Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần 13 năm 2010

Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần 13 năm 2010

A. Mục đích yêu cầu

- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 14 – 8, lập được bảng 14 trừ đi một số.

- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 14 – 8.

- Cẩn thận trong tính toán, trình bày đẹp.

* Bài 1 (cột 1,2); Bài 2 (3 phép tính đầu); Bài 3 a, b; Bài 4.

B. Chuẩn bị : Bảng gài ; que tính .

 

doc 28 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1175Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần 13 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 13 Ngày soạn: 20/ 11/ 2010
 Ngày giảng: 22 /11 /2010
Toán : 14 TRỪ ĐI MỘT SỐ : 14 - 8
A. Mục đích yêu cầu 
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 14 – 8, lập được bảng 14 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 14 – 8.
- Cẩn thận trong tính toán, trình bày đẹp.
* Bài 1 (cột 1,2); Bài 2 (3 phép tính đầu); Bài 3 a, b; Bài 4. 
B. Chuẩn bị : Bảng gài ; que tính .
 C. Lên lớp :	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1.Bài cũ 
-Gọi 3 em lên bảng : Đặt tính rồi tính 33 - 13 ; 63 – 13; 43 – 26 ,lớp bảng con.
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
 2.Bài mới: 
* Giới thiệu phép trừ 14 - 8 
- GV : Có 14 que tính bớt đi 8 que tính . còn lại bao nhiêu que tính ?
-Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ? Viết lên bảng 14 - 8 
*Tìm kết quả :
- Yêu cầu sử dụng que tính để tìm kết quả .
- Yêu cầu học sinh nêu cách bớt của mình .
- Vậy 14 trừ 8 bằng mấy ?
-Viết lên bảng 14 - 8 = 6 
* Đặt tính và thực hiện phép tính .
- Yêu cầu một em lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình .
- Lớp nhận xét .
* Lập bảng cộng: 14 trừ đi một số 
- Yêu cầu sử dụng que tính để tính kết quả 
- H nêu nối tiếp kết quả.
- Xóa dần kết quả yêu cầu H thuộc lòng .
 Luyện tập :
Bài 1(cột 1,2): Tính nhẩm ( Miệng)
9 + 5 = 14 H nhận xét : Khi đổi chổ các số
5 + 9 = 14 hạng trong 1 tổng thì.........
14 – 9 = 5 NX : Lấy tổng trừ đi số hạng này
14 – 5 = 9 được số hạng kia.
-Các bài còn lại thực hiện tương tự.
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: Tính ( Bảng con) 
-Gọi H đọc chữa bài .
Bài 3 :Mời một học sinh đọc đề bài .
-Muốn tính H khi biết SBT và ST ta làm NTN ?
-Yêu cầu cả lớp làm vào vở .
- Gọi ba em lên bảng làm bài.
-Nhận xét đánh giá ghi điểm bài làm học sinh 
Bài 4: Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
-Yêu cầu lớp tự tóm tắt và làm bài vào vở .
- Bán đi nghĩa là thế nào ?
-Yêu cầu 1 em lên bảng bài .
-Chấm điểm 5 – 7 em.
-Giáo viên nhận xét đánh giá 
3. Củng cố , dặn dò
-Lớp đọc bảng trừ
-Nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học và làm bài tập .
-Ba em lên bảng mỗi em làm một bài .
-Lớp bảng con
-Học sinh khác nhận xét .
- Quan sát và lắng nghe và phân tích đề toán .
- Thực hiện phép tính trừ 14 - 8
-3 – 5 H đọc.
- Thao tác trên que tính và nêu còn 6 que tính . Trả lời về cách làm .
- 14 trừ 8 bằng 6 
-H đọc
- Tự lập công thức :
 14 – 5 = 9 14 – 6 = 8
 14 – 7 = 7 14 – 8 = 6
 14 – 9 = 5
-H nêu miệng.
- Vì khi ta đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi .
- Khi lấy tổng trừ đi số hạng này ta được số hạng kia . 
- Em khác nhận xét bài bạn .
- Lớp thực hiện vào bảng con.
-H nêu kết quả .
-Đọc đề .
- Ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ .
-Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- 3 em lên bảng làm .
- Một em đọc đề . Tóm tắt đề bài .
- Tự làm vào vở .
- Bán đi nghĩa là bớt đi .
- Một em lên bảng làm bài .
* Giải : Số quạt điện còn lại là :
 14 - 6 = 8 ( quạt điện 
 Đ/S : 8 quạt điện 
-Lớp đọc bảng trừ
- Hai em nhắc lại nội dung bài học
- Về học bài và làm các bài tập còn lại .
Tập đọc : BÔNG HOA NIỀM VUI
 I.Mục đích yêu cầu 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng ; đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện.
- GD H biết bảo vệ cây và hoa, làm cho cảnh quan thêm đẹp
 II . Chuẩn bị :Tranh ảnh minh họa , tranh hoa cúc đại đóa ,bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Kiểm tra bài cũ :
 - Kiểm tra 2 H đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi trong bài tập đọc : “ Mẹ “ 
-GV nhận xét ghi điểm. 
2.Bài mới A. Phần giới thiệu :Treo tranh và hỏi : Tranh vẽ cảnh gì ? Chỉ tranh và nêu : Cô giáo đang trao cho bạn học sinh một bó hoa cúc , vì sao bạn được nhận hoa.Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài :“ Bông hoa niềm vui ” 
 B. Luyện đọc
TIẾT 1
a.GV đọc mẫu diễn cảm toàn bài .
b. HDH luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ *Đọc nối tiếp từng câu .
-Luyện đọc : lộng lẫy, chần chừ, bệnh viện,....
* Đọc từng đoạn : 
-Yêu cầu đọc từng đoạn trước lớp .
+Đoạn 2 : luyện đọc « Những bông hoa màu xanh.......buổi sáng »
-Giảng : lộng lẫy, chần chừ
+Đoạn 3: Luyện đọc “Em hãy hái .....một cô bé hiếu thảo”
- Giảng : nhân hậu, hiếu thảo
+Đoan 4 : giảng «đẹp mê hồn »
-4 H nối tiếp 4 đoạn
* Đọc từng đoạn trong nhóm .
- N4 luyện đọc – GV theo dõi, hướng dẫn.
- Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc .
* Thi đọc :3 nhóm thi đọc đoạn 3
-Bình chọn N đọc tốt.
* Đọc đồng thanh 
-Yêu cầu đọc đồng thanh cả bài 
TIẾT 2
C. HD Tìm hiểu nội dung bài 
-H đọc thầm toàn bài.
- Mới sáng tinh mơ Chi đã vào vườn hoa để làm gì?
-Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa niềm vui?
-Khi biết, vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói thế nào?
+Câu nói cho thấy thái đọ của cô giáo NTN?
-H đọc thầm toàn bài
- Theo em bạn Chi có đức tính gì dáng quý?
* Câu chuyện có nội dung gì?
D.Luyện đọc lại
-Phân vai luyện đọc – thi đọc.
-Chọn giọng đọc hay.
-1 H thể hiện toàn bài
3. Củng cố, dặn dò 
-Qua câu chuyện này em rút ra được điều gì?
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới .
- Hai em lên bảng đọc và trả lời câu hỏi của giáo viên.
-Vài em nhắc lại tựa bài
-Lớp lắng nghe đọc mẫu .
-Lần lượt đọc từng câu cho hết bài.
-Luyện đọc : tiếng từ khó theo y/cầu.
-Từng em đọc từng đoạn trước lớp .
-H luyện đọc theo yêu cầu.
-H lắng nghe.
-H luyên đọc theo Yc
-H lắng nghe.
- 4 em đọc từng đoạn trong bài .
-Đọc từng đoạn trong nhóm ( 4em ) .
-Các em khác lắng nghe và NX 
- Các nhóm thi đọc bài 
- N khác nhận xét
- Lớp đọc đồng thanh cả bài .
-Lớp đọc thầm toàn bài
- Tìm bông hoa niềm vui để đem vào bệnh viện.....của bố .
- Theo nội quy của trường, không ai được ngắt hoa trong vườn.
-Em hãy hái thêm hai bông hoa nữa....
-Cô cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của Chi, rất khen ngợi em.
-Thương bố, tôn trọng nội quy...
- Kể về bạn Chi hiếu thảo, tôn trọng quy định chung, thật thà..Biết bảo vệ của công 
- Các nhóm phân vai theo các nhân vật trong câu chuyện .Thi đọc theo vai .- Tấm lòng hiếu thảo ....
- Hai em nhắc lại nội dung bài .
- Về nhà học bài xem trước bài mới .
 Ngày soạn: 20/ 11/ 2010
 Ngày giảng: 23 /11 /2010
Kể chuyện : BÔNG HOA NIỀM VUI
I. Mục đích yêu cầu 
 - Biết kể đoạn mở đầu theo hai cách : Theo đúng trình tự câu chuyện và thay đổi trình tự câu chuyện . Dựa vào tranh minh họa gợi ý dưới mỗi tranh và các câu hỏi gợi ý của giáo viên kể lại được đoạn 2 và 3; kể được đoạn cuối câu chuyện 
- Biết thể hiện lời kể tự nhiên và phối hợp được với lời kể với nét mặt , điệu bộ. Biết theo dõi lời kể của bạn và nhận xét đánh giá lời kể của bạn .
- GDH không ngắt hoa mà phải biết bvệ và chsóc hoa để hoa làm cho cs tươi đẹp hơn.
II . Chuẩn bị : Tranh ảnh minh họa.Bảng phụ viết lời gợi ý tóm tắt đoạn 2 .
III. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Bài cũ : Gọi 3 em lên bảng nối tiếp nhau kể lại câu chuyện : “ Sự tích cây vú sữa “ .
- Gọi 3 em lên đóng vai kể lại câu chuyện .
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
 2.Bài mới 
 * Hướng dẫn kể từng đoạn :
Bước 1 : Kể lại đoạn mở đầu:
-Yc 1H kể theo đúng trình tự câu chuyện 
- Mời em khác nhận xét bạn .
-Em còn cách kể nào khác không ?
- Vì sao Chi lại vào vườn hái hoa ?
-Đó là lí do vì sao Chi vào vườn từ sáng sớm. Em hãy nêu hoàn cảnh của Chi trước lúc vào vườn .
- Nhận xét sửa từng câu cho học sinh . 
Bước 2: Kể lại phần chính ( đoạn 2,3 ) câu chuyện
- Treo bức tranh 1 và hỏi :
- Bức tranh vẽ cảnh gì ?
-Thái độ của Chi ra sao ?
- Chi không dám hái vì điều gì ? 
- Treo bức tranh 2 :
 - Bức tranh có những ai ?
- Cô giáo trao cho Chi cái gì ?
- Chi đã nói gì với cô giáo mà cô lại cho Chi ngắt hoa ?
- Cô giáo nói gì với Chi ? 
- Yêu cầu học sinh lên kể lại nội dung chính.
- Gọi em khác nhận xét sau mỗi lần bạn kể .
Bước3: Kể lại đoạn .
Hỏi: Nếu em là bố của bạn Chi thì em sẽ nói gì với cô giáo ?
- Gọi học sinh kể lại đoạn cuối và nói lời cảm ơn của mình .
*Kể lại toàn bộ câu chuyện : 
- Yêu cầu nối tiếp nhau kể lại câu chuyện.
- Mời 1 hoặc 2H kể lại toàn bộ câu chuyện
- Hướng dẫn lớp bình chọn bạn kể hay nhất .
3. Củng cố dặn dò : 
 -Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Về nhà kể lại cho nhiều người cùng nghe .
- Ba em nối tiếp kể lại câu chuyện mỗi em một đoạn .
- 3 em lên đóng vai kể lại câu chuyện .
- Kể đoạn từ : “ Mới tinh mơ ...dịu cơn đau “.
- Thực hành kể theo đúng trình tự câu chuyện - Nhận xét lời bạn kể .
- Kể theo ý của mình .
- Vì Bố của Chi đang bị ốm nặng .
- Lớp kể chuyện từ 2 - 3 em không cần theo đúng trình tự câu chuyện .
- Vẽ bạn Chi đang ở trong vườn hoa .
- Chần chừ không dám hái .
- Hoa của trường mọi người cùng vun trồng và chỉ vào vườn để ngắm vẻ đẹp của hoa .
- Cô giáo và bạn Chi .
- Bông hoa cúc . 
- Xin cô cho em ... bố em đang ốm nặng .
-Em hãy hái ...là người con hiếu thảo .
- 2H kể lại nội dung chính của câu chuyện .
- Lắng nghe và nhận xét lời bạn kể .
- Cám ơn cô đã cho cháu Chi hái hoa / Gia đình tôi xin tặng nhà trường khóm hoa làm kỉ niệm/ Gia đình tôi rất cám ơn cô vì sức khỏe của tôi.
- Một số em lên tập nói lời cám ơn của bố Chi 
-Nối tiếp nhau kể lại .
- Hai em kể lại toàn bộ câu chuyện .
- Nhận xét các bạn bình chọn bạn kể hay nhất
-Về nhà tập kể lại nhiều lần .
-Học bài và xem trước bài tuần 14
Luyện Tiếng Việt:
Chính tả (tập chép): BÔNG HOA NIỀM VUI
A. Mục đích yêu cầu 
- Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn lời nói nhân vật.
- Làm được bài tập 2; 3b
- Trình bày bài đẹp , sạch sẽ . 
B. Chuẩn bị : Bảng phụ viết nội dung các bài tập chính tả.
C Lên lớp :	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ : Gọi 2 em lên bảng .
- Đọc các từ khó cho HS viết .Yêu cầu lớp viết vào giấy nháp .
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
 2.Bài mới 
* Hướng dẫn tập chép 
1/ Ghi nhớ nội dung đoạn chép :
-Đọc mẫu đoạn văn cần chép .
-YC 1H đọc lại bài cả lớp đọc thầm theo . 
-Đọan chép này là lời của ai ?
-Cô giáo nói gì với Chi ?
2/ Hướng dẫn cách trình bày :
- Đoạn văn có mấy câu ?
- Những chữ nào trong bài được viết hoa ?
- Tai sao sau dấu phẩy chữ Chi lại viết hoa ?
-Đoạn văn có những dấu gì ?
* Trước lời cô giáo phải có dấu gạch ngang . Chữ cái đầu câu và tên riêng  ... õ xóm....
3. Củng cố - Dặn do:
-Nhắc nhớ H vận dụng bài học vào cuộc sống .
- Nhận xét tiết học , xem trước bài mới .
- 3HS lên bảng nêu tên các đồ dùng, công dụng và cách giữ gìn bảo quản các đồ dùng trong gia đình mình.
-Lớp thi kể về công việc giữ gìn vệ sinh nơi ở của bản thân và địa phương nơi em ở . Vài em nhắc lại tựa bài
- Lớp thực hành thảo luận nhóm 4
- Các nhóm thực hành quan sát và trả lời 
- Các nhóm cử đại diện lên báo cáo 
- Các bạn quét rác trên hè phố và trước cử nhà để 
- Mọi người chặt bớt cành cây phát quang bụi rậm .....
-....... đang dọn sạch chuồng lợn ...
-.... giọn rửa nhà vệ sinh .
-Làm cỏ xung quanh khu vực giếng nước - Nhóm khác nhận xét bổ sung 
- Hình 1 : ở thành phố ; hình 2;5 : ở nông thôn ; 3;4. Miền núi ; 
-2 H nhắc kết luận.
- Các nhóm trao đổi thảo luận trong nhóm rồi ghi vào tờ giấy A3 những việc làm giữ gìn vệ sinh môi trường .
- 3 -5 H trả lời. Lớp nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm thực hiện . 
-Cử đại diện lên đóng vai , trả lời trực tiếp ... 
- Lớp lắng nghe nhận xét cách trả lời của từng nhóm . 
-H phát biểu ý kiến .
- Hai em nêu lại nội dung bài học .
-VN học thuộc bài và xem trước bài mới. 
Chính tả (nghe viết): QUÀ CỦA BỐ
A. Mục đích yêu cầu 
- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoan văn xuôi có nhiều dấu câu.
- Làm được Bt2 ; Bt 3a.
- Rèn chữ viết; tính cẩn thận trong trình bày.
 B. Lên lớp :	
Hoạt động dạy.
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
-Mời 2HS lên bảng - Lớp viết vào bảng con;
yếu ớt, nói dối, khuyên bảo.
-Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ.
 2.Bài mới: 
A.Hướng dẫn nghe viết : 
1.Hướng dẫn H chuẩn bị
- GV đọc đoạn viết – 2 H đọc lại. 
- Quà của bố khi đi câu về có những gì ?
-Bài chính tả có mấy câu?
- Chữ đầu câu phải viết thế nào ? 
- Trong đoạn trích có những loại dấu nào ?
* Hướng dẫn viết từ khó :( bảng con )
- tỏa, quẩy, cà cuống, nhộn nhạo.
2. Đọc viết 
-Đọc thong thả từng câu, các dấu chấm 
- Mỗi câu hoặc cụm từ đọc 3 lần .
3.Soát lỗi chấm bài :
- Đọc lại chậm rãi để học sinh dò bài 
-Thu 7 học sinh chấm điểm và nhận xét.
B. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2 : Điền vào chổ trống iê hay yê.
-Lớp làm bảng con
- 1 em lên bảng làm .
- Yêu cầu lớp nhận xét bài làm của bạn .
- Lớp đọc lại .
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
Bài 3a: Điền vào chổ trống d hay gi
-Yêu cầu lớp làm vào vở .
-GV chấm , chữa bài.
3. Củng cố , dặn dò
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học và làm bài xem trước bài mới 
-Ba em lên bảng viết các từ : yếu ớt , , khuyên bảo , nói dối , 
-Nhận xét bài bạn . 
-Lớp đọc thầm 
- Cà cuống , niềng niễng , .....
-Có 4 câu .
- Phải viết hoa .
- Dấu phẩy , dấu chấm , ....
-H viết theo yêu cầu.
-Lớp nghe đọc – viết vào vở .
-H soát và tự sửa lỗi bằng bút chì .
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm 
-Đọc bài .
- 1 em lên bảng làm bài 
-câu chuyện, yên lặng ,viên gạch, luyện tập ,..
- Lớp đọc lại các từ vừa điền .
- Lớp làm bài vào vở .
- a/ Dung dăng dung dẻ / Dắt trẻ đi chơi 
Đến cổng nhà giời / Lạy cậu lạy mợ’
Cho cháu về quê / Cho dê đi học 
-H lắng nghe
-Về nhà học bài và làm bài tập VBt.
GDBM: HẬU QUẢ CỦA TAI NẠN BOM MÌN
 I.Mục tiêu 
- H hiểu được hậu quả của tai nạn bom mìn, từ đó có ý thức thận trọng, tránh xa bom mìn và vật liệuchưa nổ.
 -H có ý thức phòng tránh cho bản thân và tuyên truyền cho mọi người cùng biết.
 II.Các hoạt động day học.
1.Bài cũ: +Nêu nguyên nhân gây ra tai nạn bom mìn?
 +Để phòng tránh tai nạn bom mìn các em phải làm gì?
 - Gv nhận xét, đánh giá
 2.Bài mới
 Khởi động: Trò chơi”Đùng đoàng”
 -GV hướng dẫn trò chơi
 -Lớp thực hiện trò chơi
* Hoạt động 1: Đọc truyện và trả lời câu hỏi
 -H đọc truyện xem tranh minh họa SGK.
 -1 – 2 em đọc to trước lớp và trả lời câu hỏi.
 -GV: +Nêu tác hại của tai nạn bom mìn đối với Tân và gia đình?
 +Ngoài tác hại đã nêu ra trong câu chuyện , theo em còn có thể có những tác hại nào khác đối với Tân ?
 + Kết luận:Tai nạn bom mìn để lại hậu quả nặng nề cho nạn nhân và cộng đồng.
* Hoạt động 2: Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi
 -H kể các câu chuyện mà H biết về hậu quả của tai nạn bom mìn.
 -Lớp lắng nghe, tuyên dương bạn kể tốt và có những mẫu chuyện ý nghĩa.
 -Gv nhận xét, kết luận:Tai nạn bom mìn để lại hậu quả nặng nề cho nạn nhân và cộng đồng.
* Hoạt đông 3: Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh.
 -Hoạt động nhóm 5 quan sát tranh và nêu nội dung tranh.
 -Kể chuyện trong nhóm.GV theo dõi, hướng dẫn.
 -Đại diện 2 nhóm kể trước lớp. Các nhóm khácnhận xét bổ sung.
 -GV nhận xét và tuyên đương nhóm kể tốt .
 -1 H giỏi kể lại câu chuyện.
 +Qua câu chuyện em rút ra được điều gì ?
 * Hoạt động 4: Củng cố
 -Qua bài học các em học được điều gì?
 -H nhắc lại câu ghi nhớ.
 -VN nói lại những điều đã học ở lớp cho cả nhà cùng nghe.
Hoạt đông tập thể: GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
 I.Mục tiêu.
 - H hiểu thế nào là môi trường xanh – sạch – đẹp.
-Biết cách giữ cho môi trường xanh – sạch – đẹp.
-Có ý thức tự giác dể bảo vệ và giữ vệ sinh môi trường.
 II. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động 1: Quan sát tranh thảo luận nhóm.
+Nhận xét về môi trường ( nguồn nước	, rác thải, các nhà máy...)
-Các nhóm báo cáo kết quả.
 +Nguồn nước ô nhiểm gây các nguồn bệnh về đường tiêu hóa, đường ruột...
 +Khói nhà máy, rác thải, khói xe ...gây ô nhiểm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và cộng đồng.
 Hoạt động 2: Thảo luận
-Nêu các cách bảo vệ và giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp ? ( Trồng cay xanh, sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, giữ sạch vệ sinh nơi công cộng.....)
-Môi trường xanh, sạch đẹp có tác dụng gì? (Không khí trong lành, cuộc sống tươi đẹp hơn, tránh được các bệnh tật....)
 Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
 * Bản thân em đã làm gì để môi trường xanh, sạch, đẹp ?
-Vệ sinh trường lớp.
-Trồng và chăm sóc cây.
-Giữ gìn vệ sinh, không vứt rác bừa bãi.
.........
 3. Củng cố, dặn dò.
-Lớp hát bài: Điều đó tùy thuộc ở bạn.
-Hệ thống nội dung, nhận xét tiết học.
-Thực hiện tốt bài học
 Thứ ba ngày tháng năm 200
Thể dục : Bài 25 Ôn trò chơi : “ Bỏ khăn “ và “ Nhóm ba , nhóm bảy “
A/ Mục đích yêu cầu : ª Ôn 2 trò chơi “ Bỏ khăn” và “ Nhóm ba , nhóm bảy “. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động . 
B/ Địa điểm phương tiện :- Sân bãi sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập . Chuẩn bị còi , khăn.
C/ Lên lớp : 
 Nội dung và phương pháp dạy học 
Định lượng 
Đội hình luyện tập
 1.Bài mới a/Phần mở đầu :
-Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học .
-Đứng tại chỗ vỗ tay và hát .
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên 80 m 
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu 6 - 8 lần .
- Ôn bài thể dục phát triển chung 1 lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp theo đội hình vòng tròn do GV điều khiển . 
 b/ Phần cơ bản :
* Trò chơi “ Bỏ khăn “
- Từ đội hình đang tập cho HS bước về phía trước 5 -6 bước để thu nhỏ vòng tròn nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơi , sau đó cho HS chơi .
* Trò chơi “ Nhóm ba nhóm bảy “
- Từ đội hình trò chơi trên cho HS giãn rộng vòng tròn cho HS đi hoặc chạy nhẹ nhàng theo vòng tròn , vừa đọc vần điệu và chơi . Sau 2 lần cho HS đảo vòng chạy .
- Đi đều và hát trên địa hình tự nhiên theo 2 -4 hàng dọc .Gv điều khiển lớp .
 c/Phần kết thúc:
-Cúi người thả lỏng 5 - 6 lần 
-Nhảy thả lỏng ( 6 - 10 lần )
- Trò chơi hồi tĩnh ( do giáo viên chọn )
-Giáo viên hệ thống bài học 
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
-GV giao bài tập về nhà cho học sinh . 
1 phút
2phút
2phút
8 phút
8phút
2phút
2phút 
2phút
1phút
 Giáo viên 
Thứ sáu ngày 
tháng năm 20
Thể dục : ĐIỂM SỐ 1-2...THEO ĐHVT - T/C:“BỊT MẮT BẮT DÊ”
A. Mục đích yêu cầu : (SGV) H có ý thức trong tập luyện 
B. Địa điểm : Sân bãi vệ sinh , đảm bảo an toàn nơi tập .Một còi , khăn để tổ chức trò chơi . 
C. Lên lớp : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 a.Phần mở đầu 
-Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học .
-Đứng tại chỗ vỗ tay và hát .
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu 3 lần .
- Ôn bài thể dục phát triển chung 1 lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp theo đội hình vòng tròn do cán sự điều khiển . 
 b.Phần cơ bản :
* Điểm số 1-2 ; 2-1 theo đội hình vòng tròn 
-Lớp trưởng điều khiển
- GV cho từng tổ thi điểm số xem tổ nào điểm số đúng và rõ ràng nhất 
* Lưu ý:Khi điểm số đánh mặt sang trái.
* Trò chơi : “ Bịt mắt bắt dê “ 
-GV nêu tên trò chơi và giải thích vừa đóng vai dê lạc và người đi tìm dê . 
-Tiếp theo cho các em chơi thử sau đó cho các em chơi chính thức từ 2-3 lần . Sau 1-2 phút thay nhóm khác . 
 c.Phần kết thúc:
-Cúi lắc người thả lỏng 5 - 6 lần 
-Giáo viên hệ thống bài ,nhận xét tiết học .
-GV giao bài tập về nhà cho học sinh . 
 -H lắng nghe
 -Lớp khởi động
 -Lớp ôn bài thể dục phát triển chung.
LT
 GV
-H thực hiện động tác hồi tĩnh
-H lắng nghe.
-Thực hiên tốt các yêu cầu ở nhà. 
 CHIỀU Luyện TNXH : GIỮ SẠCH MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH NHÀ Ở
 I. Mục tiêu
-Kể tên được những việc cần làm giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở.
-Nêu ích lợi của việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.
-Thực hiện giữ gìn vệ sinh tốt, tuyên truyền các thành viên trong gia đình cùng thực hiện.
 II. Các hoạt động dạy học
 A. Ôn kiến thức cũ
1. Kể tên những việc cần làm để giữ sạch sân, vườn, khu vệ sinh và chuồng gia súc.
2.Em đã làm gì để môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ?
3.Giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở có lợi gì?
- Hoạt động nhóm 4 thảo luận – thời gian 5 phút.
-Đại diện các nhóm trả lời – N khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: Để đảm bảo sức khỏe và phòng chống được bệnh tật mỗi người trong gia đình cần góp sức mình để giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ.
 * Trò chơi : Bắt muỗi 2 phút
 B. Bài tập
 Bài 1/12 (VBT) – H làm vào vở . GV theo dõi, hướng dẫn.
 Bài 2/12. Đánh dấu x vào ¨ trước câu trả lời đúng
 * Bạn nên làm gì để giữ sạch môi trường?
 ¨ Vứt rác ra đường hoặc xuống sông, suối, ao, hồ.
 ¨ Bỏ rác vào thùng rác có nắp đậy , không làm rơi rác ra ngoài.
 ¨ Đại tiện và tiểu tiện đúng nơi quy định.
 ¨ Khạc nhổ bừa bãi.
-Gv chấm chữa bài
-1 H lên bảng.
 3. Củng cố, dặn dò
-Hệ thống nội dung bài học. Nhận xét tiết học.
-Thực hiện tốt bài học, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2 tuan 13.doc