I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
-Luyện đọc :
+Đọc đúng :xử phạt , tang chứng , vòng tròn , chắc chắn , Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, phát âm chính xác tên người dân tộc; chú ý ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu giữa các cụm từ
+ Đọc diễn cảm : toàn bài văn với giọng đọc rõ ràng , rành mạch, trang trọng , thể hiện tính nghiêm túc của văn .Biết nhấn giọng, ngắt giọng ở từng đoạn văn
- Hiểu và giải nghĩa được một số từ ngữ : Luật tục , nhân chứng , tang chứng ,
Hiểu nội dung của bài :Người Ê – đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh , công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành cho buôn làng. Từ đó các emhiểu xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống và làm việc theo pháp luật .
II. CHUẨN BỊ : HS : đọc trước bài và tự tìm hiểu nội dung bài.
GV :Tranh minh hoạ ; bảng phụ ghi sẵn những câu cần luyện đọc
Thứ tư ngày 27 tháng 2 năm 2008 Tập đọc LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ Thời gian:40’ sgk/56 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : -Luyện đọc : +Đọc đúng :xử phạt , tang chứng , vòng tròn , chắc chắn , Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, phát âm chính xác tên người dân tộc; chú ý ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu giữa các cụm từ + Đọc diễn cảm : toàn bài văn với giọng đọc rõ ràng , rành mạch, trang trọng , thể hiện tính nghiêm túc của văn .Biết nhấn giọng, ngắt giọng ở từng đoạn văn - Hiểu và giải nghĩa được một số từ ngữ : Luật tục , nhân chứng , tang chứng , Hiểu nội dung của bài :Người Ê – đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh , công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành cho buôn làng. Từ đó các emhiểu xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống và làm việc theo pháp luật . II. CHUẨN BỊ : HS : đọc trước bài và tự tìm hiểu nội dung bài. GV :Tranh minh hoạ ; bảng phụ ghi sẵn những câu cần luyện đọc III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : BÀI CŨ : “Chú đi tuần .” ( 3-5 phút ) Yêu cầu cá nhân đọc và trả lời câu hỏi: HS1 : Các chú đi tuần trong hoàn cảnh thế nào ? HS2: Tác giả muốn nói gì khi đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của học sinh -Giáo viên nhận xét, ghi điểm BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút) HĐ1: Luyện đọc ( 8-10 phút ) - Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp. H: Bài chia mấy đoạn? ( Ba đoạn) + Đoạn 1: Về cách xử phạt + Đoạn 2 : Về tang chứng và nhân chứng + Đoạn 3: Về các tội. - Yêu cầu HS luyện đọc nối tiếp theo đoạn. + Lần1:Theo dõi, sửa phát âm sai cho học sinh. Kết hợp rèn đọc từ khó. +Lần 2: Giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong phần giải nghĩa từ: Luật tục , nhân chứng , tang chứng Hs đọc nhóm đôi. - GV đọc mẫu cả bài. HĐ2 : Tìm hiểu bài. ( 10-12 phút ) * Yêu cầu HS đọc lướt đoạn 1; đoạn 2; đọan 3 và trả lời câu hỏi: H: Người xưa đặt ra luật tục để làm gì ? ( Người xưa đặt ra luật tục để bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân làng.) H: Những việc nào mà người Ê – đê xem là có tội ? ( Những việc mà người Ê-đê xem là có tội: Tội không hỏi cha mẹ; tội ăn cắp; tội giúp kẻ có tội; tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình.) H: Những chi tiết cho thấy người Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng? ( Các mức xử phạt rất công bằng: chuyện nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền một song); chuyện lớn thì xử nặng (phạt tiền một co); người phạm tội là người bà con anh em cũng vậy. Tang chứng phải chắc chắn ( phải nhìn tận mắt, bắt tậân tay; lấy và giữ được gùi, khăn áo, dao của kẻ phạm tội; đánh dấu nơi xảy ra sự việc) mới được kết tội; phải có vài ba người làm chứng, tai nghe mắt thấy thì tang chứng mới có giá trị) H :Theo em, luật tục có tác dụng gì ? (Luật tục là những quy định , phép tắc mà mọi người phải tuân theo nhằm bảo đảm cho cuộc sống được an toàn. .) H:Kể một số luật của nước ta hiện nay mà em biềt ? ( Luật giáo dục; Luật phổ cập tiểu học; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật bảo vệ môi trường;) - Yêu cầu HS thảo luẫn nhanh nhóm bàn : Ý nghĩa của bài - Yêu cầu vài nhóm trình bày , GV chốt: *Đại ý : Từ xưa, người Ê – đê đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng nhằm bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm .( 8-10 phút) - Yêu cầu HS nêu cách đọc toàn bài - GV chốt cách đọc ( Theo mục I) - Tội không hỏi mẹ cha. Có cây đa / phải hỏi cây đa, có cây sung phải hỏi cây sung, có mẹ cha/ phải hỏi mẹ cha. Đi rừng lấy củi /à không hỏi cha, đi suốilấy nước / mà chẳng nói với mẹ: bán cái này, mua cái nọ / mà không hỏi ông già bà cả là sai; phải đưa ra xét xử. _ Tội ăn cắp Kẻ thò tay ra để đánh cắp của người khác/ là kẻ có tội. Kẻ đó phài trả đủ giá; ngoài ra / phải bồi thường gấp đôi số của cải đã lấy cắp. _ Tội giúp kẻ có tội . Kẻ đi cùng đi, bước cùng bước , nóicùng nói với kẻcó tội cũng là có tội - Tổ chức HS đọc diễn cảm theo đoạn - Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp theo tốp . - Yêu cầu bình chọn bạn đọc hay.GV nhận xét và tuyên dương - Ghi điểm cho HS. CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 2-3 phút ) - Yêu cầu HS nhắc lại đại ý của bài. Dặn về nhà đọc bài , chuẩn bị : Hộp thư mật BỔ SUNG: Chính Tả (Nghe - Viết). NÚI NON HÙNG VĨ Thời gian:35’ sgk/58 I. MUC ĐÍCH YÊU CẦU: - HS nắm được nội dung bài viết , nghe-viết chính xác,trình bày đúng một đoạn của bài “Núi non hùng vĩ” -Nắm chắc cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam( chu ý tên người, tên địa lí các vùng núi , vùng dân tộc thiểu số ) - Viết rõ ràng, có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch. II. CHUẨN BỊ : - GV : Bảng phụ viết sẵn đoạn văn và bài tập. - HS: Xem trước bài. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : BÀI CŨ : ( 3- 5 phút ) -Yêu cầu HS viết sai tiết trước lên bảng viết lại : Hai Ngàn, Ngã Ba Tùng Chinh, Pù Mo, Pù Xai - Nhận xét và sửa sai. BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút ) HĐ 1 :Hướng dẫn nghe - ( Dự kiến 15-20 phút ) a. Tìm hiểu nội dung bài viết: - Gọi 1 HS đọc đoạn viết “Núi non hùng vĩ” H: Đoạn văn cho em biết điều gì ? ( Đoạn văn giới thiệu với chúng ta con đường đi đến thàn phố Biên phòng Lào Cai) b. Viết đúng : - GV yêu cầu HS nêu và đọc những chữ khó trong bài - GV đọc cho HS viết bảng lớn , vở nháp - Yêu cầu HS nhận xét , phân tích đúng sai . - GV nhận xét và chốt những từ khó : tày đình, hiểm trở, chọc thủng, Phan - xi –păng, Mây Ô ÂQuy Hồ, Sa Pa ) - Yêu cầu HS viết sai thực hiện viết lại c.Viết bài : - YC học sinh gấp sách giáo khoa, GV đọc từng câu, từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. (2 lượt cho mỗi lần đọc). Đọc lại toàn bài chính tả 2 lượt, HS soát lỗi. - GV chấm chữa bài tổ 3 ,4. Nhận xét chung. HĐ 2 :Hướng dẫn HS làm luyện ( Dự kiến 7 - 8 phút ) Bài 2 : - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2 - Yêu cầu HS làm bài vào VBT, 1 HS lên bảng sửa bài - Theo dõi giúp đỡ HS còn yếu , hướng dẫn sửa bài . - GV chốt : Nhận xét chốt lại lời giải đúng :Tên người dân tộc : Đăm Săn, Y Sun, Mơ Nông, Nơ Trang Lơng, A-ma Dơ -hao + Tên địa lí : Tây Nguyên, sông Ba Bài 3 : -GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 3 - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 3 . + Viết tên các nhân vật lịch sử trong câu đố( bí mật lời giải) + Trao đổi những hiểu biết về nhân vật lịch sử + Tổ chức cho HS giải câu đố dưới dạng trò chơi bốc thăm câu đố và giải đáp. Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo Quang Trung Nguyễn Huệ Đinh Bộ Lĩnh – Đinh Tiên Hoàng Lí Thái Tổ- Lí Công Uẩn Lê Thánh Tông ** Nhận xét khen ngợi những HS có nhiều hiểu biết về các nhân vật lịch sử CỦNG CỐ DẶN DÒ : ( 2-3 phút ) - Cho HS xem VSCĐ và nêu qui tắc viết hoa. Nhận xét tiết học.Dặn HS chuẩn bị tiết sau . BỔ SUNG: Đạo đức EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (Tiết 2) Thời gian:35’ sgk/ I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - HS biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử , văn hóa, và kinh tế của Tổ quốc - Có ý thức học tập và rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Yêu Tổ quôc , tự hào về truyền thống, về văn hoá và lịch sử của dân tộc Việt Nam. II .CHUẨN BỊ : HS : đọc bài, liện hệ thực tế nhận ra những việc làm thể hiện sự đổi mới của nước ta ; biết được những hoà nhập của nước ta với các nước trên thế giới Sưu tầm một số tranh ảnh về đất nước và con người Việt Nam GV : Tranh ảnh về đất nước , con người Việt Nam và một số nước khác; một số sự kiện lịch sử có liên quan đến đất nước Việt Nam. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : BÀI CŨ : Tiết 1 ( 3-5 phút ) - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi : HS1: Hãy nêu một vài thành tựu (về văn hoá , kinh tế , GD của nước ta mà em biết? Và em làm gì để góp phần xây dựng tổ quốc ? HS2: Em có cảm nghĩ gì về đất nước và con người Việt Nam ? Hãy giới thiệu và hình ảnh về tổ quốc ta ? - GV nhận xét , đánh gía. BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút) HĐ1 : Hướng dẫn HS làm bài tập 1/35 ( Dự kiến 6 -8 phút ) -Yêu cầu học sinh đọc bài 1 - Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng điều khiển nhóm bàn thảo luận : giới thiệu các sự kiện , một bài thơ, bài hát , tranh ảnh, nhân vật lịch sử liên quan đến một mốc thời gian hoạc địa danh của Việt Nam nêu trong bài 1 -Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung, giáo viên chốt ý đúng. Kết luận: Ngày 2/9/1945 : Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình lịch sử . Ngày 7/5/1954 : Chiến thắng Điện Biên Phủ Ngày 30/4/1975 : Giải phóng miền Nam , thống nhất đất nước . Sông Bạch Đằng : gắn với chiến thắng Ngô Quyền chống giặc Nam Hán , chiến thắng của nhà Trần chống quân xâm lược Mông – Nguyên, HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 3/36( Dự kiến 7-10 phút) Yêu cầu học sinh đọc bài 3 Giao nhiệm vụ cho 4 nhóm đóng vai hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu với khách du lịc lịch về các chủ đề sau : Nhóm 1: Văn Hoá Nhóm 2 :Kinh tế. Nhóm 3 : Lch sử Nhóm 4: Danh lam thắng cảnh Nhóm 5 : Con người Việt Nam Nhóm 6: Thực hiệ ... tin . - Giáo dục HS có ý thức giữ gìn đồ vật II. CHUẨN BỊ: GV : Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số vật dụng; bảng phụ ghi 5 đề HS : Bút dạ , giấy khổ lớn cho HS làm bài . III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : BÀI CŨ : ( 3-5 phút ) - GV gọi 2 HS lần lượt đọc đoạn văn đã viết ở tiết tập làm văn tiết trước : Viết đọan văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng một đồ vật. - GV nhận xét – ghi điểm . BÀI MỚI : Giới thiệu bài - Ghi đề (1-2 phút ) HĐ 1: Hướng dẫn luyện tập 1 ( 10-12 phút ) - Gọi HS đọc nội dung bài tập 1 . GV giao việc : + Đọc kĩ 5 đề + Chọn 1 trong 5 đề . + Lập dàn ý cho đề đã chọn . GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS. Yêu cầu HS đọc gợi ý 1 và cho HS lập dàn ý. GV phát bảng nhóm cho 5 HS làm - GV nêu yêu cầu : dựa vào gợi ý các em hãy viết nhanh dàn ý bài văn . 5em viết vào giấy lớn , cả lớp làm vào nháp . Tổ chức cho HS trình bày kết quả . GV nhận xét – HS tự bổ sung , hoàn chỉnh cho dàn ý bài của mình HĐ 2 : Hướng dẫn luyện tập 2 ( 18-20phút ) - Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT2 và gợi ý 2 - GV giao nhiệm vụ : dựa vào dàn ý đã lập , các em tập nói trong nhóm , sau đó tập nói trước lớp . - Tổ chức HS trình bày bài trong nhóm bàn - GV tổ chức cho đại diện các nhóm trình bày trước lớp .GV cùng HS nhận xét – khen những HS trình bày miệng theo ý hay nhất. CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 1-2 phút ) - Yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả đồ vật Dặn HS về viết lại dàn ý chưa đạt vào vở .Chuẩn bị: “Làm bài viết”. BỔ SUNG: Khoa học AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN Thời gian:35’ I.MỤC TIÊU : Sau bài học , giúp HS : -Nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật ; tránh gây hỏng đồ điện ; đề phòng điện quá mạnh gây chập và cháy đường dây , cháy nhà . -Giải thích được tại sao phải biết tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện . - Giáo dục HS ý thức sử dụng năng lượng điện an toàn và tiết kiệm . II. CHUẨN BỊ : -HS : Chuẩn bị theo nhóm : + Một vài dụng cụ , máy mócsử dụng pin như đèn pin , đồng hồ , đồ chơipin (một số pin tiểu và pin trung ) +Tranh ảnh , áp phích tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm và an toàn . Chuẩn bị chung : cầu chì - GV: Hình và thông tin trang 98,99 / SGK . III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC BÀI CŨ : Lắp mạch điện đơn giản ( 5phút) - Yêu cầu 2 học sinh thực hiện trả lời câu hỏi : HS1 : Thế nào là vật dẫn điện ? Cho ví dụ ? HS2 : Thế nào là vật cách điện ? Cho vì dụ ? - GV nhận xét, ghi điểm cho HS. BÀI MỚI : Giới thiệu bài - Ghi đề ( 1-2 phút ) HĐ 1: Tìm hiểu về các biện pháp phòng tránh bị điện giật (10-12 phút) * GV Yêu cầu HS quan sát các hình thảo luận theo nhóm bàn các câu hỏi trang 102 SGK : 1.Bạn cần làm gì và không được làm gì để tránh bị điện giật ? Tại sao ? -2. Liên hệ thực tế : Khi ở nhà và ở trường , bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và những người khác ? - GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm chậm - Tổ chức cho đại diện các nhóm trình bày . GV nhận xét , bổ sung: Cầm phích cắm điện bị ẩm ướt cắm vào ổ lấy điện cũng có thể bị giật ; ngoài ra không nên chơi nghịch ổ lấy điện hoặc dây dẫn điện như cắm các vật vào ổ điện ( dù các vật đó cách điện) ,bẻ , xoắn dây điện (ví vừa làm hỏng ổ điện và dây điện , vừa có thể bị điện giật) HĐ 2: Thực hành : Nêu một số biện pháp phòng tránh hỏng đồ điện ; vai trò của công tơ (8 phút) * GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 4: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi trang 99sgk . 1.Điều gì có thể xảy ra nếu sử dụng nguồn điện 12V cho dụng cụ dùng diện có số vôn quy định là 6V ? 2. Nêu vai trò của cầu chì , của công tơ điện ? - GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm chậm - Tổ chức cho đại diện các nhóm trình bày, lớp bổ sung . * GV cho HS quan sát một vài dụng cụ thiết bị điện (có ghi số vôn ) . GV cho HS quan sát cầu chì và giới thiệu thêm : Khi dây chì bị chảy , phải mở cầu dao điện , tìm xem chỗ nào bị chập , sửa chỗ chập rồi thay cầu chí khác . Tuyệt đối không được thay cầu chì bằng dây sắt hoặc dây đồng . HĐ 3 : Tìm hiểu về việc tiết kiệm điện (10 phút ) - GV cho HS làm việc theo cặp , nội dung sau : 1.Tại sao phải sử dụng điện tiết kiệm ? 2 .Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện ? - GV cho một số HS trình bày về việc sử dụng diện an toàn và tránh lãng phí . - GV cho HS liên hệ với việc sử dụng điện ở nhà (HS tìm hiểu trước ) . Làm việc cả lớp : H: Mỗi tháng gia đình bạn thường dùng hết bao nhiêu số điện và phải trả bao nhiêu tiền ? H :Ở gia đình bạn có những thiết bị ,máy móc gì sử dụng điện Có thể làm gì để tiết kiệm điện , tránh lãng phí khi sử dụng điện ? - GV nhận xét và chốt lại vấn đề trên : Dùng diện khi cần thiết, ra khỏi nhà nhớ tắt đèn, quạt , ti vi,..Tiết kiệm điện khi đun nấu , sưởi , là quần áo , + Gọi HS đọc mục bạn cần biết SGK/98,99 CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 1-2 phút ) - Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết SGK/98,99 Dặn về học bài .Chuẩn bị bài sau “Ôn tập” BỔ SUNG: KĨ THUẬT LẮP XE BEN( T 1) Thời gian:35’ sgk/ I.MỤC TIÊU: HS cần phải Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben. Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình Rèn luyện tính cản thận khi tháo, lắp các chi tiết. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Mậu xe ben đã lắp sẵn,bộ lắp ghép mô hình III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: GTB: ghi bảng Hoạt động 1: Quan sát nhận xét. Cho hs qs mẫu xe ben đã lắp sẵn Hd cho hs qs kĩ từng bộ phận. Để lắp được xe ben, theo em cần phải lắp mấy bộ phận Hs kể tên các bộ phận đó. Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. Hướng dẫn chọn các chi tiết Lắp từng bộ phận. Lắp khung sàn xevà các giá đỡ Lắp sànca bin và các thanh đỡ( H 3 sgk) Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xesau(H 4sgk) Lắp trục bánh xe trước(H5a sgk) Lắp ca bin(H 5b sgk) c.lắp ráp xe ben(H 1 sgk) Hướng dẫn tháo rời các chi tiếtvà xếp gọn vào hộp Củng cố dặn dò BỔ SUNG: Toán LUYỆN TẬP CHUNG Thời gian:40’ sgk/128 I.MỤC TIÊU : -Củng cố cho HS về cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình hộp lập phương. - HS vận dụng được cách tính thành thạo diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương vào làm các bài tập ở SGK/128. - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II. CHUẨN BỊ : GV : Các hình minh họa ở SGK/128. III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : BÀI CŨ : Luyện tập chung ( 3-5 phút ) Sửa bài , nhận xét và ghi điểm BÀI MỚI : Giới thiệu bài - Ghi đề ( 1-2 phút ) HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1 ( 10 phút) -Yêu cầu HS nêu các dự kiện đã cho và phải tìm của bài toán. -Yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình hộp chữ nhật. -Tổ chức cho HS làm bài. -GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng. Chẳng hạn: Tính diện tích kính làm bể gồm diện tích xung quanh cộng diện tích một mặt đáy. Tính thể tích của nước hiện có trong bể bằng cách tính thể tích của bể. -Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng, GV sửa bài HS tự chấm đúng / sai Bài giải 1m = 10dm ; 50cm = 5dm; 60cm = 6dm. Diện tích kính làm xung quanh là: (10 + 5) x 2 x 6 = 180(dm2) Diện tích kính làm bể là: 5 x 10 + 180 = 230 (dm2) Thể tích của bể cá là: 5 x 10 x 6 = 300 (dm3) Thể tích nước có trong bể là: 300 : 4 x 3 = 225(dm3) Đáp số: a) 230dm2 b)300 dm3 c) 225dm3 HĐ2. Hướng dẫn HS làm bài tập 2. ( 10-12 phút) -Gọi HS đọc bài tập 2. -Yêu cầu HS nêu các dự kiện đã cho và phải tìm của bài toán. hình hộp lập phương rồi làm bài. -Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng, đổi vở sửa bài. Bài giải Diện tích xung quanh hình lập phương là: 1,5 x 1,5 x 4 = 9(m2) Diện tích toàn phần hình lập phương là: 1,5 x 1,5 x 6 = 13,5(m2) Thể tích hình lập phương là: 1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375(m3) Đáp số: a) 9m; b)13,5m2 ; c) 3,375m3 HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập 23 ( 7 phút) -Gọi HS đọc bài tập 3.GV dán hình lên bảng -Yêu cầu HS nêu các dự kiện đã cho và phải tìm của bài toán. -Yêu cầu HS theo nhóm 2 em thảo luận tìm ra phương án trả lời. -Tổ chức cho đại diện nhóm trình bày kết hợp giải thích cách tính, nhóm khác bổ sung. -GV nhận xét chốt lại: a) Diện tích toàn phần của: - Hình N là: - Hình M là: - Vậy diện tích toàn phần của hình M gấp 9 lần diện tích hình N. b) Thể tích của : - Hình N là: -Hình M là: b) Thể tích của hình M gấp 27 lần thể tích hình N. * *Khuyến khích HS khá , giỏi làm cách khác CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 2-3 phút) -Nhấn lại phần sai trong bài làm của HS -Dặn HS về nhà làm bài ở vở BT toán, chuẩn bị bài tiếp theo. BỔ SUNG: HÁT NHẠC MÀU XANH QUÊ HƯƠNG Thời gian:35’ sgk/ MỤC TIÊU: Hát đúng giai điệu thể hiện tính chất vui tươi rộn ràng Hát đúng những âm có luyến, láy ngắt hơi đúng chỗ II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC SGK , nhạc cụ gõ C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Phàn mở đầu: gtb 2.Phần hoạt động Dạy bài hát : Màu xanh quê hương Gv hướng dẫ hs hát từng câu, cả bài Hs hát kết hợp gõ đệm Phần kết thúc Cả lớp hát lại bài BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: