I. Mục tiêu:
- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ mới: trực nhật, lặng yên, trao
- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Hiểu nghĩa các từ mới và những từ quan trọng:bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tốt bụng,tấm lòng.
- Hiểu nghĩa của câu chuyện: “Đề cao lòng tốt, khuyến khích HS làm việc tốt.( Trả lời các câu hỏi SGK )
II. Đồ dùng dạy-học:
- Tranh SGK minh hoạ bài đọc.
Tuần 2 Thứ 2 ngày 30 tháng 8 năm 2010 Tập đọc Phần thưởng I. Mục tiêu: - Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ mới: trực nhật, lặng yên, trao - Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. - Hiểu nghĩa các từ mới và những từ quan trọng:bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tốt bụng,tấm lòng. - Hiểu nghĩa của câu chuyện: “Đề cao lòng tốt, khuyến khích HS làm việc tốt.( Trả lời các câu hỏi SGK ) II. Đồ dùng dạy-học: - Tranh SGK minh hoạ bài đọc. III. Hoạt động dạy - học: Tiết 1 A.Bài cũ: (5’) - 2 HS đọc bài “Tự thuật” -GV nhận xét, ghi điểm. B. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài: (3’) - GV nêu yêu cầu HS quan sát tranh SGK và trả lời trong tranh vẽ ai? - Muốn hiểu thêm về nội bức tranh cô cùng các em ta tìm hiểu bài tập đọc “Phần thưởng” . GV giới thiệu và ghi mục bài. 2. Luyện đọc đoạn 1,2: (17’) a. GV đọc mẫu: b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ + Đọc từng câu: - HS đọc nối tiếp nhau từng câu trong mỗi đoạn. - GV uốn nắn tư thế đọc, đọc đúng cho các em. + Đọc từng đoạn trước lớp. - HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn trong bài. - GV hướng dẫn ngắt nghỉ đúng chổ và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. - GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ. + Đọc từng đoạn trong nhóm. Các nhóm (2 người) luôn phiên nhau đọc. + THi đọc giữa các nhóm. + GV cùng HS các nhóm nhận xét. + Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1 và đoạn 2. 3. Luyện đọc các đoạn 3, 4 (10’) a. Đọc từng câu: HS đọc nối tiếp nhau từng câu trong mỗi đoạn. - GV theo dỏi và uốn nắn cách đọc cho HS. *Chú ý: lớp, bước lên, trao, tấm lòng... b. Đọc từng đoạn trước lớp: - HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn trong bài. - GV hướng dẫn ngắt nghỉ hơi, đọc đúng các từ khó và thể hiện - Kết hợp giải nghĩa từ mới: lặng lẽ c. Đọc từng đoạn trong nhóm: - HS luận phiên nhau đọc theo nhóm (2 người) nghe và nhận xét góp ý. d. Thi đọc giữa các nhóm. -Các nhóm thi đọc đồng thanh, cá nhân. -GV cùng HS nhận xét. Tiết 2 4. Hướng dẫn tìm hiểu đoạn 1, 2 (10’) - HS đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi. ? Câu chuyện nói về ai (Nói về một HS tên là Na) ? Bạn ấy có đức tính gì ? Hãy kể nhưngx việc làm tốt của bạn Na ( Làm trực nhật, gọt bút chì... ) ?Theo em điều bí mật được các bạn của Na bàn bạc là gì -HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung. C.HS đọc đoạn 3,4 (10’) -HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi ?Em có nghĩ rằng bạn Na xứng đáng được phần thưởng không ? Vì sao (Na xứng đáng được thưởng vì Na là người tốt cần được thưởng) ?Khi Na được thưởng những ai vui mừng? Vui mừng như thế nào 5.Luyện đọc lại toàn bài (10’) - 4HS đọc lại toàn bài. -GV cùng SH nhận xét. 6.Củng cố,dặn dò: (5’) ?Câu chuyện cho ta biết điều gì (Đề cao lòng tốt, khuyến khích HS làm việc tốt.) -GV nhận xét giờ học. =======***======= Toán Luyện tập I.Mục tiêu: -Biết quan hệ giữa dm và để viết số đo đơn vị là cm thành dm và ngược lại trong trường hợp đơn giản . - Nhận biết được độ dài đề –xi-mét trên thước thẳng . - Biết ước lượngđộ dài trong trường hợp đơn giản . - Vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1dm. II.Đồ dùng: -Thước đo. III.Hoạt động dạy học: (28’) 1.Bài cũ: (5’) -2 HS lên bảng vẽ đoạn thẳng có độ dài 1 dm -HS cùng GV nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: Củng cố lại kiến thức về đo độ dài và mối quan hệ giữa đề xi mét và xăng ti mét *Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Số? -HS đọc yêu cầu và trả lời miệng a. 10 cm = 1 dm 1 dm = 10cm b.Tìm và chỉ được vạch 1 dm trên thước -HS tìm -GV cùng HS nhận xét. Bài 2:HS nêu yêu cầu và trả lời miệng. a.Tìm trên thứoc vạch chỉ 2 dm. -HS trả lời kết quả. b.Số? 2dm = 20 cm Bài 3: Số: -HS làm vào vở cột 1 và cột 2 1dm = .... cm 3dm = ...cm 2dm = .... cm 5 dm = ...cm 30cm = .... dm 60 cm = ... dm -2 HS lên bảng làm, lớp nhận xét -GV chấm bài và nhận xét. Bài 4:HS đọc yêu cầu : Điền cm hoặc dm vào chỗ chấm thích hợp -HS trả lời miệng a.Độ dài cái bút chì là 16 cm. b.Độ dài một gang tay là 2 dm -GV nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò: (3’) -HS nhắc lại nội dung bài học -GV nhận xét giờ học. -Về xem trước bài sau. =======***======= Đạo đức Học tập, sinh hoạt đúng giờ (tiết1) I. Mục tiêu: - Nêu được một số biểu hiện của học tập , sinh hoạt đúng giờ . - Nêu được lợi ích của việc học tập , sinh hoạt đúng giờ . - Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân . - Thực hiện theo thời gian biểu . II. Đồ dùng dạy học: - Tranh , VBT. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến : (13’) - HS có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến các hành động. + GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ. Bày tỏ ý kiến về một việc làm trong 1 tình huống, việc làm nào đúng việc làm nào sai? tại sao đúng , (sai) + Tình huống 1: Trong giờ học Toán, cô giáo đang hướng dẫn cả lớp làm bài tập bạn Hà tranh thủ làm bài tập Tiếng việt còn bạn Tùng vẽ máy bay trên giấy nháp. + Tình huống 2: Cả nhà đang ăn cơm vui vẻ, riêng bạn Dương vừa ăn cơm vừa xem truyện. -HS thảo luận theo nhóm -Đại diện nhóm lên trình bày -Trao đổi tranh luận giữa các nhóm. GV tổng kết 2 tình huống trên: +Hà và Tùng nên dừng việc riêng và cùng làm bài tập toán cùng các bạn. +Dương nên ngừng xem truyện cùng ăn cơm cùng với cả nhà. Hoạt động 2: (12’) Biết cáhc lựa chọn cách ứng xử -Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong tình huống cụ thể. +GV chia nhóm và giao việc cho từng nhóm Tình huống 1: Đã đến giờ học bài nhưng Tuấn vẫn ngồi xem ti vi. Mẹ giuịc Tuấn đi học bài. Tình huống 2: Vào giờ ăn cơm tối, khi cả nhà đã bắt đầu ăn cơm thì Tùng vẫn mải mê đá bóng. -HS thảo luận nhóm. -Đại diện nhóm lên trình bày. -GV kết luận: Mỗi tình huống có nhiều cách ứng xử. Chúng ta nên lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất. Hoạt động 3: (10’) HS biết cách thực hiện giờ nào việc nấy Mục tiêu: Giúp HS biết công việc cụ thể cần làm và thời gian thực hiện để học tập và sinh hoạt đúng giờ. -GV chia nhóm và nêu nhiệm vụ cho từng nhóm +Nhóm 1: Buổi sáng em làm việc gì? +Nhóm 2: Buổi trưa em làm việc gì? +Nhóm 3: Buổi chiều em làm việc gì? +Nhóm 4: Buổi tối em làm những việc gì? -Đại diện các nhóm trình bày -GV kết luận: Cần sắp xếp thời gian hợp lí để đủ thời gian học tập và vui chơ, làm việc nhà và nghỉ ngơi. -GV đọc câu: Giờ nào việc nấy -HS đọc Hoạt động nối tiếp : Về nhà các em xây dựng thời gian biểu và thực hiện theo thời gian biểu. Thứ 3 ngày 31 tháng 8 năm 2010 Thể dục Dàn hàng ngang - dồn hàng Trò chơi “Qua đường lội” I.Mục tiêu: - Biết tập hợp hàng dọc , học sinh đứng hàng dọc đúng vị trí ( thấp trên – cao dưới ) ; biết dóng thẳng hàng dọc . - Biết cách điểm số , đứng nghiêm , đứng nghỉ; biết cách giản hàng ngang, dồn hàng( có thể còn chậm ) . - Biết cách tham gia trò chơi và thực hiện theo yêu cầu của trò chơi . II.Địa điểm, phương tiện: -Sân trương dọn vệ sinh, 1 còi. -Kẻ trò chơi. III.Nội dung và phương pháp: 1.Phần mở đầu: (5’) -GV nhận lớp. -Phổ biến nội dung giờ học. -HS chạy nhẹ theo hàng dọc. -Đi thành 1 vòng tròn và hít thở sâu. 2.Phần cơ bản: (25’) -Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, giậm chân tại chỗ đứng lại: 2 lần +HS tập theo sự điều khiển của GV -Dàn hàng ngang, dồn hàng : 2 -3 lần. +Lần 1 GV điều khiển + Lần 2 cán sự lớp điều khiển lớp tập. -GV theo dỏi uốn nắn +Trò chơi “ Qua đường lội” -GV nêu tên trò chơi và nhắc lại cách chơi kết hợp hướng dẫn chơi trên sân. -HS chơi trò chơi theo tổ. -GV theo dỏi và uốn nắn. 3.Phần kết thúc: (5’) -Đứng tại chỗ và hát. -HS ôn lại cách chào. -GV cùng HS hệ thống lại bài học. -GV nhận xét giờ học. =======***======= Toán Số bị trừ - Số trừ - Hiệu I.Mục tiêu : - Biết số bị trừ , số trừ , hiệu . - Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. - Biết giải bài toán bằng một phép trừ. 1.Bài cũ: (5’) -HS viết bảng con, 1 HS lên bảng làm. 1dm = ....cm 20cm = ......dm 10cm = ....dm 2dm = .....cm 10cm + 10 cm = ........cm -GV cùng HS nhận xét. 2.Bài mới :(28’) a.Giới thiệu bài -GV ghi bảng phép tính: 59 - 35 = 24 -HS đọc -GV nói: Trong phép trừ 59 được gọi là số bị trừ, 35 được gọi là số trừ, 24 gọi là hiệu. -HS nhắc lại - *Chú ý :59 - 35 = 24 cũng được gọi là hiệu b.Thực hành: Bài 1:Viết số thích hợp vào ô trống( theo mẫu) Số bị trừ 19 90 87 59 72 34 Số trừ 6 30 25 50 0 34 Hiệu 13 -HS nêu cách làm và trả lời. -GV cùng cả lớp nhận xét. Bài 2: Đặt tính rồi tính hiệu (theo mẫu) -GV hướng dẫn HS đặt tính rồi tính -GV làm mẫu: Số bị từ là 79 và 25 - -HS làm bảng con câu b, c.làm vào vở câu d. -1HS lên bảng làm, lớp cùng GV nhận xét. Bài 3: HS đọc thầm và nêu tóm tắt và giải vào vở ?Bài toán cho biết gì(Một sợi dây dài 8 dm , cắt đi một đoạn dài 3dm) ?Bài toán hỏi gì (Hỏi đoạn dây còn lại dài mấy đề-xi - mét?) Bài giải Đoạn dây còn lại dài là: 8 - 3 = 5 (dm) Đáp số : 5 dm -1SH lên bảng làm, Lớp cùng SH nhận xét về lời giải , phép tính và đáp số. -GV chấm và chữa bài. 3.Củng cố, dặn dò: (5’) -HS nêu lại nội dung vừa học. -GV nhận xét giờ học -Về nhà ôn bài. =======***======= Kể chuyện Phần thưởng I.Mục tiêu : -Dựa vào trí nhớ và tranh minh hổặ dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện : (Bài tập 1,2,3) -Biết kể lại tự nhiên, phù hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung II.Đồ dùng: -Tranh minh hoạ ở sách giáo khoa III.Hoạt động dạy học : 1. Bài cũ: (5’) -3HS nối tiếp nhau kể câu chuyện: Có công mài sắt có ngày nên kim -GV nhận xét, ghi điểm 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài :(2’): Nêu mục đích yêu cầu tiết học. b.Hướng dẫn kể chuyện (25’) *Kể từng đoạn theo tranh -GV kể mẵu, 1 HS đọc lại yêu cầu của bài. -Kể chuyện trong nhóm: +HS quan sát tranh SGK đọc thầm lời gợi ý từng tranh +HS tiếp nối nhau kể lại từng đoạn câu chuyện *Kể chuyện trước lớp +HS kể chuyện trước lớp, GV nhận xét sau mỗi lần SH kể. Về nội dung, cách thể hiện VD: Đoạn 1:? Na là một cô bé như thế nào (tốt bụng) ?Trong tranh Na đang làm gì ?Kể lại việc làm tốt của Na với Lan, Minh và các bạn ?Ná còn băn khoăn điều gì (học chưa giỏi) -Một số HS kể tiếp đoạn 2, 3 tương tự như đoạn 1. *Kể toàn bộ câu chuyện . -HS kể câ ... g và phương pháp: 1.Phần mở đầu: (5’) -GV nhận lớp. -Tập hợp và phổ biến nội dung tiết học. -Đứng tại chổ vỗ tay và hát. -Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp. 2.Phần cơ bản: (25’) - Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay trá, quay phải. -Lần 1 : GV điều khiển, lần 2, 3 cán sự lớp điều khiển -Lớp thực hiện +Dàn hàng ngang, dồn hàng +Ôn dàn hàng cách nhau 1 cánh tay. +Trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi” -GV nêu tên trò chơi và cách chơi -HS chơi thử lần 1. -HS chia thành 4 nhóm thi đua nhau chơi -GV theo dỏi, nhận xét. 3.Phần kết thúc: (5’) -Đứng tại chỗ và hát. -GV cùng HS hệ thống lại bài học. -GV nhận xét giờ học. ***************************** Tập viết Chữ hoa ă,  I.Mục tiêu : - Viết đúng hai chữ hoa Ă ,  ( 1dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ - Ă hoặc  ) , chữ và câu ứng dụng : Ăn ( 1dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ ) , Ăn chậm nhai kĩ ( 3 lần ) II.Đồ dùng: -Mẫu chữ ă,  III.Hoạt động dạy học : A.Bài cũ : -HS viết bảng con : A, Anh -Gv nhận xét, Ghi điểm. B.Bài mới : 1.Giới thiệu bài(2’) 2.Hướng dẫn viết chữ hoa :(7’) *Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét hai chữ :ă,  -Chữ ă, Â: +GVgắn bảng mẫu chữ ă, và hỏi ?Chữ ă, â có điểm gì khác và giống chữ A (khác chữ ă, â có thêm dấu phụ) ? Dấu phụ trông như thế nào +ă: Là một nét cong dưới nằm chính giữa đỉnh chữ A +Â: Gồm hai nét thẳng xiên nối nhau trông như cái nón úp. ?Độ cao của chữ hoa ă, â ?Gồm mấy nét -?Đó là những nét nào? GV nêu cách viết : +Nét 1 đặt bút trên đường kẻ ngang 3, viết nét móc ngược trái từ dưới lên ,nghiêng về bên phải và lượn ở phía trên dừng bút ở đường kẻ 6. +Nét 2: Từ điểm dừng bút ở nét 1chuyển hướng viết , viết nét móc ngược phải dừng bút ở đường kẻ 2. +Nét 3: Lia bút lên khoảng giữa thân chữ, viết nét lượn ngang chữ từ trái sang phải. -GV viết mẫuc chữ ă, cỡ vừa và nhắc lại cách viết. -GV viết mẫu ở bảng lớp và HS nhắc lại. *Hướng dẫn HS viết bảng con -HS viết trên không . -HS viết bảng con :ă, â -GV nhận xét . 3.Hướng dẫn viết ứng dụng (5’) -HS đọc :ăn chậm nhai kĩ. *Hướng dẫn HS nhận xét . -Những con chữ nào có độ cao 1li, 2.5li,? -Cách đặt dấu thanh . 4.Học sinh viết vào vở(15’) -HS viết bài,GV theo dõi và chấm bài và nhận xét. 5.Củng cố, dặn dò:(2’) -GV nhận xét giờ học . -Nhắc nhở HS viết còn chưa đẹp về luyện viết đẹp hơn . =======***======= Toán Luyện tập chung I.Mục tiêu: - Biết đếm , đọc , viết các số trong phạm vi 100 . - Biết viết số liền trước ,số liền sau của một số cho trước . - Biết làm tính cộng , ừ các số có hai chữ số khong nhớ trong phạm vi 100 . - Biết giải toán bằng một phép cộng . II.Hoạt động dạy học: (28’) 1.Bài cũ: (5’) -HS làm bảng con : 2dm = ...cm 12dm + 4dm = ..... -1HS lên bảng làm, Lớp nhận xét. 2.Bài mới: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Viết các số -HS đọc yêu cầu a.Từ 40 đến 50 : ........................................................ b.Từ 68 đến 74: ......................................................... + c.Tròn chục bé hơn 50 : ............................................ -HS trả lời. -GV nhận xét. Bài 2:HS nêu yêu cầu: Viết a.Số liền sau của 59 : b.Số liền sau của 99 c.Số liền trước của 89 : d.Số liền trước của 1 -HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm. -GV cùng HS chữa bài Bài 3: Đặt tính rồi tính 32 + 43 87 - 35 96 - 42 44 + 34 -HS nêu cách đặt và cách thực hiện: khi đặt tính hàng chục thẳng hàng chục, đơn vị thẳng đơn vị. thực hện từ phải sang trái. -HS làm vào vở. 1 HS lên bảng làm -GV nhắc lại -HS làm vào vở, 1 SH lên bảng làm + -GV cùng HS nhận xét. Bài 4:HS đọc bài toán và phân tích bài toán ?Bài toán cho biết gì ?Bài toán hỏi gì ?Muốn biết số học sinh đang tập hát ta làm phép tính gì -HS giải vào vở, 1 HS lên làm bảng phụ Bài giải Số học đang tập hát có là: 18 + 21 = 39(học sinh) Đáp số: 39 học sinh -HS cùng GV chữa bài -GV chấm bài và nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò: (3’) -HS nhắc lại nội dung bài học -GV nhận xét giờ học. -Về xem trước bài sau =======***======= Tự nhiên và xã hội Bộ xương I.Mục tiêu: Nêu được tênvà chỉ đượcvị trí các vùng xương chính của bộ xương :Xương đầu , xương mặt , xương sườn , xương sống, xương tay , xương chân. II.Đồ dùng: Tranh vẽ bộ xương. III.Hoạt động dạy-học: Khởi động:(3’). *Mục tiêu: Nhận biết vị trí của một số xương trên cơ thể ?Ai cho cô biết trong cơ thể có những xương nào ?Chỉ vị trí, nói tên và nêu vai trò của xương đó -2 HS phát biểu 1.Giới thiệu bài(2’) : Hoạt động1:Nêu tên một số xương của cơ thể .(13’) +Mục tiêu: Nhận xét và nói được tên một số xương cảu cơ thể. *Cách tiến hành Bước 1:Quan sát tranh. -GV nêu yêu cầu quan sát tranh chỉ và nói tên một số xương, khớp xương. Bước 2:GV treo tranh -HS lên thực hành chỉ và nói tên xương và khớp xương. ?Theo em hình dạng và kích thước của xương có giống nhau không ?Nêu vai trò của hộp sọ, lồng ngực, cột sống của các khớp xương như các khớp bả vai, khớp khuỷu tay, khớp đầu gối. -HS trả lời *GV kết luận :Bộ xương của cơ thể gồm rất nhiều xương, khoảng 200 chiếc xương với kích thước lớn nhỏ khác nhau làm thành một khung nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan trọng như bộ não, tim, phổi ,............. Nhờ có xương cơ phối hợp dưới sự điều khiển của hệ thần kinh mà chúng ta cử động được. Hoạt động 2:Giữ gìn và bảo vệ bộ xương :(15’) *Mục tiêu: Hiểu được rằgn cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế và không mang xách vật nặng để cột sống không bị cong vẹo. -HS nêu được vai trò của xương và cơ Bước 1: -HS hoạt động theo cặp +Quan sát vào hình 2,3 SGK trả lời câu hỏi dưới mỗi tranh Bước 2:Hoạt động cả lớp -GV và HS thảo luận ? Vì sao hàng ngày chúng ta phải đi, đứng ngồi đúng tư thế ?Vì sao các em không nên mang (nặng) vác , xách vật nặng ?Chúng ta cần làm gì để phát triển tốt -HS trả lời -GVkết luận: Muốn xương phát triển tốt chúng ta cần thơi quen ngồi học ngay ngắn không mang vác nặng, đi học đeo cặp trên hai vai. Hoạt động nối tiếp: Về nhà nhờ tập thể dục. -Xem trước bài sau. =======***======= Thứ 6 ngày 3 tháng 9 năm 2010 Chính tả (Nghe viết ) Làm việc thật là vui I.Mục tiêu : - Nghe – viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi . - Biết thực hiện đúng yêu cầu của BT2 ; bước đầu biết sắp xếp tên người theo thứ tự bảng chữ cái (BT3) III.Đồ dùng: -Bảng phụ kẻ sẳn bài tập 2. III.Hoạt động dạy học : 1.Bài cũ :(3’) -HS viết bảng con,2 HS lên bảng viết :ngoài sân, xâu kim. -HS và GV nhận xét . 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài :(2’) b.Hướng dẫn nghe viết (20’) *Hướng dẫn chuẩn bị : -GV đọc bài viết -HS đọc bài viết ở SGK -GV nêu câu hỏi,HS trả lời. ?Bài chính tả này được trích ở bài tập đọc nào ?Bài chính tả cho biết bé làm những việc gì ?Bé thấy làm việc như thế nào ?Bài chính tả có mấy câu ?Câu nào có nhiều dấu phẩy nhất -HS trả lời từng câu hỏi -GV nhận xét. -HS viết bảng con :quét nhà, nhặt rau. -HS lấy vở ra viết . -GV hướng dẫn cách trình bày:Câu đầu tiên lùi vào 1ô tính từ ngoài lề vào. -GV đọc, HS viết bài . -GV đọc thong thả để HS khảo bài -GV chấm bài và nhận xét . c.Hướng dẫn Hs làm bài tập :(7’) Bài 2: Tìm các chữ bắt đầu bằng g hay gh M: ghi , gà -HS thi tìm, GV ghi bảng Bài 3: Viết tên các bạn sau theo thứ tự bảng chữ cái: Huệ , An, Lan, Bắc và Dũng -HS làm vào vở -GV chữa bài: An, Bắc, Dũng, Huệ , Lan 3.Củng cố, dặn dò:(2’) -GV nhận xét giờ học . =======***======= Toán Luyện tập chung I:Mục tiêu: Biết viết số có 2 chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị . Biết số hạng ; tổng . Biết số bị trừ , số trừ , hiệu . Biết làm tính cộng , trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100 Biết giải toán bằng một phép trừ . III:Hoạt động dạy -học 1:Bài cũ :(5’) -GV chấm vở của HS -GV nhận xét 2 :Bài mới:(28) *Hướng dẫn HS làm bài Bài 1: Giảm tải Bài 2:Viết số thích hợp vào ô trống Số hạng 30 52 9 7 Số hạng 60 14 10 2 Tổng 30 Số bị trừ 90 66 19 25 Số trừ 60 52 19 15 Hiệu 30 -HS nêu miệng kết quả, GV ghi bảng Bài 3:HS nêu yêu cầu :Tính + - -HS làm bài vào vở, 2HS làm bảng -Lớp cùng GV nhận xét Bài 4: HS đọc bài toán, giải vào vở ?Bài toán cho biết ?Bài toán hỏi gì Bài giải Chị hái được số quả cam là: 85 - 44 = 41 (quả ) Đáp số: 41 quả cam -1HS lên bảng làm -GV chấm và nhận xét Bài 5: Số? -HS làm bảng con: 1dm = 10 cm ; 10 cm = 1dm -GV cùng HS nhận xét. 4.Củng cố,dặn dò:(2’) -HS nhắc lại nội dung tiết học. -GVnhận xét giờ học. ========***======= Tập làm văn Chào hỏi - Tự giới thiệu I.Mục tiêu: - Dựa vào gợi ý và tranh vẽ , thực hiện đúng nghi thức chào hỏi và tự giới thiệu về bản thân ( BT1 , BT2 ) . - Viết được một bản tự thuật ngắn ( BT3) III.Hoạt động dạy học : 1.Bài cũ :(5’) -2HS đọc bài tập làm văn ở tiết 1. -GV nhận xét, ghi điểm. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài :(2’) b.Hướng dẫn làm bài tập (25’) Bài 1:(miệng ) Nói lời của em -HS thảo luận nhóm đôi -VD: Chào bố, mẹ để đi học. -Chào bố , mẹ con đi học ạ. -Lớp cùng GV nhận xét. Bài2:(miệng): Nhắc lại lời các bạn trong tranh -HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi ?Tranh vẽ những ai ?Bóng Nhựa và Bút Thép chào Mít và tự giới thiệu như thế nào ?Mít chào Bóng nhựa , Bút Thép và tự giới thiệu như thế nào ?Nêu nhận xét về cách chào hỏi của 3 nhân vật -HS lần lượt nhận xét. -GV : Ba bạn chào hỏi và tự giới thiệu để làm quen với nhau rất lịch sự, đàng hoàng, bắt tay thân mật như người lớn. Các em hãy học cách chào hỏi ,tự giới thiệu như các bạn. Bái 3:(Viết) -1HS đọc yêu cầu:Viết bản tự thuật (theo mẫu) -HS viết vào vở và đọc lên -GV nhận xét 3.Củng cố, dặn dò:(2’) -HS nhắc lại nội dung tiết học -GV nhận xét giờ học. ========***======= Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I.Mục tiêu: -Đánh giá hoạt động trong tuần. -Kế hoạch tuần tới. -Làm vệ sinh lớp học. II.Hoạt động dạy học: 1.Đánh giá:(10’) -Các tổ trưởng điều khiển tổ mình hoạt động +Về nề nếp : +Về học tập : +Vệ sinh -GV cùng các tổ nhận xét lãn nhau 2.Kế hoạch tới:(5’) -Tiếp tục duy trì nề nếp. -Học tập :Dành nhiều điểm tốt. -Vệ sinh luôn sạch sẽ. 3.Làm vệ sinh lớp học :(15’) -HS quét dọn lớp học, quét vàng nhện, Lau bàn ghế .
Tài liệu đính kèm: