Một số biện pháp tổ chức và thực hiện dạy lớp ghép, ở những nơi vùng sâu ít học sinh

Một số biện pháp tổ chức và thực hiện dạy lớp ghép, ở những nơi vùng sâu ít học sinh

 1.MỞ ĐẦU:

* Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:

 Phú Tân là một huyện vùng sâu, sông nước có địa hình phức tạp. Dân cư sống rải rát nhất là các trường vùng sâu, vùng xa các hộ gia đình sống thưa thớt. Số học sinh ở một nhóm rất ít, nhưng các em lại thuộc nhiều trình độ khác nhau thậm trí có trình độ chỉ có ba, bốn học sinh. Nếu mở thành lớp đơn sẽ gây lãng phí cho tổ chức khi bố trí giáo viên hơn nữa nhiều điểm lẻ ở các trường hiện có số học sinh quá ít không cho phép mở được lớp đơn. Ví dụ như xóm ấp Đầu Sấu xã Tân Hải có tổng số học sinh lớp là 18 em thuộc 3 trình độ khác nhau, trong khi đó mỗi trình độ như lớp 3 có 8 em, lớp 4 có 5 em, lớp 5 có 5 em từ đó bắt buộc nhà trường phải bố trí lớp ghép 2 hoặc 3 trinh độ. Vì vậy tôi nghĩ ở những vùng này (khá nhiều ở huyện Phú Tân) lớp ghép sẽ là mô hình mang tính giải pháp tốt nhất khi mà nước ta đang duy trì phổ câp GDTH và phổ cập THCS tiến tới nâng cao chất lượng giáo dục ở các vùng này.

 Hơn nữa việc tổ chức lớp ghép nhất là ở các vùng sâu, vùng xa là để thực hiện công ước Quốc tế về quyền trẻ em, đặc biệt trẻ em có hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn. Nhà nước Việt Nam đã đề ra phương châm phát triển giáo dục vùng sâu, vùng xa là “ thầy tìm trò, trường gần dân ” để đảm bảo quyền trẻ em được học hành được chăm sóc. Theo phương châm đó, người giáo viên dạy lớp ghép đó nhường thuận lợi cho trẻ em và nhận khó khăn về mình, đó cũng chính là mục đích của việc mở lớp ghép.

 

doc 18 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 5623Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp tổ chức và thực hiện dạy lớp ghép, ở những nơi vùng sâu ít học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO PHÚ TÂN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài : “Một số biện pháp tổ chức và thực hiện dạy lớp ghép, 
Số phách
ở những nơi vùng sâu ít học sinh”
XÁC NHẬN HIỆU TRƯỞNG
Tiêu chí
Điểm Trung Bình
Xếp Loại
Tính mới
Tính hiệu quả
Phạm vi ảnh hưởng
Tổng điểm
 	 Phú Tân, ngày 10 tháng 12 năm 2013
	 Hiệu Trưởng
Số phách
Họ và tên: Nguyễn Quang Sơn
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường TH Tân Nghiệp B
Đề tài thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
Ngày, tháng, năm, thực hiện: 20/08/2012- 06/06/2013
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO PHÚ TÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài : “Một số biện pháp tổ chức và thực hiện dạy lớp ghép, 
ở những nơi vùng sâu ít học sinh”
XÁC NHẬN HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Hình thức, bố cục, nội dung, xếp loại)
..
..
..
Tiêu chí
Điểm Trung Bình
Xếp Loại
Tính mới
Tính hiệu quả
Phạm vi ảnh hưởng
Tổng điểm
 	 Phú Tân, ngày 10 tháng 12 năm 2013
	 TRƯỞNG PHÒNG
 	1.MỞ ĐẦU:
* Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
 Phú Tân là một huyện vùng sâu, sông nước có địa hình phức tạp. Dân cư sống rải rát nhất là các trường vùng sâu, vùng xa các hộ gia đình sống thưa thớt. Số học sinh ở một nhóm rất ít, nhưng các em lại thuộc nhiều trình độ khác nhau thậm trí có trình độ chỉ có ba, bốn học sinh. Nếu mở thành lớp đơn sẽ gây lãng phí cho tổ chức khi bố trí giáo viên hơn nữa nhiều điểm lẻ ở các trường hiện có số học sinh quá ít không cho phép mở được lớp đơn. Ví dụ như xóm ấp Đầu Sấu xã Tân Hải có tổng số học sinh lớp là 18 em thuộc 3 trình độ khác nhau, trong khi đó mỗi trình độ như lớp 3 có 8 em, lớp 4 có 5 em, lớp 5 có 5 em từ đó bắt buộc nhà trường phải bố trí lớp ghép 2 hoặc 3 trinh độ. Vì vậy tôi nghĩ ở những vùng này (khá nhiều ở huyện Phú Tân) lớp ghép sẽ là mô hình mang tính giải pháp tốt nhất khi mà nước ta đang duy trì phổ câp GDTH và phổ cập THCS tiến tới nâng cao chất lượng giáo dục ở các vùng này.
 Hơn nữa việc tổ chức lớp ghép nhất là ở các vùng sâu, vùng xa là để thực hiện công ước Quốc tế về quyền trẻ em, đặc biệt trẻ em có hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn. Nhà nước Việt Nam đã đề ra phương châm phát triển giáo dục vùng sâu, vùng xa là “ thầy tìm trò, trường gần dân ” để đảm bảo quyền trẻ em được học hành được chăm sóc. Theo phương châm đó, người giáo viên dạy lớp ghép đó nhường thuận lợi cho trẻ em và nhận khó khăn về mình, đó cũng chính là mục đích của việc mở lớp ghép.
* Lí do chọn đề tài: Lớp ghép chính là giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu quốc gia về PCGDTH. Vì lớp ghép mở ngay tại xóm, ấp trẻ em vùng sâu, vùng xa thì không phải đi học xa. Những em đã bỏ học, những em gái cũng có điều kiện đi học.
 Lớp ghép góp phần thực hiện xã hội hoá giáo dục, nâng cao dân trí. Việc tổ chức lớp ghép làm cho quan hệ gia đình và cộng đồng được tăng cường. Hiện nay trong các xóm, ấp xa xôi hẻo lánh lớp học là trung tâm hội họp giao lưu văn hoá của xóm, ấp, là tài sản chung của cộng đồng, lớp ghép còn là giải pháp giải
quyết tình trạng thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất lớp học tại các điểm trường lẻ, tiết kiệm ngân sách cho nhà nước.
 Một điều đáng chú ý là ở những nước phát triển Mĩ, Anh, Ca-na-da và các nước trong khu vực chúng ta từ xưa cũng đã tồn tại mô hình lớp ghép và hiện nay đang có xu hướng phát triển hệ thống lớp ghép, vì lớp ghép tạo điều kiện cho học sinh được hoạt động độc lập tự tin sáng tạo và nâng cao trách nhiệm trong học tập và cuộc sống. Cho nên việc phát triển lớp ghép ở nước ta là phù hợp với xu thế phát triển giáo dục của sau này chớ không phải là giải pháp tình thế, tạm thời.
 Vậy lớp ghép là một mô hình dạy học mang tính phát triển phù hợp với yêu cầu giáo dục hiện tại và sau này. Trong góc độ là giáo viên dạy lớp ghép 3 trình độ tôi cố gắng hết khả năng mình để nâng cao chất lượng của học sinh học ở những lớp này, nhưng vẫn là vấn đề trăn trở của các cấp lãnh đạo các nhà quản lí chuyên môn. Cũng như bản thân tôi qua thực hiện dạy lớp ghép tại đơn vị trường tiểu học. Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức và thực hiện nhằm nâng cao chất lượng ở những lớp ghép”.
* Phạm vi và đối tượng áp dụng: Học sinh học lớp ghép và đặc biệt là học sinh lớp ghép 3 + 4 + 5 ở đơn vị. 
* Mục đích nghiên cứu: Tìm ra phương pháp dạy lớp ghép tốt nhất để giúp học sinh học tốt nhằm nâng cao chất lượng ở lớp ghép. Giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn cho học sinh. Đáp ứng với mục tiêu đào tạo của bậc tiểu học: “Giáo dục con người phát triển toàn diện”. 
2. NỘI DUNG:
	 2.1 Phạm vi triển khai thực hiện: Học sinh lớp ghép 3 + 4 + 5 ở trường cũng như ở những nơi dạy học có lớp ghép bậc tiểu học.
 2.2 Mô tả sáng kiến: Để có biện pháp, phương pháp tổ chức dạy học lớp ghép có chất lượng tốt, chúng ta hãy nhìn lại và đánh giá hiện trạng trong năm học.  
 * Cơ sở khoa học, lý luận của sáng kiến, kinh nghiệm: Vào đầu năm học, ban giám hiệu có chương trình khảo sát, căn cứ vào các điều kiện cụ thể sau đây:
Số lượng học sinh ở các trình độ tại các điểm mở lớp.
Đội ngũ giáo viên hiện có.
Cơ sở vật chất như (số lớp học, số bàn ghế, bảng lớp.)
Căn cứ vào nội dung chương trình, SGK, để ghép các trình độ cho phù hợp.
Khi không có điều kiện mở lớp đơn, báo cáo cấp trên, BGH tiến hành mở lớp ghép tại điểm trường đó.
Yêu cầu khi mở lớp ghép:
Thu hút hết số trẻ trong trình độ và trong độ tuổi ra lớp học.
Vị trí đặt lớp học phải thuận lợi tạo điều kiện cho trẻ đi học trung tâm xóm, ấp, gần nhà dân).
Phòng học là tài sản chung của cả xóm, ấp nên cần huy động cộng đồng cùng đóng góp để xây dựng.
GV dạy lớp ghép phải là người có kinh nghiệm dạy học, có uy tín sống hoà nhập cộng đồng, được cộng đồng quan tâm giúp đỡ và đặc biệt phải gần gũi với học sinh.
Chất lượng học tập ở lớp ghép phải đảm bảo yêu cầu của chương trình và đạt yêu cầu tối thiểu mà cấp học yêu cầu. 
* Thực trạng vấn đề cần giải quyết:
a, Những thuận lợi:
 - Lớp ghép thường có ít học sinh nên giáo viên có điều kiện quan tâm tới từng học sinh .
 - Trong Lớp ghép quan hệ giữa giáo viên và học sinh trở nên gần gũi thân mật 
 - Học sinh được tạo điều kiện và có cơ hội để làm việc độc lập và tích cực hoạt động.
- Giáo viên có điều kiện đẻ tổ chức, điều khiẻn các hoạt động của học sinh một cách chủ động sáng tạo .
- Giáo viên có liên hệ mật thiết với bà con dân xóm, ấp.
b, Những khó khăn:
- Giáo viên ít có điều kiện tiếp xúc với đồng nghiệp để trao đổi kinh nghiệm. Giáo viên dạy lớp ghép thường phải tự mình giải quyết các khó khăn trong công việc.
- Đa số giáo viên dạy lớp ghép là người nơi khác đến có sự bất đồng về ngôn ngữ. Do đó trong thời gian đầu giáo viên và học sinh thường không hiểu tiếng nói của nhau nhất là đối với các em học sinh lớp1.
- Giáo viên chưa quen với phương pháp dạy lớp ghép nhất là dạy một lúc từ 2 đến 3 trình độ.
- Cơ sở vật chất, phòng học, bàn ghế, đồ dùng dạy học, tài liệu sẽ rất thiếu thốn.
- Ở xóm, ấp giáo viên sẽ phải đảm trách một công việc rất lớn. Vừa dạy học, vừa tham gia vào các công việc xã hội theo yêu cầu của xóm, ấp, do vậy việc chính là dạy học sẽ không được tập chung nhiều.
- Sinh hoạt, đi lại ở các điểm lẻ sẽ rất khó khăn vất vả nhất là các giáo viên nữ.
- Điểm trường lẻ thường cách rất xa điểm chính.
* Mô tả, phân tích các giải pháp, biện pháp kinh nghiệm đã thực hiện:
Giáo viên dạy lớp ghép cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đặc điểm của lớp.
- Đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu và kế hoạch đào tạo. Linh hoạt trong thực hiện nội dung và chương trình dạy học.
- Xây dựng môi trường học tập sao cho:
+ Em nào cũng được giáo viên quan tâm giúp đỡ, đánh giá kịp thời.
+ Kích thích hứng thú học tập của học sinh.
+ Học sinh biết tự mình tìm ra cách thực hiện nhiệm vụ học tập do giáo viên giao tự phát huy năng lực của mình.
+ Học sinh biết hoàn thành công của mình, đồng thời biết học tập giúp đỡ lẫn nhau.
+ Học sinh trình độ cao giúp học sinh trình độ thấp hơn. Học sinh khá giúp học sinh yếu. Học sinh trở thành người trợ lý, người giúp việc cho giáo viên trong quá trình tổ chức cho học sinh làm việc.
+ Học sinh hoạt động tích cực, phát huy năng lực của bản thân.
+ Học sinh biết chia sẽ kinh nghiệm và biết lắng nghe ý kiến của người khác.
 Dạy lớp ghép theo hướng tập trung và hoạt động của học sinh:
+ Giáo viên dạy lớp ghép là người tổ chức, hướng dẫn điều hành hoạt động học của từng học sinh, tạo điều kiện để các em phát huy năng lực và kinh nghiệm của bản thân.
+ Giáo viên phải biết giao việc, đưa ra các tình huống đặt hệ thống câu hỏi phù hợp với từng học sinh .
+ Cần khen ngợi phê phán có tính chất xây dựng đối với khuyết điểm của các em.
+ Học sinh chủ động, tự giác và tính việc trong hoạt động học. Nhóm (lớp) trình độ là phương tiện để giáo viên tổ chức điều hành hoạt động học của từng học sinh .
+ Cải tiến cách tổ chức phòng học, sắp sếp chỗ ngồi cho học sinh, nơi bàn làm việc của giáo viên, sử dụng không gian phòng học cho hợp lí.
 Xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường gia đình cộng đồng để phát triển lớp ghép.
 Nhà trường và giáo viên lớp ghép cần chủ động xây dựng kế hoạch để gia đình cộng đồng tham gia vào các công việc sau:
+ Xây dựng lớp học tại các xóm, ấp, có đủ điều kiện cho hoạt động giáo dục.
+ Mua sắm thiết bị giáo dục như bảng đen, bàn ghế, giá để tài liệu, tủ đựng hồ sơ.
+ Quan tâm chăm sóc đời sống giáo viên nhất là giáo viên nữ nơi khác chuyển đến coi họ như người thân, khuyến khích động viên họ yên tâm công tác dạy dỗ con em mình.
+ Đóng góp ý kiến với nhà trường, giáo viên về công tác giảng dạy tại địa phương.
- Nhà trường trực tiếp tham gia vào các hoạt động ở địa phương:
+ Liên hệ với gia đình, hội cha mẹ học sinh, cán bộ cộng đồng, trưởng ấp, thông báo về tình hình lớp học và từng học sinh.
+ Tham gia vào các sinh hoạt của cộng đồng như: Hội làng, hội mùa, việc hiếu, hỉ trong xóm, ấp. 
- Đối với giáo viên:
+ Bản thân giáo viên phải là người gương mẫu thực hiện tốt các qui định của địa phương về nếp sống mới .
+ Tôn trọng phong tục tập quán của của đồng bào không vi phạm các điều cấm kị trong truyền thống văn hoá của đồng bào xóm, ấp.
+ kiên trì vận động giải thích cho đồng bào tự giác thực hiện nếp sống mới, hiểu rõ ý nghĩa tầm quan ... ả lớp cùng học tập từng học sinh học tập.
+ Xác định yêu cầu với từng nhóm trình độ
+ Dự kiến hình thức, nội dung kiểm tra đánh giá cho từng hoạt động và cả tiết học.
+ Thể hiện bài soạn bằng bảng ghi các hoạt động và phương pháp tổ chức. Giáo viên hình dung xem mỗi hoạt động giáo viên làm gì, học sinh làm gì để từ đó tổ chức các hoạt động theo phương pháp dạy học trực tiếp hay gián tiếp.
 Cách trình bày :
NTĐ3
NTĐ4
NTĐ5
Môn
Tên bài
I. Mục tiêu
II. Đồ dùng
III. HĐ - DH
GV: 
HS: 
GV: 
HS: 
GV:
HS:
TG
HĐ
5’
1. Ôđtc
2.KTBC
GV
HS
GV
7’
1
HS
GV
HS
10’
2
GV
HS
GV
9’
3
HS
GV
HS
13’
4
GV
HS
GV
1’
Dặn dò
 Nhận xét chung
2. 3 Kết quả, hiệu quả mang lại:
	a. Với thầy cô giáo: Tôi tự thấy mình đã tìm được hướng đúng, cách làm đúng cho việc dạy học lớp ghép nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh ở trường: Dạy đúng đặc trưng theo mô hình lớp ghép. Tôi thấy rất say sưa, hứng thú khi dạy học cho học sinh. 
 Các tiết dạy trên lớp của tôi học sinh học tập rất tích cực, giữa thầy và trò phối hợp hoạt động nhịp nhàng, hợp tác chặt chẽ mang lại hiệu quả cao.
 Hàng năm, tôi thường dạy cho nhà trường kiểm tra chuyên đề; toàn diện được đánh giá cao được đồng nghiệp khen ngợi và học tập. 
	b. Đối với học sinh: Hứng thú tham gia học tập tích cực, biết hợp tác với nhau trong học tập ở từng môn học, giờ học mang lại hiệu quả cao
	* Kết quả được thể hiện ở cuối năm học 2012 -2013 như sau: Lớp ghép 3 + 4 + 5 Sĩ số: 18 
	* Kết quả xếp loại giáo dục từng lớp như sau: 
- Lớp 3: 08 em được xếp như sau: Giỏi 2 em = 25 % ; Khá 05 em = 62,5 ; 
Trung bình 01 em = 12,5 % ; Yếu: 0%.
- Lớp 4: 05 em được xếp như sau: Giỏi 2 em = 40 % ; Khá 3 em = 60 % ;
 Trung bình 0 em = 0 % ; Yếu: 0%.
- Lớp 5: 05 em được xếp như sau: Giỏi 2 em = 40 % ; Khá 3 em = 60 % ; 
Trung bình 0 em = 0 % ; Yếu: 0%.
Số học sinh học kém, trung bình không còn nữa. Số học sinh khá, giỏi, tăng lên. 
2.4 Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: Việc tổ chức lớp ghép nhất là ở các vùng sâu, vùng xa là để thực hiện công ước Quốc tế về quyền trẻ em, đặc biệt trẻ em có hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn. Nhà nước Việt Nam đã đề ra phương châm phát triển giáo dục vùng sâu, vùng xa là “ thầy tìm trò, trường gần dân ” để đảm bảo quyền trẻ em được học hành, được chăm sóc. Theo phương châm đó, người giáo viên dạy lớp ghép đó nhường thuận lợi cho trẻ em và nhận khó khăn về mình, đó cũng chính là mục đích của việc mở lớp ghép, lớp ghép chính là giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu quốc gia về PCGDTH. Vì lớp ghép mở ngay tại xóm, ấp trẻ em vùng sâu, vùng xa thì không phải đi học xa. Những em đã bỏ học, những em gái cũng có điều kiện đi học.
 Lớp ghép góp phần thực hiện xã hội hoá giáo dục, nâng cao dân trí. Việc tổ chức lớp ghép làm cho quan hệ gia đình và cộng đồng được tăng cường. Hiện nay trong các xóm, ấp xa xôi hẻo lánh lớp học là trung tâm hội họp giao lưu văn hoá của xóm, ấp, là tài sản chung của cộng đồng.
 Lớp ghép còn là giải pháp giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất lớp học tại các điểm trường lẻ, tiết kiệm ngân sách cho nhà nước.
 Những điều ở trên đã khẳng định sự cần thiết của việc học tập, và nâng cao chất lượng dạy học lớp ghép ở những nơi ít học sinh. Cải tiến phương pháp dạy học lớp ghép nói riêng. Bản thân tôi qua nhiều năm giảng dạy tìm hiểu học hỏi và viết sáng kiến kinh nghiệm này áp dụng vào việc dạy học lớp ghép ở trường tiểu học nói chung; ở lớp ghép tôi dạy nói riêng.
3 KẾT LUẬN:
 	 * Lớp ghép là một hình thức tổ chức dạy học đã có lịch sử phát triển lâu đời ở nước ta. Ngày nay nó đã đóng góp những kết quả không nhỏ vào việc thực hiện quyền trẻ em, thực hiện PCGD tiểu học. Bên cạnh những kết quả đóng góp nổi bật được xã hội công nhận hiện nay, lớp ghép cũng đang gặp rất nhiều khó khăn do sự thiếu tin tưởng vào chất lượng học sinh của các cấp lãnh đạo. Do vậy trong khuôn khổ nhỏ bé với đề tài hẹp này tôi chỉ mong nêu ra được một số những lưu ý về biện pháp tổ chức khi dạy lớp ghép với những vùng sâu, vùng xa ít học sinh. Kính mong được sự ghi nhận và góp ý của các đồng nghiệp các cấp lãnh đạo chỉ ra những thiếu sót của đề tài. Sự đóng góp của các vị sẽ là những ý kiến quí báu cho việc tổ chức dạy lớp ghép của các trường vùng sâu xa, nâng cao chất lượng của các lớp này.
* Đề xuất và kiến nghị: 
- Đối với thầy (cô giáo) dạy lớp ghép: 
Trước nhất bản thân giáo viên phải xác định một cái “Tâm” dành cho sự nghiệp giáo dục trồng người cho thế hệ trẻ. Khi dạy học lớp ghép phải nhiệt tình, tích cực. Giáo viên phải có kinh nghiệm, nắm rõ hoàn cảnh gia đình của từng học sinh. truyền thống học tập của gia đình từng học sinh để định hướng cho việc dạy và học. 
- Về phía nhà trường, gia đình, xã hội cần phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau để hoàn thiện nhiệm vụ tổ chức dạy học lớp ghép nâng cao chất lượng cho học sinh để có đầy đủ kĩ năng nghe, nói, đọc, viết để xứng đáng là một học sinh ngoan, giỏi. Để khi lớn lên các em trở thành những con người thật sự có ích cho gia đình, cho xã hội; góp phần thúc đẩy xã hội hóa giáo dục của Đảng, Nhà nước ngày càng đi vào chiều rộng và chiều sâu. Tôi xin chân thành cảm ơn! 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NẠM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Phú Tân, ngày 10 tháng 12 năm 2013
BÁO CÁO
TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
 - Tên sáng kiến: : “Một số biện pháp tổ chức và thực hiện nhằm nâng cao chất lượng ở những lớp ghép”.
- Tên cá nhân thực hiện: Nguyễn Quang Sơn
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 20 tháng 08 năm 2012 đến ngày 06 tháng 06 năm 2013.
1. MỞ ĐẦU:
* Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
 Phú Tân là một huyện vùng sâu, sông nước có địa hình phức tạp. Dân cư sống rải rát nhất là các trường vùng sâu, vùng xa các hộ gia đình sống thưa thớt. 
 	* Lớp ghép chính là giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu quốc gia về PCGDTH,
Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức và thực hiện nhằm nâng cao chất lượng ở những lớp ghép”.
* Phạm vi và đối tượng áp dụng, 
* Mục đích nghiên cứu, 
2. NỘI DUNG:
	 2.1 Phạm vi triển khai thực hiện: Học sinh lớp ghép 3 + 4 + 5 ở trường cũng như ở những nơi dạy học có lớp ghép bậc tiểu học.
 2.2 Mô tả sáng kiến: Để có biện pháp, phương pháp tổ chức dạy học lớp ghép có chất lượng tốt, chúng ta hãy nhìn lại và đánh giá hiện trạng trong, * Cơ sở khoa học, lý luận của sáng kiến, kinh nghiệm:
 Vào đầu năm học, ban giám hiệu có chương trình khảo sát, căn cứ vào các điều kiện cụ thể,..
* Thực trạng vấn đề cần giải quyết:
a, Những thuận lợi:
 b, Những khó khăn :
* Mô tả, phân tích các giải pháp, biện pháp kinh nghiệm đã thực hiện:
Giáo viên dạy lớp ghép cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đặc điểm của lớp,..
* Xây dựng không gian lớp học:
* Một số điểm lưu ý khi sử dụng không gian lớp học :
- Phục vụ mục tiêu giáo dục, Lấy phương pháp dạy học mới : “Trò chủ đạo tích cực hoạt động, giáo viên hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra và giúp đỡ học sinh hoạt động học tập” làm cơ sở.
* Hướng dẫn sử dụng không gian lớp học ở lớp ghép,...
* Sắp xếp thiết bị trong phòng học ,...
* Xây dựng kế hoạch dạy học ,
* Một số điểm lưu ý khi lập kế hoạch dạy học lớp ghép:
* Kế hoạch tuần:
· Cách lập thời khoá biểu:
	Ví dụ: Cách trình bày thời khoá biểu tuần:
	 Kế hoạch giờ dạy: 
- Soạn giáo án: Thiết kế theo hướng đổi mới PPDH, Giáo án cần ngắn gọn,
* Căn cứ để soạn giáo án: Bài học cụ thể của mỗi nhóm trình độ được ghi theo hàng ngang trong thời khoá biểu,
 Cách trình bày :
 2. 3 Kết quả, hiệu quả mang lại:
	a. Với thầy cô giáo: Tôi tự thấy mình đã tìm được hướng đúng, cách làm đúng cho việc dạy học lớp ghép nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh ở trường,
b. Đối với học sinh: Hứng thú tham gia học tập tích cực, biết hợp tác với nhau
trong học tập ở từng môn học, giờ học mang lại hiệu quả cao
* Kết quả được thể hiện ở cuối năm học 2012 -2013 như sau: Lớp ghép 3 + 4 + 5 Sĩ số: 18 
	* Kết quả xếp loại giáo dục từng lớp như sau: 
- Lớp 3: 08 em được xếp như sau: Giỏi 2 em = 25 % ; Khá 05 em = 62,5 ; 
Trung bình 01 em = 12,5 % ; Yếu: 0%.
- Lớp 4: 05 em được xếp như sau: Giỏi 2 em = 40 % ; Khá 3 em = 60 % ;
 Trung bình 0 em = 0 % ; Yếu: 0%.
- Lớp 5: 05 em được xếp như sau: Giỏi 2 em = 40 % ; Khá 3 em = 60 % ; 
Trung bình 0 em = 0 % ; Yếu: 0%.
Số học sinh học kém, trung bình không còn nữa. Số học sinh khá, giỏi, đã tăng. 
2.4 Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: Việc tổ chức lớp ghép nhất là ở các vùng sâu, vùng xa là để,Lớp ghép chính là giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu quốc gia về PCGDTH,
3 KẾT LUẬN:
 	 * Lớp ghép là một hình thức tổ chức dạy học đã có lịch sử phát triển lâu đời ở nước ta. Ngày nay nó đã đóng góp những kết quả không nhỏ vào việc thực hiện quyền trẻ em, thực hiện PCGD tiểu học, 
* Đề xuất và kiến nghị: 
- Đối với thầy (cô giáo) dạy lớp ghép, 
- Về phía nhà trường, gia đình, xã hội cần phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau để hoàn thiện nhiệm vụ tổ chức dạy học lớp ghép nâng cao chất lượng cho học sinh để có đầy đủ kĩ năng nghe, nói, đọc, viết để xứng đáng là một học sinh ngoan, giỏi, góp phần thúc đẩy xã hội hóa giáo dục của Đảng, Nhà nước ngày càng đi vào chiều rộng và chiều sâu. Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Phú Tân, ngày 10 tháng 12 năm 2013
Ý kiến xác nhận của Thủ Trưởng đơn vị Người báo cáo
 Nguyễn Quan
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU: 	Trang 1.
Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến 	Trang 1.
Lý do chọn đề tài 	Trang 1.
Xác định phạm vi và đối tượng áp dụng 	Trang 2.
Mục đích nghiên cứu của sáng kiến 	 Trang 2.
NỘI DUNG:	 Trang 2.
Phạm vi triển khai thực hiện 	Trang 2.
Mô tả sáng kiến 	Trang 2.
Cơ sở khoa học, lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 	 Trang 2.
Thực trạng vấn đề cần giải quyết 	Trang 3.
Những thuận lợi 	Trang 3.
Những khó khăn 	Trang 3.
Mô tả, phân tích các giải pháp, 
biện pháp kinh nghiệm đã thực hiện 	Trang 4...10.
Kết quả, hiệu quả mang lại 	Trang 10.
Với thầy cô giáo 	Trang 10.
Đối với học sinh 	Trang 10.
Kết quả xếp loại giao dục 	Trang 11.
Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến 	Trang 11.
KẾT LUẬN 	Trang 12.
Đề xuất và kiến nghị 	Trang12.

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem lop ghep 20132014.doc