Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần 20 (chuẩn kiến thức)

Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần 20 (chuẩn kiến thức)

I/ MỤC TIÊU :

1.Kiến thức : Đọc :

-Đọc trơn cả bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức, biết nhấn giọng ở các từ gợi tả gợi cảm.

Hiểu : Hiểu các từ ngữ : hiền hòa, lũ, phù sa.

-Biết thực tế ở Nam bộ hành năm có mùa nước lụt. Nước mưahoà lẫn với nước sông Cửu Long dâng lên tràn ngập đồng ruộng, khi nước rút để lại phù sa màu mỡ.

2.Kĩ năng : Rèn học thuộc lòng bài thơ trung thu của Bác.

3.Thái độ :Tình cảm yêu thương của Bác Hồ đối với các em. Nhớ lời khuyên của Bác, yêu Bác.

II/ CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên : Tranh ảnh cảnh nước lên ở đồng bằng sông Cửu Long.

2.Học sinh : Sách Tiếng việt.

 

doc 15 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 830Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần 20 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Thừ . . . . . ngày . . . . . .tháng . . . . . năm . . . . .
TẬP ĐỌC 
 Mùa nước nổi.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Đọc :
•-Đọc trơn cả bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức, biết nhấn giọng ở các từ gợi tả gợi cảm.
Hiểu : Hiểu các từ ngữ : hiền hòa, lũ, phù sa.
•-Biết thực tế ở Nam bộ hành năm có mùa nước lụt. Nước mưahoà lẫn với nước sông Cửu Long dâng lên tràn ngập đồng ruộng, khi nước rút để lại phù sa màu mỡ.
2.Kĩ năng : Rèn học thuộc lòng bài thơ trung thu của Bác.
3.Thái độ :Tình cảm yêu thương của Bác Hồ đối với các em. Nhớ lời khuyên của Bác, yêu Bác.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh ảnh cảnh nước lên ở đồng bằng sông Cửu Long.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : Gọi 2 em đọc bài Mùa xuân đến.
-Dấu hiệu nào báo mùa xuân đến ?
-Kể lại những thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến ? 
-Nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài. 
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
Mục tiêu : Đọc trơn cả bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ đúng mức. Biết nhấn giọng ở các từ gợi tả gợi cảm.
-GV đọc mẫu lần 1 (chú ý giọng chậm rãi, nhấn giọng các từ : mưa dầm dề, mưa sướt mướt, nước nhảy lên bờ, hoà lẫn, biết giữ lại.)
-Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Đọc từng câu : 
Đọc từng đoạn: 
-Luyện đọc câu :
-Hướng dẫn đọc các từ chú giải : (STV/tr 19)
-Giảng thêm : Rằm tháng bảy :ngày giữa tháng bảy âm lịch, thường vào giữa tháng 8 dương lịch.
-Dầm dề, sướt mướt : mưa nhiều kéo dài liên miên suốt ngày này qua ngày khác.
Đọc từng đoạn trong nhóm.
Thi đọc trong nhóm.
-Nhận xét.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài.
Mục tiêu : Hiểu các từ ngữ : hiền hòa, lũ, phù sa. Biết thực tế ở Nam bộ hành năm có mùa nước lụt. Nước mưahoà lẫn với nước sông Cửu Long dâng lên tràn ngập đồng ruộng, khi nước rút để lại phù sa màu mỡ.
Hỏi đáp : 
-Em hiểu thế nào là mùa nước nổi?
-Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng nào ?
-Giảng thêm : Tháng bảy âm lịch (tháng 8 dương lịch) đang là mùa mưa ở Nam Bộ. Thời gian này mưa dài ngày, nước mưa nước từ trên nguồn đổ về làm cho nước sông Cửu Long dâng lên tràn ngập đồng ruộng. Câu “rằm tháng bảy nước nhảy lên bờ” hoặc “sống chung với lũ” nói về cảnh nước lên xảy ra hàng năm ở đồng bằng sông Cửu Long.
-Tìm một vài hình ảnh về mùa nước nổi được tả trong bài ?
-GV : Nước từ sông Cửu Long đổ về rất đục vì mang theo những hạt đất nhỏ mịn. Nước trong dần là do những hạt đó lắng đọng lại trên đất đai, đồng ruộng để lại một lớp đất mỏng rất màu mỡ gọi là “phù sa”.
-Luyện đọc lại.
-Nhận xét, cho điểm.
3.Củng cố : Gọi 1 em đọc lại bài.
-Bài đọc giúp em hiểu điều gì ?
-Giáo dục tư tưởng .Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Tập đọc bài.
-2 em đọc “Mùa xuân đến” và TLCH.
-Mùa nước nổi.
-Theo dõi, đọc thầm.1 em đọc.
-HS nối tiếp đọc từng câu trong bài, chú ý các từ :mùa này, làng tôi, nước nổi, mưa lũ, dâng lên, hoà lẫn.
-Luyện đọc từ khó : hiền hòa, sướt mướt mướt, tháng bảy, vườn tược, từng đàn.
-Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn.
-Mưa dầm dề/ mưa sướt mướt/ ngày này qua ngày khác.//
-Nước trong ao hồ/ trong đồng ruộng của mùa mưa/ hòa lẫn với nước dòng sông Cửu Long.//
-Ngồi trong nhà,/ ta thấy tất cả những đàn cá ròng ròng,/ từng đàn,/ từng đàn/ theo cá mẹ xuôi theo dòng nước,/ vào tận đồng sâu.//
-3-4 em nhắc lại.
-2 em nhắc lại nghĩa .
-HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc cả bài .
-Các nhóm thi đọc (CN, ĐT, từng đoạn, cả bài)
-Đồng thanh.
-Đọc thầm.
-Đó là mùa nước lụt. Đó là mùa nước sông dâng lên ngập đồng ruộng vườn tược nhà cửa.
-Vùng đồng bằng sông Cửu Long Nam Bộ.
-Nước lên hiền hòa, mưa dầm dề, mưa sướt mướt. Sông Cửu Long no đầy nước, . . . . 
-3-4 em thi đọc lại bài văn
-Bài đọc giúp em hiểu về thời tiết ở miền Nam vào mùa mưa
-Tập đọc bài.
Tuần 20
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ.
Tiết 3 : SINH HOẠT TRÒ CHƠI.
LT&C : “TÌM NHANH TỪ CÓ TIẾNG GIỐNG NHAU”
I/ MỤC TIÊU : 
1.Kiến thức : Mở rộng vốn từ bằng cách tạo từ từ một tiếng đã cho.
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng huy động vốn từ nhanh, viết nhanh.
3.Thái độ : Phát triển tư duy sáng tạo.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Bảng đính.
2.Học sinh : Phấn bảng, giấy bút.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tuần 20
Thứ . . . . . . ngày . . . . . . tháng . . . . . năm 
 MỸ THUẬT 
Vẽ theo mẫu: Vẽ túi xách.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : HS nhận biết được đặc điểm của một vài loại túi xách.
2.Kĩ năng : Biết cách vẽ cái túi xách.
3.Thái độ : Vẽ được cái túi xách theo mẫu.
II/ CHUẨN BỊ : 
1.Giáo viên : 
 -Sưu tầm một số loại túi xách. Hình minh họa cách vẽ.
•-Một số bài vẽ của học sinh.
2.Học sinh : Vở vẽ, nháp, bút chì, màu vẽ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
30’
1.Bài cũ : Kiểm tra vở vẽ.
Nhận xét bài vẽ của tiết trước. 
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.
Mục tiêu : Biết quan sát nhận xét cái túi xách.
-Giới thiệu một số túi xách. Gợi ý cho HS nhận biết.
+ Túi xách có hình dáng khác nhau.
+ Trang trí và màu sắc phong phú.
+Các bộ phận của cái túi xách.
Hoạt động 2 : Cách vẽ cái túi xách.
Mục tiêu : Biết cách vẽ cái túi xách.
-GV chọn một cái túi xách treo lên vừa tầm cho HS quan sát.
-Vẽ phác nét lên bảng.
-Gợi ý cho học sinh nhận ra cách vẽ.
Phác nét phần chính của cái túi xách và quai xách.
Vẽ túi xách.
Vẽ nét đáy túi.
-Gợi ý cho học sinh cách trang trí.
+Trang trí mặt túi bằng hình hoa, lá, quả chim thú hoặc phong cảnh.
+Trang trí đường diềm.
+Vẽ màu tự do.
Hoạt động 3 : Thực hành.
Mục tiêu : Thực hành đúng cái túi xách.
-GV cho học sinh xem một số bài vẽ về đề tài này.
-GV quan sát và gợi ý học sinh vẽ.
-Theo dõi chỉnh sửa.
-Giáo viên nhắc nhở cách vẽ màu.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
-Chọn một số bài nhận xét cách vẽ, cách vẽ màu
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Hoàn thành bài vẽ.
-Vẽ đề tài sân trường em vào giờ chơi.
-Vài em nhắc tựa.
-Quan sát. Nêu nhận xét.
-Quan sát.
-Học sinh tự do làm bài.
+Vẽ cá nhân.
+Vẽ trên bảng (3-4em)
-Hoàn thành bài vẽ.
-Tiếp tục làm bài ở nhà.
Tuần 20 (chiều)
TIẾNG VIỆT
ÔN LUYỆN VIẾT CHÍNH TẢ : MÙA NƯỚC NỔI.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Ôn luyện viết chính tả bài : Mùa nước nổi.
2.Kĩ năng : Rèn viết đúng, viết đẹp.
3.Thái độ : Ý thức rèn chữ giữ vở.
II/ CHUẨN BỊ : 
1.Giáo viên : Hệ thống câu hỏi.
2.Học sinh : Bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
-Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập. Giới thiệu bài ôn.
a/ Giáo viên đọc mẫu lần 1 : Đầu bài và đoạn :Mùa này .. dòng sông Cửu Long.
 Hỏi đáp : 
-Em hiểu thế nào là mùa nước nổi ?
-Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng nào ?
-Đoạn viết có những dấu câu nào ?
-Em trình bày như thế nào ?
b/ Hướng dẫn viết từ khó : Giáo viên đọc.
c/ Viết vở : Giáo viên đọc bài cho học sinh viết (đọc từng câu, từng từ ).
-Đọc lại. Chấm bài. Nhận xét.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò : Tập đọc bài. Sửa lỗi.
-Ôn luyện viết chính tả bài :Mùa nước nổi
-1 em đọc lại.
-Đó là mùa nước lụt. Đó l;à mùa nước sông dâng lên ngập đồng ruộng, 
-Vùng đồng bằng sông Cửu Long Nam Bộ.
-Dấu chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc kép.
-Viết hoa đầu câu. Hết đoạn xuống dòng, đầu đoạn viết hoa, viết hoa 
tên riêng.
-Viết bảng :dầm dề, sướt mướt, rằm tháng bảy, sông Cửu Long.
-Nghe và viết vở.
-Soát lại bài. Sửa lỗi.
-Sửa mỗi chữ sai 1 dòng.
Tuần 20
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ.
QUYỀN TRẺ EM
Chủ đề 4 : TRƯỜNG HỌC NƠI EM HỌC TẬP VÀ VUI CHƠI.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : 
-Giúp trẻ em nhận thức về quyền được học tập trong các điều kiện đầy đủ.
-Trẻ em được tôn trọng, được nói lên quan điểm của mình và được phát triển về trí tuệ.
2.Kĩ năng : Rèn cho học sinh quý trọng và biết chia sẻ với mọi người qua việc học tập và vui chơi.
3.Thái độ : Các em phải yêu mến trường lớp, biết giữ gìn vệ sinh môi trường để trường lớp chúng ta luôn sạch đẹp văn minh.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh :”Bé trai không muốn học”
 Bài hát “Vui đến trường”
2.Học sinh : Sổ tay ghi chép.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
15’
15’
4’
1’
1.Cho học sinh hát bài “Vui đến trường”
2. Giới thiệu bài : Tuần trước đã học chủ đề 3, hôm nay ta tìm hiểu chủ đề 4 : Trường học, nơi em học tập và vui chơi.
Hoạt động 1 Kể chuyện.
Mục tiêu : Biết nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi để tìm hiểu câu chuyện.
-GV kể chuyện “Bé trai không muốn học”
-Bé trai không muốn đi học trong truyện tên gì ?
-Vì sao bạn Vinh không muốn đi học ? Bạn Vinh nghỉ gì về trường học ?
-Các em thấy suy nghỉ của Vinh đúng hay sai ? Vì sao ?
-Vì không đến trường em không biết đọc biết viết Vinh gặp tắc rối gì trong chuyến đi chơi tự do đó ?
-Người bạn gặp trên đường đã nói gì với Vinh về trường học ?
-Khi dến trường em học được gì ở trường ?
-GV chốt ý : Đến trường các em được gặp thầy cô, bạn bè để trò chuyện vui chơi, được học tập để trở thành những người có ích cho xã hội. Việc học rất quan trọng các em phải có ý thức tự học chuyên cần để trở thành người có ích sau này.
-GV chuyển ý.
Hoạt động 2 : Thảo luận .
Mục tiêu : Học sinh thảo luận nhóm nêu ý kiến nhận xét của em về trường học.
-Những điều em yêu em thích về trường em ?
-Những điều em chưa thích ở trường em ?
-Em học tập được điều gì ở trường ?
-Em mong muốn trường em như thế nào ?
-Em bảo vệ và gìn giữ trường em ra sao ?
-Giáo viên tóm ý : Nhà trường là nơi giúp em học tập vui chơi, các em phải yêu mến trường lớp, biết giữ vệ sinh môi trường để trường thêm sạch đẹp văn minh.
Củng cố : Đi học là quyền lợi và nhiệm vụ của các em. Học tập vui chơi đều là các quyền , phải có học có chơi phù hợp để đạt hiệu quả cao.
-Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò. Xem lại nội dung bài.
-Hát bài “Vui đến trường”
-1 em nhắc tựa bài.
-Học sinh chăm chú lắng nghe để trả lời câu hỏi.
-Bạn Vinh.
-Vinh thích đi chơi tự do ở ngoài đường hơn.
-Sai, vì Vinh phải được đi học.
-Không đọc được bảng chỉ dẫn nên không biết mình đi đâu.
+Không biết cửa hàng nào bán thức ăn, không biết tính tiền, 
-Học ở trường được nhiều điều hay, được gặp gỡ bạn bè ..
-Biết đọc biết viết biết suy nghĩ, tính toán học tập điều hay, hợp tác giúp đỡ người khác , tham gia ý kiến.
-1 em nhắc lại cộng đồng là gì.
-Đại diện các nhóm bốc thăm câu hỏi.
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn trả lời.
-Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- Nhiều em nhắc lại.
-Đồng thanh.
-Hát bài “Vui đến trường”
Tuần Tuần 20 Tuần 20
Thừ . . . . . ngày . . . . . tháng . . . . . năm . . . . .
KĨ THUẬT 
Cắt, gấp, trang trí thiệp chúc mừng (tiết 2).
 I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Học sinh biết cắt, gấp, trang trí thiệp chúc mừng.
2.Kĩ năng : Cắt, gấp, trang trí được thiếp chúc mừng.
3.Thái độ : Học sinh hứng thú làm thiếp chúc mừng để sử dụng.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : 
•- Một số mẫu thiếp chúc mừng.
•- Quy trình cắt, gấp trang trí thiệp chúc mừng.
 -Giấy trắng hoặc giấy màu. Kéo, bút màu. 
2.Học sinh : Giấy thủ công, vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
1.Bài cũ : Tiết trước học kĩ thuật bài gì ?
Trực quan : Mẫu : Thiệp chúc mừng.
-Gọi HS lên bảng thực hiện 3 bước gấp cắt trang trí.
-Nhận xét, đánh giá.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Ôn quy trình thực hành cắt, gấp, trang trí.
Mục tiêu : Học sinh biết chỉ bảng quy trình nêu lại cách thực hành cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng.
- Treo bảng quy trình 
-Trực quan : Quy trình gấp cắt, dán thiệp chúc mừng.
-Bước 1 : Cắt, gấp thiệp chúc mừng.
-Bước 2 : Trang trí thiệp chúc mừng.
Hoạt động 2: Thực hành.
- Chia lớp thành 5 nhóm
- GV theo dõi giúp HS hoàn thành sản phẩm.
- Gợi ý cho các nhóm biết trình bày sản phẩm của nhóm trên bìa.
-Chọn những sản phẩm đẹp tuyên dương.
-Đánh giá sản phẩm của học sinh.
Củng cố : Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Lần sau mang giấy nháp, GTC, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán.
-Cắt gấp trang trí thiệp chúc mừng.
-2 em lên bảng thực hiện các thao tác gấp.- Nhận xét.
 -Cắt, gấp trang trí thiệp chúc mừng.
-Quan sát.
- Gọi 3 HS nêu lại các bước.
- 1 HS lên thực hiện.
- Nhận xét.
- HS thực hành làm theo nhóm.
-Trưng bày sản phẩm.
-Thiệp chúc mừng năm mới, thiệp mừng tân gia, sinh nhật, Giáng sinh, 
-Đem đủ đồ dùng.
 Tuần 20
Thứ . . . . . ngày . . . . . . tháng . . . . . . năm . . . . . .
HÁT NHẠC
Tiết 20: ÔN TẬP BÀI HÁT “TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG”
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
2.Kĩ năng : Hát kết hợp với múa đơn giản.
 3.Thái độ : Yêu thích âm nhạc.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Thuộc bài hát, băng nhạc, máy nghe, tranh vẽ.
2.Học sinh : Thuộc bài hát.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
Hoạt động 1 : Ôn bài hát “Trên con đường đến trường”
Mục tiêu : Các em biết hát đúng giai điệu và thuộc lời cabài “Trên con đường đến trường”
-Nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2 : Trò chơi “Rồng rắn lên mây”
Mục tiêu : Biết chơi trò chơi “Rồng rắn lên mây”
-Chia lớp thành từng tổ, mỗi tổ 1 em làm “thầy thuốc” những em còn lại đứng thành hàng một, tay người sau nắm vạt áo hoặc đặt trên vai người trước.
Sau đó lượn qua lượn lại tượng trưng con rắn đang bò. 
-Nhận xét.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Tập hát lại bài.
-Ôn tập theo từng tổ, nhóm.
-Hát kết hợp gõ đệm.
-Hát kết hợp múa đơn giản.
-Vừa đi vừa nói :
-Rồng rắn lên mây
-Có cây núc nác
-Có nhà điểm binh.
-Hỏi thăm thầy thuốc có nhà hay không ?
-Tập đọc theo tiết tấu các câu đồng dao hoặc thơ và gõ đệm.
Tuần 20
 20 (chiều)
TIẾNG VIỆT
ÔN : LUYỆN ĐỌC – MÙA XUÂN ĐẾN.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Ôn bài tập đọc : Mùa xuân đến.
2.Kĩ năng : Rèn đọc đúng với giọng tươi vui, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm.
3.Thái độ : Giáo dục học sinh biết mùa xuân là mùa tươi đẹp.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Hệ thống câu hỏi.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
Mục tiêu : Đọc trơn toàn bài với giọng tươi vui , nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm.
-Hướng dẫn ôn bài tập đọc : Mùa xuân đến.
-Giáo viên đọc mẫu.
-Đọc từng câu :
-Đọc theo nhóm.
-Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2 : Luyện tập.
Mục tiêu : Củng cố luyện từ và câu. Biết dùng từ : bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ để thay cho từ khi nào.
1.Dùng từ : bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ để thay cho từ khi nào. 
-Khi nào em tốt nghiệp Tiểu học ?
-Khi nào em về quê ?
-Khi nào em được nghỉ Tết ?
-Nhận xét.
2.Tìm từ trái nghĩa với : tốt, ngoan, nhanh, trắng, cao, khoẻ, ngắn, nóng, yêu.
-Chấm điểm nhận xét.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Tập đọc bài.
-Vài em nhắc tựa bài.
-Đọc thầm.-1 em giỏi đọc toàn bài.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
-Từng em trong nhóm đọc.
-Nhóm cử đại diện lên thi đọc .
1.Dùng từ đặt câu :
+ Bao giờ em tốt nghiệp Tiểu học ?
+ Lúc nào em về quê ?
+Bao giờ em được nghỉ Tết ?
2. Từ trái nghĩa : xấu, hư, chậm, đen, thấp, yếu, dài, lạnh, ghét.
-Hoàn chỉnh bài tập về nhà.
Tuần 20
Thứi . . . . . ngày . . . . .tháng . . . . . năm . . . . .
THỂ DỤC.
 Tiết 40 : MỘT SỐ BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN 
 TRÒ CHƠI : CHẠY ĐỔI CHỖ, VỖ TAY NHAU.
 
I/MỤC TIÊU : 
- Ôn 2 động tác: Đứng đưa một chân ra trước, hai tay chống hông và đứng hai chân rộng bằng vai (hai bàn chân thẳng hướng phía trước), hai tay đưa ra trước – sang ngang – lên cao chếch chữ V. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Tiếp tục trò chơi “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”.
II/ CHUẨN BỊ:
	- Sân bãi bằng phẳng, sạch.
	- chuần bị một còi, kẻ sân cho trò chơi.
III/ CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
1.Phần mở đầu : 
-Phổ biến nội dung : 
-Giáo viên theo dõi.
-Trò chơi “Có chúng em”
2.Phần cơ bản :
Mục tiêu : Ôn đứng đưa mộ tchân ra trước, hai tay chống hông 5-6 lần mỗi chân.
-Giáo viên làm mẫu vừa hô nhịp cho HS tập theo (lần 1-2).
-Chú ý : Không nâng chân cao quá, mũi chân cần thẳng và giữ thăng bằng cho tốt.
-Giáo viên sửa tư thế của hai bàn chân thẳng hướng phía trước.
-Ôn trò chơi :”Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau”
-Nhận xét.
3.Phần kết thúc :
-Giáo viên hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học.
-Tập họp hàng.
-Đứng vỗ tay hát.
-Ôn một số động tác của bài thể dục
phát triển chung.
-Xoay một số khớp cổ chân, đầu gối, vai, hông.
-Chơi trò chơi ”Có chúng em”
-Vừa đi vừa thở sâu 6-8 lần.
-Xoay cổ tay, vai, gối, hông.
-Lần 3-6 do cán sự lớp điều khiển.
-Ôn đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay đưa ra trước-sang ngang-lên cao chếch chữ V-về TTCB(2-4 lần)
-Ôn trò chơi “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau” (6-8 phút)
-“Chạy đổi chỗ
-Vỗ tay nhau
-Hai – ba!”
-Đi đều theo 2-4 hàng dọc, vỗ tay hát
-Cúi người.
-Nhảy thả lỏng .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2 tuan 20(15).doc