Giáo án Tự nhiên xã hội tiết 2: Bộ xương

Giáo án Tự nhiên xã hội tiết 2: Bộ xương

 TÊN BÀI DẠY : BỘ XƯƠNG

I. Mục tiêu: Giúp HS có thể:

- Nối tên một số xương và khớp xương của cơ thể.

- Hiểu được rằng cần đứng, đi, ngồi đúng tư thế và không mang, xách vật nặng để tránh bị cong vẹo cột sống.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh vẽ bộ xương và các phiếu rời ghi tên một số xương, khớp xương.

 

doc 2 trang Người đăng duongtran Lượt xem 4545Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội tiết 2: Bộ xương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Tự nhiên và xã hội
Tiết: 1 Tuần: 2
Lớp: 2G
Ngày soạn: Ngày dạy:
 Tên bài dạy : Bộ xương
Mục tiêu: Giúp HS có thể:
- Nối tên một số xương và khớp xương của cơ thể.
- Hiểu được rằng cần đứng, đi, ngồi đúng tư thế và không mang, xách vật nặng để tránh bị cong vẹo cột sống.
Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ bộ xương và các phiếu rời ghi tên một số xương, khớp xương.
Hoạt động dạy học:
Thời gian
Nội dung
cỏc hoạt động dạy học
Phương phỏp,hỡnh thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chỳ
Kiểm tra bài cũ:
? Cơ quan vận động của cơ thể bao gồm những gì?
? Nhờ đâu mà cơ thể cử động được?
? Làm thế nào để cơ quan vận động phát triển?
 B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 ? Ai biết trong cơ thể có những xương nào?
? Chỉ và nói tên, nêu vai trò của các xương đó.
- GV giới thiệu bài trực tiếp.
2. Hoạt động 1: Quan sát hình vẽ bộ xương.
- Mục tiêu: Nhận biết và nói được tên 1 số xương trên cơ thể.
- B1:Quan sát hình vẽ bộ xương và chỉ, nói tên 1 số xương và khớp xương.
- B2: Gắn tên xương và khớp xương và đúng vị trí trên tranh.
- Thảo luận:
+ Theo em, hình dáng và kích thước các xương có giống nhau không?
+ Nêu vai trò của hộp sọ, lồng ngực, cột sống và của các khớp xương như: khớp bả vai, khớp đầu gối
GV giảng: Bộ xương của cơ thể có rất nhiều xương, khoảng 200 chiếc với kích thước và hình dáng khác nhau, làm thành 1 khung nâng đỡ cơ thểvà bảo vệ các cơ quan quan trọng như bộ não, tim , phổi Nhờ có xương, cơ phối hợp dưới sự đIũu khiển của hệ thần kinh mà chúng ta cử động được.
3. Hoạt động 2: Thảo luận về cách giữ gìn và bảo vệ bộ xương.
- Mục tiêu: Hiểu được cần đI, đứng, ngồi đúng tư thế và không mang, xách vật nặng để cột sống không bị cong vẹo.
+ Tại sao hàng ngày chúng ta phảI đI, đứng, ngồi đúng tư thế?
+ Tại sao các em ko nên mang vác nặng?
+ Chúng ta cần làm gì để xương phát triển tốt?
Kết luận: Chúng ta ko nên mang vác nặng , ngồi học không đúng tư thế, ngồi bàn ghế không phù hợp với khổ người để tránh cong, vẹo cột sống. Muốn xương phát triển tốt, cần có thói quen ngồi học ngay ngắn, không mang vác nặng, đeo cặp 2 quai
C. Củng cố – Dặn dò:
- Dặn học sinh giữ gìn bộ xương.
* Phương pháp kiểm tra đánh giá.
- GV hỏi.
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, cho đIểm
* Phương pháp Vấn đáp – Thảo luận - Thực hành 
- GV đưa ra yêu cầu.
- HS tự sờ nắn trên cơ thể mình để trả lời.
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bàI và ghi bảng.
- HS làm việc theo cặp.
- GV giúp đỡ các nhóm.
- 2 HS lên bảng. 1 HS chỉ vào tranh và nói tên xương, khớp xương. HS kia gắn tên vào tranh.
- GV hỏi.
- HS trả lời.
- HS và GV nhận xét.
- GV giảng.
- HS nghe, ko yêu cầu nhớ.
- HS hoạt động theo cặp. HS quan sát hình 2, 3 trong SGK , đọc và trả lời câu hỏi cuối bàI dưới mỗi hình
GV quan sát, giúp đỡ.
- Hoạt động cả lớp: GV hỏi, HS trả lời.
 - HS bổ sung, nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV kết luận.
- HS chú ý lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH tuan 2.doc