I.Mục tiêu:
-Biết Ki-lô-mét là đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị ki-lô-mét.
-Biết được quan hệ giữa đơn vị đo ki-lô-mét và đơn vị đo mi-li-mét.
-Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị ki-lô-mét.
-Nhận biết được khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ.
II.Đồ dùng:
-Bản đồ Việt Nam.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5)
?Tiết trước ta học bài gì
-HS trả lời.
-HS làm bảng con: 1m = . cm 1m = . dm 10 dm = .m
-1HS lên bảng làm
-GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay ta học về đơn vị đo độ dài là ki lô mét
2Giới thiệu đơn vị đo độ dài: ki lô mét “km” (10)
-GV treo bản đồ lên chỉ và nói: Để đo khoảng cách giữa hai tỉnh, ta dùng một đơn vị đo là ki lô mét
Ki lô mét viết tắt là km
1km = 1000m
-HS nhắc lại.
Tuần 30 Thứ 2 ngày 12 tháng 4 năm 2010 Toán Ki - lô- mét I.Mục tiêu: -Biết Ki-lô-mét là đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị ki-lô-mét. -Biết được quan hệ giữa đơn vị đo ki-lô-mét và đơn vị đo mi-li-mét. -Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị ki-lô-mét. -Nhận biết được khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ. II.Đồ dùng: -Bản đồ Việt Nam. III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: (5’) ?Tiết trước ta học bài gì -HS trả lời. -HS làm bảng con: 1m = .... cm 1m = .... dm 10 dm = ...m -1HS lên bảng làm -GV nhận xét, ghi điểm. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay ta học về đơn vị đo độ dài là ki lô mét 2Giới thiệu đơn vị đo độ dài: ki lô mét “km” (10’) -GV treo bản đồ lên chỉ và nói: Để đo khoảng cách giữa hai tỉnh, ta dùng một đơn vị đo là ki lô mét Ki lô mét viết tắt là km 1km = 1000m -HS nhắc lại. 3.Thực hành: (15’) Bài 1: HS nêu yêu cầu: Số? 1km = ... m 1m = ... cm 1m = ..... dm ... m = 1km ...dm = 1m ...cm = 1dm -HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm -Lớp cùng GV nhận xét. Bài 2: HS đọc yêu cầu: Số? 23km B 42 km C 48 km A D a.Quãng đường từ A đến B dài bao nhiêu ki lô mét? b.Quãng đường từ B đến D (đi qua C ) dài bao nhiêu ki lô mét? c.Quãng đường từ C đến A (đi qua B) dài bao nhiêu ki lô mét? -HS trả lời miệng. -Lớp cùng GV nhận xét, chữa bài. a. 23 km; b.90 km ; c. 65 km Bài 3: Nêu số đo thích hợp (theo mẫu) -GV treo bản đồ lên HS quan sát và trả lời Quáng đường Dài Hà Nội - Cao Bằng 285 km Hà Nội - Lạng Sơn .......... Hà Nội - Hải Phòng .......... Hà Nội - Vinh .......... -HS thảo luận theo nhóm -Đại diện nhóm trả lời -GV cùng HS nhận xét. -GV chấm bài và nhận xét. Bài 4: HS khá giỏi a. Cao Bằng và Lạng Sơn nơi nào xa Hà Nội hơn?( Cao Bằng) b. Lạng Sơn và Hải Phòng nơi nào gần Hà Nội hơn? (Hải Phòng) - HS trả lời miệng, GV nhận xét 5.Củng cố, dặn dò: (2’) -HS cùng GV hệ thống lại bài. -GV nhận xét giờ học. -Về ôn bài và xem bài sau. ==========***========== Mĩ thuật Cô Tâm dạy ==========***========= Tập đọc Ai ngoan sẽ được thưởng I.Mục tiêu: - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện - Hiểu nội dung: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. (Trả lời được câu hỏi 1,3,4,5) - HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 2 II.Đồ dùng : -Tranh SGK, bảng phụ chép sẵn câu dài. III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: (5’) ?Tiết tập đọc trước ta học bài gì -HS đọc bài Cây đa quê hương và trả lời câu hỏi ở SGK -GV nhận xét ghi điểm B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (2’) -GV cho HS xem tranh chủ đề Bác Hồ và tranh ở SGK và hỏi ?Bức tranh vẽ gì -GV nói : Tiết học hôm nay ta học bài đọc bài : Ai ngoan sẽ được thưởng. 2.Hướng dẫn luyện đọc: (28’) a.GV đọc mẫu toàn bài. b.Luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ . -Đọc từng câu: +HS đọc nối tiếp từng câu. +GV ghi bảng : quây quanh, tắm rửa, trìu mếm +GV đọc mẫu, HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh. -Đọc đoạn trước lớp: -GV treo bảng phụ: .Một buổi sáng, / Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng. // .Mắt Bác sáng, / da Bác hồng hào, / Bác cùng các em đi thăm phòng ngủ, / phòng ăn, nhà bếp, / nơi tắm rửa,...// +HS đọc lại câu dài, GV nhận xét. +HS nối tiếp nhau đọc đoạn trước lớp. +GV nhận xét, sửa sai. +HS đọc chú giải -Đọc đoạn trong nhóm: +HS đọc theo nhóm 3, mỗi em đọc một đoạn. +GV theo dỏi, nhận xét. +HS nhận xét lẫn nhau trong nhóm. -Thi đọc giữa các nhóm. +HS đọc. +GV cùng HS nhận xét. Tiết 2: 3.Tìm hiểu bài: (25’) -HS đọc thầm và trả lời lần lượt câu hỏi sau. ?Bác đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng (Bác đi thăm phòng ăn, phòng ngủ,...) -GV nói: Khi Bác đi thăm, các cán bộ chiến sĩ, đồng bào, các cháu thiếu nhi, Bác Hồ bao giờ cũng chú ý đến nơi ăn, ở, nhà bếp, nơi tắm rửa, vệ sinh. Sự quan tâm của Bác rất chu đáo, tỉ mỉ, cụ thể. - HS khá giỏi trả lời ?Bác Hồ hỏi các em học sinh những gì (Các cháu ăn có no không, chơi có vui không..... ?Những câu hỏi của Bác cho thấy điều gì (Bác rất quan tâm đến các cháu ...) - HS cả lớp suy nghĩ trả lời câu hỏi sau ?Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai (Bác chia kẹo cho những bạn ngoan) ?Vì sao bạn Tộ không dắm nhận kẹo Bác chia(Vì bạn thấy mình chưa ngoan, chưa vâng lời ) ?Vì sao Bác khen bạn Tộ ngoan (Vì bạn Tộ đã biết nhận lỗi, bạn thật thà..) 4.Luyện đọc lại: (10’) -GV nhắc lại cách đọc. -HS đọc lại bài theo phân vai (người dẫn chuyện, Bác Hồ, các em học sinh,Tộ). -3nhóm HS đọc -1HS đọc toàn bài -GV nhận xét. 5.Củng cố, dặn dò: (2’) ?Câu chuyện cho ta biết điều gì -HS trả lời. -GV nhận xét giờ học -Về nhà đọc lại bài và tập kể câu chuyện để tiết sau học. ==========***======== Thứ 3 ngày 13 tháng 4 năm 2010 Toán Mi - li - mét I.Mục tiêu: - Biết mi-li-mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mi-li-mét - Biết được quan hệ giữa đơn vị mi-li-mét với các đơn vị đo độ dai: xăng-ti-mét, mét. - Biết ước lượng độ dài theo đơn vị cm, mm trong một số trường hợp đơn giản. II.Đồ dùng: -Bản đồ Việt Nam. III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: (5’) ?Tiết trước ta học bài gì -HS trả lời. -HS làm bảng con: 1km = .... m 1m = .... cm -1HS lên bảng làm -GV nhận xét, ghi điểm. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay tiếp học về đơn vị đo độ dài là Mi li mét 2.Giới thiệu đơn vị đo độ dài: Mi li mét “m m” (10’) ?Em hãy kể tên các đơn vị đo độ dài đã học -HS kể , GV ghi bảng -HS qaun sát thước và cho biết 1cm bằng bao nhiêu Mi li mét -HS trả lời: 1 cm = 10 mm 1m = 1000 mm 1 m = 100 cm Mi - li - mét là đơn vị đo độ dài. Mi- li- mét viết tắt là m m 1 cm = 10 mm ; 1m = 1000 mm -HS nhắc lại. 3.Thực hành: (15’) Bài 1: HS nêu yêu cầu: Số? 1cm = ...m m 1000 mm = ... m 1m = ..... mm 10 m m = ...cm 5cm = ...cm 3cm = .... m m -HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm -Lớp cùng GV nhận xét. Bài 2: HS đọc yêu cầu: Mỗi đoạn thẳng dưới đây dài bao nhiêu mi- li- mét? -HS quan sát ở SGK và trả lời -Lớp cùng GV nhận xét: 60 mm; 30 mm Bài 3: Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh là: 24mm, 16 m m và 28 mm -HS khá giỏi đọc bài toán và nêu cách tính chu vi hình tam giác -HS làm vào vở, 1HS lên làm bảng phụ Bài giải Chu vi hình tam giác là: 24 + 16 + 28 = 68 (m m) Đáp số: 68 m m -GV cùng HS nhận xét. -GV chấm bài và nhận xét. Bài 4: (miệng) -HS nêu yêu cầu : Viết cm hoặc mm vào chỗ chấm thích hợp a.Bề dày của cuốn sách “Toán 2” khoảng 10... b.Bề dày của chiếc thước kẻ dẹt là 2 ... c. Chiều dài chiếc bút bi là 15.... - HS trả lời miệng, GV nhận xét a. 10 m m ; 2 mm ; 1 cm 5.Củng cố, dặn dò: (2’) -HS cùng GV hệ thống lại bài. -GV nhận xét giờ học. -Về ôn bài và xem bài sau. ==========***========= Đạo đức Bảo vệ loài vật có ích(Tiết 1) I.Mục tiêu: - Kể được lợi ích của một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích. II.Phương tiện, tài liệu: -Vở bài tập đạo đức, tranh ảnh các loài vật. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: (3’) -Tiết trước ta học bài gì? -Em đã làm gì để giúp đỡ người khuýêt tật -HS trả lời GV nhận xét. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: (2’): Muốn cho không khí trong *Hoạt động 1: Nhận biết một số loài vật có ích: (12’) Mục tiêu : HS biết ích lợi của một số loài vật có ích Cách tiến hành: Bước 1: GV nêu yêu cầu : Chơi trò “Đoán tên các con vật và ích lợi của chúng và ích lợi của từng loài vật” -Gv treo lần lượt từng tranh , ảnh lên tổ nào có tín hiệu trước tổ đó được quyền trả lời . Nếu tổ nào trả lời được nhiều và đúng tổ đó thắng Bước 2 :HS thảo luận theo tổ: -Đại diện tổ trả lời khi GV mời -Tổ theo dỏi và bổ sung nêu tổ đó trả lời chưa đúng. Bước 3: Kết luận: Hầu hết các loài vật đều có ích cho cuộc sống *Hoạt động 2: Hiểu được sự cần thiết phải tham gia vào bao vệ các loài vật có ích (10’) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được sự cần thiết phải tham gia vào bảo vệ các loài vật có ích Cách tiến hành; Bước 1: GV nêu nhiệm vụ: a.Em biết những con vật có ích nào? b.Hãy kể những ích lợi của chúng? c.Cần làm gì để bảo vệ chúng? Bước 2: HS thảo luận nhóm 4. Bước 3: HS trình bày trước lớp. -Đại diện các nhóm trình bày -Nhóm khác nhận xét bổ sung. Bước 4: Kết luận: +Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường, giúp ta được sống trong môi trường trong lành. +Cuộc sống con người không thể thiếu các loài vật có ích. Loài vật không chỉ có lợi cụ thể , ma còn mang lại niềm vui và giúp ta biếtd thêm những điều kì diệu. *.Hoạt động 3: Biết những việc nào nên làm việc nào không nên làm với loài vật: (7’) Mục tiêu: Gúp HS biết phân biệt các việc làm đúng việc làm sai khi đối xử với các loài vật. Cách tiến hành: -GV nêu yêu cầu: Em hãy đánh dấu + vào ô dưới tranh thể hiện việc làm đúng -HS nhắc lại yêu cầu và làm BT2 ( VBT) -HS làm và nêu lên ý kiến của mình -Kết luận: + Các bạn nhỏ ở bức tranh 1, 3, 4 biết bảo vệ , chăm sóc các loài vật. +Hai bạn ở trong tranh 2 đã có hành động sai: Bắn súng cao su vào loài vật có ích. 3.Dặn dò: (1’) -?Em đã làm những việc gì để bảo vệ các loài vật có ích. -HS kể, GV tuyên dương. -Về các em nhớ thực hiện tốt và tuyên truyền cho mọi người cùng bảo vệ các loài vật có ích. ============***========= Âm nhạc (GV chuyên trách dạy ) ===========***========= Kể chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng I.Mục tiêu: - Dựa theo tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện - HS khá giỏi biết kể lại cả câu chuyện(BT2); kể lại được đoạn cuối theo lời của bạn Tộ(BT3) II.Đồ dùng: -Tranh ở SGK. - Bảng ghi sẵn nội dung từng đoạn câu chuyện III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: (5’) -HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Những quả đào B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (2’) - Tiết học hôm nay chúng ta kể lại câu chuyện :Ai ngoan sẽ được thưởng. 2.Hướng dẫn kể chuyện: (28’) a.1HS đọc yêu cầu 1: Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh -GV hướng dẫn HS quan sát tranh ,nêu nội dung từng tranh: -HS trả lời nội dung tranh +Tranh 1: Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng. +Tranh 2: Bác Hồ đang ttrò chuyện với các cháu học sinh + Tranh 3: Bác Hồ xoa đầu Tộ và khen Tộ ngoan -HS kể chuyện theo nhó ... bạc phơ mái đầu. // +GV đọc mẫu, HS đọc cá nhân, lớp +HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn , GV cùng HS nhận xét. +GV nêu câu hỏi để HS trả lời những từ ở phần chú giải -Đọc từng đoạn trong nhóm. +HS đọc theo nhóm đôi. +GV theo dỏi. -Thi đọc giữa các nhóm -Cả lớp đọc đồng thanh cả bài. 3.Hướng dẫn tìm hiểu bài: (7’) -HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. ? Bạn nhỏ trong bài quê ở đâu (Bạn nhỏ quê ở ven sông Ô Lâu) HS khá giỏi trả lời câu hỏi sau ?Vì sao bạn lại “ cất thầm” ảnh Bác (Vì giặc cấm nhân dân treo ảnh Bác Hồ, cấm dân ta hướng về cách mạng) HS cả lớp trả lời ?Hình ảnh Bác hiện lên như thế nào trong 8 dòng thơ đầu -HS trả lời. ?Tìm những chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ(Đêm đêm bạn nhỏ nhớ Bác, bạn đem ảnh Bác ra để ngắm....) -GV : Đêm đêm bạn nhỏ nhớ Bác. Bạn giở ảnh Bác ra ngắm, càng ngắm càng nhớ Bác. Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác ôm. 4.Học thuộc bài thơ:(7’) -GV hướng dẫn HS cách đọc thuộc lòng 6 dòng thơ cuối -HS khá giỏi đọc thuộc lòng cả bài thơ -GV nhận xét,ghi điểm. 5.Củng cố, dặn dò: (2’) ?Em hãy nói tình cảm của bạn nhỏ miền Nam với Bác Hồ qua bài thơ -HS trả lời. -GV : Bạn nhỏ sống trong vùng địch tạm chiến nhưng bạn nhỏ luôn mong nhớ Bác Hồ. -GV nhận xét giờ học -Về học thật thuộc bài thơ. =========***========== Tự nhiên và xã hội Nhận biết cây cối và các con vật I.Mục tiêu: - Nêu được tên một số cây, con vật sống trên cạn, dưới nước. - Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật. - HS khá giỏi nêu được một số điểm khác nhau giữa cây cối ( thường đứng yên tại chổ, có rễ, thân, lá, hoa) và con vật ( di chuyển được, có đầu, mình, chân, một số loài có cánh.) II.Đồ dùng: -Tranh ở SGK. III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: (5’) -Tiết trước ta học bài gì? ?Kể tên các con vật sống dưới nước -HS trả lời, GV nhận nxét. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (3’) -Tiết học hôm nay ta học bài :Nhận biết cây cối và các con vật. 2.Hoạt động 1:Nhận biết cây cối và các con vật: (20’) *Mục tiêu: Ôn lại những kiến thức đã học về các cây cối và các con vật -Nhận biết một số cây cối và các con vật mới *Cách tiến hành: Bước 1: HS thảo luận nhóm lớn. -HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi rồi viết vào phiếu sau ?Chỉ và nói tên cây nào sống dưới nước ; cây nào sống trên cạn; cây nào vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn; cây nào rễ hút được hơi nước và các chất khác trong không khí. ?Con vật nào sống trên cạn; con vật nào sống dưới nước ; con vật nào vừa sống dưới nứơc, vừa sống trên cạn; con vật nào bay lượn trên không. Cây cối có thể sống ở đâu? Hình Tên cây Sống trên cạn Sống dưới nước vừa trên cạn vừa dưới nước Rể hút được hơi nước và các chất trong không khí Các con vật sống ở đâu? Hình Tên con vật Sống dưới nước Sống trên cạn Vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước Bay lượn trên không -GV theo dỏi, HS làm việc. Bước2: Làm việc cả lớp. -Một số nhóm trình bày -Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kết luận: Cây phượng sống trên cạn; Cây phong lan rễ hút được hơi nước và các chất khác trong không khí ; Cây súng sống dưới nước ; Cây rau muống vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước......... 3.Hoạt động 2: Củng cố kiến thức đã học (10’) *Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học về cây cối và các con vật. *Các tiến hành: Bước 1: GV nêu câu hỏi ?Em hãy kể tên các loài cây sống trên cạn, dưới nước mà em biết ?Hãy kể tên cây vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước ?Hãy kể tên các con vật sống trên cạn, sống dưới nước ?Hãy kể tên các con vật vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn Bước 2: HS làm việc theo cặp Bước 3: Các nhóm trình bày -Đại diện nhóm trình bày -HS bổ sung -GV nhận xét, tuyên dương. *Hoạt động 3: Nêu được một số điểm khác nhau giữa cây cối và con vật HS khá giỏi trả lời: cây cối có rễ, thân, lá, hoa; con vật có đầu, mình,chân, cánh và nó di chuyển được 4.Củng cố, dặn dò: (5’) -HS nhắc lại bài học. ============***=========== Thứ 6 ngày 16 tháng 4 năm 2010 Tập làm văn Nghe trả lời câu hỏi. I.Mục tiêu: -Nghe kể và trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện Qua suối (BT1); Viết được câu hỏi cho câu trả lời d ở BT 1( BT2) II.Đồ dùng: -Tranh minh hoạ. -Bảng phụ ghi sẵn 4 câu hỏi ở bài tập 1. III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: (5’) -1HS kể lại câu chuyện Sự tích dạ lan hương và trả lời câu hỏi. ? Vì sao cây hoa lại biết ơn ông lão -HS trả lời -GV nhận xét, ghi điểm. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (2’) Tiết học này các em nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi. 2.Hướng dẫn làm bài tập: (28’) Bài tập1: (miệng) -GV treo bảng phụ -1HS đọc yêu cầu của bài tập: Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi GV kể chuyện: 3 lần Nội dung câu chuyện Qua suối Một lần, trên đường đi công tác, Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ phaỉ qua một con suối. Trên dòng suối có những hòn đá bắc thành lối đi. Khi Bác đã sang đến bờ bên kia, thì phía sau bỗng sẩy chân ngã. Bác dừng lại , đợi anh chiến sĩ đi tới Bác ân cần hỏi : -Chú ngã có đau không? Anh chiến sĩ vội đáp : Thưa Bác , không saođâu ạ! Bác bảo thế thì tốt rồi. Nhưng tại sao chú bị ngã -Thưa Bác hòn đá bị kênh ạ Bác nói ta nên kê lại để người khác khỏi bị ngã. Anh chiến sĩ quay lại hòn đá cho chắc chắn . Xong đâu đấy hai Bác cháu mới tiếp tục lên đường -HS quan sát tranh ở SGK -HS hỏi đáp theo nhóm (4 HS) a.Bác Hồ và các chiến sĩ đi đâu? (Bác và các chiến sĩ đi công tác) b.Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ? (Khi qua con suối anh chiến sĩ bị ngã) c.Khi biết hòn đá bị kênh, bác bảo anh chiến sĩ làm gì? (Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá...) d.Câu chuyện “Qua suối” nói lên điều gì về Bác Hồ? (Bác rất quan tâm tới mọi người....) -2HS kể lại toàn bộ câu chuyện Bài tập 2: (Viết) -HS đọc yêu cầu: Viết câu trả lời cho câu hỏi d ở bài tập1 -GV các em chỉ viết câu trả lời không cầ viết câu hỏi vào -1HS đọc câu hỏi, 1HS khá trả lời. -Lớp viết vào vở. -GV kiểm tra vở viết của HS, nhận xét, chấm bài 4.Củng cố, dặn dò: (1’) ?Qua câu chuyện vè Bác Hồ, em rút ra bài học gì cho mình -GV nhận xét giờ học ===========***========== Chính tả (Cô Minh dạy) ===========***========= Toán Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000 I.Mục tiêu: - Biết cách làm tính cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 1000 - Biết cộng nhẩm các số tròn trăm II.Đồ dùng: -Các hình vuông , hình chữ nhật, .. III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: (5’) ? Tiết trước ta học bài gì -HS làm bảng con viết các số thành tổng: 315 = ........ ; 538 = .................. ; 978 ........ -HS làm, GV nhận xét. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài:(2’) GV nêu yêu cầu tiết học 2.Các số có ba chữ số: (12’) -GV nêu nhiệm vụ: Tính 326 + 253 = ? -HS lấy bộ đồ dùng học toán ra và lấy các tám hình vuông ,nhỏ -GV hỏi: Số 326 gồm mấy trăm, chục, đơn vị -HS trả lời và lấy số ô tương ứng. ?Số 253 gồm mấy trăm mấy chục mấy đơn vị ?Tất cả có bao nhiêu hình vuông -HS trả lời. -GV hướng dẫn cách đặt tính .6 công 3 bằng 9 , viết 9 .2cộng 5 bằng 7, viết 7 .3 cộng 2 bằng 5, viết 5 -HS nhắc lại cách tính theo cột dọc. 3.Thực hành: (15’) Bài 1: HS nêu yêu cầu: Tính -HS làm bảng con, 1HS lên bảng làm và nêu cách làm. -GV cùng HS nhận xét. Bài 2:(Giảm tải câu b) - HS đọc yêu cầu: Đặt tính rồi tính a. 832 + 152 257 + 321 -HS nêu cách đặt và tính -HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm -HS cùng GV nhận xét Bài 3: Tính (theo mẫu) a.200 + 100 = 300 b.800 + 200 =1000 500 + 200 = 400 + 600 = 300 + 200 = 500 + 100 = 500 + 500 = -HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm -Lớp cùng HS nhận xét -GV chấm và nhận xét bài làm của HS 4.Củng cố, dặn dò: (3’) -HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số. -GV nhận xét giờ học. -Về ôn lại. ==========***========= Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I.Mục tiêu: -HS biết được ưu, nhược điểm của tổ mình cũng như các thành viên trong tổ. trong tuần. - Có ý thức khắc phục những nhược điểm và phát huy những ưu điểm. -Kế hoạch trong tuần tới. -HS làm vệ sinh lớp học. II.Hoạt động dạy-học: 1.Đánh giá: -GV cho HS sinh hoạt theo tổ. -Ba tổ trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thảo luận. -Tổ trưởng của từng tổ lên báo cáo những ưu điểm, nhược điểm của tổ mình ở sổ theo dỏi các thành viên. -Tổ khác nhận xét. -GV nhận xét chung: - Nề nếp; -Học tập; -Vệ sinh 2.Kế hoạch tuần tới: -Duy trì nề nếp. -Thi đua học tốt dành nhiều điểm 10 chào mừng ngày ngày lễ -Tiếp tục rèn đọc và viết cho em : Thuý -Vệ sinh sạch sẽ. 3.Làm vệ sinh lớp học: -GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ:; Tổ 1: Quét mạng nhện, lau bảng; Tổ 2: Lau tủ, các cánh cửa. Tổ 3: quét phòng học -Tổ trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thực hiện. -GV theo dỏi -HS nhận xét lẫn nhau. -GV nhận xét chung. ? Các em thấy lớp học bây giờ như thế nào -HS trả lời -GV : Các em biết giữ vệ sinh sạch sẽ là giữ môi trường xanh, sạch, đẹp để có một không khí trong lành. Chính tả (Nghe viết) Cháu nhớ Bác Hồ I.Mục tiêu: -Nghe viết chính xác, trình bày đúng 6 dòng thơ cuối bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ. -Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có vần dễ lẫn êt/ êch . II.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: (5’) -HS viết bảng con : xanh thẫm, con ếch, chênh chếch. -GV nhận xét. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (2’): Tiết chính tả hôm nay ta viết sáu dòng thơ cuối bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ 2.Hướng dẫn nghe viết: (20’) -Hướng dẫn HS chuẩn bị. -GV đọc bài viết 1lần. -2HS đọc lại bài thơ. -?Đoạn viết thể hiện nội dung gì? có những dấu câu nào? Trình bày như thế nào ?Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? Vì sao -HS viết bảng con những từ ngữ dễ sai: bâng khuâng, chòm râu, bạc phơ, ngẩn ngơ, Bác. -GV nhận xét sửa sai. -GV hướng dẫn HS cách trình bày : lùi vào 3 ô tính từ lề vào đối với những câu thơ 6 chữ, lùi vào 2 ô kể từ lề vào với những câu thơ 8 chữ -GVđọc , HS m nghe viết bài vào vở. -HS đọc bài và khảo bài và nhận xét. -GV chấm bài và nhận xét bài viết của học sinh. 3.Hướng dẫn làm bài tập: (8’) Bài 2b: 1HS đọc yêu cầu cả lớp đọc thầm: Điền êt hay êch? -GV viết lên bảng ngày T.... ́ ,dấu v ....́ , chênh l.......̣ , d ....̣ vải -HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm. -GV nhận xét chữa bài: ngày Tết, dấu vết, chênh lệch, dệt vải 4.Củng cố, dặn dò: (1’) -Nhận xét giờ học.
Tài liệu đính kèm: