lên bảng phép nhân: 3 x 2 = 6 và yêu cầu HS đọc phép nhân này. Hướng dẫn HS lập phép tính còn lại tương tự như trên. Sau mỗi lần lập được phép tính mới GV ghi phép tính đó lên bảng để có bảng nhân 3. Chỉ bảng và nói: Đây là bảng nhân 3. Các phép tính trong bảng đều có 1 thừa số là 3, thừa số còn lại lần lượt là các số 1, 2, 3, . . ., 10. Yêu cầu HS đọc bảng nhân 3 vừa lập được, sau đó cho HS thời gian để tự học thuộc bảng nhân 3 này. Xoá dần bảng cho HS đọc thuộc lòng. Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng. Hoạt động 2: HD luyện tập. Bài 1: HS nêu miệng. Bài 2: HS làm vào vở. Yêu cầu HS viết tóm tắt và trình bày bài giải vào vở. Gọi 1 HS lên bảng làm bài. Tóm tắt: 1 nhóm : 3 HS. 10 nhóm : . . . HS? Bài giải: Mười nhóm có số HS là: 3 x 10 = 30 (HS) Đáp số: 30 HS. Bài 3: Trò chơi “Ai nhanh hơn.” Số đầu tiên trong dãy số này là số nào? Tiếp sau đó là 3 số nào? 3 cộng thêm mấy thì bằng 6? Tiếp sau số 6 là số nào? 6 cộng thêm mấy thì bằng 9? Giảng: Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 3. HS đọc xuôi, đọc ngược dãy số vừa tìm được. 4. Củng cố: GDTT: Nhận xét. 5. Dặn dò: HS về nhà học cho thật thuộc bảng nhân 3. Chuẩn bị bài: Luyện tập. HS: Sgk, vở, bảng, phấn. Rút kinh nghiệm: Ngày dạy: Thứ TOÁN. LUYỆN TẬP. I. Yêu cầu: 1. Kiến thức: Thuộc lòng bảng nhân 3. Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3). Tính đúng nhanh, chính xác. (HS khá, giỏi.) 2. Kỹ năng: Thuộc lòng bảng nhân 3. Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3). Tính đúng nhanh, chính xác. (HS khá, giỏi.) 3. Thái độ: HS có tính cẩn thận khi làm toán, ham thích học Toán, tính đúng nhanh, tính chính xác. II. Chuẩn bị: GV: Viết sẵn nội dung bài tập 5 lên bảng. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định: Hát. 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 3. Hỏi HS về kết quả của một phép nhân bất kì trong bảng nhân. Nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu: Nội dung: Hoạt động 1: HD luyện tập: Bài 1: HS TLN. (Đố vui.) Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Viết lên bảng: 3 x 3 Nhận xét. Bài 3: HS làm bài vào vở. Bài 4: HS TLN/6 4. Củng cố: Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bảng nhân 3. GDTT: Nhận xét. 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Bảng nhân 4. HS: Sgk, vở, bảng, chấm tròn, phấn. Rút kinh nghiệm: Ngày dạy: Thứ TOÁN. BẢNG NHÂN 4. I. Yêu cầu: 1. Kiến thức: Lập được bảng nhân 4. Nhớ được bảng nhân 4. Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 4). Biết đếm thêm 4 Tính đúng nhanh, chính xác. (HS khá, giỏi.) 2. Kỹ năng: Lập được bảng nhân 4. Nhớ được bảng nhân 4. Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 4). Biết đếm thêm 4 Tính đúng nhanh, chính xác. (HS khá, giỏi.) 3. Thái độ: GDHS yêu thích học Toán, có tính cẩn thận khi làm toán. II. Chuẩn bị: GV: 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 4 chấm tròn hoặc 4 hình tam giác, 4 hình vuông, . . . Kẽ sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng. * Hình thức tổ chức: Trực quan, hỏi đáp, thực hành, TLN. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định: Hát. 2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập. Gọi HS khác lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 3. Nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: Nội dung: Hoạt động 1: Hướng dẫn thành lập bảng nhân 4. Gắn 1 tấm bìa có 4 chấm tròn lên bảng và hỏi: Có mấy chấm tròn? Bốn chấm tròn được lấy mấy lần? Bốn được lấy mấy lần 4 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 4x1=4 (ghi lên bảng phép nhân này). Gắn tiếp 2 tấm bìa mỗi tấm có 4 chấm tròn. Vậy 4 chấm tròn được lấy mấy lần? Vậy 4 được lấy mấy lần? Hãy lập phép tính tương ứng với 4 được lấy 2 lần. 4 nhân 2 bằng mấy? Viết lên bảng phép nhân: 4 x 2 = 8 và yêu cầu HS đọc phép nhân này. Hướng dẫn HS lập các phép tính còn lại tương tự như trên. Sau mỗi lần HS lập được phép tính mới GV ghi phép tính này lên bảng để có bảng nhân 4. Chỉ bảng và nói: Đây là bảng nhân 4. các phép nhân trong bảng đều có một thừa số là 4, thừa số còn lại lần lượt là các số 1, 2, 3, . . ., 10. Xoá dần bảng cho HS học thuộc lòng. Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bảng nhân. Hoạt động 2: HD luyện tập. Bài 1: HS nêu miệng. Bài 2: HS làm vào vở. GV hướng dẫn HS tóm tắt trình bày bài giải. Tóm tắt: 1 xe : 4 bánh. 5 xe : . . . bánh? Bài giải: Số bánh xe năm xe ô tô có là : 4 x 5 = 20 (bánh xe) Đáp số: 20 bánh xe. Bài 3: GV cho 2 dãy thi đua. Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? Số đầu tiên trong dãy số này là số nào? Tiếp sau số 4 là số nào? 4 cộng thêm mấy thì bằng 8? Tiếp sau số 8 là số nào? 8 cộng thêm mấy thì bằng 12? Trong dãy số này, mỗi số đứng sau hơn số đứng trước nó mấy đơn vị? Yêu cầu HS tự làm tiếp bài, sau đó chữa bài rồi cho HS đọc xuôi, đọc ngược dãy số vừa tìm được. 4. Củng cố: GDTT: Nhận xét. 5. Dặn dò: HS về nhà học cho thật thuộc bảng nhân 4. Chuẩn bị bài: Luyện tập. HS: Sgk, vở, bảng, phấn. Rút kinh nghiệm: Ngày dạy: Thứ TOÁN. LUYỆN TẬP. I. Yêu cầu: 1. Kiến thức: Thuộc bảng nhân 4. Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và cộng trong trường hợp đơn giản. Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 4). Tính đúng nhanh, chính xác. (HS khá, giỏi.) 2. Kỹ năng: Thuộc bảng nhân 4. Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và cộng trong trường hợp đơn giản. Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 4). Tính đúng nhanh, chính xác. (HS khá, giỏi.) 3. Thái độ: HS có tính cẩn thận khi làm toán, ham thích học Toán, tính đúng nhanh, tính chính xác. II. Chuẩn bị: GV: Viết sẵn nội dung bài tập 2 lên bảng. * Hình thức tổ chức: Trực quan, hỏi đáp, thực hành, TLN. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Bảng nhân 4. Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 4. Hỏi HS về kết quả của một phép nhân bất kì trong bảng. Nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu: Trong giờ toán hôm nay, các em sẽ cùng nhau luyện tập củng cố kĩ năng thực hành tính nhân trong bảng nhân 4. Nội dung: Hoạt động 1: HD luyện tập: Bài 1: HS nêu miệng. Yêu cầu: Hãy so sánh kết quả của 2 x 3 & 3 x 2 Vậy khi ta đổi chỗ các thừa số thì tích có thay đổi không? (Khi đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi.) Hãy giải thích tại sao 2 x 4 & 4 x 2 có kết quả bằng nhau. (Vì khi thay đổi vị trí các thừa số thì tích không thay đổi.) Bài 2: HS làm vào bảng con. Viết lên bảng: 2 x 3 + 4 = Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả của biểu thức trên. Chú ý: Khi thực hiện tính giá trị của một biểu thức có cả phép nhân và phép cộng ta thực hiện phép nhân trước rồi mới thực hiện phép cộng. Bài 3: HS làm bài vào vở. Yêu cầu HS tự tóm tắt và làm bài. Tóm tắt: 1 em mượn : 4 quyển. 5 em mượn : . . . quyển? Bài giải: Số sách 5 em HS được mượn là : 4 x 5 = 20 (quyển sách) Đáp số: 20 quyển sách. 4. Củng cố: GDTT: Nhận xét. 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Bảng nhân 5. HS: Sgk, vở, bảng, chấm tròn, phấn. Rút kinh nghiệm: Ngày dạy: Thứ TOÁN. BẢNG NHÂN 5. I. Yêu cầu: 1. Kiến thức: Lập được bảng nhân 4. Nhớ được bảng nhân 4. Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 4). Biết đếm thêm 4 Tính đúng nhanh, chính xác. (HS khá, giỏi.) 2. Kỹ năng: Lập được bảng nhân 4. Nhớ được bảng nhân 4. Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 4). Biết đếm thêm 4 Tính đúng nhanh, chính xác. (HS khá, giỏi.) 3. Thái độ: GDHS yêu thích học Toán. II. Chuẩn bị: GV: 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 5 chấm tròn hoặc 5 hình tam giác, 5 hình vuông, . . . Kẽ sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng. * Hình thức tổ chức: Trực quan, hỏi đáp, thực hành, TLN. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập. Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 3 sgk/ 100 Nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu: Trong giờ học toán hôm nay, các em sẽ được học bảng nhân 5 để giải các bài tập có liên quan. Nội dung: Hoạt động 1: Hướng dẫn thành lập bảng nhân 5. Gắn 1 tấm bìa có 5 chấm tròn lên bảng và hỏi: Có mấy chấm tròn? Năm chấm tròn được lấy mấy lần? 5 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 5x1=5 (ghi lên bảng phép nhân này). Gắn tiếp 2 tấm bìa mỗi tấm có 5 chấm tròn. Vậy 5 chấm tròn được lấy mấy lần? Vậy 5 được lấy mấy lần? Hãy lập phép tính tương ứng với 5 được lấy 2 lần. 5 nhân 2 bằng mấy? Viết lên bảng phép nhân: 5 x 2 = 8 và yêu cầu HS đọc phép nhân này. Hướng dẫn HS lập các phép tính còn lại tương tự như trên. Sau mỗi lần HS lập được phép tính mới GV ghi phép tính này lên bảng để có bảng nhân 5. Chỉ bảng và nói: Đây là bảng nhân 5. các phép nhân trong bảng đều có một thừa số là 5, thừa số còn lại lần lượt là các số 1, 2, 3, . . ., 10. Yêu cầu HS đọc bảng nhân 5 vừa lập được. Xoá dần bảng cho HS học thuộc lòng. Hoạt động 2: HD luyện tập. Bài 1: HS nêu miệng. Bài 2: HS làm bài vào vở. Tóm tắt: 1 tuần làm : 5 ngày 5 xe : . . . ngày? Bài giải Bốn tuần lễ mẹ đi làm số ngày là: 5 x 4 = 20 (ngày) Đáp số: 20 ngày. Bài 3: Trò chơi. Hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? Số đầu tiên trong dãy số này là số nào? Tiếp sau số 5 là số nào? 5 cộng thêm mấy thì bằng 10? Tiếp sau số 10 là số nào? 10 cộng thêm mấy thì bằng 15? Hỏi: Trong dãy số này, mỗi số đứng sau hơn số đứng trước nó mấy đơn vị? Yêu cầu HS tự làm tiếp bài, sau đó chữa bài rồi cho HS đọc xuôi, đọc ngược dãy số vừa tìm được. 5. Củng cố: GDTT: Nhận xét. 5. Dặn dò: Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng nhân 5 vừa học. Chuẩn bị bài: Luyện tập. HS: Sgk, vở, bảng, phấn. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: