Bài soạn Chuyên đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học

Bài soạn Chuyên đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học

BÀI SOẠN CHUYÊN ĐỀ GD KNS CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

MÔN: ĐẠO ĐỨC

BÀI 9 : EM YÊU QUÊ HƯƠNG

I. MỤC TIÊU :

 Học xong bài này, HS biết :

- Mọi người cần phải yêu quê hương.

- Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình.

- Yêu quý tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của địa phương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng quê hương.

 

doc 3 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 737Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Chuyên đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD &ĐT EAH’LEO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH EASOL Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÀI SOẠN CHUYÊN ĐỀ GD KNS CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
MÔN: ĐẠO ĐỨC
BÀI 9 : EM YÊU QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU : 
 Học xong bài này, HS biết :
- Mọi người cần phải yêu quê hương.
- Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình.
- Yêu quý tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của địa phương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng quê hương.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC 
- Kĩ năng xác định giá trị (yêu quê hương).
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán đánh giá những quan điểm, hành vi, việc làm không phù hợp với quê hương).
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng về danh lam thắng cảnh, con người của quê hương.
- Kĩ năng trình bày những hiểu biết của bản thân về quê hương mình.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, xử lí tình huống
- Kĩ thuật: Động não, trình bày 1 phút, dự án.
IV.TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN :
- Giấy, bút màu.
- Thẻ màu dùng cho hoạt động 2, tiết 2.
- Các bài thơ, bài hát... nói về tình yêu quê hương.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 
Tiết 1
 1.Khám phá:
- GV nêu câu hỏi: Quê bạn ở đâu? Bạn biết những gì về quê bạn?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV giới thiệu bài: Ai cũng có cho riêng mình một ký ức về quê hương. Dù ở bất kỳ nơi đâu thì quê hương vẫn luôn là nơi chúng ta hướng về. Tình yêu quê hương với chúng ta là một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng.
 2. Kết nối:
HĐ1 : TÌM HIỂU TRUYỆN CÂY ĐA LÀNG EM.
* Mục tiêu : HS biết được 1 biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương.
* Cách tiến hành :
- Đọc truyện Cây đa làng em - SGK, Tr 28.
- HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi trong SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp trao đổi, bỏ sung.
- GV kết luận : Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh. Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của bạn Hà.
 3. Thực hành:
HĐ2 : LÀM BÀI TẬP 1 - SGK.
* Mục tiêu : HS nêu được những việc làm thể hiện tình yêu quê hương.
* Cách tiến hành :
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp để làm bài tập 1.
- HS thảo luận.
- Đại diện 1 số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Gv kết luận : Trường hợp a, b, c, d, e thể hiện tình yêu quê huơng đất nước.
- GV gọi HS đọc phần Ghi nhớ - SGK.
HĐ3 : LIÊN HỆ THỰC TẾ.
* Mục tiêu : HS kể được những việc các em đã làm để thể hiện tình yêu quê hương đất nước của mình.
* Cách tiến hành :
- GV yêu cầu HS trao đổi với nhau theo các gợi ý sau :
+ Quê bạn ở đâu? Bạn biết những gì về quê bạn?
+ Bạn đã làm được những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương?
- HS trao đổi.
- Một số HS trình bày trước lớp; các em khác có thể nêu câu hỏi về những vấn đề mà mình quan tâm.
- GV kết luận, khen ngợi 1 số HS đã biết thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể.
Công việc về nhà
- Mỗi HS vẽ 1 bức tranh nói về việc làm của em mong muốn thực hiện cho quê hương hoặc sưu tầm tranh ảnh về quê hương mình.
- Các nhóm HS chuẩn bị các bài thơ, bài hát,... nói về tình yêu quê hương.
Tiết 2
4. Vận dụng:
HĐ4 : TRIỂN LÃM NHỎ (Bài tập 4 - SGK)
* Mục tiêu : Hs biết thể hiện tình cảm đối với quê hương.
* Cách tiến hành :
- GV hướng dẫn các nhóm trưng bày và giới thiệu tranh.
- HS trưng bày và giới thiệu tranh của nhóm mình.
- HS cả lớp xem tranh và trao đổi, bình luận.
- GV nhận xét về tranh ảnh của HS và bày tỏ niếm tin rằng các em sẽ làm được những công việc thiết thực để bày tỏ lòng yêu quê hương.
HĐ5 : BÀY TỎ THÁI ĐỘ (Bài tập 2 - SGK).
* Mục tiêu : HS biết bày tỏ thái độ phù hợp với 1 số ý kiến liên quan đến tình yêu quê hương.
* Cách tiến hành :
- GV lần lượt nêu từng ý kiến.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.
- GV mời 1 số HS giải thích lí do. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
HĐ6 : XỬ LÍ TÌNH HUỐNG (Bài tập 3 - SGK).
* Mục tiêu : HS biết xử lí 1 số tình huống liên quan đến tình yêu quê hương.
* Cách tiến hành :
- GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận để xử lí các tình huống của bài tập 3.
- Các nhóm HS làm việc.
- Theo từng tình huống, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
HĐ7 : TRÌNH BÀY KẾT QUẢ SƯU TẦM.
* Mục tiêu : Củng cố bài học.
* Cách tiến hành :
- HS trình bày kết quả sưu tầm được về các cảnh đẹp, phong tục tập quán, danh nhân của địa phương và các bài thơ, bài hát, điệu múa, ... đã chuẩn bị.
- Cả lớp trao đổi ý nghĩa của bài thơ, bài hát,...
Công việc về nhà
- GV nhắc nhở HS thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
GV nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_soan_chuyen_de_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_tieu_h.doc