Kinh nghiệm thực hiện tổng hợp điểm theo thông tư 32 bằng Excel

Kinh nghiệm thực hiện tổng hợp điểm theo thông tư 32 bằng Excel

Ngày nay, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc phát ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý, một số nơi đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục ở các trường còn rất hạn chế. Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, chúng ta không nên từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vực công nghệ thông tin mang lại, chúng ta nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc của mình, mục đích của mình. Hơn nữa, đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin. Bộ giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”.

docx 16 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1031Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm thực hiện tổng hợp điểm theo thông tư 32 bằng Excel", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/- ĐẶT VẤN ĐỀ:
Ngày nay, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc phát ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý, một số nơi đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục ở các trường còn rất hạn chế. Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, chúng ta không nên từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vực công nghệ thông tin mang lại, chúng ta nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc của mình, mục đích của mình. Hơn nữa, đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin. Bộ giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”.
Thực hiện thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT, ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ GD&ĐT về Ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học.
Do nhu cầu thu thập thông tin báo cáo sau mỗi kỳ thi định kỳ giáo viên thường nộp trễ các số liệu tổng hợp đánh giá và xếp loại các mặt như Hạnh kiểm, học lực và các môn đánh giá bằng nhận xét cho tổ khối trưởng từ đó khối trưởng không đủ số liệu tổng hợp toàn khối nộp cho ban giám hiệu, làm ảnh hưởng đến thời gian báo cáo về cấp trên. Qua nghiên cứu tìm hiểu từ giáo viên và tổ khối trưởng thì giáo viên nhập điểm kiểm tra định kỳ các môn vào sổ, từ điểm kiểm tra định kỳ giáo viên mới xếp loại học lực môn. Căn cứ vào học lực môn của các môn bằng điểm số, bằng nhận xét và xếp loại hạnh kiểm giáo viên mới tổng hợp xếp loại giáo dục (Giỏi, khá, trung bình, yếu). Từ kết quả xếp loại giáo dục giáo viên mới xét khen thưởng (danh hiệu học sinh giỏi cho các em xếp loại giáo dục là Giỏi; danh hiệu học sinh tiên tiến cho các me xếp loại giáo dục là Khá) và xét lên lớp cuối năm.
Để Ban giám hiệu có đủ số liệu kịp thời để báo cáo về cấp trên, ở góc độ cán bộ quản lý chúng ta phải làm gì, và làm như thế nào?
Từ những yêu cầu trên tôi mài mò, học hỏi trao đổi đồng nghiệp và tiến hành thực hiện bảng tổng hợp điểm theo thông tư 32/2009/TT-BGDĐT, ngày 27 tháng 10 năm 2009 về ban hành quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học.
II/- NỘI DUNG, BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
1/- Quá trình phát triển kinh nghiệm:
Năm đầu tiên thực hiện theo thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT, ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục - Đào tạo về Ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học giáo viên còn bở ngỡ, lúng túng khi thực hiện đánh giá và xếp loại hạnh kiểm, xếp loại học lực và đánh giá các môn học bằng nhận xét. Nhiều giáo viên còn hiểu nhằm giữa xếp loại học lực với xếp loại giáo dục.
- Xếp loại học lực: là học lực môn của tiếng việt hoặc Toán (Khoa học, lịch sử và địa lí).
- Xếp loại giáo dục: là kết quả tổng hợp của Xếp loại Hạnh kiểm, các môn đánh giá bằng điểm số và các môn đánh giá bằng nhận xét.
Từ những vấn đề trên, giáo viên khi tổng hợp các số liệu nộp cho ban giám hiệu thường bị sai và phải làm lại nhiều lần làm ảnh hưởng đến chế độ báo cáo của trường. Vì lúc này bảng tổng hợp điểm không chỉ có một cột điểm mà có nhiều cột điểm (có cột điểm giáo viên phải cộng lại và chia trung bình), Hạnh kiểm, các môn bằng nhận xét. Giáo viên lúc này tổng hợp không chỉ một em, hai em mà cả lớp (35em – 38m).
Ở góc độ ban giám hiệu tôi suy nghĩ tại sao ta phải lệ thuộc vào giáo viên chủ nhiệm mà không tự chủ trong khi điểm kiểm tra định kỳ, kết quả các môn bằng nhận xét và xếp loại Hạnh kiểm ta đều có đầy đủ. Chỉ cần bảng tính Excel, ta thiết lập công thức trung bình cộng, hàm IF chỉ cho một em thôi, các em còn lại ta chỉ cần copy công thức dán vào cột em thứ 2, 3, 4,  đến hết danh sách là xong. Công việc còn lại là ta chỉ nhập điểm, Hạnh kiểm (Đ; CĐ), Các môn nhận xét (A+; A; B).
Qua nghiên cứu thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT, ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục - Đào tạo về Ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học tôi mạnh dạn học tập, trao đổi đồng nghiệp và tiến hành thực hiện bảng tổng hợp điểm theo thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT, ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục - Đào tạo về Ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học của bộ bằng phần mềm Excel có sẵn trong office trên máy tính như sau:
Ta có 01 bảng tính được thực hiện theo các yêu cầu dưới đây:
(kèm phụ lục hướng dẫn chi tiết)
a/- Tiêu đề.
b/- Tên các danh mục điểm cần tổng hợp.
c/- Danh sách học sinh.
d/- Thống kê điểm 2 môn tiếng việt, toán.
e/- Thống kê học sinh giảm do (vắng thi, bỏ học, chuyển trường, bỏ địa phương, bệnh, chết).
g/- Thống kê hạnh kiểm (Đ, CĐ).
h/- Thống kê các môn nhận xét (A+ ; A ; B).
i/- Thống kê 2 môn tiếng việt, toán (Giỏi, khá, trung bình, yếu).
k/- Thống kê xếp loại giáo dục (Giỏi, khá, trung bình, yếu).
l/- Tổng hợp chung.
Qua quá trình thực hiện tổng hợp điểm theo thông tư 32 của bộ tại đơn vị tôi nhận thấy kết quả đạt được như sau:
- Tiết kiệm được thời gian của giáo viên (Qua mỗi đợt kiểm tra định kỳ thì giáo viên tổng hợp điểm mất khoản 01 buổi hoặc cả ngày) mới tổng hợp xong các số liệu như:
+ Thống kê 2 môn tiếng việt, Toán.
+ Xếp loại hạnh kiểm.
+ Xếp loại học lực môn.
+ Các môn nhận xét.
+ Xếp loại giáo dục.
+ Bảng tổng hợp chung.
Trong khi đó nếu thực hiện theo bảng tính bằng Excel đã thiết lập sẵn công thức (ta chỉ cần nhập số liệu thô) thì bảng tính sẽ thực hiện và tổng hợp theo yêu cầu của mình một cách nhanh chóng, chính xác. Thời gian nhập điểm thô khoản 15 – 20 phút.
- Giáo viên chủ nhiệm nào tổng hợp sai, nhắc nhở nhiều lần thì yêu cầu nhập điểm thô tại chỗ.
- Từ bảng tính này ban giám hiệu, khối trưởng kiểm tra quá trình tổng hợp của giáo viên một cách nhanh chóng, nhẹ nhàng, chính xác.
- Từ bảng tính này ban giám hiệu và tổ khối trưởng tổng hợp khối, toàn trường một cách nhanh chóng, nhẹ nhàng, hiệu quả.
- Khắc phục tình trạng sai sót, trậm trễ của giáo viên.
- Đảm bảo thời gian báo cáo, kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả, chính xác.
- Lưu trữ lâu dài, tìm kiếm nhanh các điểm số của học sinh.
Từ kết quả đạt được, khi thực hiện kiểm tra bảng tổng hợp điểm của giáo viên theo thông tư 32 bằng bảng tính excel bản thân nhận thấy việc ứng dụng công nghệ tin thông vào công tác quản lý là hết sức cần thiết vì công nghệ thông tin là công cụ hỗ trợ đắc lực, nhẹ nhàng trong việc thực hiện hồ sơ sổ sách và báo cáo.
2/- Kiểm điểm lại kinh nghiệm:
Qua một năm thực hiện bảng tổng hợp điểm số theo thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT, ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục - Đào tạo về Ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học bằng bảng tính excel so sánh cách tổng hợp điểm bằng thủ công hiện tại đã giúp cho người cán bộ quản lý tiết kiệm được thời gian, quản lý điểm số một cách chặt chẽ, chính xác, thực hiện các công việc thống kê một cách nhanh chóng mà ít xảy ra các sai sót. Tìm kiếm thông tin nhanh, tránh được tình trạng mất dữ liệu.
Việc thực hiện bảng tổng hợp điểm số theo thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT, ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục - Đào tạo về Ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học bằng bảng tính Excel được áp dụng tại văn phòng ban giám hiệu, một số giáo viên và khối trưởng.
Nhờ sự hỗ trợ, trao đổi thông tin, học hỏi từ đồng nghiệp và sự tích lũy, tìm tòi của bản thân đến nay bảng tổng hợp điểm số theo thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT, ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục - Đào tạo về Ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học bằng bảng tính Excel đã hoàn thành và được áp dụng tốt ở cuối năm học 2009-2010.
Một số giáo viên lớn tuổi ngần ngại tiếp thu cái mới, ít chịu đầu tư nghiên cứu, học hỏi về công nghệ thông tin, chưa biết sử dụng máy tính, đã tham gia các lớp tập huấn về sử dụng phần mềm Word, Excel nhưng áp dụng vào thực tế còn mập mờ, lọng cộng. Máy tính của trường chưa đáp ứng đủ nhu cầu công việc của giáo viên.
Bản thân khi thiết lập công thức tính toán vào bảng tính Excel để thực hiện tổng hợp điểm số theo thông tư 32/2009 và đưa vào áp dụng thực tế ở học kỳ I, năm học 2009-2010 cũng gặp nhiều khó khăn như thiết lập công thức cho cột nữ (xếp loại giáo dục: Giỏi:15; nữ bao nhiêu; Khá 10: nữ bao nhiêu; TB: 7; nữ bao nhiêu; yếu: 3; nữ bao nhiêu). Qua trải nghiệm ở học kỳ I, năm học 2009-2010 và được cập nhật, bổ sung sửa chữa đến cuối năm học 2009-2010 bảng tổng hợp điểm số bằng bảng tính Excel theo thông tư 32/2009 được thực hiện một các hoàn chỉnh, chính xác. Một số giáo viên copy về áp dụng cho lớp mình. Giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian, thống kê các công việc một cách nhanh chóng, ít xảy ra sai sót. Đồng thời giúp giáo viên lưu trữ dữ liệu bền lâu.
III/- KẾT LUẬN:
Đối với công tác quản lý giáo dục tại nhà trường, việc vận dụng công nghệ thông tin (bảng tính Excel) đã tạo ra phương thức nhẹ nhàng, gọn gàng, chính xác trong việc thực hiện hồ sơ sổ sách và tổng hợp báo cáo.
Để thực hiện tốt công việc trên, người giáo viên chỉ cần một ít hiểu biết về Excel là thực hiện được.
Đối với bản thân, tham mưu ban giám hiệu dành nhiều thời gian mở các chuyên đề về bảng tính Excel để cho giáo viên trao đổi, chia sẽ, học hỏi cách tạo các công thức để tính tổng, tính trung bình cộng, các câu lệnh IF để phân thành các nhóm nhằm tạo cho giáo viên những kiến thức cơ bản về Excel để thực hiện được các bảng tính và tự mình thiết lập công thức để tạo ra các bảng tính áp dụng vào quản lý học bạ, sổ theo dõi kết quả kiểm tra đánh giá học sinh, sổ công tác chủ nhiệm, phiếu liên lạc, 
HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN BẢNG GHI ĐIỂM VÀ THỐNG KÊ ĐỊNH KỲ
----------------------------------
& Mở Excel thực hiện biểu mẫu sau:
& Ta tiến hành tạo các công thức và câu lệnh sau:
1/- Cột “số thứ tự” ta dùng Hàm if: công dụng của hàm này dùng để xét điều kiện các giá trị trong lúc tính toán sẽ cho ta kết quả “đúng” hay “sai”. Ta tiến hành tạo hàm sau: cột A9 “TT” ta tạo công thức:
A9
=IF(C9="";"";1); trong đó A, C = Cột; 9 = dòng.
- Nếu cột C9 không có ký tự “trống” thì cột A9 trống.
- Nếu cột C9 có nhập ký tự vào thì cột A9 = 1.
Kế tiếp ta tiến hành tạo công thức tại cột A10, ta tạo công thức:
A10
=IF(C10="";"";A9+1).
- Nếu cột C10 không có ký tự “trống” thì cột A10 trống.
- Nếu cột C10 có nhập ký tự vào thì cột A10 = A9 + 1 = 2.
Sau đó ta copy phần công thức ở cột A10.
A10
=IF(C10="";"";A9+1).
dán vào cột A11 thì Excel tự hiểu và thực hiện chuyển đổi công thức cho ta. ta được công thức mới ở cột A11 là:
A11
=IF(C11="";"";A10+1).
Tương tự, ta thực hiện hết các cột còn lại cho đến hết số lượng học sinh hiện có trong lớp.
2/- Cột “Họ và tên học sinh” ta để trống chờ nhập số liệu thô (danh sách học sinh).
3/- Cột “Nữ” ta để trống chờ nhập số liệu thô (đánh chữ x).
4/- Cột “DT = dân tộc” ta để trống chờ nhập số liệu thô (đánh chữ x).
F Phần điểm các môn học:
1 Môn Tiếng Việt:
Ta thực hiện hàm ROUND “Hàm tròn một số”.
* Phần điểm Đọc: có 2 cột “đọc to” và “đọc thầm”.
è Cột F9 “đọc to” nhập điểm thi của học sinh.
è Cột G9 “đọc thầm” nhập điểm thi của học sinh.
Yêu cầu ta cộng cột “đọc to” và cột “đọc thầm” rồi làm tròn số.
Ví dụ:
* Phần điểm Đọc, ta có 2 cột:
- Đọc to 	= 4,5 điểm.
- Đọc thầm 	= 5 điểm.
Cộng : 9,5 điểm. Theo yêu cầu thì phải làm tròn 9,5 điểm = 10 điểm. Nếu điểm.
- Đọc to 	= 4,5 điểm.
- Đọc thầm 	= 4,75 điểm.
Cộng : 9,25 điểm. Theo yêu cầu thì phải làm tròn 9,25 điểm = 9 điểm.
è Tại cột H9 “Đọc” Ta tạo công thức:
H9
=IF(OR(F9="";G9="");"";ROUND(F9+G9;0))
Công thức trên ta sử dụng thêm hàm IF và hàm OR để đặt điều kiện cho nó vì yêu cầu ta phải nhập điểm vào cả 2 cột. Nếu chúng ta nhập điểm nhanh quá sơ ý chỉ nhập cột F9 hoặc cột G9 thì cột H9 sẽ trống không hiện ra kết quả, lúc này ta sẽ không tổng hợp được kết quả của em đó. 
* Phần điểm Viết, ta có 2 cột: 
- Chính tả:
- Tập làm văn.
Tương tự ta thực hiện như phần điểm Đọc.
* Phần điểm Tiếng Việt kiểm tra định kỳ, ta có 2 cột.
- Điểm Đọc.
- Điểm Viết.
Yêu cầu ta cộng (điểm đọc + điểm viết) : 2 và làm tròn số.
Tại cột L9 “Định kỳ” ta tạo công thức:
L9
=IF(OR(H9="";K9="");"";ROUND((H9/2+K9/2);0))
1 Cột M9 “Môn Toán” ta nhập điểm thi.
1 Cột N9 “Môn Khoa học” ta nhập điểm thi.
1 Cột O9 “Môn Lịch sử - Địa lý” ta nhập điểm thi.
1 Tương tự Cột P9 và Q9. Ngoại ngữ và tin học nếu có điểm thi thì ta nhập nhưng hiện nay chưa tính vào phần xếp loại giáo dục của học sinh.
F Phần Xếp loại Hạnh kiểm:
è cột R9 “xếp loại hạnh kiểm” Ta tiến hành nhập:
- Thực hiện đầy đủ: 	Đ.
- Thực hiện chưa đầu đủ:	CĐ.
F Phần học lực môn:
Phần này là phần xếp loại học lực môn theo thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT, ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục - Đào tạo về Ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học.
- Điểm 9 – 10 : Giỏi.
- Điểm 7 – 8 : Khá.
- Điểm 5 – 6 : Trung bình.
- Điểm dưới 5 : Yếu.
Ta thực hiện hàm IF:
è Cột S9 “Tiếng việt” ta tạo công thức sau:
S9
=IF(L9="";"";IF(L9>=9;"G";IF(L9>=7;"K";IF(L9>=5;"TB";"Y"))))
- Nếu cột L9 “điểm định kỳ” >=9 là Giỏi “G”.
- Nếu cột L9 “điểm định kỳ” >=7 là Khá “K”.
- Nếu cột L9 “điểm định kỳ” >=5 là Trung bình “TB”.
- Ngoài 3 điều kiện vừa nêu thì xếp loại Yếu “Y”.
è Tương tư các cột T9 “Toán”; cột V9 “Khoa học”; cột W9 “Lịch sử - Địa lý” ta thực hiện như cột S9 “tiếng việt”.
è Các cột U9 “Đạo đức”; X9 “Âm nhạc”; Y9 “Mĩ thuật”; Z9 “Kỹ thuật” và AA9 “Thể dục” ta tiến hành nhập kết quả nhận xét vào (A+ ; A ; B).
F Phần Xếp loại giáo dục:
Phần này thực hiện theo thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT, ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục - Đào tạo về Ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học.
Yêu cầu ta xếp loại học sinh phải thỏa mãn 03 điều kiện như Hạnh kiểm, học lực môn và xếp loại các môn bằng nhận xét. Cụ thể như sau:
- Xếp loại Giỏi:
+ Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ (Đ).
+ Các môn xếp loại học lực môn phải đạt loại: Giỏi.
+ Các môn xếp loại bằng nhận xét phải đạt từ loại: A hoặc A+.
- Xếp loại Khá:
+ Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ (Đ).
+ Các môn xếp loại học lực môn phải đạt từ loại: Khá trở lên.
+ Các môn xếp loại bằng nhận xét phải đạt từ loại: A hoặc A+.
- Xếp loại Trung bình:
+ Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ (Đ).
+ Các môn xếp loại học lực môn phải đạt từ loại: Trung bình trở lên.
+ Các môn xếp loại bằng nhận xét phải đạt từ loại: A hoặc A+.
- Xếp loại Yếu: Ngoài các điều kiện trên.
Để thực hiện được yêu cầu trên ta phải phối hợp hàm IF và hàm COUNTIF.
Vì hàm Countif dùng để đếm và thỏa mãn các điều kiện trong ô (cell). 
è Cột AD9 “Xếp loại giáo dục” Ta tạo công thức như sau:
AD9 =IF(R9="";"";IF((COUNTIF(R9:AA9;"G")+COUNTIF(R9:AA9;"Đ")+COUNTIF(R9:AA9;"A+")+COUNTIF(R9:AA9;"A"))=10;"Giỏi";IF((COUNTIF(R9:AA9;"G")+COUNTIF(R9:AA9;"K")+COUNTIF(R9:AA9;"Đ")+COUNTIF(R9:AA9;"A+")+COUNTIF(R9:AA9;"A"))=10;"Khá";IF((COUNTIF(R9:AA9;"G")+COUNTIF(R9:AA9;"K")+COUNTIF(R9:AA9;"TB")+COUNTIF(R9:AA9;"Đ")+COUNTIF(R9:AA9;"A+")+COUNTIF(R9:AA9;"A"))=10;"TB";"Yếu")))).
F Phần Xét lên lớp:
Phần này ta sử dụng hàm IF. Căn cứ vào cột AD9 “Xếp loại giáo dục”. Nếu học sinh được xếp loại Yếu thì hiện “Thi lại”, ngoài điều kiện Yếu nếu học sinh được xếp loại từ “Trung bình” trở lên thì hiện “Lên lớp”. Ta tạo công thức:
AE9
=IF(AD9="";"";IF(AD9="Yếu";"T.Lại";"L.Lớp")).
F Phần Xét khen thưởng:
Phần này ta sử dụng hàm IF và hàm countif. Căn cứ cột AD9 “Xếp loại giáo dục” và các cột “S9:AA9”. Nếu học sinh được xếp loại “Giỏi”, thì xếp loại hiện “Học sinh giỏi”; nếu học sinh xếp loại “Khá”, thì xếp loại hiện “Học sinh tiên tiến”; Nếu các cột “S9:AA9” các môn Tiếng việt, Toán, Khoa học, Lịch sử - Địa lý có môn nào xếp loại “Giỏi” thì được khen thưởng từng mặt. Ta tạo công thức:
AF9
=IF(AD9="";"";IF(AD9="Giỏi";"HS Giỏi";IF(AD9="Khá";"HSTT";IF(AND(COUNTIF(S9:AA9;"G");COUNTIF(S9:AA9;"=TB"));"T.mặt";""))))
F Phần Ghi chú giải thích số học sinh giảm:
Cột này ta nhập dữ liệu giải thích số học sinh giảm trong định kỳ. Ta quy định như sau:
- Vắng thi: VT
- Bỏ học: BH
- Chuyển trường: CT
- Bỏ địa phương <6: BĐP<6
- Bỏ địa phương >6: BĐP>6
- Bệnh: B
- Chết: C
Qui định trên sẽ có lợi cho ta lúc tổng hợp chung cuối năm.
& Kế tiếp ta tiến hành thực hiện cộng dọc:
è Từ dòng cuối cùng của danh sách học sinh ta tạo dòng cộng, cộng các dòng của một cột nhằm kiểm tra dữ liệu nhập có đúng với danh sách học sinh không.
è Ta thực hiện hàm Counta “Đếm dữ liệu trong ô”.
* Nếu các dòng trong cột không có chứa công thức thì ta thực hiện công thức sau:
- Cột D, dòng cuối cùng ta tạo công thức:
D46
=IF($Y$3="";"";COUNTA(D9:D45))
* Nếu các dòng trong cột có chứa công thức thì ta thực hiện công thức sau:
- Cột S, T,  hàm if, sum, countif dòng cuối cùng, ta tạo công thức:
S46
=IF($Y$3="";"";SUM(COUNTIF(S9:S45;"G")+COUNTIF(S9:S45;"K")+COUNTIF(S9:S45;"TB")+COUNTIF(S9:S45;"y")))
T46
=IF($Y$3="";"";SUM(COUNTIF(T9:T45;"G")+COUNTIF(T9:T45;"K")+COUNTIF(T9:T45;"TB")+COUNTIF(T9:T45;"y")))
TỪ DỮ LIỆU ĐÃ CÓ TA TẠO THÊM CÁC BIỂU THỐNG KÊ PHỤC VỤ CÔNG TÁC TỔNG HỢP – BÁO CÁO NHƯ SAU:
-----------------------------
1/- Thống kê chất lượng “Định kỳ”:
2/- Thống kê xếp loại “Học lực môn”
3/- Thống kê xếp loại các môn bằng nhận xét:
4/- Thống kê xếp loại Hạnh kiểm – xếp loại Giáo dục:
5/- Thống kê giải thích số học sinh giảm:
6/- Tổng hợp chung:
7/- Ngoài ra ta có thể tạo các biểu thống kê khác theo yêu cầu của BGH, Ngành và các ngành hữu quan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
----------------------------------------------
1/- Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT, ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục - Đào tạo về Ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học.
2/- Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh.
3/- 

Tài liệu đính kèm:

  • docxKinh nghiem bang tong hop theo TT32.docx