Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần 29 - Quách Thị Thắm

Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần 29 - Quách Thị Thắm

Tuần29:

Thứ hai ngày 2 tháng 4 năm 2007

 Sáng: Tiết 1: Đạo đức: GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT(TIẾT2)

I. Mục tiêu:

1. HS hiểu:

- Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật, cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật ; Trẻ em khuyết tật có quyền được đối sử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ giúp đỡ

2. HS có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật.

3. HS có thái độ thông cảm, không phân biệt, đối xử với người khuyết tật.

II. đồ dùng dạy học:

- Tranh tư liệu về việc làm giúp đỡ người khuyết tật - cho HĐ2.

- VBT đạo đức.

III. Hoạt động dạy học:

A. KTBC(3') : Đối với người khuyết tật ta phải có thái độ như thế nào? Vì sao?

B. BÀI MỚI:

 

doc 29 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 792Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần 29 - Quách Thị Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần29:
Thứ hai ngày 2 tháng 4 năm 2007
 Sáng: Tiết 1: Đạo đức:	 Giúp đỡ người khuyết tật(tiết2)
I. Mục tiêu: 
1. HS hiểu:
- Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật, cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật ; Trẻ em khuyết tật có quyền được đối sử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ giúp đỡ 
2. HS có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật.
3. HS có thái độ thông cảm, không phân biệt, đối xử với người khuyết tật. 
II. đồ dùng dạy học:
- Tranh tư liệu về việc làm giúp đỡ người khuyết tật - cho HĐ2.
- VBT đạo đức.
III. Hoạt động dạy học:
A. KTBC(3') : Đối với người khuyết tật ta phải có thái độ như thế nào? Vì sao?
B. Bài mới: 
*GTB: Nêu mục tiêu bài học. 
 HĐ1(15') Xử lí tình huống.
 MT: Giúp HS lựa chon cách ứng xử để giúp đỡ người khuyết tật
- GV nêu tình huống: 
 Đi học vừa về đên đầu làng thì Thuỷ và Quân gặp một người bị mù. Thuỷ chào: Chúng cháu chào chú ạ!Người đó bảo: Nhờ cháu giúp chú tìm đến nhà ông Tuấn xóm này với.
Quân bảo: Về nhanh để xem phim hoạt hình trên ti vi, cậu ạ! Nêu là Thuỷ em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?
- GV cho trình bày và nhận xét.
GVKL: Thuỷ nên khuyên bạn: Cần chỉ đường hoặc dẫn người hỏng mắt đến tận nhà cần tìm.
- HS theo dõi tình huống.
- Các nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút.
- Đại diện các nhóm đưa ra các giải quyết tình huống, các nhóm khác theo dõi bổ sung.
 HĐ2(15') Giới thiệu tư liệu.
 MT: Giúp HS củng cố khắc sâu bài học về cách cư xử đối với người khuyết tật.
- GV cho HS trình bày, giới thiệu tranh tư liệu về việc giúp đỡ người khuyết tật.
- GV cho HS trình bày và giới thiệu trước lớp.
GVKL: GV khen ngợi HS và khuyến khích HS thực hiện việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.
KL chung: Người khuyết tật chịu nhiều đau khổ, nhiều thiệt thòi, họ thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Cần giúp đỡ người khuyết tật để họ bớt buồn tủi, vất vả, thêm tự tin vào cuộc sống. Chúng ta cần làm việc phù hợp với khả năng để giúp đỡ họ.
- HS trình bày và giới thiệu theo nhóm.
- Các nhóm cùng theo dõi, tìm hiểu về việc là giúp đỡ người khuyết tật.
- HS theo dõi, thực hiện theo bài học.
 Tập đọc: những quả đào
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghĩ đúng sau dấu câu, giữa cụm từ dài.
- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật.
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
- Từ ngữ: hài lòng, thơ dại, nhân hậu ...
- Nội dung: Nhờ những quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông hài lòng về các cháu, đặc biệt ngợi khen đứa cháu nhân hậu đã nhờng cho bạn quả đào.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK 
- Bảng phụ câu luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. KTBC: (5’) - Gọi HS đọc thuộc lòng Cây Dừa.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. bài mới: 
* GTB: Giới thiệu qua tranh vẽ.
HOạT đôNG (30’): Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- GV đọc mẫu - hướng dẫn giọng đọc: Lời kể khoan thai, rành mạch.Giọng ông ôn tồn, hiền hậu, hồ hởi khi chia quà cho các cháu; thân mật, ấm áp khi hỏi các cháu ăn quà có ngon không. Giọng Xuân: hồn nhiên, nhanh nhảu. Giọng Vân thơ ngây. Giọng Việt: lúng túng, rụt rè.
a) Đọc từng câu.
- GV theo dõi phát hiện từ HS đọc sai ghi bảng- hướng dẫn đọc đúng: tiếc rẻ, trải bàn, G V hướng dẫn phát âm.
b) Đọc từng đoạn trước lớp:
- GV hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi nhấn giọng trong đoạn.
- Ghi bảng từ giải nghĩa (SGK).
- Giúp HS hiểu thêm từ: nhân hậu.
c) Đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV theo dõi các nhóm luyện đọc.
d) Thi đọc giữa các nhóm:
- GV cho 2 nhóm đọc thi với nhau.
Tiết 2
HOạT đôNG 2(15'): Tìm hiểu bài. 
GV hướng dẫn HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
Câu 1: Người ông dành những quả đào cho ai ?
Câu 2: Mỗi cháu của ông làm gì với những quả đào ?
Gợi ý: Xuân đã làm gì với quả đào?
 Vân đã làm gì với quả đào?
 Việt đã làm gì với quả đào?
Câu 3: Nêu nhận xét của ông về từng cháu.
- Vì sao ông nhận xét như vậy ?
Câu 4: Em thích nhân vật nào ? Vì sao?
HOạT đôNG 3(18’): Luyện đọc lại.
- Yêu cầu HS phân vai luyện đọc.
- Nhận xét bình chọn nhóm đọc hay.
C. củng cố và dặn dò: (2’)
- Yêu cầu nêu nội dung câu chuyện.
- Nhận xét giờ học.
- 3 HS lên bảng đọc.
- HS quan sát và nêu nội dung tranh.
- HS theo dõi.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu đến hết
- HS nêu từ khó
- HS luyện đọc từ khó.
- HS luện đọc câu dài. 
+ “Chẳng bao lâu...... ông nhỉ”
- HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp nêu nghĩa từ ở từng đoạn.
- Nhân hậu: là thương người, đối xử có tình có nghĩa với mọi người.
- HS nối tiếp nhau luyện đọc 4 đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc, lớp theo dõi nhận xét.
- HS tìm hiểu bài trả lời câu hỏi.
- Ông dành những quả đào cho vợ và 3 đứa cháu nhỏ.
- Xuân đem hạt trồng vào 1 cái vò.
- Vân ăn hết những quả đào vứt hạt đi...
- Việt dành quả đào cho bạn bị ốm...
- HS đọc thầm, thảo luận nhóm 2 trả lời.
- Xuân làm vườn giỏi vì thích trồng cây.
- Vân còn thơ dại vì ham con,...
- Khen Việt có lòng nhân hậu vì biết thương bạn.
- HS tự chọn nhân vật mình yêu thích và giải thích lí do.
- Mỗi nhóm 5 em, phân vai thi đọc truyện.
- 2 HS nêu.
- Về nhà luyện đọc lại, chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
 Toán: Các số từ 111 đến 200
I. Mục tiêu:
- Biết các số từ 111 đến 200 gồm các trăm, các chục, các đơn vị. 
- Đọc viết thành thạo các số từ 111 đến 200.
- So sánh được các số từ 111 đến 200. Nắm được thứ tự các số 111 đến 200.
- Đếm được các số trong phạm vi 200.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Các hình vuông to, nhỏ; hình chữ nhật. Bảng phụ ghi BT1.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. KTBC(3'): Gọi HS chữa bài 3,4 SGK. 
- Nhận xét ghi điểm. 
b. Bài mới: 
*GTB: Nêu mục tiêu bài học. 
HĐ1( 10' ): Đọc và viết số từ 111 đến 200.
a. Làm việc chung cả lớp.
- GV hướng dẫn HS nêu số theo hàng, viết số, đọc số và trình bày bảng như trang 144(SGK). 
+ Viết và đọc số 111: Yêu cầu HS xác định số (trăm, chục, đơn vị) cho biết cần điền chữ số thích hợp, viết số.
b, Làm việc cá nhân:
- GV nêu tên số. Ví dụ; Một trăm ba hai. Yêu cầu HS lấy hình vuông trăm, hình chữ nhật chụcvà ô đơn vị.
- GV cho HS thực hành tiếp với các số khác.
GV nêu: Dựa vào 2 chữ số sau để suy ra cách đọc số có 3 chữ số ((mười một, một trăm mười một)
HĐ2(20'): Thực hành 
Bài 1: Viết theo mẫu 
- GV cho 1 HS làm bảng phụ rên bảng.
- Cho vài HS đọc lại bài 1.
- Củng cố đọc, viết số. 
Bài 2: Số?
- Củng cố thứ tự dãy số.
Bài 3: >, <, =?
- GVcủng cố cách so sánh số: So sánh chữ số cột trăm, chữ số cột chục.
Bài 4: Vẽ theo hình mẫu rồi tô màu.
- Cho HS làm bài , chữa bài, nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò (2') 
- GV khái quát lại nội dung bài học. 
- Nhận xét giờ học.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi, nhận xét. 
- HS theo dõi.
- HS nghe và quan sát và nêu số, đọc số theo câu hỏi của GV: Trăm. chục, đơn vị, viết số, đọc số 
- 111: Một trăm mười một.
- HS lấy 1 tấm hình vuông, 3 hình chữ nhật; 2 ô vuông..
- HS làm với 135; 120; 189.
-
 1 HS nêu yêu cầu.
- HS tự viết số, đọc số. 1 HS lên bảng chữa bài, nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS tự điền số vào tia số, 3 HS lên bảng làm, chữa bài, HS đọc xuôi, ngược dãy số.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS tự làm bài, 2 HS lên bảng làm, chữa bài HS nêu cách so sánh số.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Quan sát mẫu, tự vẽ hình. 1 HS lên bảng làm, chữa bài.
- Về nàh làm BT trong SGK.
Chiều: Tiết1: Luyện đọc:
 I. Mục tiêu:	Giúp học sinh:
	1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
	- Đọc lưu loát, đọc đúng, thể hiện tốt giọng đọc trong bài" Cậu bé và cây si già”.
 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
 - Hiểu các từ phần chú giải.
 - Cây cối cũng biết đau đớn như con người. Cần có ý thức bảo vệ cây. 
 II. Các hoạt động dạy học:
 III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. KTBC (3') : - Gọi 2 HS đọc bài "Những quả đào" và hỏi nội dung bài.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
*GTB: Liên hệ tác dụng của cây xanh để giới thiệu bài.
HĐ1(15’): luyện đọc. 
- GV đọc mẫu -hướng dẫn đọc.
a. Đọc từng câu.
- GV theo dõi phát hiện từ, học sinh đọc sai ghi bảng hướng dẫn đọc đúng: hí hoáy, rừng mình, lắc đầu, xum xuê, đau điếng đHướng dẫn phát âm.
b. Đọc từng đoạn trước lớp :
- HD đọc câu dài :
+" Sẵn con dao.....lên thân cây"
- Ghi bảng từ giải nghĩa SGK 
c. Đọc từng đoạn trong nhóm :
- Nhận xét sửa sai.
d, Thi đọc giữa các nhóm.
- GV cho 3 nhóm thi đọc.
HĐ2(7) : Tìm hiểu bài .
+ GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
- Cậu bé đã làm điều gì không phải với cây si?
- Cây đã làm gì để cậu bé hiểu được nổi đau của nó?
- Theo em sau cuộc nói chuyện với cây, cậu bé còn nghịch như thế nữa không?
HĐ3. (15’). Luyện đọc lại :
- Yêu cầu học sinh phân vai luyện đọc .
- Nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò (1)
- Truyện này giúp ra điều gì?
- Nhận xét giờ học. Nhắc HS bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường.
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi.
- 1 HS đọc lại bài. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu. 
- HS nêu từ khó.
- HS luyện đọc từ khó.
- HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài 
Đ1: từ đầu đcảm ơn
Đ2: còn lại
- HS đọc chú giải ứng với đoạn .
- Chia nhóm 2 luyện đọc .
- Đại diện nhóm thi đọc .
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Cậu bé dùng dao nhọn khắc tên mình lên thân cây, làm cây đau điếng.
- Cây khen cậu bé có cái tên rất đẹp...
- Chắc cậu bé không nghịch nữa vì đã hiểu : cây cũng biết đau như con người,...
- Mỗi nhóm 3 em phân vai thi đọc truyện.
- Không dùng vật nhọn làm tổn thương cây, không bẻ cành, hái lá,...
- Thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.
 Luyện chính tả: Tuần 29
 I. Mục tiêu:	Giúp học sinh 
 - Nghe viết chính xác đoạn một trong bài " Cây đa quê hương".
 - Luyện viết đúng các tiếng có âm vẫn dễ lẫn x/s; r/d/gi.
	II. Chuẩn bị đồ dùng:
 - Vở luyện chính tả.
 III. Các hoạt động dạy học:
 A. KTBC: (5’): GV đọc cho HS viết bảng: miễn cưỡng, ngạo nghễ - Nhận xét.
 B. bài mới: 
* GTB: Nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động 1: (18’) HS nghe viết.
- GV đọc đoạn viết - 2 HS đọc lại.
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa?Vì sao?
(chiều, lúa, xa, bóng - chữ đầu câu)
- Yêu cầu HS viết bảng con chữ dễ viết sai.
(gợn sóng, sừng trâu, giữa ruộng, lững thững)
- GV quan sát nhận xét sửa sai cho HS.
- HS viết bài vào vở .
- Chấm, chữa bài:
+ HS đổi vở soát lỗi g ...  HS làm bài.
- 4 HS lên bảng làm chữa bài.
Bài 2: Trả lời câu hỏi với cụm từ “để làm gì”
a. Bạn Lan làm cái nơ để làm gì?
b. Trường học trồng cây bàng để làm gì?
c. Người nông dân trồng lúa để làm gì?
d. Ông trồng cây nhãn để làm gì?
- 1 HS đọc yêu cầu, HS thảo luận cặp đôi để thực hành hỏi đáp.
- Từng cặp HS thực hành hỏi đáp, lớp nhận xét.
- HS tự viết bài vào vở.
Bài 3: Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống.
Bác làm nghề lái đò đã năm năm nay ž với chiếc thuyền nan lênh đênh mặt nước ž ngày này qua tháng khác ž bác chăm lo đưa khách qua lại trên sống ž
- HS tự làm bài, 1 em lên bảng làm, chữa bài.
C. củng cố và dặn dò: ( 2’)
- Nhận xét giờ học.
- VN làm lại bài tập sai.
Tiết 2 
 Luyện viết:	 
	I. Mục tiêu:	Giúp học sinh
- Củng cố kĩ năng viết chữ hoa kiểu 2 theo cỡ vừa, cỡ nhỏ.
 - Biết viết cụm từ ứng dụng: anh.
 - Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp, trình bày sạch sẽ.
 II. Chuẩn bị đồ dùng:
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ đúng quy định cỡ nhỡ, cỡ nhỏ .
- Vở tập viết .
	III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ:( 5’) Cho viết chữ a .
B. Bài mới:
* Giới thiệu và ghi đầu bài.
* HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa ( 10’):
- GV cho HS quan sát mẫu chữÂ - GV viết mẫu trên bảng lớp và y/c HS viết bảng con. 
- GV viết mẫu chữ a- anh
HĐ3: Hướng dẫn viết vào vở (18' ) :
- GV hướng dẫn viết bài, hướng dẫn cầm bút, tư thế ngồi. 
* HĐ4:Chấm chữa bài (5'):
- GV nhận xét chung toàn lớp.
- HS viết vào bảng con.
- Theo dõi, mở SGK
- HS quan sát mẫu .
- HS viết bảng con, ba lần. 
- HS viết từ ứng dụng vào bảng con.
- HS viết theo sự hướng dẫn.
- HS 18 em chấm bài, lớp rút kinh nghiệm .
 Luyện Âm nhạc:
 Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm2007
 Tiết 1: Toán: mét 
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 
- Nắm được tên gọi, ký hiệu và độ lớn của đơn vị mét. Làm quen với thước mét.
- Nắm được quan hệ giữa dm, cm, mét.
- Biết làm các phép tính cộng, trừ (có nhớ) trên số đo với đơn vị mét.
- Bước đầu tập đo độ dài và ước lượng theo đơn vị mét.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Thước mét, sợi dây dài 3 mét.
III. Hoạt động dạy học:
Hạot động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. KTBC: (1’) kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. bài mới:
* GTB: Nêu nục tiêu bài học
Hoạt động 1: (5’) Ôn tập kiểm tra.
- Yêu cầu HS chỉ ra trên thước kẻ đoạn thẳng có độ dài 1cm, 1dm.
- Vẽ trên giấy đường thẳng 1cm, 1dm. - Chỉ trong thực tế các đồ vật có độ dài khoảng 1dm.
Hoạt động 2: (5’) Giới thiệu đơn vị đo độ dài mét và thước mét.
a. GV hướng dẫn HS quan sát thước mét và giới thiệu độ dài từ vạch 0 đến 100 là 1m.
- GV vẽ đoạn thẳng dài 1m.
*GV giới thiệu mét, viết tắt : m
- Yêu cầu HS dùng thước 1dm đo đường thẳng 1m dài mấy dm ?
- Viết bảng: 10 dm = 1m
 1m =10 dm
- Yêu cầu 1 HS quan sát vạch chia trên thước trả lời 1m dài mấy cm?
- Độ dài 1m được tính từ vạch nào đến vạch nào?
- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ SGK, cho HS thực hành sso sợi dây 3m
Hoạt động 3: (20’) HS thực hành.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
(quan hệ giữa dm, cm,và m)
- GV cho HS nhận xét , đọc lại bài để củng cố quan hệ.
Bài 2: Tính.
Lưu ý HS viết tên đơn vị ở kết quả.
Bài 3: Toán giải.
- Bài toán thuộc dạng toán gì đã học.
- Theo dõi nhận xét.
Bài 4: Yêu cầu HS tập ước lượng và dự đoán độ dài của đối tượng hoặc đồ vật trong thực tế rồi làm bài.
C. củng cố và dặn dò: (2’)
- Khái quát nội dung ôn tập.
- Nhận xét giờ học.
- HS lấy thước có chia cm.
- HS lên bảng chỉ trên thước.
- HS thực hành vẽ.
- HS quan sát
- HS thực hành đo (dài 10 dm)
- 1 HS quan sát và nêu 1m =100 cm
- Vài HS nhắc lại: 1m =10 dm
 1m =100cm.
- Từ vạch 0 đến100.
HS thực hành đo.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài, 1 HS lên bảng chữa bài.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS tự làm bài, chữa bài.
- HS đọc đề, tự nhận dạng để tóm tắt giải bài toán.
 PT: 21 - 7 = 14 (m)
a. 4m b. 10dm
c. 8m d. 30cm
- Thực hành đo độ dài sợi dây.
Về nhà làm bài trong SGK.
Tiết 2: Tập làm văn: tuần 29 
. Mục tiêu: 
1. Rèn kĩ năng nói:
 - Tiếp tục rèn cách đáp lời chia vui.
- Nghe kể chuyện Sự tích hoa dạ lan hương và nhớ trả lời được câu hỏi về nội dung bài.
- ND câu chuyện: Giải thích vì sao hoa dạ hương chỉ toả hương thơm vào ban đêm, qua đó khen ngợi cây hoa dạ lan hương biết cách bày tỏ lòng biết ơn thật cảm động với người đã cứu sống, chăm sóc nó.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ câu hỏi BT1, 1 bó hoa.
- Tranh minh hoạ truyện.
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. KTBC:(3') Yêu cầu 2 HS lên đối thoại.
- 1 em nói lời chúc mừng.
- 1 em đáp lại lời chúc mừng.
B. bài mới:
* GTB: Nêu mục tiêu bài học. 
Hoạt động 1: (15’) Đáp lời chia vui.
Bài 1: Nói lời đáp của em trong các tình huống (3 tình huống), cả lớp và GV nhận xét.
- Chia nhóm yêu cầu HS thực hành 3 tình huống.
- GV cho HS đóng vai tình huống b, c và trình bày lời đáp của mình trước lớp.
Hoạt động 2: (15’) Nghe và trả lời câu hỏi.
Bài 2: Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ nói về tranh đọc kĩ 4 câu hỏi.
- GV kể chuyện 3 lần.
+ Kể lần 1: Dừng lại yêu cầu HS quan sát tranh và đọc 4 câu hỏi.
+ Kể lần 2 vừa kể vừa giới thiệu tranh.
+ Kể lần 3 (không cần tranh).
* GV treo bảng phụ ghi 4 câu hỏi.
- Yêu cầu 4 cặp HS hỏi đáp trước lớp theo 4 câu hỏi SGK.
- Yêu cầu HS kể lại câu chuyện.
C. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Yêu cầu HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét giờ học.
- HS lên bảng thực hành.
Tình huống HS tự đưa ra.
- HS theo dõi.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 2 HS thực hành nói lời chia vui, lời đáp tình huống a.
VD: HS1 cầm bó hoa chao cho HS2 và nói: Chúc mừng bạn tròn 8 tuổi./ Chúc mừmg sinh nhật vui vẻ./ Chúc sinh nhận vui vẻ và chúc bạn luôn học giỏi./...
HS2 nhận bó hoa và nói: Rất cảm ơn bạn./ Cảm ơn bạn đã nhớ ngày sinh nhật của mình./...
- Nhóm đóng vai.
- Lần lượt các nhóm trình bày,lớp theo dõi nhận xét .
- 1 HS quan sát tranh.
(Cảnh đêm trăng, một ông lão vẻ mặt nhân từ đang chăm sóc cây hoa)
- HS nghe.
- HS quan sát tranh, nghe.
- HS theo dõi chung.
- HS thực hiện yêu cầu.
- 1 HS kể, lớp theo dõi.
- Ca ngợi cây hoa dạ hương...
- Về nhà thực hành đáp lời chia vui, tập kể lại câu chuyện.
 Chính tả: tuần 28 - tiết 2
I. Mục tiêu: 
 - Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài thơ 5 chữ.
- Làm đúng bài tập phân biệt âm vần dễ lẫn.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ BT2a, VBT .
III. Hoạt động dạy học:
Thầy
Trò
A. KTBC: (3’): Yêu cầu HS viết bảng lớp bảng con tự do GV đọc.
- Nhận xét - chi điểm.
B. bài mới:
* GTB: Nêu mục tiêu bài học. 
HĐ1. (20’). nghe viết:
- GV đọc bài thơ 1 lần.
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài thơ.
- Yêu cầu HS viết bảng con từ dễ viết sai.
- Yêu cầu HS nêu cách trình bàu bài thơ.
- GV đọc cho HS viết bài.
- Chấm, chữa bài.
+ Chấm 10 bài - nhận xét chữa lỗi phổ biến.
HĐ2. (9'). Làm bài tập:
Bài 2a: Điền vào chỗ trống s/x.
- Theo dõi nhận xét.
C. Củng cố và dặn dò: (2')
- Hệ thống lại nội dungbài học.
- Nhận xét giờ học.
- xâu kim, chim sau, cao su, đồng xu.
- Nhận xét.
- HS theo dõi.
- 3 HS đọc lại bài.
- Lời ca của 1 bạn nhỏ nói thể hiện sự bất ngờ và thán phục.
- lửa thần, rừng rực, lấm tấm.
- Chữ đầu đầu dòng viết hoa và lùi vào 2 ô.
- Nghe viết bài vào vở.
- HS đổi vở soát lỗi ghi ra lề.
- Chữa lỗi sai.
- HS làm bài vào VBT.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài, 2 HS lên bảng làm, cả lớp nhận xét.
(xám, sà, sát, xác, sập, xoảng, sủi, si)
- HS theo dõi.
- VN làm BT2b.
Chiều: Tiết 1. Luyện Toán	
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: 
- Củng cố đọc, viết các số có ba chữ số.
- So sánh các số có ba chữ số.
- Củng cố đơn vị đo độ dài mét, thực hiện cộng, trừ các đơn vị mét.
II. Các hoạt động dạy học:
* GTB: Nêu mục tiêu bài học.
* HS làm bài tập
A> Phần dành cho cả lớp.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài 1: Đọc viết các số sau:
Viết số
Đọc số
550
........
.........
157
368
.......
400
704
.......
906
 Năm trăm năm mươi.
 Bảy trăm hai mươi lăm.
 Tám trăm mười hai.
 ..................................
 ...................................
 Ba trăm.
 ....................................
 ....................................
 Chín trăm.
.....................................
 Bài 2: So sánh các cặp số sau.
 457...475 508... 805 770... 769 821... 825.
 Bài 3: Tính:
 a, 5m + 10m b, 7m + 3m c, 6m + 8m
 d, 9m - 3m e, 14m - 8m g, 23m - 14m
B> Phần dành cho học sinh giỏi.
Bài 4: 
Tính chu hình tam giác có số đo các cạnh là: 4m, 5m, 9m.
B> Phần dành cho HS yếu:
- GV cho HS làm bài 1, bài 2, bài 3a.
- Hướng dẫn HS làm bài.
 Luyện tập làm văn:	 Tuần 29
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Đáp lại lời chúc mừng.
- Viết đoạn văn ngắn.
II. Hoạt động dạy học:
B. Bài mới:
* GTB: Nêu mục tiêu bài học.
* HD học sinh làm bài tập:
Bài 1: Nói lời đáp của em trong những trường hợp sau:
a. Bạn chúc mừng em khi em được học sinh giỏi.
b. Chị tặng gấu bông, chúc mừng sinh nhật em.
- Chia nhóm yêu cầu HS thực hành đóng vai nói lời chúc mừng và đáp lại lời chúc mừng.
- Các nhóm trình bày trước lớp, cả lớp nhận xét.
- HS làm bài vào vở.
Bài 2: Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn nói về 1 loại quả mà em thích.
- HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS nêu tên quả mà em chọn viết.
- Hướng dẫn HS làm bài.
* Giới thiệu tên quả.
* Nói về hình dáng bên ngoài của quả.
- Quả hình gì?
- QUả to bằng chừng nào?
- Quả màu gì?
- Cuống nó ntn?
* Nói về ruột quả và mùi vị quả.
- Ruột quả màu gi?
- Mùi vị ra sao.
- HS làm bài vào vở nháp, sau đó làm vào vở.
- 1 số em đọc bài của mình, cả lớp nhận xét.
* Chấm 1 số bài làm tốt.
C. Củng cố, dặn dò: (3’)
- Nhận xét giờ học.
 Sinh hoạt tập thể
 I, Mục tiêu:
 - HS nhận xét đánh giá được việc thực hiện nề nếp, học tập trong tuần 29.
 - Giúp HS rút ra được những ưu và nhược điểm của bản thân để rút kinh nghiệm cho tuần 30.
 II, Chuẩn bị:
 - GV cùng lớp trưởng, nhóm trưởng chuẩn bị nội dung sinh hoạt.
 III, Hoạt động chính:
 1. Các nhóm trưởng nhận xét thành viên trong nhóm:
 - Các nhóm trưởng nhận xét về từng cá nhân trong nhóm mình.
 2. Các nhóm trưởng báo cáo trước lớp.
 3. GV nhận xét kết quả học tập , thực hiện nề nếp tuần 29. Nhắc nhở HS rút kinh nghiệm cho tuần 30.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2Tuan 29 Tham.doc