Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 12 năm 2009

Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 12 năm 2009

TUẦN 12

 Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2009

Tiết 1 - Hoạt động tập thể

Tiết 2 - Tập đọc

T23: MÙA THẢO QUẢ

I. Mục đích yêu cầu

- HS biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.

- Hiểu nội dung bài: Bài miêu tả vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- HS khá, giỏi nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.

* Mục tiêu riêng: HSHN đọc tương đối lưu loát bài, trả lời được câu hỏi 1 của bài.

II. Đồ dùng

- Bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc diễn cảm.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 35 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 400Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 2 - Tuần 12 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
 Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2009
Tiết 1 - Hoạt động tập thể
Tiết 2 - Tập đọc
T23: Mùa thảo quả
I. Mục đích yêu cầu
- HS biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
- Hiểu nội dung bài: Bài miêu tả vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- HS khá, giỏi nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.
* Mục tiêu riêng: HSHN đọc tương đối lưu loát bài, trả lời được câu hỏi 1 của bài.
II. Đồ dùng
- Bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy học 
1, Kiểm tra bài cũ 
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Luyện đọc và tìm hiểu bài
a, Luyện đọc
- Gv hướng dẫn HS chia đoạn.
+ Đoạn 1: Thảo quả trên rừng ....nếp áo, nếp khăn.
 + Đoạn 2: Thảo quả trên rừng... lấn chiếm không gian.
+ Đoạn 3: còn lại.
- GV sửa phát âm kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ.
- GV đọc mẫu.
b, Tìm hiểu bài
- Y/c HS đọc thầm và TLCH.
+ Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
+ Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
+ Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?
+ Hoa thảo quả này ở đâu?
+ Khi thảo quả chín rừng có gì đẹp?
+ Đọc đoạn văn em cảm nhận được điều gì?
+ Nội dung bài nói lên điều gì?
c, Luyện đọc diễn cảm
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn: "Thảo quả trên rừng Đản Khao... đến nếp áo, nếp khăn".
- Nhận xét- cho điểm.
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài, nhận xét giờ học.
- Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi bài Tiếng vọng.
- 1 hs đọc toàn bài.
- Hs chia đoạn.
- HS nối tiếp nhau đọc bài (2- 3 lượt).
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS nghe.
+ Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa, làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng cũng thơm.
+ Các từ hương, thơm được lặp đi lặp lại cho ta thấy thảo quả có mùi hương đặc biệt.
+ Những chi tiết: qua một năm, đã lớn cao đến bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan toả, vươn ngọn, xoè lá, lấn chiếm không gian.
+ Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây.
+ Khi thảo quả chín dưới đáy rừng rực lên những chùm hoa đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, thắp lên nhiều ngọn mới, nhấp nháy.
+ Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.
+ Bài miêu tả vẻ đẹp, hương thơm và sự sinh sôi của rừng thảo quả.
- 3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn và nêu cách đọc hay.
- 1- 2 HS đọc diễn cảm trước lớp.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
Tiết 3 - Toán
T56: Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000
I. Mục tiêu:
 HS biết: 
- Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,...
- Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Làm bài tập 1, 2. HS khá, giỏi làm được BT3.
* Mục tiêu riêng: HSHN biết nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,...
II. Các hoạt động dạy học
1, Kiểm tra bài cũ 
+ Muốn nhân một số tự nhiên với một số thập phân ta làm như thế nào?
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Hình thành quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10 , 100, 1000....
a, Ví dụ 1:
- Y/ c HS tìm kết quả của phép tính nhân:
27,687 10 = ?
- Gọi HS nêu nhận xét.
Ví dụ 2:
- Y/ c HS tìm kết quả của phép tính nhân:
53,286 100 = ?
- Gọi HS nêu nhận xét.
_ Vậy muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000... ta phải làm như thế nào?
2.3, Luyện tập:
Bài 1: Nhân nhẩm.
- Nhận xét- sửa sai.
Bài 2: Viết các số dưới dạng số đo là cm.
- Nhận xét- sửa sai.
Bài 3: Hướng dẫn HS khá, giỏi làm ở nhà.
3, Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS tiếp nối nhau trình bày.
- HS thực hiện bảng con, bảng lớp: 
25,7 5 = ?
- HS đặt tính và thực hiện phép tính: 
 27,867
 10
 278,670
+ Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 27,867 sang bên phải một chữ số ta cũng được số 278,67.
- HS đặt tính và thực hiện phép tính.
 53,286
 100
5328,600
+ Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 53,286 sang bên phải hai chữ số ta cũng được số 5328,6
+ Muốn nhân một số thập phân với 10, 100,1000... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một, hai, ba ... chữ số.
- HS nối tiếp nhau nêu miệng:
a, 1,4 10 = 14
 2,1 100 = 210
 7,2 1000 = 7200
b, 9,63 10 = 96,3
 25,08 100 = 2508
 5,32 1000 = 5320
c, 5,328 10 = 53,28
 4,061 100 = 406,1
 0,894 1000 = 894
- 1 HS nêu yêu cầu của bài, cách thực hiện. 
- 2 H s làm bảng lớp.
- Hs dưới lớp làm bảng con. 
10,4 dm = 104 cm 0,856 m = 85,6 cm
12,6 m = 1260 cm 5,75 dm = 57,5 cm
Tóm tắt:
1 lít : 0,8 kg
Can rỗng: 1,3 kg
10 lít = ? kg
 Bài giải:
 10 lít dầu nặng là:
 0,810 = 8 ( kg )
 Can dầu hoả nặng là:
 8 + 1,3 = 9,3 ( kg )
 Đáp số: 9,3 kg
Tiết 4 - Đạo đức
T12: Kính già, yêu trẻ
I. Mục tiêu
- HS biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.
- Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
II. Đồ dùng
- Một số tranh ảnh để đóng vai.
- Phiếu bài tập dành cho HS.
III. Các hoạt động dạy học 
1, Kiểm tra bài cũ 
+ Vì sao chúng ta phải coi trọng tình bạn?
- GV nhận xét.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Các hoạt động
HĐ 1: Tìm hiểu truyện Sau đêm mưa.
* Mục tiêu: HS biết cần phải giúp đỡ người già, em nhỏ và có ý thức về việc giúp đỡ người già, em nhỏ.
* Cách tiến hành:
- GV đọc truyện: Sau đêm mưa.
- Y/c HS thảo luận theo nhóm theo các câu hỏi sau:
+ Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp cụ già và em nhỏ?
+ Vì sao bà cụ cảm ơn các bạn?
+ Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn?
- GV kết luận: 
+ Cần tôn trọng người già, em nhỏ và giúp đỡ họ bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
+ Tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ là biểu hiện của tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là biểu hiện của người văn minh, lịch sự.
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK.
HĐ 2: Làm bài tập 1 - SGK
* Mục tiêu: HS nhận biết các hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
* Cách tiến hành:
- GV giao việc cho HS. 
- Gọi một số HS trình bày ý kiến.
- GV kết luận: 
+ Các hành vi a, b, c là những hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
+ Hành vi d chưa thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc em nhỏ.
* Hoạt động tiếp nối
- Tìm hiểu các phong tục, tập quán thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của địa phương, của dân tộc ta.
- 2 HS lên bảng trình bày.
- HS nghe.
- HS thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi.
+ Các bạn trong chuyện đã đứng tránh sang một bên để nhường đường cho cụ già và em bé. Bạn Sâm dắt em nhỏ giúp bà cụ. Bạn Hương nhắc bà cụ đi lên lề cỏ cho khỏi trơn.
+ Bà cụ cảm ơn các bạn vì các bạn đã biết giúp đỡ người già và em nhỏ.
+ Các bạn đã làm một việc làm tốt. các bạn đã thực hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đó là kính già, yêu trẻ, các bạn đã quan tâm, giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.
- 2- 3 HS đọc.
- HS làm việc cá nhân. 
- HS tiếp nối trình bày ý kiến của mình.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2009
 Tiết 1 - Thể dục
t23: động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân 
trò chơi “ai nhanh và khéo hơn’’
I. Mục tiêu
- Hs biết cách thực hiện 5 động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung. 
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi "Ai nhanh và khéo hơn".
II. Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: sân trường.
- Phương tiện: còi...
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1, Phần mở đầu
- Nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tập luyện.
- Khởi động.
- Đứng tại chỗ hát và vỗ tay.
2, Phần cơ bản
a, Ôn 5 động tác: vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân.
b, Chơi trò chơi "Ai nhanh và khéo hơn"
3. Phần kết thúc:
- Thực hiện động tác thả lỏng.
- Hệ thống bài học. 
- Nhận xét đánh giá kết quả học tập, giao bài về nhà. 
6- 8 phút
18- 22 phút
4-5 lần
(28 nhịp)
1 lần
(28 nhịp)
7- 8 phút
4-6 phút
- Đội hình nhận lớp: 
 * * * * * *
 * * * * * *
- Gv và cán sự điều khiển.
- Đội hình: 
 * * * * * *
 * * * * * *
- GV hô cho HS tập 1 lần.
- Chia tổ tập luyện, tổ trưởng điều khiển.
- Từng tổ tập trình diễn, chọn tổ có nhiều người thực hiện đúng và đẹp nhất.
- Đội hình: 
 * * * * * *
 * * * * * *
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, quy định chơi.
- Tổ chức cho hs chơi.
- Gv xác nhận và công bố người thắng cuộc. 
- Đội hình xuống lớp:
 * * * * * *
 * * * * * *
- GV điều khiển. 
Tiết 2 - Toán
T57: Luyện tập
I. Mục tiêu
 HS biết:
- Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,...
- Nhân một số thập phân với một số tròn chục, tròn trăm.
- Giải bài toán có ba bước tính.
- Làm bài tập 1a; 2(a,b); 3. Hs khá giỏi làm được các bài tập còn lại.
* Mục tiêu riêng: HSHN biết nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,...; bước đầu biết nhân một số thập phân với một số tròn chục, tròn trăm.
II. Các hoạt động dạy học 
1, Kiểm tra bài cũ 
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: 
a, Tính nhẩm.
- Nhận xét, kết luận.
b, HD HS khá, giỏi: Số 8,05 phải nhân với số nào để được tích là: 80,5 ; 805; 8050; 80500.
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
- GV nhấn mạnh cách thực hiện.
- Nhận xét- cho điểm.
Bài 3: 
- Phân tích đề.
- Hướng dẫn HS tóm tắt và giải.
- Gv nhận xét.
Bài 4: HDHS khá, giỏi làm ở nhà.
3, Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống nội dung bài, nhận xét giờ học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu cách thực hiên nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,...
- HS thực hiện bảng con, bảng lớp:
45,12 10 =
45,12 100 =
45,12 1000 =
- 1 HS nêu yêu cầu, cách thực hiện.
a, Tính nhẩm.
- HS nối tiếp nêu miệng kết quả.
1,48 10  ...  bài.
2.2, Hướng dẫn HS kể chuyện
a, Phân tích đề.
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch dưới các từ ngữ: đã nghe, đã đọc, bảo vệ môi trường.
- Gọi HS giới thiệu những truyện em đã được đọc, được nghe có nội dung về bảo vệ môi trường.
b, Kể trong nhóm:
- Cho HS thực hành kể trong nhóm.
- GV hướng dẫn những HS gặp khó khăn.
+ Giới thiệu tên chuyện.
+ Kể những chi tiết làm nổi bật hành vi của nhân vật bảo vệ môi trường.
+ Trao đổi về ý nghĩa của câu truyện.
c, Kể trước lớp:
- T/c cho HS thi kể.
- Y/c HS nghe bạn kể và hỏi lại bạn kể những chi tiết về nội dung chuyện, ý nghĩa của chuyện.
- Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
- Nhận xét- cho điểm.
3, Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS chuẩn bị tốt cho bài sau.
- 5 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn của truyện.
- 2 HS đọc đề bài.
- HS lắng nghe.
- 3 HS đọc phần gợi ý.
- HS lần lượt tự giới thiệu.
- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa của chuyện, hành động của nhân vật.
- 5 đến 7 HS thi kể, trao đổi về ý nghĩa của truyện.
- HS nhận xét bạn kể có nội dung câu chuyện hay nhất.
Tiết 1 - Khoa học
T24: Đồng và kim loại của đồng
I. Mục tiêu
- HS nhận biết được một số tính chất của đồng.
- HS nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng.
- HS quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ đồng và nêu cách bảo quản chúng.
II. Đồ dùng
- Các thông tin trong sgk
- Phiếu bài tập dành cho HS.
III. Các hoạt động dạy học 
1, Kiểm tra bài cũ 
+ Hãy nêu nguồn gốc, tính chất chất của sắt?
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Các hoạt động
Hoạt động 1: Tính chất của đồng.
* Mục tiêu: HS quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồng.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm và trả lời các câu hỏi sau.
+ Màu sắc của đồng?
+ Độ sáng của đồng?
+ Tính cứng và dẻo của đồng?
C Kết luận.
- Y/c 2 HS nêu.
Hoạt động 2: Nguồn gốc, so sánh tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
* Mục tiêu: HS nêu được tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
* Cách tiến hành.
- Y/c HS làm việc theo nhóm.
- 3 HS lên trình bày.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đồng có màu đỏ.
- Có ánh kim.
- Đồng dẻo, dễ dát mỏng, có thể uấn thành nhiều hình dạng khác nhau
- 2 HS nêu phần kết luận.
- HS làm vào phiếu bài tập sau đó y/c đại diện nhóm lên trình bày.
 Phiếu học tập
 Bài : Đồng và hợp kim của đồng
 Đồng
 Hợp kim của đồng
Tính chất
 Đồng thiếc
 Đồng kẽm
- Có màu nâu đỏ, có ánh kim.
- Rất bền, dễ dát mỏng và kéo thành sợi, có thể dập và uấn thành bất kì hình dạng nào.
-Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
- Có màu nâu, có ánh kim, cứng hơn đồng.
- Có mầu vàng, có ánh kim, cứng hơn đồng.
Hỏi:
+ Đồng có ở đâu?
C Kết luận.
Hoạt động 3: Một số đồ dùng làm bằng đồng và hợp kim của đồng, cách bảo quản các hợp kim đó:
* Mục tiêu:
- HS kể được tên một số đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
- HS nêu được cách bảo quản một số đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi như sau.
- Y/c HS quan sát các tranh minh hoạ trong sgk và cho biết.
+ Tên đồ dùng là gì?
+ Đồ dùng đó được làm bằng vật liệu gì?
+ ở gia đình em có những đồ dùng được làm bằng đồng. Em hãy nêu cách bảo quản các đồ dùng đó?
3, Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Đồng có trong tự nhiên và có trong quặng đồng.
- HS quan sát và trả lời các câu hỏi.
- Lõi dây điện, lư hương, đôi hạc, bình cổ, kèn, chuông đồng, mâm đồng....
- HS kể.
- lau chùi sạch, giữ cản thận...
 Tiết 4:
 Địa lí:
Công nghiệp
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS có thể:
- Nêu được vai trò của công nghiệp và thủ công nghiệp.
- Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
- Kể tên một số sản phẩm của ngành công nghiệp .
- Kể tên và xác định trên bản đồ một số địa phương có mặt hàng thủ công nghiệp.
II. Đồ dùng:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Các tranh minh hoạ trong sgk
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy học cụ thể.
A. Giới thiệu bài (10’)
1. ổn định tổ chức (2)
2. Kiểm tra bài cũ (3)
- Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thuỷ sản ?
- Nhận xét- bổ xung.
3. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Phát triển bài (25’)
* Hoạt động 1: Một số ngành công nghiệp và sản phẩm của chúng.
- Y/c HS trưng bày những tranh ảnh về các sản phẩm công nghiệp , hoạt động sản xuất công nghiệp.
Hỏi:
+ Ngành công nghiệp giúp gì cho đời sống của nhân dân chúng ta?
- Hát
- 3 HS tiếp nối nhau trả lời.
- HS trưng bày những tranh ảnh mà mình sưu tầm được .
- Tạo ra các đồ dùng cần thiết cho cuộc sống như vải vóc , quần áo, xà phòng, kem đánh răng...
- Tạo ra các máy móc giúp cuộc sống thoải mái , tiện nghi, hiện đại hơn.
- Tạo ra các máy mọc giúp con người nâng cao năng suất lao động, làm việc tốt hơn...
 Ngành công nghiệp
 Sản phẩm
Sản phẩm được xuất khẩu.
Khai thác khoáng sản
Than, dấu mỏ, quặng sắt, bô- xít....
Than, dầu mỏ...
Điện ( Thuỷ điện, nhiệt điện....)
Điện
Luyện kim
Gang, thép, đồng, thiếc...
Cơ khí ( Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa ....)
Các loại máy móc, phương tiện giao thông....
Hoá chất
Phân bón, thuốc trừ sâu, xà phòng...
Dệt, may mặc
Các loại vải, quàn áo...
Các loại vải, quần áo...
Chế biến lương thực, thực phẩm.
Gạo, đường, mía, bia, rượu...
Gạo
Chế biến thuỷ, hải sản.
Thịt hộp, cá hộp, tôm...
Thịt hộp, cá hộp...
Sản xuất hàng tiêu dùng.
Dụng cụ y tế, đồ dùng trong gia đình
C GV kết luận.
* Hoạt động 2: Một số nghề thủ công ở nước ta.
- Y/c HS làm việc theo nhóm.
- Y/c HS kể tên một số nghề thủ công ở nước ta.
- Y/c HS làm vào phiếu bài tập sau.
- HS làm việc theo nhóm.
Tên nghề thủ công
Các sản phẩm
 Vật liệu.
Địa phương có nghề.
Gốm sứ
Bình hoa, lọ hoa, chậu cảnh, lọ lục bình
Đất sét
Cói
Chiếu cói, làn cói, tranh cói...
Sợi cây cói
Lụa Hà Đông
Vải lụa, khăn lụa, quần áo lụa...
Lụa tơ tằm
Thổ cẩm Sa Pa
Mây, tre đan
Tủ mây, làn mây, lọ hoa, mành...
 cây mây, song, tre
* Hoạt động 3: Vai trò và đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta.
- Y/c HS trao đổi và thảo luận các câu hỏi sau.
+ Em hãy nêu đặc điểm của ngành thủ công ở nước ta?
+ Nghề thủ công có vai trò gì đối với đời sống nhân dân ta?
C GV kết luận
* Hoạt động 4: Kết luận (5)
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS trao đổi và thảo luận các câu hỏi sau.
- Nghề thủ công nước ta nhiều và nổi tiếng như : lụa Hà Đông; gốm sứ Bát Tràng, Gốm Biên Hoà....
- Đó là các nghề chủ yếu dựa và truyền thống và sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu có sẵn.
- Nghề thủ công tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.
- Tận dụng nguần nguyên liệu rẻ, dễ kiếm trong dân gian.
- Các sản phẩm có giá trị cao trong xuất khẩu.
* Hs nêu kết luận sgk
Tiết 5: 
 Mĩ thuật.
Vẽ theo mẫu: mẫu vẽ có hai vật mẫu
I. Mục tiêu:
- HS biết so sánh tỉ lệ hình và đậm nhạt của hai vật mẫu.
- HS biết vẽ được hình gần giống mẫu; biết vẽ đậm nhạt bằng bút chì hoặc vẽ mầu.
- HS quan tâm, yêu quý đồ vật xung quanh.
II. Chuẩn bị:
- Mẫu vẽ, bài vẽ của HS lớp trước, giấy vẽ hoặc vở ô li.
III. Các hoạt động dạy học cụ thể:
A. Giới thiệi bài (10’)
1. ổn định tổ chức (2)
2. Kiểm tra bài cũ (3)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Phát triển bài (25’)
* Hoạt động 1: Quan sát- nhận xét:
- Y/c các nhóm tự trình bày mẫu chung cho cả lớp.
- GV nêu một số câu hỏi để HS quan sát và nhận xét.
+ Tỉ lệ chung giữa các mẫu và tỉ lệ giữa hai vật mẫu. 
+ Vị trí giữa các vật mẫu( ở trước, sau...) ?
+ Hình dáng của từng vật mẫu?
+ độ đậm nhạt chung của mẫu và độ đậm nhạt của từng vật mẫu?
* Hoạt động 2: Cách vẽ:
- Hướng dẫn HS cách vẽ.
+ Vẽ khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu( chiều cao, chiều ngang )
+ Ước lượng tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu, sau đó vẽ nét chín bằng các nét thẳng.
+ Vẽ nét chi tiết , chỉnh hình cho giống mẫu.
+ Phác các mảng đậm, mảng nhạt.
+ Vẽ đậm nhạt và hoàn chỉnh bài vẽ.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- Cho HS quan sát một số bài vẽ của các lớp trước 
- Y/c HS thực hành vẽ theo cảm nhận của riêng mình.
- Y/c HS nhìn mẫu để thực hành vẽ.
* Hoạt động 4: Nhận xét- đánh giá.
- Thu chấm một số bài vẽ của HS.
- Y/c HS đánh giá nhận xét về bài vẽ của bạn theo các tiêu trí quy định.
*Hoạt động 5: Kết luận (5)
- Nêu lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- HS trình bày các mẫu đã chuẩn bị được.
- HS quan sát mẫu để định hình cách vẽ cho bài của mình.
- HS nghe và theo dõi.
- HS thực hành quan sát mẫu vẽ và vẽ bài vào vở thực hành của mình.
- HS cả lớp cùng quan sát và nhận xét- đánh giá bài làm của bạn .
+ Bố cục
+ Hình, nét vẽ.
+ Đậm nhạt.
Họ và tên:............................................................................................................ 
Phiếu bài tập
Bài 3: Điền quan hệ từ (và, nhưng, trên, thì, ở, của) thích hợp vào mỗi chỗ trống dưới đây:
a, Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm .................. cao.
b, Một vầng trăng tròn, to .................. đỏ hồng hiện lên .................. chân trời, sau rặng tre đen ..................... một ngôi làng xa.
c, Trăng quầng .................. hạn, trăng tán .................. mưa.
d, Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân ở nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng .................. thương yêu tôi hết mực, .................. sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
Họ và tên:............................................................................................................ 
Phiếu bài tập
Bài 3: Điền quan hệ từ (và, nhưng, trên, thì, ở, của) thích hợp vào mỗi chỗ trống dưới đây:
a, Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm .................. cao.
b, Một vầng trăng tròn, to .................. đỏ hồng hiện lên .................. chân trời, sau rặng tre đen ..................... một ngôi làng xa.
c, Trăng quầng .................. hạn, trăng tán .................. mưa.
d, Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân ở nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng .................. thương yêu tôi hết mực, .................. sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12.doc