I.Mục đích, yêu cầu:
-Luyện đọc:
+Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài: Xa-da-cô Xa-da-ki, Hi-rô-si-ma,Na-ga-da-ki.
+Đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn ; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa-da-cô, mơ ước hoà bình của thiếu nhi.
-Hiểu được:
+Nghĩa các từ: bom nguyên tử, phóng xạ nguyên tử, truyền thuyết.
+Nội dung bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của thiếu nhi.
II. Chuẩn bị: GV: Tranh minh họa bài đọc SGK. Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn h
luyện đọc diễn cảm.
HS: Đọc, tìm hiểu bài.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài: Lòng dân (đọc phân vai) và trả lời câu hỏi.
H.An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?
H.Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?
H.Nêu ý nghĩa đoạn kịch.
-GV nhận xét ghi điểm.
TUẦN 4 Ngày soạn: ngày 23 tháng 9 năm 2006 Ngày dạy: Thứ hai, ngày 25 tháng 9 năm 2006 TẬP ĐỌC: Những con sếu bằng giấy I.Mục đích, yêu cầu: -Luyện đọc: +Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài: Xa-da-cô Xa-da-ki, Hi-rô-si-ma,Na-ga-da-ki. +Đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn ; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa-da-cô, mơ ước hoà bình của thiếu nhi. -Hiểu được: +Nghĩa các từ: bom nguyên tử, phóng xạ nguyên tử, truyền thuyết. +Nội dung bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của thiếu nhi. II. Chuẩn bị: GV: Tranh minh họa bài đọc SGK. Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn h luyện đọc diễn cảm. HS: Đọc, tìm hiểu bài. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài: Lòng dân (đọc phân vai) và trả lời câu hỏi. H.An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào? H.Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh? H.Nêu ý nghĩa đoạn kịch. -GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS - Giới thiệu bài- ghi đề lên bảng. HĐ 1: Luyện đọc: -Gọi 1 HS khá (hoặc giỏi) đọc cả bài trước lớp. -Yêu cầu HS đọc thành tiếng bài văn (Chia bài thành 4 đoạn như SGK) với các bước đọc sau: *Đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp ( lặp lại 2 lượt). GV kết hợp giúp HS sửa lỗi cách đọc (phát âm) và kết hợp cho HS nêu cách hiểu nghĩa các từ: bom nguyên tử, phóng xạ nguyên tử, truyền thuyết. *Tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi và thể hiện đọc từng cặp trước lớp (lặp lại 2 lượt). * Gọi 1 HS đọc toàn bài. -GV đọc mẫu toàn bài. HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài: -Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và 2 trả lời câu hỏi 1 SGK. -GV nhận xét và chốt lại và nêu thêm: Ngoài các số liệu tính đến năm 1951. Đấy là chưa kể những người phát bệnh sau đó 10 năm như Xa-da-cô và sau đó còn tiếp tục. – GV chốt ý 1: Ý 1: Hậu quả 2 quả bom nguyên tử Mĩ ném xuống Nhật Bản. -Yêu cầu HS theo nhóm 2 em đọc thầm đoạn 3 trả lời câu hỏi 2 SGK: Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào? -Yêu cầu HS nêu ý 2. -GVnhận xét (kết hợp cho HS quan sát tranh) và chốt ý. Ý 2: Khát vọng sống của Xa-da-cô. -Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 4 trả lời câu hỏi 3 SGK. -Yêu cầu HS nêu ý 3. - GV nhận xét chốt lại và rút ý 3. Ý 3: Ước vọng hòa bình của HS thành phố Hi-rô-si-ma. H: Câu chuyện muốn nói điều gì? – Gv chốt và ghi đại ý: Đại ý: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống , khát vọng hoà bình của thiếu nhi. -1 HS khá đọc, lớp đọc thầm. -HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp. -HS đọc theo nhóm đôi và thể hiện đọc từng cặp trước lớp. -1 HS đọc toàn bài. -HS đọc thầm đoạn 1 và 2; trả lời câu hỏi 1SGK, HS khác bổ sung. -HS nhận xét rút ý 1. -HS đọc thầm đoạn 3; trả lời câu hỏi 1 SGK, HS khác bổ sung. -HS nhận xét rút ý 2. -HS đọc thầm đoạn 4 trả lời câu hỏi 3 SGK – rút ý 3. -Trả lời câu hỏi – rút đại ý. -Đọc đại ý. Câu 1: Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử từ khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. Câu 2: Xa-da-cô hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách ngày ngày gấp sếu, vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu đủ một nghìn con sếu giấy treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh. Câu 3: a)Để tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô các bạn nhỏ trên khắp thế giới đã gấp những con sếu bằng giấy gửi tới cho Xa-da-cô. b) Để bày tỏ nguyện vọng hoà bình, khi Xa-dâ-cô chết các bạn quyên góp tiền xây dựng đài tưởng nhớ những nạn nhân đã bị bom nguyên tử sát hại. Chân tượng đài khắc những dòng chữ thể hiện nguyện vọng của các bạn: mong muốn cho thế giới này mãi hoà bình. Câu 4: Nếu đúng trước tượng đài, em sẽ nói với Xa-da-cô: Chúng tôi căm ghét chiến tranh. /Tôi căm ghét những kẻ đã làm bạn phải chết. Tôi sẽ cùng mọi người đấu tranh để xoá bỏ vũ khí hạt nhân./. HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm: a)H/dẫn HS đọc từng đoạn: - Gọi một số HS mỗi em đọc mỗi đoạn theo trình tự các đoạn trong bài, yêu cầu HS khác nhận xét cách đọc của bạn sau mỗi đoạn. -GV H/dẫn, điều chỉnh cách đọc cho HS sau mỗi đoạn. b)Hướng dẫn cách đọc kĩ đoạn 3: -Treo bảng phụ hướng dẫn cách đọc - GV đọc mẫu đoạn c) Tổ chức HS đọc diễn cảm theo cặp. -Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi uốn nắn (có thể kết hợp trả lời câu hỏi). -Tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất. -HS đọc từng đoạn, HS khác nhận xét cách đọc. -Quan sát và nghe GV đọc. -HS đọc diễn cảm trước lớp. -HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất. 4. củng cố: - Gọi 1 HS đọc toàn bài nêu đại ý, GV kết hợp giáo dục HS. 5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà đọc bài, trả lời lại được các câu hỏi cuối bài, chuẩn bị bài: “Bài ca về trái đất”. - Nhận xét tiết học. _____________________________________________________ KHOA HỌC: Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết: - Nắm được một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già, xác định được bản thân mình đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời. -HS biết quan sát tranh ở SGK và vận dụng thực tế cuộc sống nhận biết được độ tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già và tuổi bản thân mình đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời. - Nhận thấy được ích lợi của việc biết được các giai đoạn phát triển của cơ thể con người. II. Chuẩn bị: - GV: Nội dung bài ; Hình trang 16, 17 SGK. - HS sưu tầm các tầm tranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm các nghề khác nhau (HS, sinh viên, người bán hàng rong, nông dân, công nhân,). III. Các hoạt động dạy và học: 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: H: Trình bày đặc điểm nổi bật của lứa tuổi dưới 3 tuổi? H:Trình bày đặc điểm nổi bật của lứa tuổi từ 6 đến 10 tuổi? H: Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người? - Nhận xét và ghi điểm cho từng HS. 3.Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đề Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS HĐ1:Tìm hiểu về đặc điểm của con người ở từng giai đoạn: MT: HS nêu được một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già. -Yêu cầu HS theo nhóm đọc thông tin trang 16; 17 SGK và thảo luận về đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lứa tuổi theo bảng sau: Giai đoạn Đặc điểm nổi bật Tuổi vị thành niên Tuổi trưởng thành Tuổi già -Tổ chức cho HS thảo luận, thư kí các nhóm sẽ ghi kết quả thảo luận hoàn thành bảng. -Y/cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. -GV nhận xét và chốt lại: -HS theo nhóm đọc thông tin trang 16; 17 SGK. -HS thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào bảng. -Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung. Giai đoạn Đặc điểm nổi bật Tuổi vị thành niên (10-19 tuổi) Giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn. Ở tuổi này có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, tinh thần và mối quan hệ với bạn bè, xã hội Tuổi dậy thì nằm trong giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên. Tuổi trưởng thành (20-60 hoặc 65 tuổi) Tuổi trưởng thành được đánh dấu bằng sự phát triển cả về mặt sinh học và xã hội. Trong những năm đầu của giai đoạn này, tầm vóc và thể lực của chúng ta phát triển nhất. Các cơ quan trong cơ thể đều hoàn thiện. Lúc này, chúng ta có thể lập gia đình, chịu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Tuổi già (60 hoặc 65 tuổi trở lên) Ở tuổi này, cơ thể dần suy yếu, chức năng hoạt động của các cơ quan giảm dần. Tuy nhiên, những người cao tuổi có thể kéo dài tuổi thọ bằng sự rèn luyện thân thể, sống điều độ và tham gia các hoạt động xã hội. HĐ2: Tổ chức trò chơi “Ai? Họ đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?” Mục tiêu: Củng cố cho HS những hiểu biết về tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già đã học ở phần trên. Xác định được mình đang ở tuổi nào. - GV kiểm tra việc chuẩn bị ảnh của HS. - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nội dung: * Giới thiệu cho nhau nghe về bức ảnh mà mình sưu tầm được: Họ là ai? Làm nghề gì? Họ đang ở giai đoạn nào của cuộc đời? Giai đoạn này có đặc điểm gì? - Yêu cầu HS giới thiệu trước lớp. - Nhận xét, khen ngợi. HĐ3: Tìm hiểu về ích lợi của việc biết được các giai đoạn phát triển của con người: MT: HS xác định đựoc bản thân đang ở giai đoạn nào của cuộc đời và lợi ích của nó. - Yêu cầu cả lớp trả lời các câu hỏi: H: Bạn đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời? (Chúng ta đang ở vào giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên hay nói cách khác là ở vào tuổi dậy thì.) H:Biết được chúng ta đang ở vào vào giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì? (Biết được chúng ta đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời, sẽ giúp chúng ta hình dung được sự phát triển của cơ thể về thể chất, tinh thần và mối quan hệ xã hội sẽ diễn ra như thế nào. Từ đó, chúng ta sẵn sàng đón nhận mà không sợ hãi, bối rối, đồng thời còn giúp chúng ta có thể tránh được như ... hắc chắn và vượt mức quy định được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+). -HS nhắc lại cách đính khuy bấm. -HS lắng nghe. - HS thực hành theo cá nhân đính khuy bấm. - HS nêu các y/c cách đánh giá sản phẩm, HS khác đọc thầm. - Các nhóm trưng bày sản phẩm đẹp của nhóm mình lên bảng lớp. -2-3 em làm giám khảo đánh giá sản phẩm của bạn. 4. Củng cố – Dặn dò: -GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. -Dặn dò HS chuẩn bị 1 mảnh vải, kim, chỉ, kéo, để học bài “Thêu chữ V”. _______________________________________________ TOÁN: Luyện tập chung I.Mục tiêu: -Củng cố cho HS về cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) hoặc tỉ số của hai số đó, các mối quan hệ tỉ lệ đã học. -HS giải được các bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) hoặc tỉ số của hai số đó, các bài toán liên quan đến mối quan hệ tỉ lệ đã học. -HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II. Chuẩn bị: GV: Nội dung bài. HS:Tìm hiểu bài. III. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học -Giới thiệu bài. HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu các bài tập sgk. -Yêu cầu HS đọc các bài tập 1, 2, 3, 4 sgk, nêu yêu cầu của bài, xác định dạng toán và cách giải. - GV chốt lại cách làm cho HS. HĐ 2: Làm bài tậpvà chấm sửa bài: - Yêu cầu HS thứ tự lên bảng làm, HS khác làm vào vở – GV theo dõi HS làm. -Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng – GV sửa bài chốt lại cách làm từng bài và chấm điểm. 28 em Bài 1: Tóm tắt: Nam: Nữ : Bài giải: Tổng số phần bằng nhau là: 2 +5 = 7(phần) Số học sinh nam là: 28 : 7 x 2 = 8 (em) Số học sinh nữ là: 28 – 8 = 20 (em) Đáp số: nam 8 em , nữ 20 em. Bài 2: Chiều dài : Chiều rộng: 15m Bài giải: Hiêïu số phần bằng nhau là: 2 – 1= 1 (phần) Chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật là: 15 : 1 = 15 (m) Chiều dài của mảnh đất hình chữ nhật là: 15 + 15 = 30 (m) Chu vi của mảnh đất hình chữ nhật là: (15 + 30) x 2 = 90 (m) Đáp số: 90m Bài 3: Tóm tắt: 100km: 12 lít 50 km: ? lít Bài giải: 100 km gấp 50km số lần là: 100 : 50 = 2 (km) Đi 50 km thì tiêu thụ số lít xăng là: 12 :2 = 6 (l) Đáp số : 6 lít Bài 4: Tóm tắt: Mỗi ngày 12 bộ: 30 ngày Mỗi ngày 18 bộ: ? ngày Bài giải: Số bộ bàn ghế xưởng phải đóng theo kế hoạch là: 12 x 30 = 360 (bộ) Nếu mỗi ngày đóng được 18 bộ thì hoàn thành kế hoạch trong số ngày là: 360 : 18 = 20 (ngày) Đáp số: 20 ngày - HS đọc các BT 1, 2, 3, 4 sgk, nêu yêu cầu của bài, xác định dạng toán và cách giải. - HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở. 4. Củng cố:-Yêu cầu HS nhắc lại cách giải các bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) hoặc tỉ số của hai số đó, các bài toán liên quan đến mối quan hệ tỉ lệ đã học. 5. Dặn dò: Về nhà làm bài ở vở BT toán , chuẩn bị bài tiếp theo. __________________________________________ KỂ CHUYỆN: Tiếng vĩ cầm ở mỹ lai I. Mục đích, yêu cầu: - Hiểu câu chuyện, biết trao đổi với các bạn ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. - Dựa vào lời kể của GV, những hình ảnh minh hoạ trong SGK hiểu và kể lại được câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai, kết hợp với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt một cách tự nhiên. - Biết hướng tới một tương lai dịu dàng và bình an. II. Chuẩn bị: - GV: Các hình minh hoạ phim trong SGK. Bảng lớp viết sẵn ngày, tháng, năm xảy ra vụ thảm sát Sơn Mỹ (16-3-1968) tên những nguời Mĩ trong câu chuyện. - HS: Tìm hiểu câu chuyện. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 em kể việc làm tốt để xây dựng quê hương đất nước của một người mà em biết. 3. Bài mới: - GV giới thiệu bài: GV giới thiệu qua về bộ phim Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai của đạo diễn Trần Văn Thủy đoạt giải con rồng vàng cho phim ngắn hay nhất tại liên hoan phim châu Á, Thái Bình Dương năm 1999 ở Băng Cốc. Bộ phim kể về cuộc thảm sát vô cùng tàn khốc của quân đội Mỹ ở thôn Mỹ Lai, xã Sơn Mĩ, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi và hành động dũng cảm của những người Mỹ có lương tâm đã ngăn chặn cuộc thảm sát, tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mỹ trước công luận.– GV ghi đề bài lên bảng. Hoạt động dạy Hoạt động học HĐ 1: GV kể chuyện. - GV kể lần 1 kết hợp chỉ trên bảng những con số sự kiện vụ thảm sát, tên những người lính Mĩ nhắc đến trong chuyện có kèm công việc, chức vụ và kết hợp giải nghĩa từ khó hiểu trong truyện. -GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa. * Lưu ý: -HS theo dõi GV kể, quan sát, lắng nghe. -HS theo dõi GV kể, quan sát, lắng nghe. Đoạn 1: Giọng chậm rãi, kết hợp giới thiệu ảnh 1: Đây là cựu chiến binh Mỹ Mai-cơ. Ông trở lại Việt Nam với mong ước đánh một bản đàn cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất ở Mỹ Lai. Đoạn 2: Giọng nhanh hơn, căm hờn, nhấn giọng ở những từ ngữ tả tội ác của lính Mỹ, kết hợp giới thiệu ảnh 2: Cảnh một tên lính Mỹ đang châm lửa đốt nhà. Tấm ảnh này do nhà báo Mỹ tên là Rô-nan chụp được trong vụ thảm sát Mỹ Lai. Đoạn 3:Kể với giọng hồi hộp, kết hợp giới thiệu ảnh 3: Đây là hình ảnh chiếc trực thăng của Tôm-xơn và đồng đội đậu trên cánh đồng Mỹ Lai, tiếp cứu 10 người dân vô tội. Đoạn 4: Giới thiệu ảnh 4; 5. Ảnh 4: Hai lính Mĩ đang dìu anh lính da đen Hơ-bớt vì anh đã tự bắn vào chân để khỏi tham gia tội ác. Ảnh 5: Nhà báo Rô-nan đã tố cáo vụ thảm sát Mỹ Lai, trước công luận, buộc toà án của nước Mĩ phải đem vụ Mỹ Lai ra xét xử. Đoạn 5: Giới thiệu ảnh 6; 7: Tôm-xơn và Côn-bơn đã trở lại Việt Nam sau 30 năm xảy ra vụ thảm sát. Hai người xúc động gặp lại những người dân được họ cứu sống. -Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1. -Yêu cầu HS kể nối tiếp nhau trước lớp (mỗi em kể 2-3 tranh)–GV nhận xét bổ sung. -Yêu cầu HS kể theo nhóm 2 em (kể cho nhau nghe). GV đến từng nhóm nghe HS kể, hướng dẫn, uốn nắn. - Yêu cầu HS xung phong lên bảng thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp (có thể kể không có tranh). GV nhận xét bổ sung. (GV chỉ cần HS kể đúng cốt truyện, không nhất thiết lặp lại nguyên văn từng lời của GV) HĐ 3: Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: -GV yêu cầu HS tự đặt câu hỏi và gọi bạn khác trả lời để tìm hiểu nội dung câu chuyện. Nếu HS lúng túng thì GV nêu câu hỏi để HS trả lời: H: Qua câu chuyện ca ngợi điều gì? - GV nhận xét ý của HS trả lời và rút ra ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mỹ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. -1 HS đọc yêu cầu bài tập 1, cả lớp đọc thầm. -HS kể nối tiếp nhau trước lớp. - HS kể theo nhóm 2 em. - HS xung phong lên bảng thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp, lớp nhận xét chọn bạn kể hay. -HS tự đặt câu hỏi và gọi bạn khác trả lời để tìm hiểu nội dung câu chuyện. -HS trả lời, HS khác bổ sung. -HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện. 4. Củng cố - Dặn dò: -Gọi 1 HS nêu ý nghĩa câu chn. -Về nhà kể lại chuyện cho người khác nghe, chuẩn bị: “Kể chuyện đã nghe, đã đọc”. -Nhận xét tiết học. ______________________________________________________ Sinh hoạt cuối tuần 4 I. Mục tiêu: - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới. - HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể. II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ. III. Tiến hành sinh hoạt lớp: 1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần 4: - Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt. - Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên (có kèm sổ ). - Ý kiến các thành viên. - Lớp trưởng nhận xét chung. - GV nghe giải đáp, tháo gỡ. - GV tổng kết chung: a) Nề nếp: Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ, nghỉ học không xin phép:Trọng. b) Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, không có hiện tượng gây mất đoàn kết, biết giúp đỡ bạn yếu. c) Học tập: Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài: Giang, Linh, Trà,Bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu bài chậm, chưa chăm chỉ, chữ xấu, trình bày bài cẩu thả: Quân, Cường, Hải,.. d) Các hoạt động khác: Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ, tích cực chăm sóc công trình măng non, tham gia sôi nổi viết và nộp bài dự thi: “Tìm hiểu về trường em”. 2 .Kế hoạch tuần 5: - Học chương trình tuần 5. - Đi học chuyên cần, đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Bầu đại biểu đi dự Đại hội Liên đội. - Luyện tập đội trống. - Tham gia sinh hoạt Đội, Sao đầy đủ, chăm sóc công trình măng non theo sự phân công. - Nhắc nhở cha mẹ đóng góp các khoản tiền quy định. - Tham gia học bồi dưỡng, phụ đạo đầy đủ
Tài liệu đính kèm: